Hồi ký Mùa thu Đức 1989 - Egon Krenz

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi Heoconmtv, 18/6/15.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Mùa thu Đức 1989
    Tác giả: Egon Krenz

    Mùa thu Đức 1989 là tên cuốn hồi ký của Egon Krenz, Tổng bí thư Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức vào thời điểm Bức tường Berlin được mở ngày 9/11/1989, công bố lần đầu tiên vào tháng 2/2009 tại Đức đã tạo nên một tâm điểm chú ý của dư luận.

    Tham gia vào các sự kiện Mùa thu Đức ở cương vị nguyên thủ và chịu trách nhiệm cao nhất, ông đã thuật lại một cách chi tiết, đầy đủ các diễn biến chính trị dẫn tới việc sụp đổ của Cộng hòa Dân chủ Đức.

    Phân tích, lý giải các sự kiện trong Mùa thu Đức 1989, ông đồng thời lý giải nó trong bề sâu có tính lịch sử, về các nguyên do của nước Đức XHCN, Liên bang Xô viết và khối Hiệp ước Warszawa.

    Nhiều năm sau các sự kiện, tác giả có điều kiện chiêm nghiệm và đối sánh trong bối cảnh nước Đức thống nhất và thế giới xóa bỏ Chiến tranh lạnh nhưng tiếp tục phân rã, do đó cái nhìn phân tích của ông càng đáng lưu tâm.

    Là một người cộng sản, Egon Krenz không ngần ngại phê phán các sai lầm của chủ nghĩa xã hội, song ông trung thực bảo vệ lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Những gì trong Mùa thu Đức 1989 cho thấy, trước sau Egon Krenz là người cộng sản ái quốc - với ông Tổ quốc đồng nghĩa với Cộng hòa Dân chủ Đức XHCN.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 5/8/15
  2. Binhquan

    Binhquan Mầm non

    Cám ơn người post sách và thư viện. Tôi đã tải được sách nầy về tủ sách ibooks. Cám ơn nhiều.
     
    hannguyen1119 thích bài này.
  3. banycol

    banycol Lớp 6

    Theo mình thì đây là một cuốn hồi ký hay, có nhiều điều để biết thêm, để suy ngẫm về giai đoạn quyết định số mệnh của CHDC Đức này. Theo tác phẩm, tác giả đã làm hết sức mình để níu kéo sự sụp đổ của XHCN ở CHDC Đức, tuy nhiên, lực bất tòng tâm trước thời thế, Egon Krenz chỉ còn chấp nhận số mệnh của đất nước mình, của đảng mình (SED - Đảng XHCN Thống nhất Đức) và của chính mình. Ở đây, xem như review sách, mình điểm qua vài điều cần chú ý trong tác phẩm.

    1. Tình hình CHDC Đức lúc bấy giờ như sau:
    - Chất lượng sống CHDC Đức đang ngày càng xuống cấp, người dân giận giữ. Những cuộc biểu tình lớn hàng trăm ngàn người, thậm chí cả triệu, diễn ra liên tục và ngày càng căng thẳng, có tính đối kháng cao.
    - Nội bộ khối Warszawa đang tan rã: Liên Xô đang chết chìm với các vấn đề trong nước, Hungaria và Ba Lan đang dân chủ hóa theo hướng đa nguyên, Romania đang tách ra khỏi ảnh hưởng của Liên Xô, Tiệp Khắc thì bất mãn khối Warzsawa kể từ khi khối này tiến quân vào Prague năm 1968.
    - Dòng người vượt biên từ CHDC Đức sang Tiệp Khắc, Hungaria để chạy sang CHLB Đức ngày càng tăng. Chất xám của CHDC Đức bị tiêu hao nghiêm trọng. Điều này gây nên câu hỏi khó: CHDC Đức phải làm gì? (Nên đóng biên giới với 2 nước anh em là Tiệp Khắc và Hungaria hay phải gây sức ép bắt 2 nước đó đóng biên giới với CHLB Đức). Từ đó, vấn đề về quyền du lịch của người dân CHDC Đức trở nên ngày càng nhức nhối.
    - Bộ Chính trị quá già cỗi, bảo thủ, làm ngơ trước thực tiễn khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.
    - CHDC Đức bị cô lập từ nhiều phía. Ở Phía Đông, Liên Xô ngày càng bận rộn với vấn đề nội bộ hơn là các "nghĩa vụ quốc tế của Ông Anh Cả", thậm chí sẵn sàng đánh đổi CHDC Đức cho Phương Tây vì các món lợi cho Liên Xô, Ba Lan thì đang trên đường dân chủ hóa, có khả năng tách khỏi khối Warzsawa, gây nguy cơ chia cắt CHDC Đức đối với Liên Xô. Ở Phía Tây, CHLB Đức ngày ngày phát sóng các chương trình truyền hình tuyên truyền các giá trị Phương Tây, các quan điểm đả kích nhà nước CHDC Đức, kêu gọi người dân xuống đường biểu tình gây sức ép với chính quyền.

    2. Đây là tác phẩm có góc nhìn từ phía "cung đình". Trong tác phẩm, bạn sẽ không thể thấy được bất cứ mô tả nào về đời sống của người dân CHDC Đức và những gì họ phải trải qua dưới sự cầm quyền của SED nên bạn sẽ không thể hiểu được sự giận giữ của người dân CHDC Đức lớn như thế nào, có nguyên căn từ đâu và được tích tụ như thế nào. Mình kiến nghị nên đọc cuốn Red Prometheus của Dolores Augustine và cuốn The History Of The Stasi của Gareth Dale để biết thêm.

    3. Việc Krenz thay thế tất cả các chức vụ (Tổng Bí thư SED, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng) của Erich Honecker không phải là chủ ý của ông mà là do tình hình thời cuộc (Honecker quá bảo thủ, bị chính các đồng chí trong Bộ Chính trị bất tín nhiệm).Tin hay không tùy bạn.

    4. Krenz có công lớn trong việc tránh một cuộc tắm máu trong đợt biểu tình lớn ở Leibzig ngày 6-9/10, và tránh dẫn đến một cuộc nội chiến khi không dùng quân đội trấn áp người dân vượt qua biên giới Đông Berlin - Tây Berlin đêm 9/11. Điều này là đúng thực tế, tuy nhiên, động lực là gì thì ngay cả hồi ký này cũng chưa nói rõ.

    5. Về nguyên nhân sụp đổ của CHDC Đức, Krenz nêu ra là (trong đoạn cuối tháng 11/1989 thì phải):
    - Sự trì trệ của toàn khối XHCN: người dân CHDC Đức chán ngán với sự xuống cấp của chất lượng sống và các chính sách kiềm hãm tự do.
    - Bộ Chính trị tỏ ra quá bảo thủ trước tình hình, sống trong thói quan liêu, xa cách dân chúng. Nhiều lần tác giả tiếc là những chính sách đổi mới của mình được thực hiện quá chậm, làm lỡ mất thời cơ. Tuy nhiên việc toàn Ban Chấp hành Trung Ương Đảng đổ hết tội lỗi lên đầu Erich Honecker cũng bị tác giả lên án.
    - Sự tan rã của khối XHCN như đã nói ở mục 1.
    - Perestroika ở Liên Xô không có hiệu quả như mong đợi khiến người dân CHDC Đức mất niềm tin ở khả năng cải cách của đảng cầm quyền. Riêng ở CHDC Đức, Krenz đã ở trong Bộ Chính trị gần 10 năm, lại là "Thái tử đảng" của Honecker (vốn mang tiếng là bảo thủ, tham quyền cố vị) nên càng không được lòng tin khi thực hiện Bước Ngoặt.
    - Sự chống phá quyết liệt của CHLB Đức và Phương Tây.

    6. Sau 50 ngày cầm quyền, thực thi rất nhiều những cải cách khẩn cấp (trong đó, quan trọng nhất là mở cửa biên giới với Tây Berlin), Egon Krenz bị bãi nhiệm tất cả các chức vụ. Năm 1997, ông bị bản án 6.5 năm tù giam vì tội "giết người" trong thời gian ở Bộ Chính trị. Theo ông, đây là bản án bất công, vi phạm nguyên tắc bất hồi tố trong chính trị, mang tính trả thù cấp lãnh đạo CHDC Đức. Tuy nhiên, ông quên là dưới thời của SED, ở CHDC Đức, người tù chính trị còn nhiều khi chẳng được xét xử nên chẳng biết mình bị tội gì, vi phạm điều luật gì và bị kết án bao nhiêu năm (xem The History Of The Stasi).

    Nói chung, mình vẫn công nhận đây là cuốn sách hay, cho một cái nhìn khác về lịch sử. Tuy nhiên, tác phẩm này bỏ sót (hay che giấu?) khá nhiều sự thật, còn mang tính bao biện nên làm giảm giá trị của nó (mà liệu còn có thể trông đợi gì hơn?!). Cuối cùng, có người bạn khuyên mình nên đọc cuốn Behind The Berlin Wall của Patrick Major mà mình tìm chưa ra, bạn nào có cho mình xin. Cám ơn trước.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/5/17
  4. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Bạn đọc thử bản này xem. Bản epub mục lục bị vấn đề. Bạn xem đỡ bản mobi vậy. Xem kỹ lại thì cả 2 bản đều bị lỗi khi convert. Tốt nhất xem bản pdf nhé. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 1/5/17
  5. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Quyển này chủ yếu nói về những điều tác giả đã làm, chẳng có mấy lập luận (kiểu như tại sao CHDC Đức lại đi đến bước đường cùng như vậy, lỗi lầm nằm ở đâu, ...)

    Cũng có thể cuốn hồi ký chỉ nhằm mục đích "ghi lại" chứ không bình luận.
     
    MoVo thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này