Trà phiếm Ngô Thừa Ân ơi, có gì đó sai sai...

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 19/4/18.

Moderators: amylee
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Năm Trinh Quán thứ nhất đời Đường Thái Tông, triều đình tổ chức thi tuyển trạng nguyên, Trần Quang Nhị đỗ đầu và được lấy con gái của Ân thừa tướng.
    Năm Trần Huyền Trang 18 tuổi thì biết được sự thật thân thế mình.
    Năm Trinh Quán thứ 13, Huyền Trang được vua tiễn chân lên đường sang Tây Thiên thỉnh kinh.

    Hình như có gì đó sai sai...:lmao:
     
  2. Thứ nhất, nếu tạm quy ước cách hiểu mỗi năm Trinh Quán là tương đương với 1 năm theo cách hiểu hiện đại thì ông Đường Tăng -Huyền Trang đã gian lận tuổi để mong được ưu tiên được chọn cho đi thỉnh kinh.
    Thứ hai dù cha ông Đường Tăng có sốt sắng MẦN ĂN từ bữa đầu tiên động phòng thì Đường Tăng cũng không thể lớn nhanh đến thế được.
    Thứ ba, thế có nghĩa Đường Tăng lên đường thỉnh kinh năm năm rồi mới có người ở Đại Đường chạy theo báo tin thân thế của ông ấy, hoặc là sai Ngộ Không làm thám tử tư xuống địa phủ + về quê Đại Đường điều tra.
    TÓM LẠI LỖI TẠI NGÔ THỪA ÂN.
     
  3. haorye

    haorye Mầm non

    Mình đọc Tam Quốc thấy bảo 1 tuần của hồi xưa bằng 10 ngày.
    Ai mà biết được cách tính năm tháng ngày xưa thế nào nữa
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Năm Trinh Quán thứ 2 là năm 628 CN, Trinh Quán thứ 3 là 629 CN, Trinh Quán thứ 22 là 648 CN. Vẫn đủ 365 ngày cho một năm.
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Đường Tăng trên giấy tờ sinh năm 602, tức 24 năm trước năm Trinh Quán thứ 1. Do đó chỉ là lỗi của Ngô tiên sinh đã chém gió quá tay.

    Lúc sang Tây trúc theo như phim Tây Du Ký thì Đường Tăng chắc cũng phải ngoài 30 rồi. Cái mặt đó phù hợp với lịch sử hơn là Tây du ký (13 tuổi, ha ha).

    Tuy nhiên thực tế thì theo Internet chỉ ra, Đường Tăng đã vượt biên trốn đi chứ không phải được đưa rước tiền hô hậu ủng chi cả, năm đó mới 27 tuổi (629). Và đi 16 năm ròng rã trở về thì mới được đón chào nhiệt liệt.
     
  6. Ngo Ha Quyen

    Ngo Ha Quyen Lớp 4

    Mình nghĩ là Phật pháp vô biên, người ta có công tu hành cách lớn lên cũng khác chứ. Thánh Gióng nước mình còn nhanh hơn thế mà?
     
    cfcbk and nguyennhut082013 like this.
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Ông Ngô chém cú quá mạng. May là ổng là người thiên cổ chứ không chắc trốn luôn quá...:lmao:
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Huyền Trang sinh vào thời nhà Tùy, 13 tuổi mới xuất gia chứ không như truyện.
    Ông Ngô chỗ này đúng là hơi ẩu, thành ra hơi bôi bác. Huyền Trang là một trong những học giả xuất sắc của triết học Phật giáo, ông dịch thuật kinh Phật cực kỳ hay, lập thành trường phải "tân dịch", tức là dịch theo kiểu mới, dễ đọc, dễ hiểu. Đặc biệt ông còn dịch ngược một số kinh tiếng Phạn bị thất truyền từ bản tiếng Hán, rất được khen ngợi. Ông viết cuốn Đại Đường Tây Vực Ký khiến người đọc càng khâm phục trí tuệ của ông.
     
    nguyennhut082013 thích bài này.
  9. NQK

    NQK Lớp 10

    Thế nào là ấu? Ấu so với cái gì? Rõ ràng so với các tài liệu mọi người tra cứu thuận lợi bằng công nghệ của thế kỉ 21 thì là lệch. Nhưng vào thời điểm ông ấy viết truyện, so với những tài liệu ông ấy có, thì lấy gì đảm bảo ông ấy viết là bịa nhiều chứ? Nếu ông ấy có đầy đủ sách vở tra cứu thi khác với ông ấy ngồi không mà bịa. Nếu ông ấy ngồi không mà bịa ra được như thế thì lại quá siêu ấy chứ.

    Mà ông ĐT này, theo anh tẹc nét, đi sang Tây Thiên (Nepal? Ấn Độ?) mất hơn chục năm. Thua cái anh người dân tộc của ta bị lạc mấy năm trước. Xét về gian khổ thì ĐT phải gọi bằng cụ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/4/18
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    "Huyền Trang ở lại Ấn Độ nhiều năm để học tập với những vị thầy danh tiếng nhất, chiêm bái các thánh tích và tham gia vào các cuộc tranh luận với những Phật tử và ngoại đạo, đả bại tất cả những đối thủ và trở nên nổi tiếng là một nhà tranh luận cứng rắn"

    Chứng tỏ thời gian đi đường chắc chỉ mất độ nhiều lắm là 2 năm mỗi lượt 5 năm khứ hồi (nên nhớ lúc về thồ thêm 600 bộ kinh), còn lại hơn chục năm anh Sugơ ở lại luyện chém gió đao pháp cho thành thục rồi mới trở về cố hương.
     
    cfcbk thích bài này.
  11. Cá nhân mình thấy bộ Đại Đường Huyền Trang coi cũng ổn lắm. Mọi người ai chưa coi thì vô coi thử. Theo đánh giá cá nhân mình ĐĐHT là bộ phim hay, truyền tải được ý nghĩa sâu sắc.
     
  12. haorye

    haorye Mầm non

    Nguyên bộ tiểu thuyết đã chém gió ra đủ loại yêu tinh, thánh thần rồi mà. Thôi cứ xem cho vui thôi các bác.
    Chém gió mà vào top 4 cuốn kì thư tàu khựa, ti vi hè năm nào cũng phát lại thì cũng kinh rồi.
     
  13. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    ĐT trong lịch sử là 1 người mạnh mẽ dứt khoát, không phải mong manh dễ vỡ như của ông Ngô. Cũng xem như ĐT là 1 trong những phượt thủ đầu tiên tài ba nhất của giới phượt thủ. Quá trình đi phượt ông đều ghi chép lại hẳn hoi.
     
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Yêu tinh, thần tiên trong truyện không phải của ổng chém ra mà đều có trong hệ thống thần tiên của Đạo giáo và Phật giáo. Hệ thống các nhân vật này được tín ngưỡng dân gian xây dựng hoàn chỉnh vào thời nhà Minh, tức là thời của ông Ngô Thừa Ân này. Hình tượng TNK cũng từ thần khỉ Hanuman của Ấn Độ. Ổng cũng như La Quán Trung, gom các nhân vật, các tích truyện có sẵn để chém thành nội dung hoàn chỉnh.
    Các truyện Tàu đa số đều xuất hiện vào thời Minh, nhất là nhiều truyện liên quan đến thần tiên như Phong Thần, Nam Du, Bắc Du, Đông Du... đều dùng hệ thống thần tiên này vì giai đoạn này tín ngưỡng thờ cúng của Đạo giáo rất phát triển.
     
    cfcbk and tran ngoc anh like this.
  15. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Nguyên liệu có sẵn, ông ta chỉ kết hợp nó lại để xào nấu thôi nhé.
    Nên nhớ, ông là một người có học, thi đỗ làm quan, rất ham đọc sách (học giỏi, đọc rộng), vậy mà tuổi tác nhân vật chính, niên biểu lại sai sót thì không ẩu là gì... Có chăng vì sa đà vào việc bịa ra thân thế ĐT khiến ông quên đi tính hợp lý cơ bản đó.
     
  16. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Tất nhiên ông phải cứng rắn mạnh mẽ thì mới đi được xa như thế, nhưng chắc chắn phải có đồ đệ hoặc bạn bè đi cùng, vì quãng đường xa như vậy thì sơn lam chướng khí rất dễ tèo dọc đường.
     
  17. haorye

    haorye Mầm non

    Câu chuyện đi thỉnh kinh của Đường Tăng trong thực tế rất khác trong truyện Tây du, và cũng không hề có yêu quái thánh thần gì phù trợ mà bác. Nếu Tam quốc diễn nghĩa là 7 thực 3 hư thì Tây du là 7 hư 3 thực cũng không ngoa. Và nói chung là chém gió ra hết.
    Đến Tam quốc mà còn có nhiều tác giả sau La quán trung tiếp tục chỉnh lý và bổ sung nữa là, ngày nay đang lưu hành không phải nguyên tác y nguyên của La quán trung. Vậy thì việc Tây du còn sai sót là điều bình thường thôi.
     
  18. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Chuyện chém gió ai mà không biết, bạn không cần nhắc lại.
    Vấn đề ở đây là tính bất hợp lý, nếu như nó cách nhau vài chục hồi vài chục tới vài trăm trang thì còn thấy dễ hiểu, đằng này chỉ cách nhau 1 hồi có mấy trang.
    Giả sử 1 ông nhà văn viết truyện, ổng viết "năm 1980 thằng A được sinh ra" nhưng chỉ 3-4 trang kế ổng viết "năm 1990 thằng A đó được 15 tuổi" thì có phải rất "ngộ nghĩnh" không? Đặc biệt ông nhà văn lại là người có học thức chứ không phải đứa con nít tập làm văn nhé.
     
  19. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Khi đi rất nhiều đoạn chỉ đi 1 mình, nhất là vượt sa mạc, khi về còn dắt theo 24 con ngựa thồ kinh.
    Bác đọc cuốn Thú Xem Truyện Tàu của Vương Hồng Sển có nói khá chi tiết đấy.
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tiếc là thời đó chưa có anh tẹc nét, rồi phây, phố rùm không thì đã có thớt về chuyến Tây du của ông. Tương tự như các phượt thủ của Giao Chỉ ta trong Phượt chấm cơm: lập thớt, rủ rê, báo cáo ngày, khoe hàng...
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này