Thảo luận Trà phiếm 'Người vô hình': Ta sẽ làm được gì khi trở nên vô hình?

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi khiconmtv, 10/3/17.

Moderators: amylee
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Trong đau đớn, khốn cùng, trong khoái cảm, và cái chết - Đó là đời sống mà nhà khoa học Griffin đã nếm trải khi trở thành một người vô hình.

    Griffin là một nhà khoa học tài năng, và có tham vọng. Trong quá trình khổ cực nghiên cứu của mình, ông đã có những phát hiện lý thú về khả năng biến con người thành vô hình.

    Griffin giữ những khám phá của mình cho riêng mình, vì tham vọng muốn vụt sáng trong cuộc chơi khoa học. Bởi đó là cuộc chạy đua rất nghiệt ngã, chỉ một sơ suất nhỏ cũng khiến mọi thứ biến mất. Griffin đã gần đi đến đích. Nhưng rồi tình thế buộc ông tự biến mình thành kẻ vô hình.

    Qua một cơ đau đớn kéo dài, ông đã hoàn toàn biến mất khỏi sự nhìn thấy của kẻ khác. Nhưng để rồi từ căn nhà tồi tàn cũ kỹ, ông bị đẩy ra đường phố với bộ dạng vô hình trần truồng, và liên tiếp nhận thấy những tình thế khổ sở mà mình bị đẩy vào.

    Griffin liên tiếp bị rơi vào sự khủng hoảng, trong vòng xoáy của bạo lực, cướp bóc, thậm chí giết người. Cho đến khi ông gặp lại người bạn cũ, bác sĩ Kemp. Đó chính là nút thắt quan trọng của câu chuyện, là khúc quanh hé lộ bản chất của con người.

    Hành động phản bội của Kemp là thiện hay ác?

    Hành động của Griffin, người vô hình, là thiện hay ác?

    Liệu có ai dám khẳng định mình đứng là thiện và bên kia là ác?

    Người vô hình, thiện và ác là những bện xoắn rất chặt vào nhau, ràng buộc, tựa nương vào nhau mà phát triển. Bạo lực sẽ dẫn đến bạo lực. Giết người sẽ dẫn đến giết người. Có lẽ đó là cái lý lẽ phù hợp với quy luật tự nhiên nhất, và nó chạy theo nhau, đẩy mãi, đẩy mãi đến tận cùng của xung đột. Cái chết của người vô hình là sự hóa giải cuối cùng.

    Tại sao cuộc đời người vô hình lại đi đến mức ấy?

    [​IMG]
    Tác phẩm Người vô hình của nhà văn H.G.Wells

    Người vô hình là một vật thể lạ giữa loài người. Và loài người từ xưa tới này vốn là sinh vật không chấp nhận sự khác biệt, hoặc hoảng sợ, hoặc ruồng rẫy, và trước sau gì sự hủy diệt cũng sẽ xảy ra. Là tham vọng hay thực chất chỉ là thanh trừng những gì không nằm trong hệ thống.

    Người vô hình sẽ không bao giờ ngừng nhận sự phán xét cho đến khi ông không còn tồn tại nữa. Đọc xong cuốn sách, thật đáng buồn khi nhận ra con người thực sự là giống loài của sự phán xét. Là giống loài của những ác nghiệt. Người vô hình quả thực đã tàn nhận mà phô bày sự trần trụi của loài người.

    Người vô hình là một tiểu thuyết giả tưởng. Nhưng có lẽ không hẳn thế. Người vô hình chỉ là gợi ra một tình thế mà con người gặp phải. Cũng giống như tình thế của Gregor Samsa khi buổi sáng hắn tỉnh dậy mà thấy mình biến thành một con bọ trong Hóa thân của Kafka, hay Meursault khi tỉnh táo sau một buổi trưa nắng, mới biết mình vừa giết người trong Người dưng của Camus.

    Tình thế của loài người giữa đời sống đầy bất trắc này là sự hiển nhiên, và từ tình thế ấy mà con người vẫy vùng, và để mình rơi vào vòng xoáy của bản chất loài người.

    Ác, thiện, hạnh phúc hay đau đớn... để rồi đi đến cái chết như một chốn cuối cùng, khép lại một tình thế đời người. Cái chết phương cách cuối cùng, để những kẻ rơi vào tình thế, bị đám đông ruồng rẫy, thoát khỏi tình thế của mình.

    Wells là một người kể chuyện bậc thầy, khiến độc giả chìm đắm trong những câu chuyện được khơi gợi. Ông đã xây dựng một bầu không khí kỳ quái xuyên suốt câu chuyện. Đây chính là không khí bao trùm, dẫn dắt và tạo nên sự hấp dẫn cho Người vô hình.

    Nhà văn bắt đầu câu chuyện thực sự tốt, khi để nhân vật xuất hiện đột ngột, mờ ám, và được bủa vây bởi một lớp sương mù ảo, cùng với những hành vi, những động thái kỳ dị, đã đủ sức thu hút độc giả len lỏi vào không gian kỳ bí ấy.

    Có một số chương đặc biệt thú vị. Có những chi tiết rất thú vị mà Wells đã đưa ra, như thời đại Khủng bố, kỷ nguyên của Người vô hình... nó khiến độc giả bật cười, bởi sự châm biếm rất ý nhị. Người vô hình có lợi thế gì ngoài việc vô hình? Ông ta vẫn có thể để lại dấu chân, bị dao đâm, bị súng đạn bắn qua, bị lạnh, bị đói... Thực ra ông ta chẳng có gì, để dấn thân vào một cuộc đối đầu. Ông ta chỉ hiện thân là một kẻ tâm thần thảm hại, chạy đi chạy lại trong thị trấn.

    Lá thư đe dọa Kemp của Người vô hình trong những chương gần cuối của cuốn sách chỉ tạo nên không khí hài hước, thảm thương và cô độc của Người vô hình mà thôi. Chính cái hài hước bi thảm ấy đã tạo nên dấu ấn cho cái chết cuối cùng của Người vô hình, và đẩy độc giả vào những trăn trở về bản chất sâu sa của loài người, trong chương cuối cùng “Vĩ thanh”

    Vĩ thanh ấy, sẽ dẫn dắt loài người đi về đâu?

    [​IMG]
    Nhà văn H.G.Wells (1866-1946)

    Người vô hình của H.G.Wells phát hành năm 1897 theo từng tập trên ấn phẩm Pearson's Weekly và được chuyển thành sách vào cùng năm. Sau này, cuốn sách cũng đã được dựng thành phim năm 1933.

    G. Wells tên thật là Herbert George Wells, là một nhà văn, nhà xã hội học, nhà báo người Anh. Ông nổi tiếng với các tác phẩm hư cấu khoa học viễn tưởng. Trong các sáng tác của mình, không chỉ thường xuyên sử dụng hình tượng nhà sáng chế - nhà khoa học điên cuồng, quái dị đưa vào trung tâm câu chuyện, mà những châm biếm ngầm ẩn trong cách dùng từ, trong những dẫn dắt tình tiết cũng tạo nên phong cách kể chuyện đặc trưng của H. G. Wells. Cùng với Hugo Gernsback và Jules Verne, ông được xem như “Cha đẻ của truyện khoa học viễn tưởng”.

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Mình thích cuốn này ở chỗ dù là khoa học viễn tưởng nhưng vẫn dựa trên khoa học: Khi đưa được chiết xuất của 1 vật về bằng 1 thì vật đó sẽ trong suốt, vấn đề là làm được hay không thôi :D
     
  3. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Trong cuốn Vật lý vui đã nói rõ là người vô hình thì sẽ bị mù :-D nên vô hình cũng không ăn thua lắm
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đúng rồi. Ánh sáng phải được lưu lại, ở đây là võng mạc rồi mới truyền lên não bộ, thì mới thấy được. Khi tàng hình thì võng mạc trong suốt, ánh sáng đi thẳng xuyên qua luôn thì coi như mù.
     
  5. Trong các chuyện dân gian Việt Nam cũng có những mẩu về người vô hình có thể ra tay hành hiệp trượng nghĩa, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Có thể thấy là từ hồi xưa, không chỉ ở phương tây mà cả ở phương đông, người ta đã có những ước muốn được vô hình, để làm được những việc lén lút mà họ không làm được lúc bình thường, thí dụ trong Doraemon thì god 0 thỉnh thoảng muốn dùng cái khả năng vô hình để chui vô phòng tắm Shizuka dòm trộm, dĩ nhiên là bị god $ ngăn chặn triệt để.
     
  6. Chiết suất (độ đo biểu hiện độ gãy khúc của tia sáng) mới là đúng, chiết xuất là sai trong trường hợp nầy, vì nó có nghĩa là cái chất lấy ra được từ một chất sau một quá trình hóa học.
     
    Forest thích bài này.
  7. Forest

    Forest Lớp 2

    Giờ người ta nghiên cứu vật liệu, thiết bị để nguỵ trang, không chỉ "vô hình" mắt thường mà còn với camera hồng ngoại, tầm nhiệt...
     
  8. Có 3 phim người vô hình đã được xem. Là phim "Người Vô Hình" nhé, không phải những nhân vật tàng hình trong các phim khác. Phim 198x rất vui nhộn, 2 phim sau có nội dung na ná cốt truyện. Phim hay nhất có lẻ Bacon vai chính.

    Trong cuộc sống, có những người không muốn bất kỳ ai nhòm ngó mình, cũng có những người chẳng thèm ngó tới ai, là nói về tính cách. Và người có cả hai tính đó cũng gần như người vô hình.

    Thuở nhỏ, tụi trẻ thường mơ một giấc mơ vô hình, tươi vui, vô tư và đầy tưởng tượng lý thú, nhưng người lớn thì u tối hơn.
    Trong bộ phim Bacon thủ vai, ông ta (Nhân vật chính) chỉ muốn làm một điều vĩ đại, nhưng câu chuyện lại kéo ông tao theo con đường tội ác. Đầy những tội ác. Vậy thì câu hỏi đặt ra là...
    Tàng hình để làm gì?
    Mình nghĩ bộ phim Bacon vai chính là rất gần cốt truyện.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này