Mời soát lỗi chính tả Nguyễn Khuyến tác phẩm

Thảo luận trong 'Wiki' bắt đầu bởi 4DHN, 17/9/15.

  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    IMG_0898.JPG

    NGUYỄN KHUYẾN TÁC PHẨM
    (Tái bản lần thứ nhất)
    Số trang: 642
    Khổ sách: 14.5cm x 20.5cm
    NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2002

    Sưu tầm - biên dịch - giới thiệu:
    NGUYỄN
    VĂN HUYỀN
    Đọc
    lại phần dịch của bản thảo:
    TRƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN
    NGUYỄN
    XUÂN TẢO
    NGÔ
    LINH NGỌC


    Link file hình chụp sách>>> Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/9/15
  2. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    HƯỚNG DẪN

    - Các bạn bấm nút sửa, điền nick mình vào sau phần muốn làm. Lưu lại và bấm vào link có sẵn ở phần đó và sửa bài. Sửa đến đâu thì dời bông hồng :rose: đến đó để đánh dấu.
    - Lưu ý: Không sửa và xóa thông tin của người khác và không làm vào phần đã có người đang sửa

    *****

    BẢNG ĐĂNG KÝ

    - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (@littlethornbird done )
    - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (@littlethornbird done)
    - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (@littlethornbird done )
    - Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (@littlethornbird )done
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (@littlethornbird) done
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (@littlethornbird) done
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    -
     
    Last edited by a moderator: 26/4/16
    tducchau and littlethornbird like this.
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    LỜI NÓI ĐẦU

    Làm tập sách này như một nén tâm hương dâng lên hương hồn Tam Nguyên Yên Đổ nhân dịp kỷ niệm một trăm năm mươi năm sinh nhà thơ. Ấy là chủ trương và sự cộng tác chặt chẽ của Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội (thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam).

    Chúng tôi, người đảm đương trọng trách này, được sự giúp đỡ của các cơ quan Đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh Hà Nam Ninh, nhất là huyện Bình Lục, xã Trung Lương, thôn Vị Hạ - quê hương nhà thơ - cũng như gia đình, thân nhân tác giả. Nhiều vị, nay người còn người mất đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tài liệu giá trị mà chúng tôi không quên ghi lại tính danh trong phần Khảo luận văn bảnDanh mục các tài liệu đã dùng.

    Nhà văn Chu Văn, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, các ông Nguyễn Đức Trung, Bùi Văn Cường đã chỉ dẫn cho những điều quý báu. Các ông Nguyễn Xuân Tảo, Trương Đình Nguyên, nhà thơ Ngô Linh Ngọc đã đọc, sửa cho phần dịch xuôi và dịch thơ. Trong lần tái bản này, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh đã cố gắng sửa chữa những sai sót trong lần xuất bản trước.

    Tuy vậy, Nguyễn Khuyến - tác phẩm là một công trình lớn, tập hợp đầy đủ các sáng tác trong suốt cuộc đời của nhà thơ, do khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Xin bạn đọc xa gần lượng thứ và chỉ bảo cho.

    NGƯỜI BIÊN SOẠN
     
    Last edited by a moderator: 20/9/15
    tducchau, thichankem, Fish and 2 others like this.
  4. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KHẢO LUẬN VĂN BẢN P1

    Giới thiệu tác phẩm và nghiên cứu về nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trong đó có cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến (TVNK) của NXB Văn học in lần đầu năm 1971, tái bản năm 1979, là đầy đủ và công phu nhất. Với lời bình luận của nhà thơ Xuân Diệu, sách đã giới thiệu 87 bài thơ Nôm (kèm 18 bài phụ lục đợi xác minh thêm), 18 câu đối, 166 bài thơ chữ Hán.

    Quyển Nguyễn Khuyến - tác phẩm này, có may mắn được thừa hưởng những kết quả to lớn của các công trình đi trước. Tuy nhiên vì sự cẩn trọng cần thiết, chúng tôi chỉ dám coi những sách đã in là những tài liệu tham khảo. Chúng tôi muốn trở về với những tài liệu gốc như các văn bản Hán Nôm về Nguyễn Khuyến còn lưu trữ ở các thư viện Trung ương và địa phương, còn được giữ gìn trong các gia đình Nho học ở quê hương hoặc gần gũi quê hương tác giả. Cho đến nay, chúng tôi đã có trong tay các tập sách sau mà chúng tôi đã rút trong đó nhiều tác phẩm Nguyễn Khuyến để đưa vào sách này. Đó là:

    1. Yên Đổ tiến thi tập, ký hiệu VHv 1864, thư viện Hán Nôm Hà Nội (trước đây là thư viện Khoa học xã hội), có 183 bài thơ chữ Hán, được xác định phần lớn làm khi tác giả còn trai trẻ và đang làm quan. Tập sách này sẽ nói kỹ ở dưới.

    2. Quế Sơn thi tập, ký hiệu A469, thư viện Hán Nôm Hà Nội, có 198 bài thơ (172 hán, 26 Nôm và 2 câu đối Nôm). Thơ văn Nguyễn Khuyến (TVNK) đã dùng 122 bài. 

    3. Quế Sơn Tam nguyên thi tập, ký hiệu A3160, thư viện Hán Nôm Hà Nội. Có 152 bài thơ (127 Hán, 25 Nôm, 1 câu đối). TVNK đã sử dụng 86 bài.

    4. Quốc văn tùng , ký hiệu AB383, Thư viện Hán Nôm Hà Nội. Sách chép thơ, phú Nôm của nhiều tác giả. Phần Nguyễn Khuyến có 74 bài. 59 bài đã thấy ở TVNK.

    5. Nam âm thảo, ký hiệu VHv2381, thư viện Hán Nôm Hà Nội. Là tập sách của họ Lê ở Lam cầu huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Ninh, do Nguyễn Đông Chu đề tựa. Sách nghiên cứu, tìm hiểu các loại thơ Nôm. Để làm thí dụ, sách có chép 64 bài thơ và hát nói của Nguyễn Khuyến. Đã thấy 58 bài ở TVNK.

    6. Việt túy tham khảo, ký hiệu A386, thư viện Hán Nôm Hà Nội, do Đằng Châu cư sĩ biên soạn. Sách chép thơ, câu đối Hán và Nôm của nhiều nhà. Về Nguyễn Khuyến thấy có 29 bài thơ Hán, Nôm và 12 câu đối Nôm. Đã thấy 10 bài ở TVNK.

    7. Hải Vân am thi tập, ký hiệu A1515, thư viện Hán Nôm, Hà Nội, cũng chép thơ văn của nhiều nhà. Phần Nguyễn Khuyến có 31 bài thơ chữ Hán. Đây là chùm thơ tả cảnh vật đi đường khi tác giả chưa về hưu. Chưa thấy bài nào ở TVNK.

    8. Hạnh thị song nguyên phiên hầu thi văn, ký hiệu A2260, thư viện Hán Nôm Hà Nội. Sách chép thơ văn của tiến sĩ Lê Khắc Cẩn là chính. Cuốn sách có chép thêm thơ của Nguyễn Khuyến, gần đủ số bài trong A1515 nói trên.

    9. Cảo thơm thi tập của cụ Thái Sơn Lăng Quán viên tẩu do ông Nguyễn Tiến Đoàn (xã Vũ Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái bình) còn giữ. Sách chép 66 bài thơ của Nguyễn Khuyến.

    10. Phương ngôn quốc âm tạp lục, ký hiệu HN - 18 thư viện tỉnh Thái Bình. Sách chép thơ văn của nhiều tác giả. Riêng về Nguyễn Khuyến có 45 bài thơ Hán và Nôm. Đã thấy có 37 bài ở TVNK.

    11. Quế Sơn cựu lục (chúng tôi xin đặt ký hiệu là bản HT) của cụ Trần Xuân Hảo (xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tình Hà Nam Ninh), chép 70 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến. Chỉ thấy 21 bài đã đưa ở TVNK.

    12. Yên Đổ tam nguyên thi tập (bản YT) của cụ Trần Quý (thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh), có 60 bài thơ chữ Hán, chỉ thấy 14 bài ở TVNK.

    13. Yên Đổ tam nguyên Nguyễn đại nhân thi văn tập (bản GT) của cụ Vũ Đức Vượng (xã Giao Tiến, huyện Xuân Thủy, tỉnh Hà Nam Ninh). Có 79 bài thơ Hán và Nôm của Nguyễn Khuyến. Đã thấy ở TVNK 60 bài.

    14. Quế Sơn hưu tẩu thi tập (bản HS) do Vũ cẩm Văn sao, của cụ Vũ Huy Uẩn (xã Hải Sơn, huyện Hải Hậu, tỉnh Hà Nam Ninh). Có 100 bài thơ Nôm của tác giả. Đã thấy 71 bài ở TVNK.

    15. Bản của cụ Nguyễn Tắc Hạm bản (YĐ1) ở quê tác giả. Có chép chùm thơ tả cảnh vật đi đường của tác giả, trùng nhiều với bản A1515 và A2260.

    16. Bản thân gia đình cụ Đặng Tự Ý (bản YĐ2) ở thôn Vy Thượng, xã Trung Lương, do ông Bùi Văn Cường sưu tầm. Có chép 45 bài thơ của tác giả.

    17. Bản của cụ Thủy Định (bản YĐ3) ở thôn Vy Thượng, chép 50 bài thơ Hán và Nôm của tác giả. Đã thấy có 36 bài ở TVNK.

    18. Bản của ông Bùi Văn Cường (bản TTr) sưu tầm ở thôn Tiêu Trang, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục. Có chép 50 bài thơ Hán Nôm của tác giả. Đã thấy 27 bài ở TVNK.

    19. Quế Sơn thi tập tục biên (bản THT), một công trình sưu tập của cụ Trần Hữu Tiệp (xã Đinh Xá, huyện Bình Lục), là cháu rể của nhà thơ. Sách có 203 tác phẩm, trong đó có 76 bài chưa thấy ở TVNKVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    20. Một công trình sưu tập khác (bản NKT) của cụ Nguyễn Khắc Thạnh, tức Giáo Xương, người cùng quê với tác giả gồm trên 200 tác phẩm các loại của nhà thơ.

    Ấy là chưa kể đến chục cuốn sách khác, mỗi cuốn có chép dăm bảy bài của Nguyễn Khuyến, trong đó có một số bài mới có thể khẳng định chắc chắn là của tác giả như:

    - Đoạn văn Nguyễn Khuyến viết về gia cảnh và cha mẹ mình trong tập Nguyễn tộc tiểu tông phả (bản GP) còn lưu ở Bảo tàng Hà Nam Ninh và từ đường nhà thơ.

    - Bài Tựa cuốn Vụ Bản Trần tiên sinh hành trạng (tức cụ Trần Duy Vĩ, thầy học tác giả, ở xã Vụ Bản, huyện Bình Lục), còn lưu giữ ở từ đường họ Trần, thôn Gia Hội, xã Vụ Bản, huyện Bình Lục.

    - Bài Văn viếng Nguyễn Tri Phương do tác giả thay mặt tỉnh Thanh Hóa viết, khi đang làm án sát ở đó, trong Thuấn Nhuế thơ văn tập, A2538, thư viện Hán Nôm, phụ chép sau bài văn tế Nguyễn Tri Phương (do tác giả tập sách trên là cử nhân Nguyễn Khắc Trạch viết).

    - Bài Trướng văn viếng Xuân Oai hy sinh ở Côn Đảo, do học trò ông Lã nhờ viết hộ, chép trong quyển Tạp của cụ Trần Quý ở quê họ Lã...

    Chắc chắn còn nhiều sách Hán Nôm khác về tác giả mà chúng tôi chưa được thấy, được dùng. Ngay ở thư viện Quốc gia Hà Nội vẫn còn lưu trữ 4 tập sách về Nguyễn Khuyến, chưa được phép sử dụng kể từ năm 1979 (lý do chuyển sách lưu trữ). Đó là các cuốn:

    1. Nguyễn Khuyến ca trù thể cách tập, R1721.

    2. Quế Sơn thi tập, ký hiệu 1986.

    3. Quế Sơn tiên sinh trường văn, R2041.

    4. Quốc âm thi tập sao, R230, trong đó chép nhiều thơ Nôm Nguyễn Khuyến.

    Tuy nhiên, chỉ với số sách đã có, chúng tôi thấy các văn bản về Nguyễn Khuyến đã khá phong phú và từ dó lại nảy sinh nhiều vấn đề.

    Vấn đề văn bản Hán Nôm nói chung đã phức tạp. Riêng với Nguyễn Khuyến lại càng phức tạp hơn. Vì lúc sinh thời, tác giả chẳng muốn người đời truyền tụng thơ mình:

    Tạp hất tu nhân cộng thuổng (Câu vặt, chỉ cầu người khác thưởng)

    (Túy hậu)

    ... Nhưng người đời thì lại hồ hởi đón nhận thơ ông một cách vô điều kiện, nhất là thơ quốc âm, như sách Đăng khoa lục sưu giảng cho biết: “Nguyễn Khuyến khi về hưu trí thường hay làm thơ quốc âm, cổ kim không ai bằng. Mỗi khi đưa bản thảo, người đời tranh nhau truyền tụng, sao chép được đều lấy làm thú vịVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Mà thói thường, đã “tam sao” là “thất bản”. Ấy là chưa kể đến tình hình, người nào thích bài nào sao bài ấy, tùy ý. Rồi tác phẩm miệng truyền miệng theo cấp số nhân và dần dần trở thành một hiện tượng văn học có tính chất dân gian. Cho nên cũng không lấy làm lạ, có nhiều giai thoại văn học về Nguyễn Khuyến đến như thếVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Và do đó cũng không loại trừ khả năng, bắt gặp những bài thơ khuyết danh hay hay, na ná giọng điệu Nguyễn Khuyến, người ta cũng không ngần ngại gì mà gán cho ông.

    Ở các tác giả khác, chúng ta thường gặp nhiều tập thơ văn Hán Nôm gốc B,C,D... sao lại toàn bộ hoặc phần lớn ở một bản A, dễ dàng được xác định làm bản trục. Song đối với Nguyễn Khuyến, trong số hai chục văn bản Hán nôm nói trên, không thấy có hiện tượng ấy. Chỉ kể hai bản ký hiệu A469 và A3160 ở thư viện Hán-Nôm, vào loại dày dặn nhất, mỗi bản tập hợp tới ngót hai trăm tác phẩm cũng chỉ có 46 bài trùng nhau. Các tác phẩm trong sách cũng không được sắp xếp theo một trình tự nào cả (thời gian, thể loại, thể tài) mà rõ ràng là gặp đâu chép đấy, có thể theo nhiều nguồn khác nhau. Sách cũng không cho biết ai chép và chép bao giờ.

    Tuy nhiên, đối chiếu với tiểu sử tác giả, lần theo các nhân danh, địa danh có quan hệ với tác giả, căn cứ vào nội dung các tác phẩm và so sánh với các tập sách Hán Nôm khác có chép thơ tác giả..., ta có thể tin chắc chắn A469 và A3160 là hai tập hợp lớn các tác phẩm của Nguyễn Khuyến (tuy cũng có lẫn lộn đôi ba bài của tác giả khác), vả lại nó đã được thử thách qua việc ông Văn Tân tác giả Nguyễn Khuyến nhà thơ Việt Nam kiệt xuất và các soạn giả Thơ văn Nguyễn Khuyến đã công bố phần lớn tác phẩm trong đó từ gần ba chục năm nay. Và ta cũng dễ dàng nhận thấy hầu hết những tác phẩm này được sáng tác khoảng 1/4 thế kỷ nhà thơ về hưu ở Yên Đổ.

    Gần đây, chúng tôi tìm thấy tập Yên Đổ tiến thi tập ở thư viện Hán Nôm, ký hiệu VHV1864. Sách khổ 13 x 22cm, dày 126 trang. Ngay tờ đầu sách đã ghi tên Yên Đổ tiến thi tập cùng một kiểu chữ đá thảo, một loại mực như thân sách. Điều đó nói rằng không phải người khác hoặc người sau luận ra hoặc bịa ra tên sách mà viết vào sau. Không rõ người chép, thời gian chép, cũng không rõ là bản chính hay bản sao.

    Sách chép liền một mạch 121 trang gồm 183 bài thơ chữ Hán, sắp xếp theo đề tài, lần lượt như sau:

    - Lịch sử và truyện Trung QuốcVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link: 50 bài

    - Đề vịnh cảnh, vật: 52 bài

    - Vịnh nhân vật và đền miếu lịch sử Việt Nam: 33 bài

    - Tả cảnh sông núi: 13 bài

    - Túc sự thuật hoài: 16 bài

    - Thù ứng: 19 bài

    Năm trang cuối sách có tiêu đề Cống sứ bộ thi tậpHải Thượng Định Trai thi, chép 28 bài thơ của người khác.

    Như vậy, nội dung và hình thức kết cấu cuốn sách cho phép đoán định: tập thơ đã được chính tác giả (hoặc người sưu tầm) sắp xếp, hệ thống hóa. Sau khi nghiên cứu kỹ càng nhiều mặt, chúng tôi thấy rằng trừ 18 bài ở 5 trang cuối, còn 183 bài thơ thuộc 121 trang trên có thể đúng là tập thơ Nguyễn Khuyến. Vì:

    1. Cảnh núi sông, đất nước từ Khoái Châu (Hưng Yên) cho đến Mông Sơn (Quảng Ngãi) đều nằm trên bước đường lều chõng và công cán của tác giả, hoặc cũng gần cận với quê hương nhà thơ. Thanh Hóa là nơi có nhiều cảnh quan được đề vịnh hơn cả, ứng với tình hình Nguyễn Khuyến làm “quan ngoài” ở đây lâu hơn. Đáng lưu ý là bài Mông Sơn lịch trú (Đóng quân đêm ở núi Mông) rõ ràng làm trong việc nhà thơ làm bố chính Quảng Ngãi (1877 - 1879), phải mang quân đi phòng tiễu giặc giã nổi dậy do đói kém.

    2. Những bài thù ứng trong này phản ánh mối quan hệ của tác giả với bạn bè thân thích như Dương Khuê, Đỗ Huy liêu, Nguyễn Tư Giản, Vũ Quang Phú, Đặng Tự Ý và một số bài với Vũ Văn Báo là những tên người mà ta thường gộp ở những bài thù ứng của Nguyễn Khuyến, ở các sách khác.

    3. Những bài thơ tâm trạng cũng hé cho thấy một số hoàn cảnh phù hợp với tiểu sử tác giả. Đáng lưu ý là 10 bài Nhàn vịnh, ông làm trong thời gian bị đàn hặc, từ Quảng Ngãi phải về làm Toản tu sử quán lần thứ hai trong đó có những câu:

    Tam sinh hữu hạnh ngã tu

    Lương nhập Hàn lâm tề ngộ thù

    (May mắn ba sinh, mặc rảnh rang

    Hàn lâm hai bận, lộc đâu xoàng!)

    (Nhàn vịnh 10)

    Đúng là ông đã hai lần vào sử quán. Cũng như ông đã có trước sau khoảng 10 năm ở kinh đô Huế (thời gian học ở Quốc tử giám để chuẩn bị thi Hội, hai lần ở sử quán, 1871 - 1872, 1879 - 1883). Cho nên, ông mới viết “Truông An thập tải tứ như si” (Mười năm ngây dại chốn kinh kỳ)Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.v.v...

    4. Trong sách này còn có 83 bài thơ vịnh sử Việt, sử Tàu. Tuy chúng có vẻ khác lạ so với những bài làm khi đã về Yên Đổ mà chúng ta đã quen thuộc. Song điều đó không có gì khó hiểu và dễ dàng xảy ra với ông quan có thâm niên già nửa cuộc đời làm quan là quân sư.

    5. Đối chiếu VHv1864 với các văn bản Hán Nôm chép thơ Nguyễn Khuyến sưu tầm được địa phương, từ nhiều nguồn khác nhau chúng tôi thấy có nhiều hiện tượng trùng hợp. Chỉ xin kể ba trường hợp:

    - Bản YĐ2 có 45 bài thì 29 bài trùng với VHv1864 (trong đó có 8 bài vịnh sử).

    - Bản HT có 75 bài thơ thì 11 bài trùng.

    - Bản YT có 60 bài thì 10 bài trùng...

    6. Ngoài ra, không rõ TVNK căn cứ vào đâu, nhưng đã thấy trùng 17 bài trong này.

    Với tất cả lý do trên, chúng tôi tin rằng tác giả thi tập này không thể là ai khác Nguyễn Khuyến và có cơ sở khẳng định: đây là tập thơ tác giả làm từ lúc trai trẻ đang làm quan cho đến đầu thời kỳ cáo quan về Yên Đổ, là lúc tác giả còn tinh mắt, còn có điều kiện sắp xếp lại tác phẩm của mình. Ở đó, ta còn thấy được cái tâm trạng hào hứng của một nho sĩ vừa phong vân gặp hội, muốn đem sở học ra phò vua giúp nước; những suy nghĩ đang còn khuôn khổ ở một triều quan tam tứ phẩm, đồng thời đã bộc lộ những trăn trở, dằn vặt ở một con người có ý thức, có lương tri đối với sự nghiệp và cuộc đời, cùng những nỗi niềm muốn thoát khỏi vòng danh lợi. Ở đó, cũng định hình bản sắc của một nhà thơ lớn sau này.

    Xác định như thế chúng tôi hy vọng rằng những tác phẩm trong đó sẽ góp phần quan trọng khôi phục lại diện mạo nhà thơ Yên Đổ ở các độ tuổi 50 trở về trước mà bấy lâu nay còn bị bỏ trống. Xác định như thế về quyển VHv1864 và điểm qua hai quyển A469 và A3160, chúng tôi muốn coi đó là ba quyển sách Hán Nôm gốc chủ yếu (chứ không phải là bản trục duy nhất) để trích rút, giới thiệu tác phẩm Nguyễn Khuyến, chủ yếu là tác phẩm chữ Hán.


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkTạp chí văn học số 2-1976 đã công bố 9 bài.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Dẫn lại theo Đặng Đoàn Bằng, Việt Nam ca trù biên khảo.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Xem Giai thoại văn học về Nguyễn Khuyến. Bùi Văn Cường, Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, 1979. Trước đây và bây giờ, ở Hà Nam Ninh và vùng lân cận, không mấy cụ già có học thức chút ít lại không thuộc thơ và kể giai thoại Nguyễn Khuyến.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Sách không có đề mục. Đề mục này do chúng tôi căn cứ nội dung mà đặt.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkChúng tôi được biết là các tập Chu Thần thi tập của Cao Bá Quát ở thư viện Hán Nôm cũng có chép số thơ vịnh sử Việt và 4 bài Nhàn vịnh. Tập thơ chữ Hán Cao Bá Quát (NXB Văn học, 1976) và Cao Quát con người và tư tưởng, Nguyễn Tài Thư (NXB Khoa học xã hội, 1980) đã giới thiệu tất cả 4 bài Nhàn vịnh và 4 bài Vịnh sử. Song chúng tôi vẫn tin rằng đó đều là thơ Nguyễn Khuyến bị lẫn sang. Ngoài những lý do nói trên, chúng tôi đã lý giải kỹ lưỡng trong bài về một văn bản Nguyễn Khuyến in ở tập sách Một số vấn đề về văn bản Hán Nôm - Viện nghiên cứu Hán Nôm, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1983.
     
    Last edited by a moderator: 7/10/15
    tducchau, thichankem, Fish and 2 others like this.
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    KHẢO LUẬN VĂN BẢN P2

    Về tác phẩm Nôm, Nguyễn Khuyến, tình hình văn bản còn phức tạp hơn. Trong số sách đã có dưới tay, chúng tôi chỉ thấy có quyển Quế Sơn hưu tẩu thi tập (HS) là chép nhiều thơ Nôm của tác giả, song lại không đáng tin cậy lắm vì chữ nghĩa còn nhiều sai sót do trình độ người chép, và rõ ràng còn lẫn nhiều bài của người khác. Chúng tôi có lưu ý tới hai cuốn Quốc văn tùng AB383, Nam âm thi thảo VHv2381 ở thư viện Hán Nôm, tuy không phải là sách chuyên riêng về Nguyễn Khuyến, nhưng cũng là sách chép nhiều tác phẩm của nhà thơ. Sách chép nghiêm túc, có thể tin cậy được. Việc tuyển chọn và đối chiếu thơ Nôm Nguyễn Khuyến, chúng tôi dựa vào đó là chính.

    Sau đây, xin nói đến loại sách mới sưu tầm được ở địa phương. Trong số 10 đầu sách ấy, chỉ có hai quyển ở Thái Bình còn 8 quyển ở Hà Nam Ninh. Có quyển chép riêng về Nguyễn Khuyến, có quyển tác phẩm Nguyễn Khuyến chỉ là một chùm. Điều có thể tin cậy được là hầu hết sách này đều là tàng bản của các gia đình nho học ở những nơi trước đây có nhiều quan hệ với nhà thơ. Ba quyển đánh ký hiệu YĐ1, YĐ2, YĐ3, đều của gia đình thân thuộc gần xa với nhà thơ. Thượng Đồng, xã Yên Tiến, nơi tìm ra tập sách YT chính là quê hương Lã Xuân Oai, người bạn đồng khoa với tác giả, người đã được triều Nguyễn cử làm chánh sứ mà Nguyễn Khuyến làm phó, đi sứ nhà Thanh. Tập Quế Sơn cựu lục (HT là gia thư của họ Trần ở Hải Trung, quê hương Trần Văn Gia, một sĩ phu yêu nước đã cáo quan cùng thời với Nguyễn Khuyến và nhà thơ sau đó đã từng qua lại chơi bời. Tập có ký hiệu GT cũng ở tình trạng như thế. Nói vậy, không phải đi đến khẳng định giá trị tuyệt đối chính xác của những tác phẩm trong đó mà chỉ để nêu lên một yếu tố đáng tin cậy là những sách đó có thể được chép từ những nguồn gần cận với tác giả, yếu tố sai lầm có thể giảm đi.

    Không những vậy, các tập này có khá nhiều bài trùng với ba tập sách gốc chủ yếu nói trên, hoặc trùng với các sách khác. Như tập YĐ1 hoàn toàn trùng với hai tập A1515 và A2260 ở thư viện Hán Nôm, tập HT cơ bản trùng với YT... Bởi vậy, tuy chúng tôi không coi những tập sách mới sưu tầm được ở địa phương là những tập sách gốc chủ yếu, nhưng có thể lấy chúng làm tài liệu bổ sung, xác minh, và khảo dị cho các tài liệu gốc chủ yếu. Song cũng có thể rút ra được một số tác phẩm mới của tác giả chưa thấy công bố ở đâu, sau khi đã được cân nhắc, xem xét nhiều mặt.

    Trong số tài liệu mới sưu tầm được, phải kể đến hai công trình sưu tầm của hai cụ Nguyễn Khắc Thạnh, tức giáo Xương và cụ Trần Hữu Tiệp, đều đã quá cố. Đây là những tài liệu muộn nhất so với 18 tài liệu nói trên, chép xen cả chữ Hán lẫn quốc ngữ. Tài liệu của cụ Nguyễn Khắc Thạnh - mà Thơ văn Nguyễn Khuyến đã sử dụng một số - là thừa hưởng từ cụ giáo Nguyễn Sinh Huy, thầy học của cụ Thạnh, đều ở quê hương Yên Đổ. Còn cụ Nguyễn Hữu Tiệp, tuy quê Đinh Xá, Bình Lục, nhưng lại là cháu rể nhà thơ. Rất tiếc là cả hai tài liệu cổ đều không ghi xuất xứ các tác phẩm, cho nên đến bây giờ khó mà tra cứu. Đối chiếu với các sách khác, hai công trình này có cung cấp một số bài thơ chữ Hán mới và đặc biệt là chùm thơ Nôm làm vào lúc tác giả còn hàn vi mà các phụ lão ở địa phương bây giờ còn thuộc một số.

    Qua những điều trình bầy sơ lược trên, cũng có thể lường thấy được một phần những khó khăn, phức tạp, và cả những thiếu sót khó có thể tránh khỏi trong công tác văn bản về Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên những văn bản này đã góp phần bổ sung một khối lượng tác phẩm đáng kể, mà trong dịp này nếu không làm, thì sẽ có nguy cơ mai một. Mặt khác, chúng cũng góp phần tra cứu lại xuất xứ các tác phẩm đã được công bố từ trước và loại bỏ những bài đích thực không phải của Nguyễn Khuyến, xác minh lại những bài trước nay còn tồn nghi, và đính chính, khảo dị, chú thích những chỗ sai, hoặc khác biệt. Đó là mục đích của công tác văn bản khi làm tập sách này.

    Số lượng tác phẩm Nguyễn Khuyến sưu tầm được cho đến nay lên tới trên 800 số. Song vì điều kiện ấn loát, chúng tôi mới chỉ giới thiệu được ở sách này 432 tác phẩm, bao gồm:

    - Thơ Nôm: 86

    - Thơ Hán: 267

    - Thơ dịch: 6

    - Câu đối: 67

    - Văn: 6

    Trong việc tuyển chọn, chúng tôi lưu ý đầy đủ đến những tác phẩm quen thuộc xưa nay của tác giả mà tập Thơ văn Nguyễn Khuyến là một tập đầy đủ nhất. Chúng tôi thấy chỉ có thể loại ra ở đây một số bài có cơ sở chắc chắn không phải là của tác giảVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tuy nhiên vì điều kiện ấn loát, sách này không thể in được một số lượng tác phẩm như mong muốn, cho nên phải để lại một số bài TVNK đã đưa. Đồng thời, chúng tôi cũng chú ý bổ sung nhiều tác phần phản ánh tính đa dạng ở tác giả, nhất là ở những thời kỳ, thuộc những thể loại còn chưa, hoặc ít được biết tới, để bạn đọc có thể hiểu về tác giả một cách đầy đủ hơn, kể cả những mặt hạn chế của tác giả và tác phẩm.

    Trong việc sắp xếp các tác phẩm, đại thể chúng tôi bố trí theo thể loại, theo trình tự thơ, câu đối, văn. Các tác phẩm Nôm đưa trước chữ Hán đưa sau. Trong từng thể loại, lại sắp xếp theo thể tài, kết hợp với trật tự thời gian sáng tác. Riêng trong phần thơ, cả Nôm và Hán, chúng tôi chia làm hai mốc: trước và sau khi về hưu ở Yên Đổ. Ý định đó về đại cương nhằm để bạn đọc có thể thấy được từng chặng đường sáng tác của tác giả, và để có một cái nhìn tổng thể về từng nội dung mà tác giả quan tâm. Sự sắp xếp này có căn cứ vào văn bản, vào tiểu sử tác giả, vào quá trình phát triển tư tưởng, tâm hồn, và tài năng của nhà thơ. Song thực tế, không ít bài có thể xếp vào nhiều vị trí, nên đành tạm xếp vào một chỗ thấy là thỏa đáng.

    Để đảm bảo tính khoa học, chúng tôi có ghi xuất xứ từng tác phẩm (nếu nhiều quá, chúng tôi chỉ nêu những cái chủ yếu); đính chính và khảo dị những chỗ cần thiết, trên cơ sở những tư liệu đáng tin cậy hơn cả.

    Chú thích sẽ đầy đủ nhưng gọn nhẹ để bạn đọc đông đảo có thể hiểu được tối đa tác phẩm. Đối với những chữ khó, điển cố phức tạp, các nhân danh, địa danh liên quan, và nếu cần, cả hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, cũng như những hàm ý kín đáo của tác giả, thì chúng tôi cũng cố gắng chú thích theo tinh thần trên.

    Về dịch, ngoài việc thừa hưởng các bản dịch tốt được lưu hành, chúng tôi cố gắng cung cấp cho bạn đọc những bản dịch đạt ý nguyên tác, đảm bảo chất thơ, dễ hiểu với bạn đọc ngày nay, và phần nào cố giữ được văn phong, văn khí của tác giả.

    Tất nhiên, từ ý định đến kết quả việc làm còn là một khoảng cách vời vợi. Điều mong muốn quá sức của người sưu tầm và biên soạn sách này là góp phần bắc thêm một nhịp cầu để các công trình tiếp sau có thể hoàn thiện hơn.

    NGƯỜI BIÊN SOẠN


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkĐể tiện bạn đọc theo dõi, những bài nào TVNK đã sử dụng, chúng tôi có đánh dấu (*)! Những bản dịch được dùng lại, chúng tôi cũng đánh dấu như vậy ở sau tên người dịch. Nhân đây cũng xin ngỏ lời chân thành cảm ơn NXB Văn học và tập thể soạn giả, dịch giả TVNK.
     
    Last edited by a moderator: 3/10/15
    tducchau and thichankem like this.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    LỜI GIỚI THIỆU P1

    Nguyễn Khuyến là nhà thơ sớm được người đời đón nhận. Khi về hưu ở Yên Đổ, thơ văn ông, nhất là thơ Nôm, đã được mọi người đưa nhau ghi chép, truyền tụng. Từ lúc ông mất đến nay, mới hơn bảy mươi năm, đã có ít nhất bảy cuốn sách chuyên giới thiệu tác phẩm và giai thoại về ông. Chưa kể hàng chục công trình nghiên cứu đã được công bố rộng rãi và dùng để giảng dạy trong các trường phổ thông, đại học.

    Nhà bình luận văn học Xuân Diệu khi đánh giá tài năng văn chương có ý như xếp Nguyễn Khuyến sau ba thi hào dân tộc (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương), và chừng nào sau Tú Xương. Nhưng xét về tư tưởng, thì các sách giáo khoa trong trường học lại có ý xếp ông sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu (chỉ tính trong phạm vi tiền vô sản). Dù ở góc độ nào thì Nguyễn Khuyến vẫn được xếp vào hàng ngũ các nhà thơ lớn của dân tộc, mẫu mực và tài hoa hiếm có. Cùng với kết quả từng bước phát hiện tác phẩm của nhà thơ, người ta đã gọi Nguyễn Khuyến Nhà thơ trào phúng, rồi Nhà thơ trào phúng - hiện thực, Nhà thơ yêu nước, Nhà thơ củadân tìnhlàng cảnh Việt Nam”... vấn đề đối với Nguyễn Khuyến dường như chỉ là, làm sao khám phá được tâm hồn, tài năng nhà thơ cho ngày một xác đáng hơn, sâu sắc hơn, trong tình hình việc đánh giá, định vị trí dường như về cơ bản không có gì phức tạp phải bàn cãi. Đó là nói về đại thể.

    Tuy nhiên, thực sự vấn đề cũng không đơn giản. Cứ xem cuốn Văn thơ Nguyễn Khuyến (XB Giáo dục Hà Nội 1957), cuốn Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất (XB Văn - sử - Địa Hà Nội 1959), đến cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến (XB Văn học Hà Nội 1971, 1979), cứ mỗi lần sách ra lại cung cấp cho người đọc nhiều tác phẩm mới, dẫn tới nhiều khám phá bổ sung về tác giả. Nguyễn Khuyến dù đã rất quen mà cứ luôn luôn mới lạ.

    Thế mà cho đến gần đây, những dòng tiểu sử về tác giả vẫn còn nhiều khoảng trống, nhiều đoạn mâu thuẫn, thậm chí sai lạc. Đến ngày, tháng sinh của tác giả, cũng vẫn còn khuyết. Ảnh hưởng của gia đình, làng mạc, thầy bạn đến nhà thơ ra sao? Có thực là Nguyễn Khuyến “đi thi tuy cũng có đôi lần hỏng” song cũng vào loại “hiển đạt tương đối sớm”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không? Có thực “ con đường làm quan của ông gặp những thuận lợi, đang đà lên, và đã lên rất cao đến chức tổng đốc”Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link không? Động cơ cáo quan về hưu của ông có phải chỉ có một chiều như người ta thường tưởng? Thậm chí, đến thời gian cáo quan, một cái mốc quan trọng trong cuộc đời ông, chỗ thì nói 1883Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, chỗ lại nói 1885Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    Về tác phẩm, người đọc mới chỉ được tiếp xúc với những bài thơ hầu hết làm khi tác giả đã về hưu, hơn cả một thời trai trẻ - học hành - thi cử, cả một thời gian dài làm quan trong triều, ngoài tỉnh, tâm hồn Nguyễn Khuyến ra sao, tài năng Nguyễn Khuyến ươm nở thế nào? Thậm chí đã có hai cuốn sách mang tên Văn thơ Nguyễn KhuyếnThơ văn Nguyễn Khuyến, mà nào đã thấy một bài văn. Và trên hai trăm tác phẩm ở Thơ văn Nguyễn Khuyến, một tập sách đầy đủ nhất về tác giả từ truớc đến gần đây, các tác phẩm trong đó căn cứ vào nguồn tư liệu nào, đã giới thiệu được hết tinh hoa tác giả chưa?

    Còn biết bao nhiêu ẩn số!

    Và một khi chưa thấu hiểu cuộc đời, chưa tiếp xúc với toàn bộ tác phẩm của nhà thơ, thì làm sao có thể nhận định, đánh giá tác giả được đầy đủ?

    Thừa hưởng kết quả của những công trình đi trước, tập sách Nguyễn Khuyến - tác phẩm ra đời trong dịp kỷ niệm 150 năm sinh nhà thơ, cố gắng thêm một bước nữa để giải một phần những ẩn số ấy.

    A. NGUYỄN KHUYẾN – CUỘC ĐỜI

    Từ một thế kỷ nay, sách vở vẫn chép tên nhà thơ là Nguyễn Khuyến. Nhưng nhân dân thường gọi theo cách tôn trọng, kiêng húy là Tam nguyên Yên Đổ hoặc Hoàng , do ghép học vị Tam nguyên - Hoàng giáp, với tên làng xã quê hương ông, làng (tên chữ là Vỵ Hạ), xã Yên Đổ, huyện Bình Lục (nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ninh).

    Nhà thơ nguyên có tên Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn (một ngọn núi cao, đẹp trong huyện); khi thi cử, thành đạt mới đổi ra Nguyễn Khuyến, tự Miễn chi (nghĩa là Gắng lên, do chữ Khuyến mà ra)…

    Ông sinh ngày 15-2-1835 (túc 18 tháng giêng năm Ất Mùi, Minh Mệnh thứ 16).

    Ông xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, hai bên nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Bên Nội quê gốc ở vùng Treo Vọt, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh (nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh), di cư ra Yên Đổ, cho đến đời nhà thơ đã được năm trăm năm. Thời Lê trung hưng, cụ tổ bảy đời Nguyễn Khuyến làm quan nhà Mạc, được phong đến Quang Lượng hầu. Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, đỗ tiến sĩ, làm quan đến hiến sát sứ Thanh Hóa. Ông thân sinh nhà thơ là Nguyễn Liễn , vẫn theo đòi nho học, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Cụ Liễn là người hào phóng “khách khứa, bạn bè thường đầy nhà”, tính lại thích rượu, “cao hứng uống say, lại lấy ca hát ngâm vịnh làm vui”. Văn cụ viết tự nhiên, hồn hậu, không ưa trau chuốt. Hình như cả đời cụ không có thước đất tư cắm dùi, nhiều phen đi ngồi dạy học, nay Nam Xang, mai Thanh Liêm, Nho Quan (tên huyện, nay đều thuộc tỉnh Hà Nam Ninh) để kiếm sống. Mãi năm 1843, dân làng Vị Hạ mới làm nhà đón cụ về ở xứ Vuơn Bùi để dạy học cho con em trong vùng. Thanh bạch, giản dị, trọng đạo lý, tính tình hào phóng, cuộc sống ấy, tính cách ấy của cụ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau này.

    Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thi Thoan, quê làng Văn Khê, tục gọi làng Ngồi, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên (nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh). Tổ bảy đời cụ Thoan là Trần Hữu Thành, quê gốc ở xã An Hạ, huyện Đại An, tỉnh Nam Định (nay thuộc xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh). Cụ đỗ tiến sĩ triều Lê, làm quan đến giám sát ngư sử, sau chạy loạn lên Vãn Khê, lấy một bà thiếp, và để lại một chi con cháu ở đây. Ông ngoại nhà thơ là Trần Công Trạc, đỗ sinh đỗ (tú tài) thời Lê mạt. Cụ gả con gái thứ tư cho ông Liễn và tạo điều kiện cho con rể mở trường học ngay ở Hoàng Xá. Chính Nguyễn Khuyến đã cất tiếng chào đời từ trong một ngôi nhà hướng Đông, trông thẳng ra núi Quế, cách vài ba dặm đường chim bay.

    Bà mẹ Nguyễn Khuyến, theo như nhà thơ kể lại trong Gia phả, đáng là một bậc nữ lưu mẫu mực trong khuôn khổ xã hội cũ: “Tính tình đoan trang, trầm tĩnh, thuần hòa”, lại rất mực thương người, mọi việc nữ công gia chánh đều thông thạo. Cả một đời bà chịu thương chịu khó phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm chỉ làm lụng, có lúc phải bán cả tư trang, may thuê, vá mướn kiếm sống, để khuyến khích và nuôi chồng, con ăn học, thi cử.

    Năm 1843, khi cậu bé Thắng đã 8 - 9 tuổi, mới theo gia đình trở về quê cũ.

    Có lẽ thuở nhỏ cậu bé Thắng học cha. Năm 1852, anh lấy vợ, và đi thi hương lần thứ nhất cùng với cha, song không đỗ. Ngay năm sau, địa phương có dịch thương hàn, anh khóa Thắng mắc bệnh suýt chết. Cha và em ruột, bố mẹ vợ cùng nhiều họ hàng thân thuộc đều qua đời vì con dịch bệnh khủng khiếp ấy. Gia đình anh khóa Thắng càng lâm vào cảnh “tiêu điều, xơ xác, đời sống ngày càng đói rét”. Bà mẹ phải may thuê vá mướn lần hồi, còn anh thường phải “sách đèn nhờ bạn, một ngày học mười ngày nghỉ. Lòng nhân ái bao la, gương đảm đang, chịu thương chịu khó của bà mẹ, đặt biệt là chí quyết tâm thúc đẩy con trai học tập thành tài, đã có tác động rất lớn tới anh khóa Thắng.

    Từ năm 1854, anh phải nối lại nghề cha đi bảo học để lấy lương ăn, lần luợt ở Lạng Phong (huyện Nho Quan), Kỷ Cầu (huyện Thanh Liêm)..., vừa lần lượt học các ông Giáo thụ Nho quan là Phạm Mỹ, Đốc học cử nhân Hoàng Kim Chung ở Phú Khê huyện Ý Yên, Tri phủ bị cách là cử nhân Trần Duy Vỹ ở xã Vũ Bản (nay thuộc xã Vũ Bản, huyện Bình Lục). Song, ba khoa thi hương tiếp theo 1855, 1858, 1861, anh đều bị trượt.

    Nghĩ tôi lại gớm cái mình tôi,

    Tuổi đã ba mươi kém một thôi...

    ...Bốn khoa hương thí không đu cả,

    Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi.

    là những câu thơ anh làm tức cảnh vào độ ấy. Có lúc, ông khóa Thắng đã nản đường khoa cử, định chuyển nghề dạy học hẳn để kiếm sống và nuôi gia đình, thì được người bạn Vũ Văn Báo nhận chu cấp luơng ăn và khuyên đến cùng học với cha mình là tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (túc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh ngày nay). Bà mẹ ông cũng ân cần, nghiêm khắc khuyên con chớ thoái chí. Do vậy, khoa thi 1864 ông mới dỗ cử nhân đầu trường Hà Nội. Tiếp theo, ông giải Thắng thi Hội các khoa 1865, 1868 đều bị trượt. Ông ở lại Huế, vào học Quốc tử giám, ân khoa năm 1869 lại trượt. Cho đến khoa năm 1871, mới liên tiếp đỗ đầu thi Hội, thi Đình, khi ông đã 37 tuổi.

    Dưới triều Nguyễn, cho đến đó mới chỉ có hai người đỗ Tam nguyên (đỗ đầu cả ba kỳ thi), thì Nguyễn Khuyến là một. Nhưng khác với Trần Bích San (quê ở Vy Xuyên, Nam Định) liên trúng, Nguyễn Khuyến phải lận đận gần ba mươi năm trời đèn sách, với chín khóa lều chõng, thông thường mỗi khóa cách nhau ba năm. Trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến, đó là một cố gắng phi thường. Đâu phải con đường khoa bảng là hanh thông đối với ông(!).

    Tuy chưa đến nỗi quá trắc trở, song sự nghiệp công danh của ông cũng không phải hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Trong khi Nguyễn Khuyến đang còn giùi mài kinh sử, thì năm 1858 quân Pháp nổ phát súng xâm lược đầu tiên vào bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), sau đó quay vào đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862), rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây (1867). Triều Nguyễn đứng đầu là Tự Đức, ngày càng mục nát, ươn hèn, từng bước thỏa hiệp, đầu hàng giặc. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Nguyễn Khuyến bước vào hoan lộ, con đường duy nhất đối với một trí thức phong kiến muốn đem sở học ra phò đời, giúp nước. Đầu tiên, ông được bổ làm ở sử quán trong triều; năm 1873, ra làm đốc học Thanh Hóa, rồi thăng nhanh lên án sát tỉnh ấy. Đó cũng là lúc Pháp mở rộng đánh chiếm bốn tỉnh Bắc Kỳ lần thứ nhất, trong đó có quê hương ông. Trong Nghệ - Tĩnh, cuộc khởi nghĩa Trần Tấn 1 Đặng Như Mai đã bùng nổ mạnh mẽ nhằm chống giặc Pháp xâm lược, cùng bọn đội lấy Thiên chúa giáo làm tay sai cho giặc, và cả triều Nguyễn đầu hàng thỏa hiệp. Với trách nhiệm là một trong ba quan đầu tỉnh Thanh, năm 1874, ông phải mang quân chặn quân khởi nghĩa (mà sử cũ gọi là Nghệ phỉ) phạm vào tỉnh Thanh ở vùng Tĩnh Gia, Nông Cống. Đúng lúc ấy, bà mẹ ông mất tại tỉnh đường Thanh Hóa. Ông phải nghỉ 3 năm về quê cư tang mẹ.

    Hết tang, ông vào triều giữ chân biện lý bộ Hộ, năm 1877 lại ra làm quan ngoài, giữ chức bố chính Quảng Ngãi. Dạo đó, tỉnh này luôn bị đại hạn, dân tình đói khổ, loạn lạc tứ tung. Các viên quan đầu tỉnh như Trà Quý Bình, vừa già yếu, vừa trác táng, bất tài. Mình ông xoay xở sao nổi. “Đã không thực học phù đời loạn” (thơ Nhàn vịnh), Ông càng thấm thía với cái sở học rõ ràng là bất lực trước thực tế phũ phàng. Ngay năm 1877, các quan đầu tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có ông, bị triều đình đàn hặc và phạt lương vì tội không kịp thời “đảo vũ”, và không dẹp nổi loạn lạc. Năm sau 1878, tuần phủ và án sát đều bị triệt hồi. Trong dịp này ông lại bị giáng phạt và điều về sử quán.

    Bốn, năm năm làm Toản tu ở sử quán, từ 1879 đến 1883, vẫn sống trong cảnh thanh bần, lại thêm đau yếu, ông đã có tâm trạng chán ngán cảnh quan trường.

    Năm 1882, 1883, quân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Rồi Tự Đức chết (19-7-1883), quân Pháp tập trung đánh chiếm cửa biển Thuận An, cửa ngõ kinh đô Huế, bức triều Nguyễn phải ký hiệp ước Hácmăng (Harmand) ngày 25-8-1883, chấp nhận ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi đất nước ta. Nguyễn Khuyến đã được cử làm phó sứ, cùng với chánh sứ là tuần phủ Lạng - Bằng (Lạng Sơn - Cao Bằng) Lã Xuân Oai sang sứ Mãn Thanh, ông đã ra Bắc, nhưng chưa kịp qua biên giới, thì chuyến đi sứ ấy bị bãi. Ông lấy cớ đau yếu, xin tạm về quê duỡng bệnh, thì trung tuần tháng 12-1883 quân Pháp tiến công đánh chiếm tỉnh Sơn Tây. Các quan tỉnh ở đó đều bỏ chạy. Pháp thúc ép triều Nguyễn phải cử ngay quan lại mới để thiết lập bộ máy ngụy quyền ở đó. Nguyễn Hữu Độ, tay chân đắc lực của Pháp, lúc ấy đang làm tổng đốc Hà - Ninh, đề cử ông làm tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên , song ông không chịu đến để nhận chức.

    Giữa năm ấy, ông lại vào Kinh để vận động được chính thúc cáo quan về nghỉ. Mùa thu năm 1884 , ông trở về quê Yên Đổ, khi mới 50 tuổi.

    Tiếng rằng làm quan với triều Nguyễn từ 1871 đến 1884, song trong quãng thời gian ấy, ông đã ở quê cư tang mẹ 3 năm. Còn khoảng 10 năm, thì đến hai phần ba ông chỉ làm học quan và sử quan, những chức quan “lạnh” không dính dáng đến việc cai trị. Chính ông cũng khái quát chức trách của ông chỉ là viên quan “bỉnh bút” (Thùy ký tam triều bỉnh bút quan - Hạ nhật ngẫu thành).

    Từ 1884 cho đến khi mất, chỉ trừ một vài năm (khoảng 1891 - 1892) buộc phải lên Thái Hà ấp (Hà Nội) làm gia sư dạy con cả Hoàng Cao Khải là Hoàng Manh Trí. Còn đúng 25 năm, ông sống ở Yên Đổ trong cảnh thanh bần, khéo léo, nhưng cương quyết khước từ mọi thủ đoạn mua chuộc, chèo kéo của thực dân Pháp, thông qua bọn tay sai, giặc mồi ông ra cộng tác với chúng.

    Chính năm 1884 trở về nhà ấy là cái mốc có ý nghĩa quyết định cho việc hình thành tinh thần yêu nước của Nguyễn Khuyến, cho sự bộc lộ nhân phẩm Nguyễn Khuyến, khi ông cương quyết không màng đến danh lợi mà lúc ấy thực chất là làm chó săn, chim mồi cho giặc, lại cũng là thời gian ông có điều kiện trở lại chan hòa, đồng cảm với cuộc sống cơ khổ và thân phận mất nước của bà con làng xóm.

    Chính một phần tư thế kỷ về ở Yên Đổ này có ý nghĩa quyết định để nhà thơ trở thành bất tử, khi ông tiếp tục sáng tác khỏe và hay gấp nhiều lần một nửa thế kỷ trước đó.

    Ông thở hơi cuối cùng vào ngày 5-2-1909 (tức 15 tháng giêng năm Kỷ dậu), thọ 75 tuổi.

    *

    (1) Gia phả chép là Tấp, có lẽ do sao chép nhầm. Ở đây theo bia lại từ đường họ Trần ở Văn Khê.

    (1) Cuốn Văn thơ Nguyễn KhuyếnNguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất đều chép rằng: Hoàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị yêu Nguyễn Khuyến thông minh đem về nhà nuôi cho ăn học. Chúng tôi cho là không phải. Vì Gia phả và thơ văn Nguyễn Khuyến, cũng như cuốn Tự , và thơ văn Phạm Văn Nghị đều không thấy nói đến việc này.

    (2) Cuốn Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất chép: Nguyễn khuyến đỗ giải nguyên kỳ thi hương ở trường Nam Định. Không đúng. Thực ra, quê ông lúc ấy thuộc tỉnh Hà Nội, theo thể lệ thi cử thuở đó, ông phải thi hương ở trường Hà Nội. vả lại đỗ giải nguyên khoa ấy ở trường Nam Định là Trần Bích San.

    (1) Cuốn Thơ văn Nguyễn Khuyến chốp: Nguyễn Khuyến “đổi ra làm đốc học Thanh Hóa, rồi án sát Nghệ An không biết căn cứ vào đâu. đây theo Gia phả.

    (t) Đại Nam thực lục chép: “Tỉnh Quảng Nam ít mua đã bao tuần, quan tỉnh là bọn Trà Quý Binh, Nguyễn Khuyến lặng yên, không xin cầu đảo, đều phải phạt 9 tháng lương” (tập 34 trang 36).


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Phần tiểu sử trong Thơ văn Nguyễn Khuyến.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đọc thơ Nguyễn Khuyến. Xuân Diệu. Sách trên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Tiểu sử. Sách trên.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất.
     
    Last edited by a moderator: 7/10/15
    tducchau thích bài này.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P2
    B. NGUYỄN KHUYẾN - TÂM HỒN

    1. Những nỗi lòng riêng tư khi lều chõng, lúc cân đai.

    Trước khi tìm hiểu sâu thêm về một thời kỳ Yên Đổ ấy, hãy trở lại một chặng đứng trước đó mà bấy nay ta chưa có điều kiện tìm hiểu. Hàng trăm tác phẩm Hán và Nôm mới được phát hiện, có đủ chăng để lấp một mảng quan trọng trên dưới ba mươi năm đầu của đời thơ tác giả? Quãng đời thơ ấy bắt đầu từ lúc nào, từ những vần thơ nào?

    Chắc anh khóa Thắng làm thơ khá sớm. Vì cha anh, cụ Mền Liễn rất thích ngâm vịnh, nhất là khi chuếnh choáng hơi men. Lại vì, không biết từ đời nào, ở Vy Hạ đã có tục lệ thi thơ hằng năm. Thơ ai hay, thì ngoài giải ra, tác giả còn được vinh dự cùng các bậc kỳ lão trong làng “nếm rượu tường đền” ở phiên chợ Đồng cuối năm, để chọn rượu ngon cho làng lễ Thánh. Lại được biết, năm 18 tuổi, anh khóa Thắng cưới vợ, bà vợ tào khang “thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng”. Song trước cuộc hôn nhân chính thức đó, anh khóa đã yêu, yêu một cô khác, cô Nguyễn Thị Thục. Cô là con một ông cai tổng giàu có, được sắc bá hộ, (tục gọi là cụ Bá già), người xóm Đông, cùng làng. Nhưng gia đình ông Bá già không chịu gả con gái cho anh. Có lẽ vì chê anh khóa nhà nghèo, lại chưa nên danh phận. Đó là bối cảnh của mấy bức thư tình Gửi người con gái xóm Đông. Vậy thì chậm nhất là từ thuở đó anh khóa Thắng đã có thơ. Và nếu căn cứ vào đề tài của tác phẩm, vào độ chín của suy nghĩ va khẩu khí qua ngôn từ, thì dường như tác phẩm đầu tay của anh là thơ nôm. Qua những bài thơ đầu tay ấy, cứ hiển hiện lên những đoạn đời, những mẩu tâm tình một anh khóa nghèo long đong kiếm sống, lận đận lều chõng, và hãy còn hồn nhiên, vô tư lắm với cuộc đời.

    Trên kia, đã phác qua đôi nét gia cảnh nhà thơ. Cảnh tình ấy càng đậm nét ở những vần thơ than nghèo của tác giả. Có nhà thơ đôi khi cứ cường điệu cảnh khổ đời mình cho thêm phần thi vị. Còn nỗi nghèo anh khóa Thắng là nỗi nghèo thực sự. Vì tài sản cơ bản ở nông thôn là sào ruộng, thước vườn. Ruộng, thì cho đến nay chưa có chứng cứ gì là nhà anh nhiều ruộng. Còn vườn, thì cũng “một mảnh vườn hoang bán sạch rồi”. Mà nếu có chút ít ruộng đất, thì ở cái đất Bình Lục chiêm khô, mùa thối, sống ngâm xương, chết ngâm da ấy, hỏi hạt ngũ cốc sống người có được là bao? Vay nợ, thì “Lãi mẹ, lãi con sinh đẻ mãi”. Lại còn cái nạn “Vợ quen dạ đẻ cách năm đôi”, tai vạ cho những ai nghèo túng. Cái vốn liếng gần như duy nhất là bán chữ kiếm ăn lần hồi. Mà cho đến thời nhà thơ, khi người ta có thể bỏ tiền một ngàn quan mua hàm cửu phẩm, gấp 10 lần thế thì được lục phẩm thì việc học hành có phần rẻ rúng lắm rồi, đến nỗi nhà thơ phải chua chát:

    Bể thánh mênh mông nhờ cái ốc

    Rừng nho lai láng bắt con ong

    (Học trò phụ công thầy)

    Bởi vậy, những vần thơ than nghèo của ông, cay đắng thực lòng lắm. Có nói ngông một chút:

    Quyết chí phen này trang trải sạch

    Cho đời mặt cái thằng tao

    (Than nghèo)

    (1) Theo tài liệu ông Nguyễn Đức Trung, chắt rể nhà thơ, quê ở Vy Hạ, thì nhà tác giả không có ruộng tư, và chỉ làm một mẫu “ruộng làng vào”. Đó là số ruộng của làng đua vào nhà thờ Nguyễn Tông từ thời ông Nghè Mại. Hàng năm, các cụ trong làng vào chúc tết, gia đình dùng một phần hoa lợi này để khoản đãi.

    (2) Theo Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim.

    Chẳng qua là để cho ra vẻ, để che bớt nỗi cay đắng mà thôi.

    Buồn bực đấy, chua xót đấy, nhưng dù sao mới chỉ là quanh quất với riêng mình, cho riêng mình. Chưa thấy một bóng hình của cảnh sống chung quanh chắc rằng cũng khốn quẫn, đói nghèo như thế, và gấp nhiều lần như thế, ánh vào thơ ông, dù chỉ là thấp thoáng.

    Một nỗi cay đắng khác của anh khóa Thắng thời này. Xưa có câu: “Tiếu tự văn nhân lạc đệ thi”, để nói cái cười gượng gạo lấp liếm nỗi tủi hổ, chua xót của anh học trò thi trượt. Tính ra anh khóa Thắng, ông cử Thắng dự tất cả 9 khoa thi, thì 7 khoa “không đâu cả”. So với Tú Xương, đâu có kém. Song Tú Xương - như ta đã biết - không giấu nổi vẻ cay cú “đau quá đồn ghen, rát hơn lửa bỏng, hổ bút hổ nghiên, tủi lều tủi chõng” (hỏng khoa Canh ), Nguyễn Khuyến, không hề có cái giọng điệu ấy. Nhiều lắm cũng chỉ đến thở than “Bốn khoa hương thí không đâu cả” (Than nghèo), hoặc “Công danh nửa kiếp vẫn lênh đênh” (Đề lưỡng trạng nguyên từ). Vì ông thuộc loại tâm tính thuần hòa chăng? Có thể. Nhưng có lẽ còn do một cái gì khác nữa. Kể ra, sau khi giật được cái cử nhân đầu bảng, ông có thể ra nhận một chức quan nhỏ, xoàng cũng là tri huyện. Trước mắt có thể tạm mát mày mát mặt, rồi lần lượt từng nấc thang danh vọng, vẫn có thể leo lên Tổng đốc, Thượng thư như ai. Song ông cử Thắng nhà vẫn nghèo, vẫn cứ tiếp tục sôi kinh, nấu sử, vẫn cứ đeo đẳng hết khoa này đến khoa khác tiếp theo, kỳ cho giật được cái học vị vào loại cao nhất đương thời. Chí ông là ở chỗ:

    Cưỡi gió giương vây lên cửa

    Xông mây rẽ gió động vừng trăng

    kỳ cho đến khi:

    (1) Tú Xương đi thi 8 khoa thi hương chỉ có một khoa đỗ tú tài. 32

    Gặp hồi rồng mây cao chót vót

    Đã lên, lên bổng tít bao chừng

    (Cá chép vượt đăng)

    Một niềm tự tin, một chí kiên trì đáng kể.

    Xưa nay các bậc tài tử, đa tài, thường cũng đa tình. Chưa nghe thấy những câu chuyện phóng lãng ở anh khóa Thắng. Tuy nhiên, anh cũng đã từng phen thổn thức vì mối tình đầu không thành, từng phen sửng sốt với “gánh tương tư” xưa cũ của mình nay đã thành một ni cô; từng phen xúc động trước cảnh một cô tiểu ngủ ngày, một bức tranh tố nữ... ở những bài thơ này, tác giả đã có cách nhìn, cách khai thác vẻ đẹp trần tục của đối tượng na ná như Hồ Xuân Hương. Có một sự trùng hợp về đề tài giữa hai người. Nữ sĩ họ Hồ có hai bài Tranh tố nữThiếu nữ ngủ ngày. Nhà thơ Yên Đổ cũng có hai bài Đề tranh tố nữ, và Bỡn tiểu ngủ ngày, ở Hồ Xuân Hương rừng rực những khát khao quyền sống, trong đó có quyền sống nhục thể. Còn ở Nguyễn Khuyến chỉ thấy cái âm hưởng hồn nhiên, phóng khoáng của ca dao, cái phong vị bỡn cợt hóm hỉnh dân dã của truyện tiếu lâm. Hồ Xuân Hương “trách người thợ vẽ khéo vô tình”, vì “còn thú vui kia sao chẳng vẽ?”. Nguyễn Khuyến có sẵn cái thấu kính của nhà thơ dân gian, như không thắc mắc lắm về “cái thú vui kia”, mà còn góp phần tô đậm thêm cho bức tranh thêm có hồn, có chiều sâu, hóm hỉnh mà ý nhị:

    Người xinh cái bóng tình tinh cũng...

    Một bút, một thêm, một diễm tình (1)

    Trong khuôn khổ lễ giáo phong kiến, sự trần tục đã là một cái gì phải kiêng ky. Huống chi lõa thể là một biểu hiện cao độ của sự trần tục. Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt

    (1) Ca dao; Nguời xinh cái bóng cũng xinh

    Người giòn, cái tỉnh tình tinh cũng giòn.

    ngoài vòng kiểm soát. Còn các nhà nho, đến như Nguyễn Du đã là bạo lắm, khi trực tả nàng Kiều tắm:

    ràng trong ngọc, trắng ngà

    Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

    Nguyễn Khuyến khi còn là anh khóa, cũng có khi là ông giải nguyên rồi cũng nên, đã dám đặc tả, đặc tả cảnh “Gái rửa... bờ sông” với cả một mảng bóng hình phô ra cùng non nước:

    Bao nả giang sơn một cắp tròn,

    Nghìn thu be tát vẫn không mòn.

    Biết chăng chỉ ông

    Mỉm mép cười thầm với nước non!

    Nếu như văn học sử coi những loại thơ ca có giọng điệu dân dã, trần tục, gần với cuộc sống tự nhiên như thế là có ý nghĩa phản phong nhất định, thì Nguyễn Khuyến lúc này bên ngoài nhất định còn mang cái vẻ “y tề, quan chỉnh, củ bộ, quy hành” cố hữu của một nhà Nho, nhưng cửa sổ tâm hồn nhà thơ đã có một cánh hướng về phía dân dã đó. Tuy nhiên cái cười cợt ở những vần thơ thời này của tác giả còn ít ý nghĩa xã hội, đôi khi còn hơi quá mức như là nhẫn tâm (Đùa người đàn khóc con, Gái góa than lụt).

    Nhìn chung so với thơ nôm, thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến vẫn chiếm một khối lượng lớn hơn nhiều lần. Và đó cũng là nơi tác giả ký thác nhiều tâm tư hơn. Ở thời gian trước khi về Yên Đổ cũng vậy.

    Thời gian này, dường như tác giả làm thơ chữ Hán nhiều từ khi đã đỗ cử nhân trở đi. Chùm thơ hành trình bốn mươi bài như là một tập nhật ký thơ đi đường, ghi lại những địa danh, những cảnh quan nơi tác giả đi qua, chiêm ngưỡng. Từ bến sông Hàm ở xứ Đông đến núi Mông, Quảng Ngãi.

    Cảnh vật vào thơ ông, từng mảng, từng khối, còn ít những góc cạnh sắc sảo, sinh động. Nếu xóa đề bài thơ đi thì có thể dùng vào cảnh tương tự nào cũng được:

    Bóng non khói loãng dường như vẽ

    Nét đá sương thưa chút gày

    (Núi Ngọc Nữ (1)

    Cảnh, đúng là cảnh đã đi qua. Song tâm hồn nhà thơ chưa đạt được độ hòa quyện vào đó. Tuy nhiên, mỗi bước đường ghi lại trong thơ đôi khi cũng thổ lộ tâm trạng nhà thơ ở những thời điểm khác nhau. Ngao ngán về nỗi “Công danh nửa kiếp vẫn lênh đênh”, khi đi qua đền thơ Hai Trạng nguyên ở Hà Tĩnh. Cảm hoài trước cảnh bể dâu hưng phế của các triều đại khi qua cầu Bố Vệ, Thanh Hóa để mà “Bá vương sự thể gác ngoài tai”. Chợt lúc nào đấy đã nảy ý tưởng muốn lui gót, chẳng muốn dấn thân vào con đường công danh gió bụi làm gì, nhưng còn tiếng gọi trách nhiệm đối với một sĩ phu:

    Phải đâu lòng chẳng muốn về

    Yên thân tạm bợ bề khó coi

    (Trên đường Phong Doanh gặp mưa)

    Và theo tiếng gọi đó, “Mưa nguồn, khói núi lồng đâu quản” (Đóng quân đêm ở núi Mông), nhà thơ có lúc đã trở thành “ông tướng” cầm quân xông pha lam sơn chướng khí.

    Thơ đề vịnh của tác giả trong thời này còn có loại Cảnh vật không gắn với một địa danh cụ thể nào. Đêm thu trên núi, Bóng hoa dưới suối xuân, Tiếng ve kêu, Tiếng suối reo, Cỏ tóc tiên, Hoa bông bụt..., những cảnh, vật đó đi vào thơ nguyễn Khuyến như những bức tĩnh vật, tranh sơn thủy, không ở một đâu cụ thể, mà như ở đâu cũng có. Con thuyền về bến buổi chiều trong cảnh “ua úa ráng mơ khơi sóng nước; Lay phay gió

    (1) Để cho phần tiểu luận được nhẹ nhàng, chúng tôi chỉ trích theo thơ dịch.

    nhẹ loãng chiều suông”. Tiếng suối reo trong núi vắng: “Trầm bổng sênh ca chim hót họa; Dập dìu khe nước cá ra theo”. Không thiếu những âm thanh dìu dặt, những sắc màu lộng lẫy. Cũng có những phát hiện tinh tế. Đây đó đôi ba tâm trạng hàm ngụ trong cảnh vật. Lúc phong vân gặp hội “Như chim bằng vút lưng trời; Dập dìu nhạc nhã chơi vơi mây vang” (Cánh diều). Lúc đã chán ngán cho “Tình đời lên xuống nước đầy vơi” (Đi thuyền)

    Tuy nhiên, tất cả mới chỉ gợi cho ta một cảm giác đó là những bức ký họa còn dáng dấp sách vở của một họa sĩ thực tập lấy tài liệu, nếu như ta nghĩ đến sau này tác giả được mệnh danh là một nghệ sĩ của “quê hương làng cảnh Việt Nam”.

    Ta cũng không thể không điểm ở đây một số bài trong số trên tám chục bài thơ vịnh sử (cả sử ta và sử Tàu) mới được phát hiện, dễ làm cho ai quen thưởng thức thơ Nguyễn Khuyến đã công bố trước đây không khỏi ngỡ ngàng. Vì sự khác lạ về đề tài, về xúc cảm thẩm mỹ, cũng như về ngôn ngữ thi ca. Song chớ quên rằng Nguyễn Khuyến đã có thâm niên năm, sáu năm, nghĩa là quá nửa cuộc đời làm quen, làm quan soạn sử. Làm thơ vịnh sử đối với tác giả chỉ như viết bút ký lịch sử bằng thơ về những nhân vật, những sự kiện lịch sử mà mình tâm đắc.

    Đối tượng phản ánh trong thơ vịnh sử không phải là một thực tại khách quan hiện hữu, là cái tôi trữ tình, mà là một nhân vật, một sự kiện đã định hình trọn vẹn trong lịch sử. Nhà thơ tái hiện nó trong tác phẩm không được thêm thắt đã đành, mà còn phải bảo đảm tính chính xác đến từng chi tiết. Xúc cảm thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ của tác giả chỉ có thể được biểu

    (1) Lời giới thiệu này được viết trên cơ sở những tác phẩm Nguyễn Khuyến đã thu thập được. Vì khuôn khổ cuốn sách có hạn nên chưa thể in được hết. Do đó, có thể có những trích dẫn thuộc các tác phẩm chưa đưa trong sách này, tuy không nhiều.

    (2) Sách này chỉ mới giới thiệu một số bài tiêu biểu.

    lộ gián tiếp qua sự lựa chọn đề tài, khai thác chi tiết, và trực tiếp là thái độ biểu cảm của tác giả. Và tuy là tái hiện quá khứ, song bằng những thủ thuật trên, tác phẩm vẫn có ý ẩn dụ, hoặc ám dụ, tạo nên sự liên tuởng tới thực tại đương thời. Thơ vịnh sử của Nguyễn Khuyến là như thế.

    Ở cái thời Tự Đức, vua đớn hèn, bày tôi nịnh bợ, bất tài, chế độ phong kiến suy đốn đến cùng cực, phản bội quyền lợi dân tộc khi nó từng bước đầu hàng giặc, cam tâm làm tay sai cho chúng. Tất nhiên, những điều đó Nguyễn khuyến chưa thể ý thức rành mạch được, với tư cách là một trí thức phong kiến. Song ông có thể cảm nhận được bằng cảm quan nhậy bén của người nghệ sĩ dưới góc độ người dân lo nước. Bởi vậy, việc Nguyễn Khuyến chọn đả kích một tên vua Tàu xa xỉ, dâm đãng, để mất nước, như Trần Hậu chủ, thanh minh cho Lương Vũ đế cần cù, thanh bạch, tận tụy hy sinh thân mình giữ nước, mà vẫn bị các nhà nho chê trách..., thì kể cũng là điều có ý nghĩa. Cũng không phải ngẫu nhiên mà tác giả ca ngợi một bày tôi phụ chính kiên trung, tài cán như Tô Hiến Thành. Càng không phải ngẫu nhiên mà những vần thơ vịnh sử hào hùng nhất của ông, dạt dào một niềm tự hào dân tộc chính đáng lại dành cho việc ca ngợi các vị anh hùng dân tộc lẫy lừng trong lịch sử Phù Đổng thiên vương, bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi..., đã “làm cho lũ giặc nhãi ranh mãi mãi biết đến tài sức anh hùng” (Vịnh Trần Hưng Đạo). Hoặc bài Văn tế Nguyễn Tri Phương, sắc nhọn tính chính luận, dạt dào niềm đồng cảm, ca ngợi một tấm gương nghĩa liệt đương thời, vì nước hy sinh không đội trời chung với giặc. Lại càng không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ tỏ nỗi đồng cảm sâu sắc với Nhạc Phi, một danh tướng thời Nam Tống (Trung Quốc), đã nêu cao ngọn cờ chủ chiến chống xâm lược, bị gian thần Tần Côi hãm hại để “Trăm năm nhân thế còn mang hận” (Vịnh Nhạc Mục). Nỗi lòng trắc ẩn, thông cảm của tác giả đối với những con người có tài, có đức như Giả Nghị mà không gặp thời vận, không gặp minh chủ, có cái gì như vận vào mình khi ông viết “Phượng suy, ký khuất chung do cổ” (chim phượng phải suy yếu, ngựa hý phải chùn, bây giờ cũng như trước vậy).

    Nhiều tâm trạng khác của tác giả còn trực tiếp bộc lộ trong chùm thơ mười bài Nhàn vịnh, ba bài Tập cổ, mà có nhiều khả năng là ông làm khi từ Quảng Ngãi phải điều về triều giữ chân toản tu Sử quán. Buồn bực cho cái tình cảnh phải nhận một chức vụ bất đắc dĩ: “Trước thuật gì đâu, nhác với nhàn”, để mà không giấu giếm sự mai mỉa:

    May mắn ba sinh mặc rảnh rang
    Hàn
    lăm hai hận, lộc dâu xoàng

    (Nhàn vịnh 10)

    Như ta đã thấy và sẽ thấy, Nguyễn Khuyến rất thành thực với lòng mình. Bao năm kinh sử dùi mài, thi cử thành đạt, những bậc sĩ phu chân chính đều mong muốn góp phần kinh bang tế thế, giúp dân giúp nước. Song tất nhiên phải có điều kiện có vua hiền minh, để biết người mà trọng dụng. Đằng này, nhà thơ phải thốt lên “An tri bất ngộ Đường Ngu thánh” (Biết đâu lại không gặp vua thánh đời Đường Ngu?). Như thế cũng có nghĩa là đương thời đâu có “vua thánh”. Cho nên, tác giả xót xa;

    Tài mọn khó dừng cơn loạn nước
    Chức
    hèn khôn gánh việc lo dân

    (Nhàn vịnh 1)

    Lại còn những điều “bẻ bai” của bọn “én sẻ” chung quanh. Mà cuộc sống riêng tư của ông, đâu có được gì là mát mặt. Đường đường một vị triều quan mà cứ vẫn;

    Nghèo ốm lâu nay cứ quấy ta
    Loay
    hoay khôn cách gỡ cho ra,

    (Nhàn vịnh 4)

    Thế mà Nguyễn Khuyến lại là con người phẩm cách cứng cỏi “Chẳng biết xu thời cách thế nào?”, một con người luôn có ý thức tự rèn luyện mình cho vẹn toàn lương tâm, danh dự sao cho “chẳng thẹn cùng người, hổ với trời”. Ông sử quan Tam nguyên chỉ còn cách “Đóng cửa... sửa thân” mà mặc kẻ khác “bon chen đường thế lợi”.

    Đời muôn sự chẳng vừa lòng
    Cố
    lui gót một mong hai chờ.

    (Tập cổ)

    Đó là gì, nếu không phải là một tâm trạng bất đắc chí, nếu chưa muốn nói đến bất mãn. Và rõ ràng ý muốn cáo quan đã nảy sinh ở ông không phải chỉ từ cái thời điểm 1883 khi Tự Đức chết, khi giặc Pháp đã chiếm được cả nước ta, mà đã từ lâu trước đó, ít ra cũng trong khoảng mấy năm cuối ở sử quán. Thế đấy!

    Cho đến nay, ta chưa thấy ở Nguyễn Khuyến thời nầy những vần thơ đút ruột lo thương cho đất nước qua từng nấc giặc “leo thang” cướp nước ta, như ở nhiều sĩ phu yêu nước cùng thời. Như thế không có nghĩa là Nguyễn Khuyến quá vô tình với cơn quốc biến đau thương vào bậc nhất trong Lịch sử Việt Nam, mà ông là người chứng kiến. Vào Kinh lần cuối để lĩnh chỉ về nghỉ, ông thổn thức:

    Nước non canh cánh đầu đã bạc
    Đòi
    việc mung lung mắt lại nhòa

    (Thượng kinh hậu chỉ quy tắc)

    Rõ ràng, những tài liệu mới phát hiện cho ta thấy được nhiều nỗi đau cho mình và đau cho đời ở Nguyễn Khuyến. Nó góp phần cắt nghĩa cái căn do nhiều cạnh góc khiến Nguyễn Khuyến cương quyết lui về Yên Đổ, trong một tâm trạng buồn đau, chống chếnh, đến lặng người:

    Mười năm gió bụi trở lại nhà
    Tóc
    đã sương pha, mắt lại nhòa.
    Ngọn trúc ngỡ ngàng nơi ngõ ,
    Cánh hồng tức tưởi đám mây xa.
    Cổng reo trẻ đón: ông về đó!
    Gậy chống già chào: bác đấy a?
    Biết nói đây, vin cửa lạnh
    Canh
    khuya sương đẫm bóng trăng .

    (Hoàn gia tác)

    Mười năm làm quan đối với nhà thơ, nếu có gì đáng giá thì chỉ như là một đợt dài ngày thâm nhập rộng rãi, sâu sắc vào cuộc sống, để có thể cảm nhận được mọi mặt của nó, trong đó có phía trái của bước thang danh vọng. Cũng vậy, hai ba chục năm giùi mài kinh sử, lận đận lều chõng, chỉ là một dịp trau giồi kiến thức cho rộng, cho sâu. Từ những vần thơ nôm tuy đã đượm vẻ hóm hỉnh tài hoa, nhưng mới chỉ than vãn, cười cợt cho riêng mình, đến những bài thơ Hán uyên bác, sách vở, và ngày càng điêu luyện, ký thác đôi ba tâm trạng, nếu đặt tách ra, thì y như hai dòng thơ riêng biệt. Song thực ra đó chỉ là những chặng nối tiếp của một tài năng, với những khuynh hướng không giống nhau, mà nếu chỉ dừng lại ở đây thì dễ được đánh giá bình thường và rất dễ lẫn vào nhiều nhà thơ khác. Bởi vì đó chỉ là một tâm hồn gần như khép kín. Không nên lấy việc có trực tiếp tham gia kháng chiến hay không làm tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá nhà thơ. Song nói rằng, nhà thơ “không có điều kiện tham gia kháng chiến”, e cũng không thuyết phục. Có điều khá rõ, trong cơn quốc biến có một không hai ấy, người ta thấy hồn thơ Nguyễn Khuyến cho đến lúc này như còn vẩn vơ ngoài cuộc. Hành động cáo quan trở về, tuy có nhiều nguyên ủy, dẫu khách quan hay chủ quan, cũng là biểu lộ thái độ không cộng tác với giặc và bè lũ tay sai. Song xét cho cùng thì hành động đó vẫn còn ở trong khuôn khổ “xuất - xử, hành - tàng" kiểu một Bá Di, Thúc Tề nào đó, mới chỉ là một cách “độc thiện kỳ thân”, giữ cho trong sạch lấy riêng mình, ở một nhà Nho.

    Tuy nhiên, chính cái mốc Trở về Yên Đổ ấy lại có ý nghĩa tiền đề và quyết định cho tâm hồn và tài năng nhà thơ phát triển đột biến, khi người công dân Nguyễn Khuyến hòa nhập với nhà thi sĩ Yên Đổ, khi mà chặng đường thơ sau tiếp nhận được mọi thành quả của chặng đường thơ trước để trở thành một tài năng đa dạng, đa diện hiếm có.

    2. Một tâm hồn vơ vất, buồn thương.

    Qua mấy trăm bài thơ Nguyễn Khuyến sáng tác thời đã trở về Yên Đổ, toát lên một không khí lạnh lùng, u uất, dằn vặt, một tâm trạng cô đơn, buồn khổ. Không kể những bài cảm hoài, tự thuật, thù tặng bạn hữu, trực tiếp thể hiện tâm sự nhà thơ, ngay cả những bài tả cảnh, tả vật cũng man mác những màu sắc lạnh lẽo, khoắc khoải, những âm điệu cô liêu.

    Thời kỳ trai trẻ và làm quan, không hề thấy men say trong thơ ông. Có chăng, chỉ khi “Rảnh việc nghiêng bầu chuốc bạn văn” (Nhàn vịnh). Còn thời Yên Đổ, men rượu tỏa bốc tới trăm bài. Không phải chất men sảng khoái, phóng lãng. Càng không phải chất men cuồng ngông, bất đắc chí. Mà là chất men, nồng độ men làm cho ngấm lịm, nẫu ruột, nẫu lồng. Nguvên ủy của sự say này, nói cho đúng là muốn cho say, ở nhà thơ Yên Đổ chính là một khía cạnh biểu lộ nỗi buồn phiền não nuột, triền miên trong tâm hồn tác giả.

    Khổ hận sở cầu thiên nhật túy

    (Ký Khắc Niệm Dương niên ông)

    Thì ra ông đau khổ, căm giận không biết trút vào đâu, phải tìm đến cái say triền miên nghìn ngày.

    Cùng thời đại, Tứ Xương có nỗi buồn của Tú Xương. Trong đó có phần buồn bất đắc chí, trọn đời không giật được mảnh khoa danh. Nguyễn Khuyến đã đạt tới tuyệt đỉnh khoa bảng, quan đến tam phẩm triều đình. Song ông đã rũ phủi nó đi như mảy bụi. Thế tất ông chẳng buồn vì điều đó.

    Còn:

    Cảnh nghèo, mặt , thân thêm
    Người
    bệnh, hình trơ, hóng cũng trơ

    (Tự thuật II)

    Ông buồn vì thế chăng? Có. Song đó chỉ như thứ phụ gia làm cho nỗi buồn thầm kín trong tận đáy lồng ông, càng ngấm đau từng đốt ruột. Cái điều chính tạo nên bi kịch tâm hồn Nguyễn Khuyến là:

    Năng như ngoan thạch tri khổ
    Chỉ
    thị lương tâm thượng vị dân.

    (Nếu trơ như đá thì biết gì là khổ. Nhưng vì còn chút lương tâm chưa đến nỗi mất).

    (Khổ nhiệt)

    Cái “lương tâm” đó là gì?

    Nửa đời người mài miệt đèn sách, tưởng có thể đem sở đắc mà thi thố giúp dân, giúp nước. Song cay đắng thay, trước tình trạng suy đốn, bại liệt của triều Nguyễn, trước tình cảnh nguy vong của đất nước lúc ấy, ông có thể làm được gì?

    Vốn không thực học phù đời loạn
    Uổng
    chút danh đỗ đại khoa

    (Cận thuật)

    Hóa ra cái sở học trong quá nửa đời người chỉ là một thứ phù phiếm; bộ mũ áo đại khoa không gì khác là một thứ hư danh. Từ chiêm nghiệm thực tế chua xót ấy, ông đã phản tỉnh để mà xấu hổ cho mình, để mà đau khổ, tủi hờn, vì nỗi bất lực trước trách nhiệm. Đó là một lẽ.

    Một lẽ khác, Ngnyễn Khuyến là một trí thức; phong kiến. Đương nhiên, lẽ sống của ông là đạo Nho, với những tam cương ngũ thường khuôn vàng thước ngọc. Giá trị tinh thần đó, ông coi trọng hơn giàu sang vật chất nhiều lắm:

    Muốn mưu tìm sang giàu lúc này cũng dễ,

    Song giữ trọn được cương thường đ gặp mặt cha ông

    dưới chín suối mới thật khó.”

    (Tuế Đinh hợi,..)

    Đối với Nguyễn Khuyến, cái cương thường ấy đã trở thành đạo lý truyền thống. Bởi vậy ông mới viết:

    Muốn bỏ Thi Thư học Lão - Trang
    Cha
    ông nghiệp bỏ sao đang.

    (U sầu, II)

    Cái “đạo” ấy chính là cái kỷ cương, giường mối cho xã hội phong kiến, đã có ngót nghét một ngàn năm lịch sử.

    Bởi vậy, làm sao ông chẳng nghẹn ngào than thở với ông bạn Châu cầu Bùi Văn Dị “Đạo mất, ta đi về đâu bây giờ?” (Đạo táng ngã an quy?).

    Nhìn rộng ra, thời ấy chẳng một ông buồn. Mất nước, mọi người dân đều bị bóc lột tận xương tuỷ, bị tước đoạt mọi quyền sống, đã đành. Mất nước, người trí thức phong kiến không những chịu chung cảnh ngộ với mọi tầng lớp xã hội, ngoài ra còn bị mất giá hoàn toàn cái vốn liếng tri thúc, lý tưởng truyền thống, những cái mà họ vẫn coi là quý giá hơn hết thảy. Đó là một nỗi đau có ý nghĩa thời đại của người trí thức mất nước có lương tri. Và họ mặc cảm là những con người vô tích sự.

    Có điều là, nhà thơ Yên Đổ của chúng ta, với một cảm quan bén nhậy, một sức biểu hiện sâu sắc, tinh tế, đã bộc lộ được nỗi đau thời đại ấy thông qua cái tôi trữ tình của mình.

    Chính tác giả rất ý thức mình đau cho nỗi đau chung ấy, khi ông an ủi ông bạn Hoàng Văn Tuấn:

    Giấy lề mọt gặm xúc
    Lệ
    đâu khóc sách bây giơ nữa đây
    Ngâm
    nga ngàn chén cho say
    Hắt
    hiu gió bấc, lay phay mưa phùn
    Lẽ đời tan họp, thăng trầm
    Tựa
    song nào chỉ xót thầm một ai.
    Về phương diện này, chúng ta có thể hiểu thơ Nguyễn Khuyến là tiếng lòng của một tầng lóp sĩ phu có “lương tâm” thuở ấy là như thế. Nhiều người đã chết mòn chết héo trong tâm trạng buồn đau. Có người đã lấy cái chết để tự giải thoát, như Đỗ Huy Liêu chẳng hạn. Nguyễn Khuyến cũng đã có lúc phát phẫn đến mức muôn sớm chấm dứt những chuỗi ngay tàn:
    Sống theo học ích
    Tấm
    thân già yếu, chết thì cũng nên

    (Xuân nhật hữu cảm)

    Song hỏi chưng “Một tấm lòng son vẫn có thừa” (Lão thái), cho nên nhà thơ không chịu xuôi tay theo vận mệnh. Nhà thơ có ý thức sống cho ra sống những ngày cuối đời mình lắm. Có thể coi sự đồng cảm của nhà thơ trước cái chết của con thiêu thân trong một đêm xuân gieo mình chết trong đọi đen là một lẽ sống của mình:

    Biết gieo mình vào chỗ sángchết, chết rồi thì yên tâm
    Nếu
    thảng thôt xông vào chỗ chết thì còn dễ
    Nhưng
    dùi dắng quyết chết được, thực khó
    Trời phú cho lương tri, lương năng chưa đến nỗi mất
    Cho nên danh
    lợi trước mắt cũng không vướng víu .”

    Chết trong lúc “thảng thốt” như khi xung sát giữa trận tiền, dù sao sự hy sinh trong khoảnh khắc ấy hình hài cũng đỡ đau đớn kéo dài, tâm hồn có phần thanh thản. Một giây phút tròn danh tiết, nên sự nghiệp. Còn trong cảnh “dùi dắng” (thoan tuần), tức là đã quay về với cảnh yên lắng, song lại tối đất mù trời, mà vẫn trọn được danh tiết, và tìm đến cái chết chính đại quang minh, điều đó thật đâu phải là dễ. Cảnh sống, lẽ sống Nguyễn Khuyến những năm quay về Yên Đổ là vậy. Cân nhắc lắm. Dằn vặt lắm. Phải đấu tranh nội tâm kịch liệt lắm. Có mồm nói mà phải “miệng kín bình bưng chẳng dám thua” (Túc Phú Xuyên đồn). Có tai sáng mà phải làm “khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây” (Anh giả điếc). Nghe tiếng gõ cửa là nơm nớp “sợ có mệnh vua triệu ra” (Kiến lại). Được miếng thịt của người ta cho, cũng phải đấu tranh tư tươntg, “Không ăn thì sẽ đói; ăn vào thì lại nhục”, nhưng đành phải ăn để “khỏi phải đi xin giống khác” (Nhàn tặng nhục).

    Bề ngoài, Nguyễn Khuyến ra vẻ cố tình tìm cái say để quên lãng. Nguyễn Khuyến giả vờ điếc, cường điệu sự lòa lẫm của mình để làm như cho khỏi phải nhìn thấy những điều chướng tai, gai mắt. Song “lương tâm” ông, “tấm lòng son” nhà thơ, khiến cho trong cơn say sưa ông cang tỉnh, trong lúc lòa, điếc, ông càng tinh. Để như các vị La Hán chùa Tây phương trong thơ Huy Cận:

    đôi tai rộng xòe ngang gối

    Cả cuộc dài nghe đ chuyện buồn”.

    Buồn, nhưng không trốn vào ngõ cụt “xuất thế”, “vô vi”, “nhàn ,dật”, như một kiểu sống Lão - Trang mà nhiều nhà Nho đã theo. Buồn, nhưng không chạy theo cuộc sống phóng lãng, hưởg lạc cá nhân cho quên lãng, như Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh. Càng không để mình đắm chìm vào những giấc mộng du lãng mạn, như một Tản Đà sau đó.

    Nỗi buồn trong thơ văn Nguyễn Khuyến là sản phẩm bi kịch của một tấm lòng son gặp cơn loạn đói, nạn nước, mà không phương cứu chữa. Theo quan niệm nhà Nho, thì bước vào hoạn lộ, tức là “xuất thế”. Song với tư cách một nhà thơ, chính khi trở về Yên Đổ với nỗi buồn ngổn ngang trăm mối ấy, mới là lúc nhà thơ thực sự “nhập thế”, khi tâm hồn ông trước đó còn là riêng tư, từ đây hòa nhập với nỗi đau thương lớn của dân tộc.

    Nhiều nhà nghiên cứu đã gọi Nguyễn Khuyến - nhà thơ lớn. Nguyễn Khuyến lớn ngay từ trong nỗi buồn của mình, với ý nghĩa như thế.

    3. Một tiếng cười sâu cay, độ lượng

    Dường như có những gì có vẻ trái ngược trong thơ Nguyễn Khuyến. Chỗ này là những tiếng thở than. Chỗ kia lại là tiếng cười châm biếm.

    Đã có một thời, nói tới Nguyễn Khuyến là người ta nghĩ đến một nhà thơ trào phúng là chủ yếu. Lẽ vì phần lớn tác phẩm của ông lúc ấy, nhất là thơ văn trữ tình chữ Hán chưa được công bố, trong khi nhiều thơ nôm trào phúng đã sớm được truyền tụng. Cho đến nay, nói đến thơ trào phúng Việt Nam - trừ hiện đại - người ta vẫn kể đến Nguyễn Khuyến bên cạnh tên tuổi Hồ Xuân Hương Xương, với tư cách là ba nhà thơ trào phúng nổi tiếng nhất. Mỗi người đều có phần cống hiến ở hoàn cảnh mình, cho thời đại mình, ở đây, nếu cần đối chiếu, so sánh Nguyễn Khuyến với các nhà khác, không phải để xếp thứ hạng, mà chỉ muốn tìm hiểu, lý giải những nét riêng và phần đóng góp của tiếng cười Yên Đổ.

    Văn thơ nào mà chẳng phản ánh hiện thực, gắn bó ít hoặc nhiều với thời đại. Do góc độ, đối tượng, phương thức, và phương tiện phản ảnh, thơ trào phúng thường giàu chất thời sự. ở thời đại nữ sĩ họ Hồ, thời đại xuất hiện những hình tượng Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, là thời đại mà mâu thuẫn đối kháng giai cấp trong nội bộ dân tộc là chủ yếu. Ở thời đại, Nguyễn Khuyến, đằng trước những mâu thuẫn nói trên, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với lũ giặc cướp nước và bè lũ tay sai lại nổi lên hàng đầu. Bởi vậy, mũi nhọn châm biếm, đả kích chủ yếu, mạnh hay nhẹ, vào đối tượng này là chính, hay đối tượng kia là chính, ở mỗi thời đại có khác nhau, là điều đương nhiên.

    Nguyễn Khuyến còn tới năm chục bài thơ và hàng chục câu đối trào phúng ở nhiều cung bậc, từ khôi hài chơi chơi, châm biếm trào lộng, đến đả kích phê phán. Đối tượng cũng là những sư mô, đĩ bợm, nho sĩ, quan lại, những thói đời lố lăng, đen bạc, không loại trừ cả bản thân mình. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu vẫn là quan trường, gắn liền với quan thầy của chúng. Nếu chỉ so đọ những bài chê giễu sư mô, thì Yên Đổ chẳng thể bằng nữ sĩ họ Hồ. Đằng sau tiếng cười chế giễu của nữ sĩ, là niềm khao khát đời quyền sống cho con người nói chung, và người phụ nữ nói riêng. Cho nên những hiện tượng trái tự nhiên “Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta; Đầu thì trọc lốc áo không tà”, những cảnh chướng tai gai mắt “Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm; Vãi núp sau lưng sáu bảy bà”, là mục tiêu cần phải đả kích cho cay, cho độc, là điều dễ hiểu. Bởi vậy, trong ngót năm chục bài thơ còn lại của Hồ Xuân Huon đã có ba bài bị ong châm, hổ mang, Kiếp tu hành, và ít ra còn ba bài tả cảnh vật khác cũng bị lèo vào mà châm chọc cho sướng: “Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo”.

    Còn Nguyễn Khuyến thì chỉ với con mắt “nhập thế” của nhà nho mà nhìn, mà chê trách cái lối trốn việc quan đi ở chùa của mấy anh “Đầu trọc lốc bình vôi; Nhảy tót lên chùa ngồi”. Thế thôi. Bởi đấy có phải là điều gì to tát lắm so với cơn nguy vong của cả dân tộc, so với cảnh đạo lý nghìn đời đang đảo điên, điên đảo.

    Thái độ phê phán quan trường, biểu hiện một mặt lý tưởng thẩm mỹ của nhà thơ Yên Đổ, cũng có điểm khác với ông Tú (1) Căn cứ theo Thơ Hồ Xuân Huong, XB Văn học 1982.

    Vy Xuyên. Ông Tú đã chứng kiến những cảnh nhục nhã, ê chề của các vị khoa cử thời mình:

    Trên ghế đầm ngoi đít vịt

    Dưới sân ông cử nghển đầu rồng.

    Nhưng ông Tú vẫn cứ lao vào con đường đó để rồi trọn đời ôm hận.

    Ông rủa sả cái bọn bất tài tấy vận:

    tài thằng ấm Kỷ

    Cử nhân con đô Mỹ

    Thì thế mới thi

    Ối khỉ ơi khỉ

    cũng là để tự bào chữa cho mình và gián tiếp khẳng đinh mình. Vịnh ông tiến sĩ giấy, Tú Xương chỉ viết:

    Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào?

    Cũng đòi hoa hốt cũng trâm hào

    Mỗi năm mỗi tết trung thu đến

    Tôi gặp ông nhưng chẳng muốn chào.

    Tôi không công nhận anh. Vì anh có đỗ ở đâu đâu. Cái đòn bẩy hất nhào đối tượng chỉ có điểm tựa là cái Tôi tác giả.

    Cũng là vịnh tiến sĩ giấy, Nguyễn Khuyến viết hóm hỉnh, sâu cay hơn và cũng khái quát hơn: “Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi”.

    Tiếng là nói về cái thứ đồ chơi tiến sĩ giấy ngày Trung thu cho trẻ con đấy, song đó là một cách nói tạo ra mối liên tưởng tới thân phận những kẻ khoa bảng, bọn quan lại ở một thời nước đã mất, đạo Nho đến thời mạt đang cơn hấp hối, nhưng giặc vẫn cho diễn lại cái trò lều chõng thêm vài chục năm nữa, để đào tạo tiếp một bọn tay sai cho bộ máy bù nhìn cai trị của chúng. Hòng mị dân, chúng vẫn cho tô vẽ lại những nghi thức cổ truyền. Song nước đã mất rồi, kéo theo là “đạo học cũng mất rồi”, những nho sỹ còn chút liêm sỉ không ai chịu theo con đường khoa cử, danh vọng ấy. Chỉ có một lũ bất tài, xu thời, hoặc nếu có “tài”, nhưng lầm đường lạc lối, mới dấn thân vào. Cho nên “Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ; Cái giá khoa danh ấy mới hời”. Cái nhẹ của mớ giấy bôi phẩm. Cái nhẹ rỗng tuếch chữ nghĩa, đạo lý. Cái hời “Giấy má nhà bay đáng mấy xu”. Cái hời của việc học hành, tu dưỡng được mấy công phu, vì lựa gió bẻ măng mà nên danh, nên giá, nên đấng, nên bậc, để mà tha hồ vơ tiền, hót của. Ấy thế mà vẫn ra vẻ đường bệ;

    Ghế chéo, lọng xanh ngồi bảnh chọe

    Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

    Sự mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức ấy đã làm bật ra tiếng cười, cái tiếng cười như lời Hêghen “làm trúc nhào thần tượng, thổi bay hết các vòng hoa, đồ trang sức phủ lên thần tượng, làm cho thần tượng trở thành cục đất thó ”sửa.

    Tiếng cười Nguyễn Khuyến không phải không còn mặt hạn chế. Kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp, cùng với những âm mưu, tội ác của chúng, chưa phải là đối tượng tập trung mũi nhọn ngòi bút của ông. Tuy nhiên, phải nói rằng thơ trào phúng của ông có một tầm khái quát rộng và sâu hơn nhiều cây bút cùng thời. Cùng nhằm đả kích quan lại tay sai giặc, cùng dùng phương pháp ẩn dụ, Học Lạc viết;

    Chẳng phải tướng công, chẳng phải hầu

    Học đòi đai kiếm lại mang râu

    Khoe khoang mặt đỏ trong dòng bích

    Chẳng biết mình va cứt lên đầu

    (Con tôm)

    Tú Xương tả anh hát tuồng:

    Nào ra chi hát tuồng

    Cũng cũng hát cũng y uông

    Dẫu rằng dối được đàn con trẻ

    Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn.
     
    Last edited by a moderator: 7/10/15
    tducchau thích bài này.
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P3
    Cả Học Lạc lẫn Tú Xương mới chỉ đề cập đến cái mâu thuân giữa nội dung và hình thức của đối tượng và nặng nề khía cạnh đạo lý. Còn Nguyễn Khuyến làm thác Lời vợ anh phường chèo:

    Vua chèo còn chẳng ra

    Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.

    Nguyễn Khuyến đặt cái cá thể đáng cười trong cả cái tổng thể đáng cười để nhấn mạnh, mở rộng mức độ đáng cười ấy. Hay nói cách khác, từ một cá thể đáng cười mà nâng lên, bóc trần cả một tổng thể đáng cười, là cả cái triều đình phong kiến bù nhìn kia.

    Tuy nhiên, tiếng cười Nguyễn Khuyến không ác hiểm lắm mà thường chỉ ngọt ngào tình lý, như khuyên, như can trên tư thế bậc đàn anh. Bởi vì, nhiều đối tượng cười trong thơ văn ông không ở hẳn phía đối kháng. Bởi vì, ngòi bút đầy ý thức trách nhiệm của tác giả không bao giờ cay cú mà trút bực dọc cá nhân. Nếu tác giả có chỗ nào đả kích giới quan trường, thì ngòi bút ông luôn luôn từ góc độ đạo lý và quyền lợi nhân dân mà vạch trần mà phê phán cái thói tham ô ti tiện của chúng:

    Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp
    Tiên
    ý chú muốn vòi xu

    (Bồ tiên thi)

    Một điều khác nữa, khi đả kích bọn quan trường, thường thường tác giả gắn chúng với lũ giặc cướp nước. Như vạch mặt, chỉ trán cái thân phận làm tôi làm tớ của họ. Mà cũng là truy nguyên, lần ra cái ô dung túng, bao che cho họ tham bỉ, lộng hành như vậy. Chê ông đốc học Hà Nam “Khoét thằng mặt trắng lấy tam nguyên”, vẫn nhắc khéo ông ta “Phép nước xin chừa móng lợn đen”, cũng như là nói: liệu đấy, giầy Tây nó đá đít cho. Còn cái “Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò” ra được, chính là do “Nghênh ngang võng lọng nhờ ông Sứ”.

    Hiểu như thế, ta sẽ thấy không phải ngẫu nhiên Nguyễn Khuyến lại đả kích lũ đĩ hạm sâu cay đến thế. Đây không phải là những người đàn bà khốn khổ phải bán trôn nuôi miệng đâu. Đây là hạng “đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc” (Đĩ Cầu Nôm), như mụ Hậu cẩm, cô tư Hồng, loại “vợ bợm chồng quan”, như mụ Bông, vợ Hoàng Cao Khải. Bọn đĩ thể xác này phất lên được, nên danh nên giá, tác oai tác quái, đều là ỷ vào thế các đức ông chồng là quan Tây đô hộ, quan ta bán nước. Ta cũng có thể nghĩ là tác giả ám chỉ cả một bọn tai to mặt lớn đánh đĩ tâm hồn, đánh đĩ liêm sỉ với kẻ thù của dân tộc:

    Trời đất khéo thương chàng Bạch quỷ
    Giang
    sơn riêng sướng hồng nhan

    (Lấy Tây)

    Tác giả không chỉ đả kích về phương diện đạo lý, mà còn nhân danh lương tâm đất nước.

    Nếu như trong thơ trữ tình, nỗi đau triền miên bất tận của Nguyễn Khuyến về thời thế, về vận mệnh đất nước, về vận mệnh người trí thức vong quốc, thì tiếng cười trong thơ trào phúng Nguyễn Khuyến, xét cho cùng cũng phản ánh chính cái hiện thực tâm linh đó. Có điều là phản ánh bằng một phương thức khác, phát hiện cái đáng cười của đối tượng để khẳng định lý tưởng thẩm mĩ của mình. Bởi vậy cười họ bao nhiêu, lòng mình lại đau bấy nhiêu. Cười họ đấy mà lại thương cho họ đấy. Cười cái cảnh những kẻ không kể đến liêm sỉ “Cậy sức cây đu nhiều chị nhún; Tham tiền cột mỡ lắm anh leo” trong một ngày Hội Tây cụ thể nào đấy và trong cả cảnh đói nói chung lúc ấy, để rồi mà cay đắng, ngậm ngùi suy tưởng “Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!”. Với ý nghĩa ấy, cái lối trào lộng Nguyễn Khuyến vẫn là nỗi đau buồn sâu lắng. Hay nói cách khác, Nguyễn Khuyến đã cười qua nước mắt tâm hồn mình.

    Cho nên cũng không lấy làm lạ, ở trong thơ Nguyễn Khuyến, nhiều khi cùng một cá thể, lúc là đối tượng để trữ tình, lúc lại là đối tượng để trào phúng. Ngay đối với bản thân cũng vậy. Tự trào, Tự thuật, Ngẫu hứng, Than già, Trọc đầu..., là những bài tự giễu cợt. Ở đây, nhà thơ không thiên về khai thác mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức của đối tượng. Bởi cái tôi tác giả không có mâu thuẫn đó. Ở đây lại khai thác sự so le bất cập giữa cái hiện trạng thực tế và trách nhiệm cần phải có. Một con người như thế này cũng đáng là buồn cười:

    Cờ dang dở cuộc không còn nước
    Bạc chửa thâu canh đã chạy làng
    Mở miệng nói ra gàn bát sách
    Mềm môi chén mãi tít cung thang.


    Thế mà con người ấy lại là mình, lừng danh khoa bảng, đáng phải là bậc giường cột nước nhà. Hèn chi mà tâm hồn chẳng tê tái:

    Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ
    Thế
    cũng bia xanh, cũng bảng vàng

    (Tự trào)

    Điều đáng cười là lối sống bề ngoài có vẻ như vô trách nhiệm, như trái ngược với cảnh sống chung quanh khi “Kẻ ở trên đời lo lắng cả”. Vậy mà bản thân nhà thơ vẫn nhởn nhơ, khật khưỡng:

    Câu thơ được chửa, thưa rằng được
    Chén
    rượu say rồi, bảo chửa say

    (Tự thuật)

    Tác giả cười con “người thừa” là mình, con người vô tích sự, con người không còn sứ mệnh lịch sử nữa. Tự cười mình tức là nhận thức được về mình. Biết chê trách mình vô trách nhiệm tức là cách nhìn, tầm nhìn đã được soi rọi bằng lẽ sống có trách nhiệm. Còn cái cách sống bề ngoài có vẻ như vô trách nhiệm ấy ở tác giả thực ra chỉ như cách sống ngụy trang của một Me Mốc:

    Tấm hồng nhan đem bôi lấm xóa nhòa,

    Làm như thế để cho qua mắt tục.

    Tiếng cười Nguyễn Khuyến tuy không ác hiểm nhưng lại vô cùng sâu cay. Điều đó do khả năng học vấn uyên bác, do trình độ lịch duyệt của tác giả. Cho nên nhiều bài thơ, nhiều câu đối, nhất là loại bằng chữ Hán, thường mang ý nghĩa song quan. Bên trên và vẻ ngoài là những câu, chữ có vẻ nghiêm chỉnh, dường như khen lao đấy, song thấp thoáng hoặc ẩn sâu phía dưới và bên trong lại là những hình ảnh, những vần điệu hóm hỉnh, trớ trêu, chế giễu, đả kích. Kể cả những bài dịch gần như nguyên văn của người khác; điều tài tình là, khi qua tay ông, dịch phẩm đã biến chất đi, mang một ý nghĩa khác. Nhà thơ đã dành cho người đọc thưởng thức một phạm vi phát hiện vô biên, tùy theo góc độ và trình độ của họ. Có thể coi đấy là phong cách riêng khó lẫn với các nhà thơ trào phúng khác.

    Trào lộng, hóm hỉnh dường như là một tư chất con người Nguyễn Khuyến, và đã trở thành một giọng điệu riêng của thơ ông. Song thật là khác xa trời vực nếu so những vần thơ khôi hài vô thuởng vô phạt, đôi khi còn bất nhẫn, ở một thời anh khóa Thắng, với khí vị tiếng cười trong thơ ông già Yên Đổ. Ở thời sau, trào phúng được sử dụng có ý thức như một thứ vũ khí, vạch trần, đả kích kẻ thù và tay sai - tuy còn ở chừng mực, - phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân và cả bản thân mình nữa. Sức mạnh tiếng cười Yên Đổ không phải ở những ngôn từ nanh nọc. Cái gọi là tư thế “đàn anh cũng không cậy hoàn toàn ở danh vọng, tuổi tác, càng không phải ở uy thế xã hội. Cái tạo nên tiếng cười Yên Đổ đúng với ý nghĩa “là vũ khí của kẻ mạnh”, là lẽ phải, là đạo lý, là chính nghĩa thuộc về nhân dân, về dân tộc, là tinh thần trách nhiêm cao, ghét yêu rành mạch của nhà thơ.

    Cho nên, xét cho cùng, không có gì là đối lập giữa tiếng cười và nước mắt Nguyễn Khuyến. Tất cả đều từ cùng một tấm lòng - một tấm lòng nhiệt thành đối với dân, với nước.

    4. Một tình yêu cuộc sống, con người đằm thắm

    Có điều cũng lạ. Cảnh vật nông thôn, cảnh đời thôn dã nơi quê hương bùn lầy nước đọng, có gì là xa lạ với nhà thơ. Bởi vì tác giả đã sống ở đó suốt nửa cuộc đời trước, 3-40 năm. Ấy thế mà, 25 năm cuối đời, về lại Yên Đổ, dường như có một thứ ánh sáng kỳ diệu nào đó soi tỏa cho “đôi mắt đã nhòa” ấy nhìn cảnh, nhìn người sao mà tinh tế, sâu xa, đầy khám phá, có sức rung động lòng người đến thế.

    Nhà thơ Xuân Diệu rất có lý khi anh mệnh danh Nguyễn Khuyến Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam. Với khả năng thẩm thi uyên bác của mình, anh đã “nhắc lại quá trình mấy trăm năm thơ mùa thu”, và phân tích rất thuyết phục ba bài thơ Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm, là ba bài thơ “hay nhất, điển hình nhất cho mùa thu ở Việt Nam, ở miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác”.

    Cần lưu ý thêm, tác giả có cả một chùm thơ đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Tuy ở đây chưa có những bài tuyệt tác, toàn bích, như ba bài thu trên, song cũng vẫn không thể lẫn vào đâu được những nét chấm phá đặc sắc, tiêu biểu cho từng mùa, từng tiết của cảnh sắc quê hương miền Bắc Việt Nam.

    Một cảnh xuân:

    một đất lớp sương sa
    Ánh
    sáng ban mai vẫn mập mờ

    (1) Đọc thơ Nguyễn Khuyến Thơ văn Nguyễn Khuyến.

    (2) Sách trên, đã dẫn.

    ... Đầm đìa lệ sớm cành tre rủ
    Lạc
    lõng canh khuya tiếng hạc qua...

    (Xuân nhật I)

    Một tiết đông chí, sương muối gió bấc, cắt da cắt thịt:

    Xương buốt, tai ù, mình tưởng mượn,

    Nón che, tơi phủ, khách thưa lời.

    (Tiểu hàn)

    Nếu như mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến man mác, đìu hiu “điển hình nhất cho mùa thu ở Việt Nam, thì thơ mùa hè của ông cũng khá điển hình. Điển hình cho cái oi bức, ngột nồng đến rã rợi:

    Nung trời, nấu đất mấy tuần qua
    Gió
    những đâu chẳng đến ta
    Lùm
    biếc tiếng chi kêu khổ
    Dậu vàng dưa dại bám phờ
    Muỗi
    vo ve để người sầu não
    Liễu
    ê ai thiết tha...

    (Hạ nhật của hạn, hỉ vũ tác)

    Nếu mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến bằng lặng, dịu hiền, mơ màng, bảng lảng, thì mùa hè lại đầy biến động thất thường, náo động âm thanh, chói chang màu sắc:

    Bờ giậu mưa rào rung thắm
    Non
    xa sấm dộng toát mây vàng

    Cho nên, nếu nhà thơ cảm thụ vẻ đẹp mùa thu chủ yếu bằng ấn tượng thị giác, thì với mùa hè, nhà thơ đã cảm thụ bằng mọi giác quan: xúc giác, thính giác, khứu giác, và tất nhiên bằng cả thị giác nữa;

    (1) Sách trên, đã dẫn.

    Tựa của gió reo man mát mặt
    Ngẩng
    đầu trời nắng hấp háy mi
    Thoáng
    thơm cánh mũi hoa đâu nhỉ
    Líu
    ríu cành tre tiếng chi

    (Hạ nhật sơ tình)

    Nếu trong thơ mùa thu Nguyễn Khuyến, cảnh vật vắng lặng, hiếm thấy bóng người, chỉ thấy tâm hồn nhà thơ chơi vơi với trời xanh, nước biếc, thì trái lại, mùa hè trong thơ ông lại náo nhiệt, sôi động đầy sức sống. Từ trong thôn xóm vốn quạnh vắng, nay cũng:

    Bi trẻ học, men giường hỏi
    Ròn
    nhà bên vọng tiếng sang

    (Hạ nhật ngẫu thành)

    Và nhất là không khí lao động nhộn nhịp, tất bật của đồng quê.

    Nếu có thể nói về thơ Nguyễn Khuyến “thi trung hữu họa”, thì những bài thơ mùa thu của ông là những bức tranh lụa, gam lạnh, vẽ vờn. Còn thơ mùa hè là những bức sơn dầu, hoặc sơn khắc, tô phết nhiều màu nóng, khắc họa nhiều mảng, nhiều góc cạnh, tương phản, gân guốc, sù sì như cuộc sống cần lao trong hoàn cảnh khắc nghiệt thuở ấy. Kể cũng lạ. Bản nhạc đời ru đưa nhà thơ Yên Đổ, giai điệu quán xuyến là cô đơn, buồn lắng, u uất. Tâm hồn nhà thơ dễ hòa nhập với trời thu đìu hiu, tĩnh vắng, là dễ hiểu. Song tác giả cũng lại dễ hòa nhập vào thiên nhiên mùa hạ, không phải chỉ để chịu chung cái cảnh ngột ngạt, nấu nung, mà lại dễ “lây” cái chất sôi nổi, náo nức của trời hè. Hay đó còn là một phương diện khác của tâm hồn tác giả?

    Có một bài thơ, dễ chưa từng thấy trong văn học Việt Nam về một cái đêm giao thừa cổ truyền Việt Nam, nhộn nhịp, sôi động đáng yêu đến thế. Đó là bài thơ nôm Khai bút:

    ình ịch đêm qua trống các làng
    Ai
    ai chẳng rước xuân sang
    Rượu
    ngon nhấp miệng đưa vài chén
    Bút
    mới tay thủ mấy hàng
    Trước
    lũy nhấp nhô cụ Tổng
    Cách
    ao lẹt đẹt pháo thày Nhang
    Mỗi
    năm một tuổi trời cho tớ
    Tuổi
    tớ trời cho tớ lại càng...

    Chỉ là một bài thơ “tả chân”, thật từ cái tên người thật đi. Song nó lại rất điển hình cho cái phút giao thừa ở một vùng chiêm trũng và cái tâm tình hứng khỏi cao độ, gạt hết mọi nỗi âu lo hàng ngày, để chào đón xuân sang.

    “ình ịch đêm qua trống các làng”. Xuân Diệu bình rằng “ông Tam Nguyên này lỗ tai còn nghe như trẻ con nhà quê”. Song ai có ở vùng chiêm trũng, có để ý lắng nghe, mới thấy hết cái âm thanh của tiếng trống đêm giao thừa. Nó không rầm rộ, tâng tâng, mà là tiếng trống phát ra từ mặt trống ẩm khí xuân đẫm hơi nước, đột khởi, vang hòa khi giao thừa điểm, chồng chéo, đan xen vao nhau, vọng qua những đồng nước, những ao chuôm mênh mang, nghe trầm nặng, mơ hồ, như phát lên từ lòng đất. Tiếng pháo “lẹt đẹt” đầu xuân mưa phùn ẩm ướt, là tiếng pháo tép, giản dị, rẻ tiền, nhưng cũng còn hiếm hoi lúc ấy. Ấy thế mà lòng người vẫn náo nức như có hương có khói, mở cờ mở quạt trong lòng mà “rước” đón xuân sang. Tác giả đón nhận những niềm vui truyền thống hiếm hoi đó với tấm lòng rộng mở. Ngọn bút khai xuân lấy may, mau mắn hơn, dứt khoát hơn, như động tác “xô xốc chốc xong”, khỏi đầu một công việc lao động đồng áng. Có nhiều khi, tác giả tâm tư cô độc, những muốn “Tuổi già mình yếu, chết thì cũng xong”, nhưng lúc này trong không khí náo nức chung, lại đột nhiên hứng khởi, bất ngờ:

    Mỗi năm một tuổi trời cho tớ
    Tuối
    tớ trời cho tớ lại càng...

    Càng... là càng già càng dẻo càng dai. Sức hồi xuân ngồi bút nhà thơ nhờ tiếng trống, tiếng pháo mùa xuân quê hương ấy.

    Rõ ràng, tác giả không chỉ miêu tả thiên nhiên một cách khách quan, cũng không phủ áp những tình cảm riêng tư của mình vào đó. Ông đã rộng mở tâm hồn, đón nhận thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên. Sọi tơ lòng nhà thơ không chỉ rung những tình cảm riêng tư, mà còn cộng hưởng với mọi âm hưởng bổng trầm của cảnh sắc. Chúng ta, ai chẳng có những phút như thế này. Từ một buổi chiều ngột ngạt, oi bức, ta bước về một vùng nông thôn êm ả. Lúa xanh, mây biếc. Dòng mương êm dịu. Tự nhiên ta thấy tâm hồn thanh thản trở lại. Tự nhiên ta muốn huýt sáo theo con chim hót. Tự nhiên ta thấy sáng lòng sáng dạ ra, suy nghĩ của ta trở nên mạch lạc. Và biết đâu lại chẳng có những suy tư độc đáo nảy ra từ cái phút “nhập thần” chơi chơi như vậy. Có phải Nguyễn Khuyến khi trở về Yên Đổ là lúc như thế không?

    Trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ có cái đẹp thanh tao, tinh tế, mà còn ngồn ngộn những cảnh đời trần, thân thuộc, yêu thương biết mấy. Chỉ nói một điều này: có thơ của một nhà thơ nào, nhất là ở các nhà thơ cổ điển, lại có nhiều bóng hình con vật đến như thế? Và đều là những con vật gắn bó, gần gũi với người nông dân Việt Nam, nhất là người dân đồng chiêm trũng. Nếu chịu khó thống kê, thì thấy tới 6,70 con vật khác nhau. Có con đom đóm “lập lòe trong đêm sâu”. Có con cá “vượt khóm rau lên mặt nước”. Có tiếng cuốc khoắc khoải “thâu đêm ròng rã”. Có bóng cò “ngoài lũy nhấp nhô”. Có con “trâu già cọ gốc phì hơi nắng”. Có “chó nhỏ bên ao cắn tiếng người”. Thậm chí, con sứa, con tôm, con ba ba, con mèo... còn là nhân vật cho những bài thơ ngụ ngôn hàm ý. Chúng cũng chia làm hai tuyến nhân vật, thiện và ác, như hai loại nhân vật trong truyện cổ.

    Chúng là những chấm sáng nhấp nháy, những âm thanh thân thuộc, những hình bóng sinh động trong những bức tranh thơ về cảnh thực đời quê, đầm ấm tình quê, như những bài ca dao, dân ca, thơ ngụ ngôn dân dã đầy những cái cò, cái bống, con trâu, con gà.

    Các nhà dân tộc học bây giờ và sau này có thể tìm thấy trong thơ Nguyễn Khuyến những nét cô đọng về những phong tục làng xã một thời đã qua. Một cách ăn mặc “thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng”. Một kiểu phục sức “búi tóc củ hành, buông quần lá tọa”. Một cảnh dạy học “đàn tiểu tử lau nhau đứng trước, này thơ, này phú, này đoạn một, bằng là thế, trắc là thế”. Cảnh một phiên chợ cuối năm có “nếm rượu tường đền” và “hàng quán người về nghe xao xác”. Rồi cả những tệ nạn mê tín, đảo vũ, đồng cốt... Kể thêm như thế để nói rằng, thơ Nguyễn Khuyến về làng quê đa diện lắm, phong phú lắm, như chưa bao giờ ta thấy trong thơ văn cổ, cả Hán lẫn Nôm.

    Đó là một vốn quý của văn học cổ điển Việt Nam, và cũng là bước phát triển mới của văn học cổ Việt nam. Tuy nhiên cái tình, tình người quê hương trong thơ ông lại càng đáng quý. Một ông Tam nguyên, đỗ đầu cả nước ba lần, quan đến tam phẩm triều đình, được cử làm Tổng đốc không thèm làm, rũ bỏ vinh hoa phú quý. Tôn quý lắm, cao vời lắm! Ấy thế nhưng qua thơ ông, phản ánh trung thực cuộc sống của ông, không thấy một khoảng cách biệt nào trong thái độ, lối sống giữa ông và bà con hàng xóm. Người ta gọi ông là cụ Tam giản dị, thân mật như với ông xã Nhị, anh nhiêu Tư, cùng cánh áo ngắn. Nhà thơ đến thăm nhà bạn, “ông hàng xóm nghe có khách, vượt cửa sổ sang chơi”. Mùa hè, nhiều quả chín, vật tươi thì:

    (1) Sau khi ông mất, làng Giải Tây (nay thuộc xã Tiêu Động, huyện Bình Lục) đã thờ ông làm thành hoàng.

    Vải chín, hàng bưng quả biếu
    tươi lão giặm nhấc nơm chào

    (Hạ nhật)

    Tình nghĩa ấy đằm thắm lại hồn thơ ông, và ru ông hòa nhập vào cảnh sống nghĩa tình trong xóm ngoài làng ấy. Với bạn bè cùng lứa đi học hồi để chỏm, cụ Tam uống rượu rồi “gối nhau ngủ liền”. Với người cùng xóm mạc “Gần nhau càng mến càng ưa; Ngại chi chống gậy sớm trưa chuyện trò”. Có rượu ngon ư: “Cách giậu mồi ông hàng xóm chén; Chuyện tràn thóc lúa với tằm tơ”. Ngày lên lão, ông giang tay mời đón, ân cần: “Chú Láo bên người lên với tớ; ông Từ xóm chợ lại cùng ta”. Bình dân biết bao! Chan hòa biết bao! Có đặt trong hoàn cảnh ấy, ta mới khỏi phân vân vì sao ông lại có thể “hạ mình” soạn lắm câu đối góp vui, chia buồn cho đủ mọi lớp người, hay đến thế, ân tình đến thế.

    Thơ Nguyễn Khuyến còn là nỗi lòng đồng cảm đối với cảnh sống khó khăn cực khổ của dân ta thuở ấy, có cái vị chua mặn của mồ hôi, vị cay đắng của cơ cực, và sự bề bộn bức bối của công việc đầu tắt mặt tối quanh năm (Điền gia tự thuật).

    Ông chung nỗi buồn đau với dân tình xác xơ, nghèo khổ vì nỗi nợ nần “Lãi mẹ, lãi con sinh đẻ mãi”, vì nỗi “Thuê một vài nguyên dáng vẫn đời”, vì cảnh thiên tai “Sâu hạn liên miên ứng lụt tràn”. Thơ Nguyễn Khuyến nức nở trước cảnh mất mùa “kẻ ăn xin, người khóc đói, nơi nơi nháo nhác”. Vì những cảm thương ấy, cảnh vật trong thơ ông cũng nhuộm màu thảm đạm, thê lương “Ban đêm dế kêu rền rĩ như nói lên những sự ấm ức; Tiếng nhạc kêu sương nháo nhác muốn bay đi ngả nào” {Hung niên - dịch xuôi).

    (1) Chữ dùng của nhà văn Nguyễn Công Hoan.

    Có thể hiểu được sự đồng cảm này. Tuy nhà thơ có “Chín sào tư thổ là nơi ở”, song có lẽ đó là tài sản khi con trai truởng ông - Nguyễn Hoan - đã làm nên. Còn nói chung, gia cảnh ông trước sau vẫn vào loại thanh bần, may ra muối dưa đắp đổi lần hồi. Cho nên thương xót cho người dân nghèo cũng là cám cảnh cho thân phận riêng “May còn trên hạng ăn mày”.

    Nguyễn Khuyến dạy con:

    Các con nối chí cha nên biết
    Nghiên
    bút đừng quên lúa, đậu,

    Biểu hiện sự gắn bó khá mật thiết của nhà thơ với lao động, đồng thời cũng nói lên một chuyển biến về quan điểm ở một nhà nho mà bài học mở lòng khi còn để chỏm đã là “Vạn ban giai hạ phẩm; Duy hữu độc thư cao” (Mọi nghề đều là thấp hèn ; Chỉ có việc đọc sách mới là cao quý).

    Nên hiểu sự chuyển biến đó, theo cả một chỉnh thể. Làm sao tác giả những bài thơ trước đây còn vô tình với cuộc sống, còn kinh viện, sách vở, tuy đã ngổn ngang tâm trạng, nhưng chỉ là cho riêng mình, nay lại là tác giả những bài tuyệt hay về cảnh sắc quê hương như thế, lại xót xa với cuộc sống đói nghèo của người dân hèn như thế? Làm sao cái “tôi” trữ tình Nguyễn Khuyến lại có thể hòa nhập vào cảnh trời, nói lên được cảnh đời sâu xa và rung cảm đến thế? Đó là gì, nếu chẳng phải là lòng thương yêu cuộc sống, thương yêu con người, một thứ chủ nghĩa nhân bản Việt Nam rất cụ thể, như trong văn học dân gian thưở ấy:

    Bầu ơi thương lấy cùng,

    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

    Suối nguồn thương yêu ấy từ đâu, nếu chẳng phải ngay từ cuộc sống ấy, từ con người ấy, mà do nhà thơ chủ động trở về Yên Đổ để mà “ta được làm ta”, để mà được tắm mình trong suối nguồn mát trong vô tận ấy.

    Có nhà nghiên cứu đã lý giải: “Trách nhiệm của nhà nho chân chính kết hợp với đời sống thanh bần, cần kiệm của Nguyễn Khuyến khiến ông gần gũi đời sống nông dân, sống đời sống nông dân, do đó ông đã cảm thông sự thống khổ của nông dân. Đành rằng trước sau Nguyễn Khuyến vẫn là một nhà nho, trước sau ý thức thế hệ của ông vẫn là phong kiến. Song chỉ là một “nhà nho chân chính” thì dù có tiếp thu được những yếu tố tích cực của Nho giáo đến đâu, tấm lòng “nhân”, “ái” của họ đối với người dân cũng không vượt khỏi thái độ của bậc “quân tử” đối với kẻ “thứ dân”. Nghĩa là một thái độ thương cảm, ban ơn của người trên đối với kẻ dưới. Nguyễn Khuyến đâu có như vậy.

    Thi hào Nguyễn Du cũng xuất thân từ nơi lá ngọc cành vàng, cũng làm quan ở hai triều đại Lê - Nguyễn. Song chính từ cuộc sống dữ dội và đau thương trong thời đại bão táp mà ông sống, nhà thơ đã viết được Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, sâu sắc tinh thần nhân đạo, chứ không phải chỉ dưới ánh sáng “trách nhiệm của nhà nho chân chính”, mặc dù Nguyễn Du là nhà nho dòng dõi. Cũng tựa như thế, từ trong thời đại đau thuong mà mình sống, Nguyễn Khuyến đã đến với chủ nghĩa nhân bản để hoa lá thơ ông cũng chứa chan hương sắc tình người.

    Và nữa, chủ nghĩa nhân bản trong văn học Việt Nam trước Nguyễn Khuyến, với thơ Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều, và nhiều truyện nôm khuyết danh, thường chỉ nhằm đấu tranh với lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, đòi quyền sống, chủ yếu là quyền sống tinh thần, hạnh phúc lứa đôi. Hình tượng nhân vật ở đó thường thuộc các tầng lớp không lao động, và gắn liền với nó là những cảnh sống vương giả, quý phái, hoặc chí ít là trung lưu. Còn tiếng nói nhân bản trong thơ Nguyễn Khuyến là tiếng nói kêu thương, đòi hỏi bức thiết một cuộc sống vật chất ấm no tối thiểu, một quan hệ sống nhân ái theo đạo lý truyền thống của dân tộc cho

    (1) Xem Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất.

    mọi người dân, mà nhất là cho những tầng lớp nghèo hèn. Tinh thần nhân bản trong thơ văn Nguyễn Khuyến không hề tách rời khỏi cuộc sống lao động và quan niệm đúng đắn về lao động mà ta đã thấy trong văn học dân gian. Tinh thần nhân bản ấy lại càng có nội dung cao cả, phong phú, khi nó gắn một phần nào với tinh thần thương dân, yêu nước mà ta sẽ nói tới sau đây.

    5. Một hồn thơ thương dân, yêu nước tha thiết

    Như trên đã trình bày, nỗi đau và tiếng cười trong sáng tác Nguyễn Khuyến đều có ý nghĩa xã hội, đều man mác một nỗi niềm đau thương cho nỗi nước, tình đời. Và nếu không thiết tha với đất nước, quê hương và cuộc sống, thì làm sao có thể sáng tạo nên những vần thơ tinh tế, sâu sắc về cảnh sắc và con người quê hương như thế. Phải chăng vì thế mà có người đã nhận định tinh thần yêu nước “bàng bạc” ở khắp thơ văn ông. Có thể hiểu chữ “bàng bạc” ở đây không phải ở mức độ đậm nhạt, mà còn ở chiều rộng lan tỏa.

    Tinh thần thương dân, yêu nước Nguyễn Khuyến đã được nhận biết và khẳng định từ lâu qua nhiều giai thoại truyền tụng ngay khi còn sinh thời nhà thơ, qua đó nhân dân đã biểu lộ rõ rệt tình cảm trân trọng đối với nhà thơ. Tinh thần đó cũng đã được chứng minh, phân tích qua nhiều giáo trình giảng dạy trong trường học. Và cũng vì thế, nhà thơ cũng đã đứng trong các hợp tuyển thơ văn yêu nước cuối thế kỷ XIX ở địa phương và trung ương dù còn ở vị trí khiêm tốn.

    Tuy nhiên, chung quanh việc đánh giá mức độ, cũng vẫn còn nhiều ý kiến. Có người khi so với những sĩ phu yêu nước

    (1) Xem Giai thoại về Nguyễn Khuyến - Bùi Văn Cường. Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, 1979.

    (2) Xem Thơ văn yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, NXB Văn học, Hà Nội. 1971, và Văn học yêu nước cách mạng Nam Ninh, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982.

    chống Pháp quyết liệt, đã đánh giá ông có tinh thần yêu nước tiêu cục . Còn nhiều câu hỏi đặt ra: Là một nhà thơ yêu nước, sao hồn thơ ông còn quá thờ ơ với cơn quốc biến suốt 1/4 thế kỷ giặc leo thang xâm lược vũ trang? Đã kiên quyết giữ vững khí tiết không chịu cộng tác với giặc - hành động yêu nước được coi như tiêu biểu ở ông - làm sao lại còn chịu ra lam gia sư cho tên Việt gian khét tiếng Hoàng Cao Khải? Lại còn giữ quan hệ mật thiết với Vũ Văn Báo, người đã giết hại nhà yêu nước Vũ Hữu Lợi? Lại còn cho con ra làm quan với giặc? Đã không tham gia chống Pháp được thì thôi, sao lại còn viết Châu chấu đá voi, có gì như nhạo báng các cuộc khởi nghĩa yêu nước?

    Những ý kiến trên đều có cơ sở. Đúng, chưa bao giờ Nguyễn Khuyến là nhà yêu nước, với tư cách là nhà tư tưởng yêu nước, như Nguyễn Đình Chiểu, là người chiến sĩ cầm vũ khí đánh giặc như Phan Đình Phùng, Ngô Quang Bích, hoặc chí ít là người ủng hộ cuộc kháng chiến. Đúng, trước khi về Yên Đổ, chưa thể nói là hồn thơ ông đã hòa nhập với nỗi lo chung của dân tộc. Đúng, Nguyễn Khuyến cũng có những lúc phải ẩn nhẫn cho yên thân, hoặc vì ân tình sâu nặng mà thiếu tỉnh táo trong những quan hệ riêng tư. Đó là những chỗ “bất cập” ở ông mà ta đã nói ở trên.

    Hạn chế này, có thể vì tuổi già sức yếu. Có thể vì mặc cảm về khả năng. Song không thể không kể đến một điều rất cơ bản là cách nhìn của ông về tình thế đương thời. Hình như ông không còn mấy tin tưởng vào ngọn cờ cần vương nữa. Trên kia đã nói đến lý do Nguyễn Khuyến có ý định treo mũ từ quan từ trước khi giặc Pháp chiếm trị được cả nước ta, trong đó có phần nào bất đắc chí với cái triều chính đương thời. Dù sao lúc ấy ông vẫn còn le lói một tia hy vọng “Biết đâu chẳng gặp bậc vua thánh Đường Ngu” (Nhàn vịnh). Mà như thế tức là xác nhận một sự thực, đương thời chưa có vua hiền. Khi đã về Yên Đổ, nhà thơ đau buồn khẳng định dứt khoát:

    Biết thân phận này khó thấy được bậc thánh nhân

    Chẳng biết ngày nào mây mới tan, bầu trời lại sáng

    (Ngẫu thành)

    Các tín đồ Nho giáo ngày trước làm sao tưởng tượng nổi người nắm kỷ cương một quốc gia lại có thể là ai khác ngoài một ông vua. Và từ đó suy ra, người có đủ uy tín, quyền lực xứng đáng là ngọn cờ hiệu triệu quếc dân kháng chiến lại có thể là ai khác ngoài ông vua ấy. Mà một ông vua lý tưởng như thế rõ ràng là “khó thấy” rồi. Cho nên, nếu ông có không tin lắm vào những cuộc nổi dậy cần vương lẻ tẻ do các sĩ phu xướng xuất, như cái ý ẩn dụ trong bài Châu chấu đá voi, thì thể tất cũng do nhận thức ấy. Và nếu đúng thế, ta có thể tin được là ông không tham gia kháng chiến trực tiếp, hoặc gián tiếp, cũng là vì thế.

    Thơ văn Nguyễn Khuyến thời kỳ về Yên Đổ rất ít nhắc đến vua. Có chăng chỉ một gợi nhớ “Ngày trước cùng lên lạy cửa trời” ( hữu), như là kỷ niệm một đi không trở lại. Có chăng chỉ là nỗi cảm hoài bóng gió trước cảnh nhất thế của một ông vua, dù sao cũng còn chút lương tâm với đất nước, đại loại như Hàm Nghi, Thành Thái, mà nhà thơ thường mượn tích Đường Cao Tông bị biếm ra châu Phồng để ám chỉ (Trừ tịch II, Tự trào). Hoặc có chăng nữa thì lại ngụ ý mỉa mai về một sự thật rất đáng đau lòng “Vua chèo còn chẳng ra gì!”.

    Tinh thần yêu nước trong tác phẩm Nguyễn Khuyến không đắm trong hoài vọng về những vầng son ở một triều đại vang bóng nào.

    Qua Thăng Long, nếu như nữ sĩ Thanh Quan hoài cổ;

    Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Ngõ cũ lâu dài bóng tịch dương

    thì cảm hứng chủ đạo ở Nguyễn Khuyến chỉ là nỗi đau trước cảnh biển dâu của đất nước, cảnh bơ vơ của các sinh linh vô tội, và tình trạng suy vi của nền văn hiến truyền thống:

    ... Chiếc én tìm về quên lối
    Đàn tối dậu lẫn sương mờ
    Năm trăm năm nơi văn vật
    Còn sót hòn non một nắm trơ

    (Hoàn Kiếm hồ)

    Cho nên e là chưa thỏa đáng nếu nhận định như một luận điểm trước đây rằng: lòng yêu nước Nguyễn Khuyến gắn với ý thức trung quân. Hệ quả ấy đước rút ra từ lối suy luận “tam đoạn”: cái giường mối thiêng liêng đầu tiên và bao trùm của đạo Nho là nghĩa vua - tôi; Nguyễn Khuyến là một nhà Nho cao cấp, có dòng; vậy thì không thể thoát được cái đạo Trung - vua.

    Tất nhiên không thể cực đoan nghĩ Nguyễn Khuyến đã đoạn tuyệt với ý thức hệ phong kiến, nếu xét về tổng thể. Vì điều kiện xã hội lúc ấy. Vì hoàn cảnh giai cấp xuất thân, cũng như quá trình học tập, tu dưỡng của nhà thơ. Vấn đề đặt ra là phải khách quan cảm thụ, nắm bắt những ý tình dạt dào, sâu lắng từ những câu chữ, vần điệu trong tác phẩm. Đó mới là tâm hồn thực, tư tưởng thực của tác giả.

    Nguyễn Khuyến chưa phải là nhà yêu nước tích cực. Nhưng qua sáng tác, nhất là từ khi về hưu, quả ở Nguyễn Khuyến có một tâm hồn thơ thương dân - yêu nước. Ông quan nhà Nguyễn “cáo về đã lâu” ấy đến với dân, với nước (tuy nước đã mất, dân tình đắm khổ) không phải với thân phận của một thần tử mang trong mình ý niệm “trung quân - ái quốc”, mà là với tư cách một người cầm bút, một nhà thơ gần gũi với quê hương, làng xóm, con người, đặc biệt là với người dân lao động mà ông tiếp xúc và thấy rõ cuộc sống hằng ngày của họ - cuộc sống khốn khó vì thiên tai - cuộc sống của người dân nô lệ. Cho nên, nghĩ đến văn thơ là lòng dạ nhà thơ lại rỏ máu, khôn nguôi:

    Nghĩ đến bút nghiêng giàn nước mắt
    Trạnh nhìn sông núi xiết buồn đau

    (Tiễn môn đệ...)

    Cảm thương cho thân phận mình, mà càng đớn đau cho đất nước. Vì nước mất, mà đời mình lại chịu cơ khổ, thân thành nô lệ, tài thành vô tích sự:

    Tuổi nhiều, nhà bấn thân đau ốm
    Mùa mất, dân nghèo, đói nhiễu nhương

    (Hung niên)

    Thương cho nhà, thương cho mình, hòa với thương dân, thương cho cảnh đời nghèo khó, khốn quẫn. Thương mình - thương dân, thương nhà - thương nước, những cặp tình cảm đó day dứt tâm hồn ông, nhức nhối trong lòng ông. Đó là gì, nếu chẳng phải là đạo lý truyền thống, là giá trị văn hóa tinh thần cơ bản của dân tộc ta.

    Bởi vậy, ta không thấy, và cũng không thể đòi hỏi ở thơ Yên Đổ những tiếng hịch xung trận diệt thù, những vần điệu bi hùng máu lửa. Thơ yêu nước Yên Đổ là tiếng cuốc kêu 'khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ”, vừa là “tiếc xuân’’ cũng vừa là “nhớ nước”, nhưng có sức lay động tâm tình, đều “máu chảy”, “hồn tan” (Cuốc kêu cảm hứng).

    Nếu như trong cuộc sống, người công dân trí thức Nguyễn Khuyến ngậm ngùi, đau xót nhận thức rõ rệt được sự bất lực của bản thân mình, của giai câp mình trước sứ mệnh đối với đất nước, thì với tư cách một nghệ sĩ của dân tộc, ngọn bút của ông, trong một chừng mực nào đó, vẫn vươn lên, cố gắng đảm đương sứ mệnh “thư ký thời đại”. Phạm vi và mức độ “thư ký “ đó có thể chưa đủ rộng, đủ sắc, đủ bao trùm, và lật kỹ đến cội
    nguồn bản chât sự vật. Song thử hỏi, trong quãng một phần tư thế kỷ cuối XIX, và đầu XX ấy, có ai đã làm hơn được Nguyễn Khuyến trong sứ mệnh ấy? Tự hào thay, đất Hà Nam Ninh còn có nhà thơ Tú Xương cùng thời, cùng cỡ. Tú Xương có một vùng quê thực tế của mình, đó là chốn phố phường thành Nam, nơi cuộc khai thác thuộc địa diễn ra sớm và nhanh, làm đảo lộn mọi trật tự và giá trị một cách rõ rệt, chóng vánh. Bởi vậy, bức tranh xã hội thành Nam trong thơ ông Tú có nhiều nét lòe loẹt, lố lăng, hỗn độn, chọc ngay vào nhãn quan đạo lý nguời ta:

    Chồng chung, vợ chạ, kìa Bố!

    Đậu lạy, quan xin, nọ chú Hàn!

    Còn bức tranh quê Yên Đổ, mà nét chủ yếu Ta ảm đạm, đói khổ, thì thật ra chưa phải là hoàn toàn mới lạ trong đời thực. Cảnh đời ấy đã kéo dài truyền kiếp trong trường kỳ lịch sử chế độ phong kiến, nhất là trong giai đoạn suy vi của chế độ ấy, thế kỷ XVIII, XIX. Văn học dân gian đã thở than nhiều về nó, cũng không ít nghệ sĩ đã cám cảnh cho nó theo một truyền thống nhân đạo chủ nghĩa. Tuy nhiên, cho đến thời Nguyễn Khuyến, đã có tác giả nào miêu tả cuộc sống ấy với tất cả chiều rộng và chiều sâu như Nguyễn Khuyến.

    Ngay Nguyễn Khuyến, thời còn là anh Khóa, khi đã ra làm quan, ông đã từng thấy cảnh ấy, từng sống cảnh ấy, nhưng cảnh ấy đâu đã vào được thơ ông. Chỉ đến khi trở lại Yên Đổ, để “ta được làm ta”, sống lại với phận người nghèo, cảm thương cho cảnh bạn nghèo, sống phận người dân mất nước, cảm thương cho cảnh người dân mất nước, ngòi bút thơ ông đằm thắm cả tinh thần yêu nước lẫn chủ nghĩa nhân bản truyền thống, thì mới có thể miêu tả cuộc sống ấy sâu sắc, nhiều mặt đến thế. Không phải chỉ có thiên tai “Sâu hạn liên miên úng lụt tràn ' (Hung niên hỉ ), dân tình đói khổ cầu thực tha phương “Kêu đói gào án khắp ngả đường” (Hung niên I). Không phải chỉ co địch họa “Phần thuê quan Tây, phần trả nợ” (Chốn quế). Còn
    bao nhiêu nỗi đời điên đảo, xã hội phân hóa trước cơn xâm lăng, khai thác thực dân: “Làm thuê rặt thấy con nha khá”; “Tre trói tre”, “Đậu đun đậu”; đổi chủ thay thầy (Lân cẩu hành)-, tình nghĩa suy vi (Điền gia tức sự ngâm). Còn mọi quyền sống bị bóp nghẹt “Miệng kín bình bưng chẳng dám thưa” (Túc Phú Xuyên dồn), “Bụng già chua xót, thơ không sức” (Ngẫu thành II). Còn bao nhiêu nỗi uất ức phải cam chịu “Lệ đẫm đừng rơi phải nuốt đi” (Thất tịch hất )...

    Có người cho rằng, đối với kẻ thù dân tộc, ngọn bút Nguyễn Khuyến chưa đạt đến độ nhọn sắc cần thiết, ở đây có vấn đề bút pháp, phong cách (theo nghĩa hẹp). Nhà thơ Yên Đổ ít đánh những “cú trực tiếp”, những “đồn chết tươi”. ít thấy lồ lộ trên thơ ông những hình ảnh kẻ thù gớm guốc. Người ta chỉ có thể xúc cảm, nhận biết chúng qua những hệ quả hành động của chúng: “Khoét rỗng ruột gan trời đất cả; Phá tung phên giậu Hạ đi rồi” bằng khai thác thực dân; lôi kéo, mê hoặc qua một Hội Tây, một Đấu xảo. Hoặc người ta có thể liên tưởng đến chúng ở Ông thần Cúm. Hoặc thấy cái bóng hình, uy lực của chúng trùm lên những tên bù nhìn, tay sai “võng lọng nghênh ngang nhờ cụ Sứ”. Không phải không có lúc, nhà thơ không ngăn nỗi phẫn nộ, nhưng cũng chỉ gửi qua tiếng sóng “Tô giang hữu hận” (Giáp thân trung thu...), hoặc tiếng sấm phía núi Nam để “tố bất bình” (Bài muộn). Và không ai không cảm thấy, bao trùm lên cuộc đời đen tối, thiết chặt những số phận đau khổ, tác nhân của những cảnh sắc quạnh hiu được phản ánh trong thơ Nguyễn Khuyến, chính là cái thế lực hắc ám, cái gông cùm như vô hình mà hữu hình của bầy giặc cướp nước.

    Sức mạnh ngòi bút Nguyễn Khuyến không hướng ra ngoài, tóe lửa về phía quân thù, mà hướng vào trong, lay động tâm linh những người dân mất nước đến “máu chảy”, “hồn tan'. Nó là tiếng kêu thương. Cũng là chuông thức tỉnh.
     
    Last edited by a moderator: 7/10/15
    tducchau thích bài này.
  9. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P4

    Trước sau Nguyễn Khuyến vẫn chỉ là nhà thơ. Ông chưa hề là nhà tư tưởng, càng không phải là nhà tư tưởng tiên khu. Làm sao ông đã có thể nhận thức được hết bản chất của kẻ thù, khi mà tầm nhìn về thế giới và xã hội vẫn chưa vượt khỏi ý thức hệ phong kiến, khi mà gông cùm thực dân mới được áp đặt chưa đủ độ nảy sinh những yếu tố mới về xã hội và ý thức. Bởi vậy, ngòi bút Nguyễn Khuyến tuy đã vượt khá xa truyền thống hiện thực đương thời, song chưa tiến hẳn sang được chủ nghĩa hiện thực phê phán.

    Tuy nhiên, thơ văn yêu nước Nguyễn Khuyến, trên một ý nghĩa và chừng mực nào đó, vẫn là những bản lên án chế độ thực dân vào loại sớm. Khách quan, nó là tiếng nói đòi quyền sống độc lập - dân chủ, tuy tác giả chưa bao giờ khái niệm được hai từ thiêng liêng ấy đối với Tổ quốc mình, Nhân dân mình.

    c. NGUYỄN KHUYẾN - TÀI HOA

    Trong lịch sử văn học cổ điển Việt Nam, các nhà thơ lớn thường chỉ chuyên và nổi từng mặt. Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”, Tú Xương “thần thơ thánh chữ” cũng chỉ chuyên thơ Nôm. Cao Bá Quát chủ yếu nổi tiếng qua thơ Hán (dù hát nói của ông cũng không phải xoàng). Những nhà thơ giỏi cả Nôm lẫn chữ Hán chỉ có Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Nguyễn Khuyên cũng ở trong số này. Không những thế, ông còn là nhà soạn câu đối biệt tài, là người viết hát nói có cỡ, và là một dịch giả xuất sắc. Ở mặt nào ông cũng có đóng góp đáng kể. Gần đây, còn phát hiện thêm được một số bài văn gồm ký, văn tế, và chính luận, nhưng chưa nhiều.

    Tuy nhiên, trước sau ông vẫn là nhà thơ, nghĩa là làm thơ nhiều và trội hơn cả. Có điều cũng lạ, ông hầu như không làm thơ lục bát. Các cố lão quê ông có kể lại: Có người hỏi ông sao không làm lục bát? Ông trả lời: Lục bát, có bao nhiêu “váng bọt” tinh túy, cụ Tiên Điền đã “vót” cả rồi. Có làm nữa chỉ còn “cặn bã”. Câu chuyện dù thật hay không thật cũng có cốt lõi của nó, dù là ý thức của tác giả hay nhận thức khách quan về tác giả; ông có dụng ý đi vào thể loại sở trường.

    Cho nên phần lớn thơ Nguyễn Khuyến, chữ Hán chỉ theo thể thất ngôn, ngũ ngôn, luật hoặc trườing thiên. Thơ Nôm cũng thế và thỉnh thoảng có song thất lục bát. Tuy nhiên, thất ngôn bát cú vẫn là thể ông làm nhiều hơn cả, thành thạo hơn cả. Thất ngôn bát cú luật Đường là thể thơ mà vần, chữ, niêm, luật, với kết cấu khai, thừa, thể, luận, kết, vô cùng chặt chẽ. Vậy mà thơ Nguyễn Khuyến trong cái vỏ hình thúc vô cùng bó thắt ấy vẫn cứ tự nhiên, thoải mái, không chút khó khăn, gạ gẫm, như nước chảy, như mây bay. Nhiều khi như lời ăn tiếng nói của miệng thốt ra là thành (ở thơ nôm). Điều đó chứng tỏ tác giả dư dật khả năng làm chủ phương tiện cứng thành, sắc cạnh của mình.

    Đồng thời, nhà thơ cũng không chịu để cho hình thức thể loại trói buộc mình khi nó không bao chứa nổi những cảm xúc cuồn cuộn, những ý tưởng sâu xa của mình. Khi đó thì thơ của ông không chịu tuân thủ các kết cấu cứng nhắc cổ truyền, khai, thừa, thể, luận nữa:

    Nếu cần, thơ ông bất chấp niêm luật một cách có ý thức;

    - Tự tử vân du ngã quan khứ.

    Đối cũng chẳng cần chặt chẽ từng câu, từng chữ lắm:

    - Lấy của đánh người quân tử nhỉ!

    Thân già da cóc có đau không?

    (Hỏi thăm quan Tuần mất cướp) :rose::rose:

    Dở trời meta bụi còn hơi rét

    Nếm retọu teròng đền dược mây ông?

    (Chợ Đóng)

    Đên ca cách ngăt câu 7, đôi khi cũng không theo lối kết câu cô truyền 4 -3, mà là 3 - 4, theo lối gọi là Hàn luật của Việt Nam:

    Trời hẹn ngày! cho ba vạn sáu Ta chung tuổi! mới một trăm hái

    (Gủi bác Châu cầu)

    Tuy nhiên, những hiện tuọng phá cách này chưa nhiều. Va cũng chưa phải là biểu hiện cách tân thể loại một cách có ý thiíc.

    Một điều khác cần ghi nhận ở Nguyễn Khuyến như một sự đổi mới đáng kể về nghệ thuật. Mọi người đều biết ngôn ngữ Hán và bút pháp trừu tượng, công thiíc, ước lệ, vốn là thuộc tính của văn học cổ điển, đã làm cho thơ văn trước Nguyễn Khuyến để mất đi không ít sắc mau tươi tắn, chi tiết xác thực của cảnh vật, đồi sống. Ngay như trong văn học dân gian trước đây, những hình bóng làng cảnh đồng quê, những mảng hình cảnh sống dân tình đã có mặt phong phú, đậm đà, chân there hơn nhiều so với văn học viết đương thời; tuy nhiên văn học dần gian với tính chất tập thể của nó đã không để lại cho chúng ta một bríc tranh cảnh vật làng quê hoặc cuộc sống xã hội mang dấu ấn cá tính nghệ thuật. Đến Nguyễn Khuyến, những dẫn chiíng ở phần trên cho thấy bút pháp Nguyễn Khuyến đã vượt được khá xa tình trạng công thức, ước lệ cổ điển, mà đến thẳng với những sắc màu chân thẹrc của cuộc sống, ngổn ngang những chi tiết sinh dộng của cảnh và người. Đã có dấu hiệu tác giả tưởng tượng, hư cấu trên cơ sở hiện thẹic để xây dẹmg những tác phẩm “hiện thẹrc hơn cả hiện thực” (Đảo , phu dôi, Chi trảo). Đó là một biểu hiện vận động của văn học Việt Nam di vào con đưbng hiện there chủ nghĩa. Thế rồi, sau Nguyễn Khuyến, mãi tới Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, mới có thêm những bức tranh quê, có những nét xinh đẹp nên thơ, đáng yêu, nhemg vẫn còn dừng lại ở bề ngoài cuộc sống, ít tâm huyết. Va trong

    các tập truyện Vơ , Việc làng của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tô', ta có thể thấy được chút ít bóng hình cuộc sống đã được phát tả trong chùm thơ lụt lội va các bài nói về phong tục, lệ lang của nhà thơ Yên Đổ.

    Khi nghiên cihi về ảnh huỏng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết, người ta thấy ở các nhà thơ lớn, từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho đến Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, đều chịu ảnh hưởng lớn của văn học dân gian. Nguyễn Khuyến cũng như thế. Trong thơ và câu đối Nôm của ông nhan nhản những thành ngữ, tục ngữ, ca dao, mật độ khá đậm đặc. Có câu đối, hai vế là ý hoàn toàn hai câu tục ngữ, ca dao, chỉ đưa đẩy thêm vài ba chữ cho họp cảnh họp tình:

    Chữ nghĩa , của sấm dám dâu mang trống lại

    Rể con khống nhẽ, nước người nên phải vác chiêng di”.

    Rất lý thú la Nguyễn Khuyến còn có những bầi thơ ma nội dung cảm hứng nảy sinh từ ý tứ một thành ngũ (Vũ phu dối: nói dối như Cuội), một câu ca dao {Phú dắc: Bà già đã bảy mươi tư, ngồi trong của sổ viết thư lấy chồng)... Có lẽ cũng chưa có ai như Nguyễn Khuyến, nhà thơ đã mở ra khả năng vận dụng những yếu tố văn học dân gian Việt vào trong thơ Hán, như một thứ điển cô vậy. Ví dụ trong bài Thiền sư, hai chữ lãm kính, nghĩa là soi gương, là từ ca dao Việt: “Trách người quân tử vô tình, có gương mà để bên mình không soi”; hai chữ giá kiều nghĩa là bắc cầu, là do từ câu ca dao: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Nhà thơ đã sử dụng toàn ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam để sáng tác thơ Hán, như một thư “tập cổ” văn học dân gian (Phương ngôn tạp ).

    ơ Thơ Hán của Nguyễn Khuyến còn có nhiều từ có ngữ nghĩa, nội hàm đậm đà sắc thái Việt, do tác giả vay mượn, chuyển hóa từ ngôn ngữ Việt sang, /ỉòa cước: chân lúa, chân mạ; Thỉ nhăn: ông lọn; Thiền : thầy đồ ve gái (thiền; con ve,

    ve đòng âm với ve gái; Tam tam: con ba ba (thay vì chữ miết trong Hán ngữ); phu dối: đông ông Cuội; bính: bánh đúc, mắm tôm...

    Cũng có thể kể là một dấu hiệu phát triển thi ca Việt Nam theo huóng đại chúng hóa, dân tộc hóa, khi văn học dân gian thâm nhập thêm nhiều huóng vào văn học viết, kể cả vko thơ ca chữ Hán.

    Duói đây xin nói thêm về những đóng góp sáng tạo của Nguyễn Khuyến ở một sô thể loại khác:

    1. Một tài năng câu đôi độc đáo.

    Không thể không nói riêng về câu đốì Nguyễn Khuyến. Bởi vì như Xuân Diệu đã viết: “Trong làng ván học Việt Nam, Nguyễn Khuyến là người mẫu tiệp nhất về câu đối, làm nhiều câu đối nhất, và những câu đối vào loại tài tình nhất”? Chứng tôi còn nghĩ thêm rằng: nhiều tài năng của Nguyễn Khuyến thể hiện khá đầy đủ và tập trung trong câu đối của ông. Va đến Nguyễn Khuyến, câu đối mới tự vuợt một bước dài, thxỊc sự trở thành một thể loại văn học với ý nghĩa đầy đủ.

    Hiếm thấy ở Nguyễn Khuyến loại câu đối nghi lễ, thù tặng chung chung, vô vỊ. Mỗi câu là một hoặc nhiều hình ảnh, nỗi lòng, và cứ bình dị như Ibi tiện miệng nói ra. Tâm sự nhà thơ ngày Tết, chán ngán cho sự đoi, lúc đã nghễnh ngãng, lòa lẫm:

    Tối ba mum, nghe pháo nổ dùng, Tết Sáng mồng một, dụng nêu dánh cộc, à à Xuân”.

    Đây là hình ảnh một nhà nho lỗi thời - có thể là tác giả - cáo quan về làng, gõ đầu trẻ kiếm sông, mòi mbn với năm tháng:

    Quan chang quan thì dân, chiếu trung dinh ngất ngưóng ngoi trên, nào lềnh nào trường, nào bàn ba, tiền làm sao, gạo

    làm sao, dóng góp làm sao, một năm mười hai tháng thảnh thoi, cái thủ lạn nhìn thầy nhẵn mặt.

    Già chang già với trẻ, dàn tiểu tử lau nhau dứng trước, này thơ này phú, này đoạn một, băng thế, trắc thế, khuyên diểm thế, ba vạn sáu ngàn ngày thấm thoát, con mắt già deo kính mòn tai”.

    Nghe sao mà tồi tội, mà cảm thương cho cả một lóp nho sĩ thuở ấy. Va câu đổi nay là cả một bức tranh xã hội mà muốn hiêủ rõ nó, nhà dân tộc học phải để nhiều trang chú giải về những lề thói, phong tục xxra kia.

    Ai cũng biết Nguyễn Khuyến sở trubng về trào phúng, 30% câu đốì của ông thuộc loại này. Nó ghi lại cho văn học những nét đen về một phubng “rước voi về giày mả tổ”, “cõng rắn cắn gà nhà”, ở một nhân vật có thật “phong lưu chú Bát”, “phú quý dì Tư”, “sự nghiệp bà Bông”, “thơ từ ông Húng”, hoặc những loại đĩ “có tàn có tán” như cô Tư Hồng, những quái thai của một thời đầu đất mróc thực dân hóa.

    Với đối tượng cần châm biếm, đả kích kín đáo, Nguyễn Khuyến đã lọi dụng tính chất đa nghĩa, kết cấu lỏng lẻo của ngôn ngữ Hán, mà dùng lối biểu tượng hai mặt, lốì lõm chữ, khen đấy cũng là chửi đấy, cung kính đấy mà xỏ đấy (câu đối mừng Hàn Soạn, thờ Thánh mẫu...)

    Chùm câu đối viếng làm cho những người lao động, bà con làng xóm, khá hấp dẫn bởi thủ pháp độc đáo là vận dụng những ngôn từ hình ảnh màu sắc, tượng thanh mang tính chất nghề nghiệp. Vợ thợ rền khóc chồng có: than, bễ, rèn cặp, de loi. Anh hàng gà khóc vợ có gánh, có lồng, có con nháo nhác tìm mẹ, trống lục cục nuôi con. Câu đôi viếng làm cho phuong bát âm đọc lên có đủ tiếng chiêng, trống, ken, phách, mõ, như một dàn nhạc hba tấu. Song tuyệt nhiên không phải là cách ghép chữ hình thức, mà chữ luyện vao câu, vào ý, chan chứa ân tình, bởi vì tùng chữ đã được tác giả khai thác triệt để chừ nghĩa. Đôi

    khi, ngoai y nghĩa cụ thê, câu đối còn khái quát cho cả cảnh song le đôi, mât noi nuong ttra, sóng dồn gió dập từ nhiều phía, mà người dân nghèo thuở ấy phải cam chịu:

    Nhà của dể lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp Công việc dành bỏ bễ, trẻ trung lắm kẻ de loi”.

    Thơ Nguyễn Khuyến đã bình dị câu đối của ông lại càng bình dị. Ông có tầd đua ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào câu đối, hoặc dùng nguyên, hoặc lấy một đoạn, hoặc biến hóa đi đôi chút, làm cho câu đối có ý nghĩa sâu sắc, có SIÍC truyền cảm mạnh mẽ, và càng dễ nhớ, dễ truyền đi nhanh.

    K

    Ngay cả những câu bề ngoài có vẻ tục tìu, tự nhiên chủ nghĩa, cũng ẩn giấu những ý nghĩa thâm trầm. Người ta kể lại: tác giả đang ngồi với con là phó bảng Nguyễn Hoan, bỗng nguôi con giật giọng gọi trẻ đuổi con mềo đang định “bậy” vào bể nước mua trước sân. Đồng thời, bên hàng xóm có tiếng rủa con: (xin lỗi!) “Chó đ. mẹ mày”. Thế là Nguyễn Khuyến ứng khẩu thành câu đối:

    Phó bảng dồng, miêu tiện hải Lân gia mạ tử khuyển dâm nhăn

    Ghép câu đôi như chơi thế thôi. Song nghĩ cho kỹ mới thấy sự sâu sắc. Bể tóc cảnh đây là cái bể ăn nước, lên chữ Hán thành hải la biển rộng. Mẹ, trong nguyên văn câu rủa được tác giả nâng lên thanh nhân là người. Sông biển cũng là biểu tượng cho thiên nhiên đất nước. Người là chủ thể của xã hội, của núi sông. Thê mà, con mềo, con chó - trong quan niệm của dân - vẫn bị coi là vật hạ tiện, dám làm cái việc uế tạp, thô bỉ vào. Việc nước, việc đoi ở đương thời là như thế! Còn gì đau đớn cho bằng.

    Vì tất cả những điều tóm tắt nói trên, chúng tôi xin được phép góp Ibi với anh Xuân Diệu: Trong câu đối Việt Nam, Nguyền

    Khuyến đã ở trên đỉnh cao nhất với nhiều đóng góp sáng tạo. Trước ông đã không ai bằng. Sau ông lại càng thế nữa.

    2. Một đóng góp phát triển thể hát nói.

    Hát nói là một thể thơ hỗn họp giữa từ khúc, Đường luật của thơ Hán, với lục bát, song thất của thơ Việt. Là một thể loại của ca trù, hát nói vốn là một thể thơ kết họp với nhạc chủ yếu dùng để hát. Từ trong cung đình, từ các dinh thự quan viên, nó lan ra ngoài công chúng, nhưng mới ngưng lại ở đám người có học, phong lưu, va là một thú vui ít nhiều đài các.

    Về mặt hình thik thi ca, nó là một thể loại sáng tạo riêng của thơ Việt Nam trên đường phát triển muốn tìm một cách diễn đạt phóng khoáng, không bị câu thúc lắm vào những khuôn khổ cố định, chặt chẽ. Thế kỷ XIX là thế kỷ thịnh nhất của loại thơ này. Khá nhiều nhà thơ, trong đó có các nhà thơ lớn đều làm hát nói, và có người đã là tác giả những bài hát nói vào loại tiêu biểu, như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Quý Tân, Dương Khuê. Tất nhiên trong đó có Nguyễn Khuyến.

    So với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, và cả Dương Khuê nữa, Nguyễn Khuyến làm hát nói không nhiều, tất cả 11 bài (kể cả 2 bài dịch nôm). Song ông đã có những đóng góp đáng kể vào việc phát triển thể loại này.

    Hầu hết các bài của những nhà soạn hát nói nổi tiếng đều la những bai làm cho ả đào hát, và tất nhiên cũng thiên về những mối tình trăng gió giữa khách phong lưu và các nàng ca kỹ. Hoặc giả là những ca khúc trữ tình tnic tiếp nói lên những hoài bảo tung hoành, như ở một Nguyễn Công Tnr

    Chí tang bồ hồ thỉ dạ nào khuây Phải hăm hở ra tay kinh tế

    Hoặc nỗi niềm bi phẫn ở một Cao Bá Quát:

    Ba vạn sáu nghìn ngày mấy Canh phù du trống thấy cũng nực cười.

    Hoặc là những khúc hát lả loi trăng gió của một Duong Khuê:

    Nợ tính tình rầy lắm chị em ôi

    Đã dan díu trót vay thời phải trả

    Khi dón gió, khi chơ trăng, khi xem hoa, khi bẻ ...

    để rồi lao vào những cuộc hành lạc “Chơi cho phơ râu, cho trợn mắt, cho long dải nít, cho trụt dây Ivmg”.

    ở những nhà ấy, hát nói có những bài hay, câu hay, nhưng không khỏi mắc vào sự lặp lại, đon điệu, từ đề tài, nội dung, cho đến cách thể hiện. Nỗi lồng, tính cách Nguyễn Khuyến khác với các nhà ấy. Và ông cũng có cách nói riêng trong thể loại hát nói, không phải bằng một cách, ông thiên về tự sự;

    Vicờn Bùi chốn củ

    Bốn muoi năm lụ khụ lại về dây.

    Trông ngoài sân dua nở mấy chồi cây

    để mà giải tỏ nỗi lòng mình:

    Ngọn gió dông ngoảnh lại lệ đầm khăn Tính tang hải, thương diền qua mấy lóp

    (Vườn Bùi chốn củ)

    Để diễn tả cái say, say lịm, say khirót, cái say mà “ý chẳng say về rượu; say vì đau nước thẳm với non cao”, ông lại dùng lối trích cú, tập họp các câu thơ say, sẵn có ở thơ Hán cò mà soạn thành bài Bùi viên dối ẩm trích ca chữ Hán. vần diệu ở đây không còn tiêu tao, thánh thót như tiếng đàn tiếng phách vốn có ở bài hát nói thông thường, mà lảm nhảm khật khưõng y như giọng điệu anh say:

    Sở chung nhật túy, dồi nhiên ngọa tiền doanh Chu Nhăn dộ giang, tam nhật tinh bất vi thiếu

    Mạc khiếu, mạc khiếu!

    tự dương mạc khiếu

    Tửu hàm bạt kiếm chước dịa ca mạc ai.

    Cũng là để ngụ cái chí của mình, ông thuật lai cuộc đơi Mẹ Mốc “tấm hồng nhan đem bôi lấm, xóa nhba” ma vẫn giữ được tấm kiên trinh “sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết”. Ông lam Ibi Hỏi ông phỗng đá “khéo thay chích chích chi chi nực cười”, ông chê Anh giả điếc “khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây”, chính là để gián tiếp nói lên cách sống bất đắc chí và bất đắc dĩ của mình. Khác hẳn với lối ngôn chí, cảm hoài, trực tiếp phu diễn chí hướng ở các bài hát nói của nhiều nhà soạn hát nói khác.

    Cho đến thời Nguyễn Khuyến, hát nói vẫn còn là loại thơ chuyên chở những ý tình ít nhiều phong lim, đai các, trí tuệ, mà ở phần lớn, phong vỊ trữ tình la chính. Đến Nguyễn Khuyến, ông đã dùng hát nói làm phuong tiện trào phúng (Chế ông đồ Cự Lộc, Đĩ cầu Nôm). Lệ luật của hát nói so với thơ luật và lục bát, song thất lục bát, có thoáng đãng hơn nhiều. Tuy vậy, một bai hát nói truyền thống vẫn phải, ngoài câu muỡu ra, có các khổ: khổ nhập đề, khổ xuyên tâm, khổ thơ, khổ xếp, khổ rải, khổ kết, gồm 11 câu, thì là đủ khổ. Tùy bài, có thể thiếu khổ hoặc đói khổ, nhtmg nhất thiết không được thiếu khổ thơ (thường là 2 câu thơ chữ Hán) một khổ được coi như tâm điểm của bài bao hàm ý chính của bài.

    Va như trên đã trình bày, hát nói là thể hỗn họp các thể thơ Hán va Việt, là sự hba họp các yếu tô” thi ca Hán và Việt. Bởi vậy, một bài hát nói truyền thống thường nhan nhản những trích đoạn điển cố, những chữ nghĩa vay mượn ở thơ Hán, sách Nho.

    Đến Nguyễn Khuyến, ở hai bài hát nói trào phúng vừa nói trên, không còn thấy vẻ phong lưu đài các, không còn thấy các vế Hán cấu thành sự hỗn họp truyền thông ở hát nói nữa. Kể

    ca khô thơ, thxiờng là ở vỊ trí câu 5-6 trong bài (không kể muõu) cũng không còn là thơ luật có đối ý, đối chữ chỉnh chu nữa. Hai câu đúng ra là khổ thơ ấy cũng không còn là tâm điểm của bài thơ. Nội dung, ý tứ của nó cũng tãi ra và cả cách bắt vần lung cũng y như các câu ở khổ khác. Chẳng hạn ở bai Chế ông đồ Cự Lộc :

    Khăn nhuộm tờ mờ màu nước diếu Nón son khống méo cũng không tròn.

    Tuy nhiên, ở bài Chế ông đồ Cự Lộc với 4 câu mưỡu đầu, 11 câu hát nói đủ khổ vẫn có thể coi là một bài hát nói hoàn chỉnh. Đặc biệt đến bài Đĩ Cầu Nôm, không có mưỡu, không còn dáng dấp các khổ theo thứ tự quy ước, mà chỉ còn giữ lại những cấu thành câu với sô” từ không hạn định, với cách gieo vần lưng, vần chân từng cặp hai câu một, móc nốì vào nhau. Cũng không còn hai câu đối nhau của khổ thơ làm tnmg tâm cho cả bai thơ như một cái lõi. Lbi thơ ở đây cứ như dbng nước suối từ nguồn chảy ra, chảy đến đâu biết đến đấy, y như ở một bài thơ lục bát. Lại còn nhan nhản những ca dao, tục ngữ, thanh ngữ Việt, những Ibi lẽ, ý tình cứ trụi trần như cuộc sống dân dã. Đâu còn là Ibi thơ phong Imi của khúc hát huê tình trong tiếng trống của quan viên điểm chầu nữa. Đó là ĩoi rủa sả cay độc, là tiếng cưbi hả hê của dân gian;

    ... Chém cha cái kiếp dào hồng,

    Bạn với kể anh hùng cho dúng số.

    Vợ bợm chồng quan danh phận Mai sau ngày giỗ văn nôm Cha đòi con cầu Nòm!

    Nêu hát nói là một thể loại thơ hỗn họp các yếu tô thi ca Việt va Hán trên con đường phát triển của thi ca Việt Nam đè tìm một cách diễn đạt phóng khoáng hon, thì ở bài trên, cac yếu tô Hản da bị loại trừ và đã đạt tới yêu cầu sáng tạo moi.

    Nó bắc cầu cho việc phát triển tiếp ở đầu thê kỷ 20 với Tản Đà, và phần nào ở phong trào Thơ mới những năm 30.

    3. Một dịch giả đầy sáng tạo.

    Một nủa thế kỷ sau khi Nguyễn Khuyến mất, mọi nguùi vẫn yên trí những bài thơ Khóc Dương Khuê, Lời anh vợ phường chèo, Nhớ núi Đọi... là những kiệt tác nôm của tác giả. Mãi sau khi phát hiện thêm các văn bản Hán - Nôm về thơ văn của ông, người ta mới rõ Nguyễn Khuyến đã tự dịch những bài đó của mình từ Hán sang Nôm, và nhiều bài khác nữa như thế, đến nay đã thấy tất cả là 24 bài. Có bài, bản dịch không kém nguyên tác, thậm chí còn trội hon. Dường như với cùng một xúc cảm thẩm mĩ, cùng những chi tiết thi ca, ông đã hai lần sáng tác bằng hai thứ ngôn ngữ.

    Ngoài ra, ông còn dịch thơ, văn của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Âu Dương Tu (Trung Quốc), và của Nguyễn Trọng Họp ra thơ nôm. Đặc biệt nữa, ông còn dịch ngược ca dao, tục ngữ Việt Nam thành thơ Hán. Quả đó cũng là một biệt tài, chưa thấy h nha thơ nào.

    Nói về tài dịch Hán ra Nôm của ông. Thơ Hán truyền thống vốn sửủi điển cô, một thứ thành ngữ bác học, ước lệ. Làm thơ bằng chữ Hán, tất nhiên ông cũng tuân thủ những thủ pháp truyền thống đó. Khóc Dương Khuê:

    hi Dương dại niên Vàn thụ tăm huyền huyền

    Thôi thê la bác Dương đã qua đoi rồi. Nhìn mày chiều cây xuân mà lồng ngùi ngùi khôn xiết. Người có Hán học, ai cũng rõ “vân, thụ”, là thanh ngữ điển cổ để chỉ tình cảm bạn b'e xa cách, nhớ nhung. Nó là chữ sẵn trong thơ Đỗ Phủ nhớ Lý Bạch:

    Vy bắc xuân thiên thụ Giang dông nhật mộ vân

    Nguyễn Khuyến đã dịch hai câu đầu bài thơ chữ Hán Khóc Ditong Khuê của mình thành:

    “Bác Duong thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi long ta.

    Ong đã thay thế hẳn những chữ sẵn sáo, mbn, quen dùng trong thơ ca Hán bằng những chữ, những hình ảnh bình dị, có sức sống và gần gụi với người Việt ta hơn. Nước chảy, Mây trôi xa nhau vbi vọi, có mấy khi gặp nhau. Song, lồng nước chảy dù đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Câu thơ đã Việt hóa đi, lại đằm thắm, vbi vọi nhớ thuong, do khéo sử dụng những biện pháp tu từ truyền thống Việt Nam, với những hư từ (man mác, ngậm ngùi), phong phú siíc biểu cảm.

    Hãy phân tích bài Nhớ núi Đọi II, một bản dịch rất đạt của dịch giả Nguyễn Khuyến:

    ÚC LONG ĐỘI SON

    Nguyên tác:

    Cận lai suy bệnh hất tham thiền Hồi ức tiền du diệc sảng nhiên Cổ tự tứ lân duy mốc thạch Hàn tăng nhất tháp cộng văn yên Kỷ tầng trúc ảnh nghi lộ Hữu khách tang gian lập dãi thuyền lão vị tri chung hưởng ngọ Phóng ngưu son lôc ngoa tùng miên.

    Bản dịch:

    i

    Già yếu xa xối bấy dến nay Làng chơi loáng thoáng lại buồn thay Chùa xưalẫn cùng cây dd Su cụ nằm chung với khói mây

    Dạm thế ngõ dâu tầng trúc ấy Thuyền ai khách dọi bến dâu dăy Chuồng trưa vảng tiếng người không biết Trâu thả sưòn non ngủ gốc cây.

    Cốt cách của thơ luật Đường truyền thống là Ibi chắc, ý sâu, hết sức cô đọng, mỗi từ phải chiía đựng được một ý, như một hạt ngọc trong chuỗi ngọc, cang tránh được từ đua đẩy càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, bài thơ thường chắc nịch như bức tương gạch, nhò nhắn mà kiên cô”, các viên gạch xếp khít cắn vào nhau mà không cần đến vôi vữa. Bốn câu giữa của bài ức Long Đội son cũng có chất chắc đọng truyền thống như thế. Và nó chỉ bằng hình ảnh hồi tưởng mà miêu tả lại cái cảnh vật tĩnh lặng, cùng cái không khí cô quạnh, một xúc cảm thẩm mĩ quán xuyến cả bài thơ.

    Đến bản dịch. Bản dịch đã khở dần cái chất chắc đọng ấy. Tuy vẫn chuyên hóa đầy đủ những hình ảnh biểu cảm nguyên tác, song tác giả đã khéo gia công biến hóa, làm cho cảnh sắc thêm man mác, quạnh quẽ hơn nguyên tác. Hai câu đầu, không có điều gì phải bàn. ở hai câu 3-4, dịch sát từng chữ trong nguyên tác thì:

    Chùa xưa bốn phía đều cây, đá Sư cụ một giường cùng khói mây.

    Bản dịch chuyển hóa “bốn phía, một giương” thành ở lẫn, nằm chung, cảnh vật quyện vào nhau hon, sống động hon;

    Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá Sư cụ nằm chung với khói mây.

    Hai câu 5-6 trong nguyên tác mang nghĩa; “Bóng trúc dày đến mấy tầng, tưởng chừng không có lối đi; ở giữa có bãi dâu, có khách dang đứng đọi thuyền”. Hình ảnh cảnh vật ở đây hiển hiện ra trước mắt. Sang bản dịch:

    Dặm thế ngõ dâu tầng trúc ấy Thuyền ai khách dọi bến dâu dày.

    Kết cấu ngữ pháp câu thơ từ nguyên tác sang bản dịch đã được đảo lộn có dụng ý. Cái lối đi quanh núi trở thành “dặm thế”. Những từ phiếm chỉ được đua thêm vào; ngõ dâu, tầng trúc ấy, thuyền ai, bến dâu dày. Tất cả làm cho câu thơ, ý thơ trỏ nên vbi vọi, mênh mang hon.

    Đến hai câu kết trong nguyên tác, kết cấu và chữ nghĩa thật rõ ràng chân phuong:

    Ông già quê chưa biết tiếng chuông trưa diểm Còn thả trâu dưới chân núi nầm ngủ dưới gốc thòng”.

    Vào bản dịch, câu thơ được đảo ngược có dụng ý:

    Chuông trưa vắng tiếng người không biết Trâu thả sườn non ngủ gốc cây.

    Tiếng chuông trưa trở thành chủ thể, bao trùm lên cảnh vật. Chỉ có tiếng chuông trưa là tiếng động duy nhất, nhưng lại càng làm cho cảnh vật chìm vào vẳng lặng. Và ai ngủ diréi gốc cây? Hiểu là người cũng được, mà trâu cũng được. Câu thơ dịch, ngữ pháp lỏng lẻo, tạo nên sự Hên tuỏng mênh mang, khép lại một biíc tranh va cũng là tâm trạng nhà thơ: lặng lẽ, quạnh hiu, cô đon, man mác.

    Đọc kỹ những bài thơ Nguyễn Khuyến tự dịch, kể cả trữ tình, tự sự và trao phúng, ta có cảm giác hình như nhà thơ thấy nguyên tác chưa diễn đuục hết ý của mình, cần phải dịch nôm thì mới đạt “tới số”. Bài Khóc Dương Khuê là một ví dụ.

    Bài Lời vợ anh phường chèo là một ví dụ khác. Sinh thời, nhà văn Nguyên Công Hoan đã lý giải bài thơ dịch này rất thuyết phục, khi ông khẳng định rằng, bài này tác giả muốn ám chỉ Hoàng Cao Khải, với những chi tiết kừi đáo. “Xóm bén đông...” vừa ngụ ý họ Hoàng ở Đông Thái, vừa nói cái quan hệ chủ - khách giữa đôl tuọng được kể và tác giả. Theo điển cò

    Hán học, bên đông chỉ gia chủ, bên tây chỉ thầy học. (Chả là lúc ấy Nguyễn Khuyến đang làm gia sư nha Hoàng Cao Khải). Vậy thì câu mở đầu nguyên tác “Đông lân gia hữu uu nhân trú”, có dịch là “Xóm bên đông có phường chéo trộ' thì mới gọi được cái giọng nói trọ trẹ của lão Hoàng vốn người Nghệ - Tĩnh. Cũng như câu “Nhĩ niên kỳ lão, hà thái ngu?” có dịch thành “Tuổi đã già sao dại như ri”, mới nhại được cái thổ ngữ khó lẫn được ấy.

    Cảm on nhà thơ, một thế kỷ sau bản dịch Chinh phụ ngâm, đến Nguyễn Khuyến với những cặp thơ sóng đôi Hán va Nôm của cùng một tác giả, chúng ta càng thêm tự hào về ngôn ngữ dân tộc có nhiều ưu thê dồi dào để diễn đạt những chi tiết sâu sắc, những ý tình tế nhị, những cung độ tình cảm nhiều vẻ, nhiều hình như thế.

    Không những vậy, Nguyễn Khuyến còn dịch ngược ca dao Việt ra thơ Hán (Đồng Đăng phố Kỳ Lừa, Ba di bán lọn con...) và sử dụng toàn ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt để sáng tác thơ Hán. Hình như nhà thơ không gửi gắm gì nhiều lắm vào đó. Song phải kể đó là bằng chiíng về sự khổ luyện để có thể sử dụng và chuyển hóa thành thạo hai thứ ngôn ngữ mà tác giả đã làm chủ được một cách vững vàng.

    KẾT LUẬN

    Nguyễn Khuyến la nhà thơ cổ điển lớn cuối cùng, viết dưới ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến, bằng một thứ văn tự vuông. Song cũng lại là một trong những nhà thơ lón, nhân chứng đầu tiên ở một thoi kỳ đầu đất nước lâm vào vồng nô lệ của chủ nghĩa đê quốc phương Tây.

    Là nhà thơ cổ điển lớn, tài năng đa dạng, đa diện ở ông dược kê thùa từ các truyền thống nhân đạo và hiện thục, với

    nhiêu màu săc trũ tình sâu săc và trào lộng chua cay của ván hiến Việt Nam, từ văn học dân gian, đến văn học thành văn, từ Hồ Xuân Huong đến Nguyễn Du, bằng cả phuong tiện chữ Nôm và chữ Hán.

    Với tư cách chứng nhân ở một thời kỳ đầu nước Việt Nam dưới chế độ thục dân - nửa phong kiến, khi m'a giai cấp phong kiến đã cáo chung vai trò lịch sử của mình, thơ văn yêu nước Nguyễn Khuyến chĩa mũi nhọn vào cả bọn giặc nước .và bè lũ tay sai bán nước. Kế thừa từ Nguyễn Trãi, nỗi lồng thương dân - yêu nước ở Nguyễn Khuyến khắc khoải suốt Ư4 thê kỷ cuối đời ông, đã mơ dần đi ý th\íc trung quân, được thể hiện bằng bút pháp hiện there, trữ tình, tinh tế, tai hoa, vượt xa những ước lệ vốn có của văn học cổ, đã tạo cho tác phẩm Nguyễn Khuyến một sức gọi cảm thẩm mỹ sâu lắng.

    Với tư cách là một nghệ sĩ nhân dân, Nguyễn Khuyến đã kế thừa và phát triển các yếu tô” văn học dân tộc không những trong tác phỂỦn bằng tiếng mẹ đẻ, mà cả trong các tác phẩm chữ Hán. Là một nhà thơ, có lẽ là duy nhất, tự dịch nhiều thơ hay đến thế, dubng như la sáng tác về một nội dung bằng cả hai thứ tiếng. Là nghệ sĩ bậc thầy về câu đối, ông đã đưa phương tiện văn học này trở thành một thể loại văn học có sức úng tác nhậy bén, chiến đấu kịp thời, và cũng tập trung ở đây nhiều mặt tâm hồn và tinh hoa tài năng của ông đến mức giai thoại hóa. Và không thể không ghi nhận phần đóng góp của Nguyễn Khuyến trong việc đưa thơ ca Việt Nam trên đường tun một cách diễn đạt khoáng đạt, thích nghi với hoàn cảnh mới.

    ơ Nguyễn Khuyến hội tụ nhiều tài năng. Có cảm giác như tác phẩm Nguyễn Khuyến có ý nghĩa khách quan là một sự đúc kết nhiều tinh hoa của truyền thống văn học Việt Nam.

    Không phải Nguyễn Khuyến không còn những mặt hạn chê nếu nhìn vào cuộc đoi và tư tưởng. Ta có thể tiếc cho Nguyễn Khuyến chưa có những hành vi oanh liệt như nhiều nghĩa sĩ đã

    quên mình vì nước. Song sẽ càng tiếc hơn nhiều nếu như lịch sử văn học Việt Nam thiếu đi một nha thơ Yên Đổ vào cái thơi điểm kết thúc, và cũng là mở đầu vô cùng quan trọng ấy. Nguyễn Khuyến dù sao cũng chỉ la một nhà thơ, va với tư cách ấy Nguyễn Khuyến la bất tử.

    “Trăm năm bia đá thì mồn”, chứ trăm năm “bia thơ” hình như mới chỉ có thể coi là thời gian thử thách một cái tên. M'a cánh của đài thơ Yên Đổ dường như vẫn còn hé mở. Cứ mỗi lần hé thêm, là một lần gây sửng sốt. Thời gian va thoi đại sẽ còn cho SIÍC khám phá. Ai dám khăng khăng nói chắc noi đây không có tầm vóc một THI HÀO?

    Yên Đổ, ngày 15-2, sinh nhật nhà thơ, năm 1984

    NGUYỄN VĂN HUYỀN

    WOM OHJj

    1. GẶP Sư

    Giữa đuòĩig nay gặp gánh tương tư, Nửa ngỡ là quen, nửa lại ngờ.

    Mở nón hóa ra nguời cũ thue^*^^

    A di đà Phật! Chị mình dư?^^^

    (YĐ.THT)

    Khảo dị:

    (a) YĐ: Đồng trung ngộ nỉ hỉ tác

    (Giữa đường gặp sư ni làm đùa)

    (b) THT: Ngả nón ra xem người cũ thixc

    (c) THT; Nam di Phật! Chị mình dư.

    2. GÁI RỬA... BỜ SÔNG^”^,

    Thu vén giang son một cắp ữòn^'’^

    Nghìn thu sương tuyết vẫn không mòn.

    Biết chăng chỉ có ông Hà Mỉm mép cười thầm với nước non^‘^\ (AB.383.YĐ.HS.THT)

    Khảo dị:

    (a) AB.383: Thơ hòn

    YĐ3: Thiều phụ nhân phóng uể tại bạn, hi vịnh

    (Thấy người đàn bà phóng uế ở bờ sông, vịnh đùa).
     
    Last edited by a moderator: 26/4/16
    tducchau thích bài này.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P5
    :rose:

    (b) AB.383: Bao giang sơn một cắp trbn

    (c) YĐ3: Hỏi thăm Há bá hay chăng tả

    (d) AB.383.ìnĐ3: Mỉm miệng cười thầm với nước non.

    Chú thích:

    (1) Theo TVNK, đầu đề bài này, một số bản chữ nôm chép l'a “Gái đái bờ sông”. TVNK đổi lại cho đỗ tục là “Hỏi đá” thì không hợp. Theo ý nhà văn Nguyễn Công Hoan ựĩạp chí Văn học số tháng 5-1972) phải là “Gái rửa đít bờ sông” mới họp. Chúng tôi theo ý kiến sau.

    (2) : vị thần cai quản duói sông, theo tín ngưỡng trước đây.

    3. ĐẾ ẢNH Tố NỮ

    Bao tuổi xuân xanh hõi chị mình?

    Xinh sao xinh khéo thực là xinh!

    Hoa thom chẳng nhuộm huong mà ngát, Tuyết sạch không nề nước mới thanh. Ngoài mặt đã đành son với phấn,

    Trong lòng nào biết đỏ hay xanh? Nguôi xinh, cái bóng tình tinh cũng Một bút một thêm một điểm tình!

    (TTr, THT)

    Chú thích:

    (1) Tình tinh: Ca dao ta có câu:

    “Nguời xinh cái bóng cũng xinh,

    Người rbn, cái tính tinh tinh cũng rbn”

    4. GÁI GÓA THAN

    Con tạo ghen chi gái má hồng,

    Mà đem nước đến vỗ tầm vông^’\

    Gió lùa của cống bèo man mâc,

    Trăng xỏ buồng trai bóng phập phồng^*’^

    Những sợ anh kình rình dưới rốn,

    Lại lo chú chuối lẩn bên hông.

    Quản chi điểm phấn trang hồng nữa^*^^

    Chỉ biết noi sâu với chốn nông^^l

    (AB.383, HN, YĐ3, TTr, THT)

    Khảo dị:

    (a) YĐ3: Ngộ lạo thiệp nữ tự thán (Gái lội chỗ lụt, tự than) AB.383: Than lụt (Ibi đan bà)

    (b) THT: Trăng ló buồng the bóng phập phồng.

    (c) YĐ3, Ttr: Quản chi sắn váy quai cồng nữa

    (d) YĐ3, Ttr: Cho biết noi sâu với chốn nông.

    Chú thích;

    (1) Tầm vông: đây chỉ tiếng sóng vỗ như trẻ con vỗ tay chơi trồ “tập tầm vông”. Trẻ em trước đây có trồ chơi đô “Tập tầm vông, tay nào không, tay nào có? Tập tầm vó, tay nào có, tay nao không?”

    5. BỠN CÔ TIỂU NGỦ NGÀY

    Ôm tiu, gôl mõ ngáy khò khò^‘\ Gió lọt phòng thiền mát mẻ cô. Then của từ bi gài lỏng cánh^”\ Nén huong tế độ độ đốt đầy lò.

    Cá khe lắng kệ, đầu hi hóp^*’^

    Chim núi nghe kinh, cổ gật gù.

    Nhắn bảo chúng sinh như muốn độ,

    Sẽ quì, sẽ niệm, sẽ “nam mô!”.

    (AB.383.HS)

    Khảo dị:

    (a) HS: Then của từ bi gài lỏng lẻo.

    (b) AB.383: Cá khe lắng kệ, đầu nghi ngóp.

    Chú thích:

    (1) Tiu: Nhạc cụ bằng đồng hình cái bát úp, thường dùng khi lễ bái, đánh cùng với cái cảnh. Thơ Hồ Xuân Hương có câu: “Khi cảnh, khi tiu, khi chũm chọe”.

    6. ĐUA NGƯỜI LÀM Mốí”>

    Tri âm xin tỏ với tri âm,

    Một tỉ tì ti suýt nữa lầm.

    Nhấp nhoáng hạt trai, ngờ hô phách^^\ Mơ màng núc nác, ngỡ vàng tâm^^l Bắn tin buứm nhạn hoa còn đỏ,

    Nghe nói vưòn xuân sắc đã thâm. Nhắn nhủ bà hàng đừng đóng ghê^^\ Bầu non kia đã có ong châm.

    (HS. THT)

    Khảo dị:

    (a) HS: Gửi cho băng nhăn. 94

    Chú thích:

    (1) Hổ phách: thứ nhựa tiết từ rễ cây thông kết rắn lại ở dnới đất, sắc màu vàng nâu, trong suốt, thường được dùng làm đồ trang SIÍC.

    (2) Núc nác: một thứ cây to, gỗ trắng mềm, ít được dùng.

    Yàng tâm: một thứ cây to quí, gỗ vang chắc, không mối mọt,

    thưòng được dùng làm những đồ đạc cần bền đẹp, như tượng, đồ thơ, quan tài... Ca dao ta có câu;

    Vao rừng không biết lối ra,

    Thây cây núc nác ngỡ là vàng tâm.

    (3) Đóng ghế: thành ngữ ta có câu “bắc ghế nói thách” Đây ý nói: cô gái đã chẳng ra bà mối đừng có làm cao, thách nặng.

    7. GỦl NGƯỜI CON GÁI XÓM ĐÔNG - I

    Mượn gió đưa thư tới xóm Đông,

    Hỏi nguôi thục nữ muốn chồng không? Rắp mong chờ đọi người quân tử,

    Hay sắp đèo bòng kẻ phú nông?

    Hay muốn đem thân nuông đài các? Hay buồn phận bạc hóa long đong? Tình trong yểu điệu đà nên gái,

    Đấng bậc, coi chùng muốn lấy ông!^^^

    (THT)

    Chú thích;

    (1) Bài này TVNK đã công bố ở phần phụ lục - (có ý d'e dặt) với đầu đề là “Tình thư”. Ngoài bài này, chúng tôi còn được một sô cố lão ở Yên Đổ đọc cho nghe một sô bài thơ khác cùng với đầu dề trên và kể về xuất xứ của chúng như sau: lúc còn trẻ trung, Nguyễn Khuyến đã ngấp nghé một cô gái tên là Nguyễn thị Thục ở xóm Đông làng Vy Hạ. Bởi thê mới có những bức thư này.

    (2) Ong: ông già, cũng có thể hiểu là “ông nội”, ngụ ý đùa cô gái “già kén kẹn hom”, coi chừng cứ ngóng lấy đấng nọ, bậc kia rồi quá tuổi, lỡ làng phải lây ông già, ngang tuổi với ông nội mình.

    Ngoài ra cũng có thể hiểu là tác giả chỉ người có địa vị trong xã hội cũ, vừa để chỉ mình theo lối song quan. Xin dẫn hai cách hiểu để bạn đọc tham khảo.

    8. GỬI NGƯỜI CON GÁI XÓM ĐÔNG

    Đôi ta giao ước với tơ hồng,

    Vàng đá đinh ninh đã quyết lòng Chén dặn trên soi thời nhật nguyệt,

    Lời nguyền dưới xét có non sông,

    Liễu đào đông cựu lai như nhất,

    Mai trúc xuân tân nốỉ chữ đồng^^l Một bức tờ này lòng gắn bó,

    Gìn vàng giữ ngọc để cam công.

    (THT)

    Chú thích;

    (1) Cả hai câu có nghĩa là: cây liễu, câu đào, mùa đông đên vẫn trttóc sau như thế; cây trúc, cây mai xuân mới sẽ nối chữ đồng. Đại ý là hồ hẹn thủy chung, mùa xuân tới sẽ cưới.

    9. KHUYÊN VỢ CẢ

    Dấu bảy càng tíiêm vững việc nhà^^\

    Mọi việc cửa nhà là việc nó,

    Mấy con ữai gái ấy con ta.

    Thôi đùng nghĩ sự chi chi cả:

    Chẳng chữ gì hơn chữ thuận hòa!

    (THT)

    Chú thích:

    (1) Lấy năm: lấy năm vợ. Đây không có ý nói cụ thể mầ chỉ muốn nói dù có lấy nhiều bà chăng nữa, thì nguời “chính thất” người vợ cả, vẫn giữ được vị trí xứng đáng (Nguyền Khuyến lấy tất cả bốn ).

    (2) Dấu bảy: yêu dấu nhiều người.

    10. NHẤT VỢ, NHÌ GIỜI

    Nghĩ chuyện trần gian cũng nực cười!

    Giòi nào hơn vợ, vợ hơn giòi^^^?

    Khôn đến mẹ mày là có một,

    Khéo như con tạo cũng thời hai.

    Giòi dẫu yêu vì, nhung có phận,

    Vợ mà vụng dại, đếch ăn ai.

    Cớ sao vợ lại hơn giòi nhỉ?

    Vợ chỉ hơn giòi có cái trai^^!

    (AB.383, VHv 2381, HS, CH, THT)

    Khảo dị:

    (a) AB.383: Gibi khôn hơn vợ, vợ hơn gioi

    (b) VHv.381 chú thích: “Có bản ghi chép: vợ chỉ hơn gibi một thôi

    *

    11. THAN

    Quản chi công nợ có là bao!

    Nay đã nên to đến thế nào?

    Lãi mẹ, lãi con, sinh đẻ Chục năm, chục bảy, tính nhiều sao^^^^^^ Ra đường kẻ cả dừng chân hỏi^'^^?

    T rV 9 N • _ _ _ _

    Cho đòi rõ mặt cái thằng tao^^^l

    (AB.383,YĐ3)

    Khảo dị:

    (a) Theo TVNK; Chục năm chục bảy tính làm sao

    (b) YĐ3: Quyết chí phên này trang trắng nọ

    (c) Theo TVNK; Cho đồi biết rõ mặt thằng tao YĐ3: Cho đời biết mặt mới làm sao

    Chú thích:

    (1) Về bài này, có thuyết cho đó là tình cảnh Nguyễn Khuyến khi đã cáo quan. Chúng tôi cho rằng đây là thơi kỳ tác giả còn chưa làm quan. Xin luu ý những đoạn “kẻ cả dừng chân hỏi”, “ngủa mặt chào” nguời sang, và “Cho đời rõ mặt cái thằng tao”. Rõ ràng đó là địa vị và khẩu khí ngiròi chưa hiển đạt. vả lại khi tác giả đã cáo quan về, dù vẫn bần bạch song đã có được 9 sào vườn, con làm được “nhà tê đường” to tát.

    (2) Lãi mẹ, lãi con: nợ đến kỳ không trả được, lãi tính gộp vào gốc rồi cứ thế nhân lên mãi.

    (3) Chục năm, chục bảy: như cách nói ngày nay: 50%, 70% gốc.

    (4) Câu này ý nói: vay nợ của nguời giàu sang nên ra đường bị họ hỏi nợ.

    (5) Câu này ý nói: vì mắc nợ nên khi vào nhà chủ nợ, phải tỏ thái độ vồn vã, kính trọng.

    12. THAN NGHÈO^’^

    Chẳng khôn cũng biết một hai điều,

    Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo^^l Danh giá dường này không nhẽ bán,

    Nhân duyên đến thế hãy còn theo^*’^

    Tấm lòng nhi nữ không là mấy,

    Bực chí anh hùng lúc túng tiêu.

    Có lẽ phong trần đâu thế Chôn này tình phụ, chôn kia yêu^‘^1

    (AB.383, YĐ3, HN)

    Khảo dị:

    (a) YĐ3: Chẳng chuyện gì hơn cái chuyện nghèo

    (b) HN: Nhân duyên đến thế hẳn không nhiều YĐ3: Nhân duyên đến thế hãy còn kiêu

    (c) AB.385; Có lẽ phong trần đâu mãi mãi

    Chú thích:

    (1) Có thể bài này làm khi tác giả đã đỗ cử nhân. Chú ý câu: “Danh giá dubng này không nhẽ bán”.

    (2) Cả câu; chốn này chỉ noi giàu có; chôn kia chỉ not trọng chữ nghĩa, văn chương.

    13. ẢN MÀY

    Gõ cửa làm chi quấy cả ngày,

    Hỏi ra mới biết lão ăn mày.

    Ăn mày chớ có ăn tao nhé^^^

    Gạo kém, đồng khô thế mới rầy.

    (THT)

    Chú thích:

    (1) An mày, ăn tao: tác giả chơi chữ. Ca dao Việt Nam;

    “Ăn mày là ai? Ăn mày là ta,

    Đói com rách áo hóa ra ăn mày”.

    *

    Chú thích:

    14. THƠ KHUYÊN HỌC

    Đen thì gần mực, đỏ gần son^^l Học lây cho hay, con hõi con! Cái bút, cái nghiên là của quí. Câu kinh, câu sử, ấy mùi ngon! Vàng mua chứa để, vàng hay hết, Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn.

    Nhờ Phật một mai nên đấng Bõ công cha mẹ mới là khôn.

    (THT)

    (1) Cả câu: mực dùng dể viết chữ nho ngày xua màu đen, thường được đóng thành thỏi dài hình ông hoặc hình hộp. Khi nào cần viết mới đem mài với nước. Son là một loại đá đò, tuong đối mềm và mịn, khi dùng cũng đem mai với nước dể chấm câu và để thầy đổ khuyên, chấm bài.

    cả câu ý nói, ở hoàn cảnh nào thì chịu ảnh huởng hoàn cảnh ấy,' ý tương tự như câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng”.

    (2) Đấng cả: đấng bậc ỏf địa vỊ cao sang, có tiếng tăm. Đây ý nói đỗ đạt làm quan.

    15. CHẾ HỌC TRÒ NGỦ

    Trò trẹt chi bay học cạnh thầy,

    Gật gà gật guõng nực cười thay! Giọng khê nồng nặc không ra tiếng, Mắt lại lim dim nhắp đã cay.

    Đồng nổi đâu đây la hệt đảo^^l Ma men chi đấy tít mù say^^^

    DI thường bắt chước Chu Y Quyển có câu thần vật gật ngay.

    (AB.383, VHv 2381)

    Chú thích;

    (1) Đồng nổi: Tức lên đồng, cả câu ý nói: học trồ ngủ gật la hệt, lảo đảo như lên đồng.

    (2) Ma men: Chỉ người nghiện rượu.

    (3) Chu Y: nghĩa đen là áo đỏ. Đây chỉ một “vỊ thần” mặc áo đỏ báo cho biết một câu văn hay, từ truyện về Ầu Dương Tu: Âu Dương Tu đi chấm thi, hễ thấy một người áo đỏ gật đầu sau đó y rằng ông đọc đến một câu văn hay. Lúc đầu, ông tưởng có một người nào đấy, sau định thần nhìn kỹ thì chẳng có gì.

    16. HỌC TRÒ PHỤ CÔNG THẦY

    Bấy lâu trú ngụ chôn son đông^'\

    Bảo chúng nên rồi chúng phụ công.

    Bể thánh mênh mông nhờ cái ốc^^\

    Rừng nho lai láng bắt con ong^^l Nâng niu nòng nọc đà nên cóc,

    Dìu dắt liu diu cũng hóa rồng.

    Của Vũ những toan loài trắm chép^'^^

    Đòng đong, cân cái giỗ mồi không^^^!

    (THT)

    Chú thích:

    (1) Sơn dông: phía đông núi. Dõi theo những noi tác giả dạy học thời trẻ, phần lớn đều ở phía đông núi như Nho Quan, Ký Cầu, Liễu Đôi...

    (2) Cả câu: Thành ngữ ta có câu “Nhạt như nước ốc ao bèo”. Có thể tác giả muôn mỉa mai cái thái độ nhạt nhẽo của học trò đối với đạo học.

    í

    (3) Cả câu: Thành ngữ có câu “Nuôi ong tay áo”. Có lẽ tác giả muốn nói đến sự phản trắc.

    (4) Của : Vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch, có nước to chảy xiết, cá chép thương ngược dòng vượt lên tìm những chỗ cạn có nhiều cỏ hoặc rong rêu dể đẻ trứng. Do đó, nguời ta truyền miệng là cá chép vượt Vũ môn (của Vũ) để hóa rồng. Theo Đại Nam nhât thông chí, Vũ môn ở dãy núi Khai Trương (Giăng Màn) thuộc huyện Huong Khê (tỉnh Nghệ lình ngày nay, là một dồng suối ba bậc, tuong truyền mỗi năm đến tháng tư có nước nguồn thì các chép vuợt dòng để hóa rồng. Trong văn học cổ điển, thương dùng điển này để chỉ học trò đi thi, đỗ cao, hoặc ng^ười hiền tài qua khó khăn, thử thách. Ca dao xưa của ta có câu:

    Tháng tư cá đi ăn thề,

    Đến kỳ tháng tám cá về Vũ môn.

    (5) Đòng dong, cân cấn: loại cá lẹp ít có giá trị, nhưng khi câu, chúng lại rỉa tôn mồi. Hai câu này có ý nói: những mong dạy học trò có tài chí lớn làm nên, ai ngơ họ chỉ là lũ kém hền như lũ cá đòng đong, cân cấn, chỉ có thể rỉa mồi câu, làm thầy mất công mất SIÍC.

    17. CÁ CHÉP VƯỢT ĐĂNG

    Cá thần vùng vẫy vượt qua đăng,

    Được nước, nào ai dám n răng^^^

    Cưõi gió giương vây lên của Vũ,

    Xông mây rẽ sóng động vùng trăng.

    Giếc, rô ngứa vẩy khôn tìm lốỉ,

    Trê, chuối theo đuôi dễ mấy thằng!

    Gặp hội hóa rồng nơi chót vót^*^\

    Đã lên, lên bổng tít bao chùng?

    (AB383, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) AB383, HN: ngư hạt hỗ (Cá chép vượt đăng)

    (b) TVNK: Gặp hội rồng mây này rút ruột

    Chú thích:

    (1) Đăng: Một dụng cụ bẫy cá bằng tre, đan hình cái phên dài, cắm thành hàng thẳng ngang sông ngòi. Cá xuôi ngược dòng, đên đây phải men theo đăng, đến đầu đăng thì lọt vào cái buồng đảng có hom không ra được. Phía trên đăng thường chìa lèn mặt nước, cá có thể không men theo đăng mà vviọt qua đăng.

    Bài thơ này lấy tứ từ điển cá vượt cửa Vũ (xem chu thích bai Học trò phụ công thầy), nhưng lấy việc vượt dàng làm hình ành cụ thể.

    (2) Ri rang, nói khẽ vào tai nhau. Đây chỉ việc xì xào, ban tán.

    *

    18. GIỄU MÌNH CHƯA

    Nghĩ tôi, tôi góm cái mình tôi®

    Tuổi đã ba muoi kém một thôi^^^l Com cứ lệ ăn đong bữa một^^*^

    Vọ quen dạ đẻ cách năm

    Bốn khoa huong thí không đâu cả(e),

    Một mảnh vườn hoang bán sạch rồi.

    Mang tiếng văn chuoug lừng vũ trụ®,

    Nghĩ tôi, tôi góm cái mình tôi.

    (AB.383.HN)

    Khảo dị:

    (a) Các bản đều chép: Vị đệ tự trào. (Chúng tôi xin đổi ra nôm cho dễ hiểu)

    (b) AB 383: Nghĩ ra tôi ngán cái thằng tôi

    (c) AB 383: Năm ba mươi bốn lể rồi

    (d) TVNK: Com cứ lệ thường mỗi ngày một HN; Com cứ lệ thường hai bữa một

    (đ) HN: Vơ quen thói củ ba năm đôi

    (e) AB 383; Hai khoa huong thí không đâu cả (g) AB 383: Trời dất ghen riêng ai mãi mãi

    Chú thích:

    (1) Theo TVNK, bài này trước kia nhiều nguôi quen cho là của Tú Xương. Bằng những lý lẽ xác đáng nhà văn Nguyễn Công Hoan cho là không phải (Tho văn Trần Tế Xương, XB Văn học, 1970). Song TVNK vẫn dặt dể phần phụ lục.

    Xem tiểu sử tác giả ở trên, thấy ông sinh năm 1835, đỗ giải nguyên năm 1864, nghĩa là khi 30 tuổi (theo cách tính tuổi âm lịch) và đã qua năm khoa thi huong, bốn khoa trvróc không giật nổi cái tú tài. Vậy tác giả làm bài này vào khoảng 1863 khi chưa đỗ và đang ở tuổi 29. Vậy bài này rất họp với Nguyễn Khuyến.

    19. CHIM CHÍCH CHÒE<“> <'> <**

    Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe, Lặng đi kẻo động khách lòng

    Nước non có tớ càng vui vẻ,

    Hoa nguyệt nào ai đã đắm Quyên đã gọi hè quang quác quác, Gà tùng gáy sáng tẻ tè te.

    Lại còn giục giã về hay ở,

    Đôi gót phong ữần vẫn khỏe khoe!

    (AB.383, VHv.2381, HN)

    Khảo dị;

    (a) TVNK: về hay .

    (b) HN: Lặng đi kẻo động khách lòng khuê

    (c) HN: Hoa nguyệt nào ai đã máu

    Chú thích:

    (1) VHv.2381 chú thích, đại ý; đi thi hỏng, buổi sớm nghe tiếng chích chbe kêu, nhân vịnh bài này.

    Nỗi nọ, đường kia, xiết nói năng!

    Chẳng nằm, chẳng nhắp, biết mần răng^^^

    Đầu cành, mấy tiếng chim kêu tuyêY’’^

    Trước điếm, năm canh chó sủa trăng.

    Bảng lảng lòng quê khôn chop được^‘^\

    Mơ màng cuộc thế cũng cầm bằng^^l Canh gà eo óc đêm thanh thả,

    Tâm sự này ai có biết chăng^^^^

    (AB 383, Vhv 2381, THT)

    Khảo dị:

    (a) AB 383: Đông dạ cảm hoài VHv 2381: Đông dạ cảm tác

    (b) VHv 2381: Đầu cành mấy tiếng chim gào tuyết.

    (c) VHv 2381: Phấp phỏng lòng quê khôn chợp dược

    (d) AB 383, VHv 2381: Tình sự này ai có biết chăng?

    Chú thích:

    (1) Mần răng: tiếng Nghệ lình, nghĩa là làm sao.

    (2) Cầm bằng: có nghĩa “coi như là”. Câu này là câu bỏ lủng, có nghĩa phủ định. Ca dao xưa có câu:

    “Một liều ba bảy cũng hều,

    Cầm bằng con trẻ chơi diều điít dây!”

    21. CHƠI TÂY

    Thuyền lan nhè nhẹ,

    Một con chèo đủng đỉnh dạo hồ Tây.

    Sóng dập dòn sắc niróc lẫn chiều Bát ngát nhẽ, ghẹo người du Yên thủy mang mang hạn cảm,

    Ngư long tịch tịch thục đồng tâm Rượu lung bầu mong mỏi bạn tri âm,

    Xuân vắng vẻ biết cùng ai ngâm họa?

    Gió hây hẩy nức mùi hương Nhác trông lên vách phái đã đôi bài.

    Thơ ai xin họa một bài!

    (HS)

    Khảo dị:

    (a) TVNK: Sóng dập dòn sắc nước lẫn chèo mây Chú thích:

    (1) Du lãm: đi chơi thăm cảnh đẹp.

    (2) Hai câu này có nghĩa: trước cảnh nước mênh mang lồng cảm xúc vô hạn; Trong đám cá rồng vắng vẻ, ai là bạn đồng tám với mình.

    (3) Hương xạ: xạ là một loại thú giống như chồn cáo có hạch thom, đi đến đâu toát ra hương thom đến đấy. Cái hạch con xạ dùng làm thuốc gọi là xạ hương.

    22. CHỢ TRỜI CHÙA THÀY^'^^*^

    Hóa công xây đắp biết bao đòi.

    Nọ cảnh Sài Son có chợ ười.

    Buổi sóm gió tuôn, tnra nắng giãi, Ban chiều mây họp, tốỉ ữăng soi. Bày hàng hoa quả quanh năm đủ, Giãi thẻ giang son bốn mặt ngồi.

    Bán lọi mua danh nào những kẻ, Ta lên mặc cả một đôi lời.

    (AB 383, HS)

    Chú thích:

    (1) Chùa Thày: tức chùa Thiên Phúc ở Sài Son, huyện Quốc Oai tỉnh Hà Son Bình ngày nay, thơ nhà sư Từ Đạo Hạnh.

    Chom chỏm ưên sông đá một hòn, Nước trôi, sóng vỗ biết bao mòn! Phơ đầu đã tự đòi Bàn Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con^^l Rừng cúc tiên triều trơ mốc thêch^'^^ Hòn câu Thái phó tảng rêu ưòn^^l Trải bao trăng gió xuân già dặn,

    Trời dẫu già, nhung núi vẫn non.

    (Theo TVNK)

    Chú thích:

    (1) Núi Non Nước: còn có tên chữ là Dục Thúy Son, một thắng cảnh nằm ven bờ sông Đáy ở thị xã Ninh Bình.

    (2) Bàn Cổ: theo thần thoại Trung Quốc thì ông Bàn cổ đã sinh từ hồi mới có trơi đất.

    (3) Do tên núi có chữ “non”, nên tác giả mới nói còn mang tiếng trẻ con.

    (4) Tiên triều: triều vua thơi trước, ở trên núi Non Nước có trồng nhiều cúc từ thời Trần. Cúc này quí, thường được dùng để tiến vua.

    (5) Thái phó: một chik quan vào hàng nhất phẩm triều dinh. Đây chi Truong Hán Siêu (xem chú thích bài thơ chữ Hán Vịnh Trương Hán Siêu), ông nguời quê làng Phúc Am (gần niíi Non Nước) đã có thời về nghỉ ở quê, thường lên chơi núi và ngồi câu ở đây. Chính ông đã đổi tên núi từ Băng Son thành Dục Thúy Son (vì núi có hình con chim trả tắm).

    Sau khi về Yên Đổ

    24. TRỞ VỀ VƯỜN

    Vườn Bùi chôn cũ

    Bốn mươi năm, lụ khụ lại về đây^^^.

    Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây,

    Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế^^^!

    Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế^'^^

    Ôn công rượu nhạt chuốc chiều xuân^^l Ngọn gió xuân ngảnh lại lệ đầm khăn,

    Tính thuong hải tang điền qua mấy lóp^^)

    Nguoi chớ giận Lỗ hầu chẳng gặp^^\

    Như lơ phơ tóc trắng lại làm chi?

    Muốn về sao chẳng về đi!

    Tự dịch Bùi viên cụu trạch ca (A 469)

    Khảo dị:

    (a) TVNK: Bôn mươi năm lẩn thẩn lại về đây.

    Chú thích:

    (1) Vườn Bùi: tức xứ Vưbn Bùi, tên cũ của xứ Của Quán. Xứ này thuộc làng Vy Hạ, xã Yên Đổ cũ. Đây là noi nhà ở của tác giả.

    (2) Theo gia phả chi họ Nguyễn Khuyến, năm 1843, ông thân sinh Nguyễn Khuyến mới đua vọ con từ quê ngoại Hoàng Xá về xứ vuìm Bùi ở ngôi từ đường do nhân dân và học trò ở quê làm cho. Kể từ đó cho đến khi Nguyễn Khuyến cáo quan về (1884), nhà ông ở đây đã bốn muoi năm có lẻ. Hai câu này cần phải hiểu theo ý ngắt câu: “Vuon Bùi chốn cũ bôn muoi năm, lụ khụ lại về đáy”.

    (3) Khâu hác, lăm tuyền: núi khe, rừng suối, chỉ noi ở ẩn của các danh sĩ ngày xưa.

    (4) Bành Trạch: tên một huyện cũ thuộc tĩnh Giang Tây (Trung Quốc). Đây chỉ Đào Tiềm đồi Tấn đã làm quan huyện lệnh Bành Trạch bỏ quan về ở ẩn.

    (5) Ôn công: tức Tư Mã Quang thời Bắc Tống được phong tước Ôn quốc công, ông cũng cáo quan về ở ẩn và thường chỉ uống rượu tiêu sầu.

    (6) Thương hải, tang diền: nghĩa đen là bể xanh, nương dâu. sách Thần tiên truyện chép lời tiên nữ Ma cô: “Ta đã ba lần thấy bể Đông hóa thành nuong dâu”. Do đó trong văn chuông cổ thưòng dùng thành ngữ “bãi bể, nương dâu” để chỉ sự biến chuyển của cuộc đòi. Đây cũng dùng theo ý ấy.

    (7) Lỗ hầu: chỉ Lỗ Bình công thời Chiến quốc. Điển cũ nói Mạnh tử không gặp được Lỗ Bình công để có cơ hội giúp dân trị nước, cũng là do trời, không đáng ân hận gì.Đây có hàm ý; nhà thơ phải bỏ quan về cũng là do không gặp được vua hiền, chúa giỏi, do thoi thê xui nên.

    25. UỐNG RƯỢU ở VƯỜN

    Túy ý chẳng say về rượu,

    Say vì đâu nước thẳm với non cao. Non lạnh ngắt, nước tuôn ào Tôi với bác xua nay cùng thích thê! Đòi trước thánh hiền đều vắng vẻ,

    Có nguôi say rượu tiếng còn nay Cho nên say, say khuót cả ngày,

    Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng. Chu Bá Nhân^^^ thuở ưước sang sông, Chỉ tỉnh rượu ba ngày không phải ít Kêu gào thế cười chi cho mệt
     
    tducchau thích bài này.
  11. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P6
    :rose:

    Chơ buon chi nghe tiêng hát làng say Xin người gắng cạn chén này

    Tự dịch bài Bùi viên đối ẩm trích ca (A.469)

    Chú thích:

    (1) Đề này mới chỉ dịch một phần nguyên văn đề bài chữ Hán “Bùi viên đối ẩm trích cú ca” (bài ca trích các câu thơ cổ khi tiếp ruợu h vườn Bùi). Đây là một bài thơ thể ca trù.

    (2) Túỵ Ông: tên hiệu Âu Duơng Tu đời Tống, tác giả của bài Túy Ông dinh (bài ký đình ông say).

    (3) Chu Nhân: túc Chu Nghị tự là Bá Nhân nguời An Thành dơi Tấn, làm quan đến Thiiợng thư tá bộc dịch, gặp loạn ông cáo quan về ẩn ở Giang Đông, uô”ng rượu say Hên miên, có khi chỉ tính được ba ngày là lâu nhất.

    À(a)(*)

    26. CÁO QUAN VỀ ở NHÀ

    Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà,

    Nghĩ ta, ta lại chỉ thương ta.

    Bóng hiên thêm ngán hơi nồng nhỉ!

    Ngọn gió không nhường tóc bạc Thủa mạ rạch ròi chân xấu tôt,^^^

    Đấu lương đo đắn tuổi non già.

    Khi vui chén rượu say không biết,

    Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa.

    Tự dịch bài Mạn húng (A.469, AB.383.VHv.2381)

    Khảo dị;

    (a) AB.383, VHv.2381: Nhàn .

    (b) TVNK: Bóng hiên thêm ngán hơi dông nhỉ!

    (c) VHv.2381: Ngọn gió không thương tóc bạc à?

    (1) Chân: tiíc chân ruộng, cả câu ý nói; nhà thơ ở nông thôn nhiều, am hiểu ruộng nuong, chân nào xấu, tốt đều biết rất rô.

    *

    27. NGHE HÁT ĐÊM

    Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy^^^

    Nửa chen mặt nước nửa tầng mây^^l Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước,

    Ngán kẻ phương trời chẳng dứt day^'^l Bẻ liễu thành Đài, thôi cũng Trồng lan ngõ tốỉ ngát nào hay^^l Tư xua mặt ngọc ai là chẳng...

    Chén rượu bên đèn luống tỉnh say.

    Tự dịch bài Ca tịch (AB.383 VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) AB.383.VHv.2381: Trung thu nghe hát.

    (b) AB.383.VHv.2381: Một khúc đêm khuya tiếng đầy

    (c) AB.383.VHv.2381: Nửa trên mặt nước nửa tầng mây.

    (d) AB.383.VHv.2381: Ngán kẻ phương trơi chẳng lựa dây.

    Chú thích:

    (1) Bể liễu thành Đài: theo Thái binh quảng Toàn Đường thi thoại: Hàn Hoanh người đất Nam Dương, giỏi thơ, kêt duyên với nguời kỹ nữ là Liễu thị ở phố Chương Đài thuộc Trường An. Hàn lam quan xa, không may kinh đô có biến, hai người cách trở. Khi loạn yên. Hàn cho người đem vàng bạc và bài thơ Chương dài liễu để tìm thăm Liễu thị. Liễu thị nhận được và đề thơ trả Ibi có ý hối tiếc vì sau năm năm loạn, phận mình roi vào tay bọn cướp làm sao còn như cũ nữa.

    Truyên Kiều có câu:

    Khi về hỏi liễu Chuông Đài Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay.

    Tác giả dùng lại điển này có ý tự nhủ mình không nên hối tiếc quá khứ, yên với phận về hiru.

    (2) Trồng lan ngõ tối: thoát từ thành ngữ “Lan sinh u cốc” nghĩa là hoa lan mà sinh trong hang tôi thì thơm tho cũng chẳng ai biết tới. Đây có lẽ tác giả nói về thân phận ở ẩn của mình.

    28. Tự

    Ta cũng chẳng giàu, cũng chẳng sang^’’^ Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.

    Cờ đang dở cuộc, không còn nước^^^^^^^

    Bạc chửa thâu canh, đã chạy Mở miệng nói ra gàn bát sách,

    Mềm môi chén mãi tít cung thang.

    Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ^**^!

    Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!

    (AB.386, AB, VHv.2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) AB.383: Cảm hứng VHv.2381: Đề ảnh

    (b) HN: Đã chẳng giàu lại chẳng sang.

    (c) VHv.2381: Cơ đang dở cuộc toan nhầm nước HN: Cơm ăn hai bữa lo vì nước

    (d) VHv 2381: Bạc gặp canh den phải chạy làng.

    HN: Thuể thiểu phân mặc kệ làng.

    (đ) AB.386; Nghĩ ta, ta gớm cho ta nhỉ.

    (1) Cả câu: tác giả lấy việc đánh cb bị bí nước đi, để ngụ ý tbbi tác giả sống giặc Pháp đang chiếm dần nước ta, các cuộc kháng Pháp lần luọt thất bại, không còn cách nào chuyển xoay tình thế.

    (2) Cả câu: tác giả lấy việc đánh bạc giữa chừng thôi non chạy làng để ngụ ý mình chưa trọn cuộc đời làm quan mà phải bỏ về.

    29. Tự

    Tháng ngày thấm thoắt tựa chim bay.

    Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay!

    Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ?

    Răng long ngày trước hãy còn đây^^!

    Câu thơ được chửa, thưa rằng được,

    Chén rượu say rồi, nói chửa say.

    Kẻ ở trên đòi lo lắng cả,

    Nghĩ ra ông sợ cái ông này.

    (A.3160, A.469. AB.383, VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) A.469: tác.

    VHv.2381: Ngẫu hứng.

    A,3160: Vọng tưởng tác.

    (b) AB.383: Răng long mấy chiếc hãy còn đây

    30. THAN

    Năm nào năm nảo hãy còn ngây^'’^ Sầm sập già đâu đã đến ngay^^l

    Mái tóc phần sâu phần lốm Hàm răng chiếc rụng chiếc lung lay.

    Nhập nhèm bôn mắt tranh mờ tỏ.

    Khấp khểnh ba chân dở tỉnh say.

    Còn một nỗi này thêm chán ngán,

    Đi đây lủng cũng cối cùng chày^'^^^^^

    (A.3160, AB.386, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) AB.386: Thân già

    (b) A. 3160, AB,386:

    Tháng ngày thấm thoắt tựa chim hay Ông gẫm mình ông nghĩ cũng hay

    (TVNK cũng chép như thế). Hai câu nay trùng với hai câu đầu bài Tự thuật a đây theo bản HN va HS.

    (c) A.3160, AB.386: Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm.

    (d) A.3160: Đi dâu giở những cốỉ cùng chày

    Chú thích:

    (1) Cối, chày: cối và chày nhỏ bằng bạc hoặc bằng đồng, dùng để giã trầu cho người già rụng răng không tự nhai được.

    31. LÊN LÃO<’> <*>

    Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm muDÌ ông cũng lão đây Anh em, làng xóm xin mòi cả, Giò bánh, trâu heo, cũng gọi là! Chú Láo bên người lên với Ông Từ ngõ chợ lễ cùng

    Bây giờ đến bậc ăn dung Có ruụu thời ông chống gậy ra.

    (A.469, A.3160, AB.383)

    Khảo dị:

    (a) A.3160: Năm mươi thọ A.469; tác

    (b) AB.383: Năm nay ông cũng lão đây mà

    (c) TVNK: Chú Đáo bên làng lên với tớ

    (d) TVNK: ông Từ xóm chợ lại cùng ta

    Chú thích:

    (1) Theo phong tục ở quê tác giả trước đây, nam giói đến 50 tuổi thì vào ban lão làng trông coi việc tế lễ; 60 tuổi lên lão cụ. Không có lệ lên lão 55. (Theo cụ Nguyễn Đ\íc Trung, chắt rể nhà thơ).

    (2) Làng Vị Hạ trước cách mạng gồm hai giáp: Đông và Đoài. Giáp nọ gọi giáp kia là “giáp bên người”. Nhà thơ ở giáp Đòng, chú Láo (không phải chú Đáo như TVNK chép) ở giáp Đoài vì vậy mà nói la “bên người”.

    (3) Ông Từ: tên thực là Mai Đặc ở xóm chợ gần làng VỊ Hạ. Vì ông này giữ chức thủ từ (trông coi đình) nên dân làng quen gọi là ông Từ.

    Cả chú Láo và ông Từ cùng lên lão một lần với nhà thơ.

    (4) An dung\ ăn không. Câu này ý nói: nhà thơ đă lên lão, được miễn mọi việc đóng góp trong phe giáp, được huởng mọi quyền lọi ăn uống ở chốn đình trung và phần lễ biếu khi có tuần tiết như các bô lão khác.

    ình ịch đêm qua ừ-ống các làng,

    Ai ai mà chẳng rước xuân sang!

    Rượu ngon nhắp giọng^”^ đua vài chén,

    Bút mới xô tay^^^ thử một hàng.

    Ngoài lũy nhấp nhô^^^^ cò cụ Tổng^^^

    Cách eo lẹt đẹt pháo thày Nhang^^^

    Một năm một tuổi ười chơ tớ!

    Tuổi tớ ười cho, tớ lại cang...^”^^

    (A.3160 và theo TVNK)

    Khảo dị:

    (a) Bản A.3160: Rượu ngon nhấp miệng đưa vài chén

    (b) Bản A.3160: Bút mới hứng tay thử một hàng.

    (c) Theo TVNK: Ngoài bụi COÓC co cụ Tổng

    Trước giậu phắt phơ cờ cụ Tổng

    Chú thích:

    (1) tay: khỏi động lam việc gì một cách mau mắn, dứt khoát với hi vọng hoan thành nhanh, tốt. Ngay khi xuống ruộng cấy hay gặt... người ta thuừng làm động tác đầu tiên, kềm theo câu: “xô, xốc! chốc xong”. Việc khai bút đầu nám của các nhà nho trước đây cũng không ngoài mong muôh là cả năm sẽ gặp may, văn hay, chữ tốt.

    (2) Cụ Tổng: tức cụ Tổng Hào ở gần nhà Nguyễn Khuyến, nhà giàu có, xung quanh nha lũy tre xanh tốt um tùm, chim cò về đậu và làm tổ rất nhiều.

    (3) Thày Nhang: tức thầy Hương (nhang) Tiên, ở cách nhà Nguyễn Khuyến một cái ao. ông này làm Hương trưởng (như chức Trưởng thôn ngày nay) nhà cũng giàu có, Tết đốt nhiều pháo.

    (4) lại càng... có ý gọi lửng đến câu tục ngữ: “Càng già, càng dẻo, càng dai”.

    Nghĩ ta ta cũng suông ra mà!

    Mùng thấy con ta dựng được nhà.

    Năm mới lệ thường thêm tuổi một,

    Cỗ phe ngôi đã ưốc bàn ba^^^.

    Rượu ngon đến bữa nghiêng bầu dốc^^\

    Chữ “dại” đầu năm xổ túi

    Một khóm thủy tiên năm bảy cụm,

    Xanh xanh như sắp thập thò hoa.

    (A.3160, A.469, AB.383, VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) A.3160; Tặng tử Hoan lạc thành tân gm.

    (Tặng con là Hoan lam xong nhà mới)

    A.469: Ngẫu thành

    (TVNK; Mừng con dựng dược nhà có lẽ đã căn cứ vào A.3160. Chúng tôi theo bản AB.383, lấy đầu đề như trên, sát họp với toàn bài hon).

    (b) A.469: Chén men đến bữa nghiêng bầu dốc

    (c) VHv.2381; Chữ dại gần năm xổ nứt ra

    Chú thích:

    (1) Cỗ phe: phe còn gọi là phe giáp. Trước đây, trong làng thường có nhiều phe giáp chia theo từng khu vực trong làng. Nó không phải là một đon vỊ hành chính, mà do dân tự chia với nhau để tiện việc chia cắt việc, công, tổ chức tế lễ, việc làng.

    Trốc bàn ba: đầu cỗ thứ ba, nghĩa là người thứ chín trong số những người nhiều tuổi nhất (mỗi mâm bốn người). ở Vy Hạ không có lệ cỗ 1,2,3 người.

    (2) Chữ dại: ý nói cuồng chữ.

    Tuổi thêm, thêm được tác râu phc/'’\

    Nay đã năm mươi có lẻ ba.

    Sách vở ích gì cho buổi Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già.

    Xuân về ngày loạn càng lơ láo^^^^

    Nguời gặp khi cùng cũng ngất ngo^‘^1 Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng^®\

    Sao con đàn hát vẫn say sưa?.

    Tự dịch bài Xuân nhật thị chư nhi (AB.383, A.469, A.3160, VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) AB.383, VHv.2381: Ngẫu vịnh

    (b) VHv.2381: Tuổi thêm, thêm được tóc phơ

    (c) VHv.2381, AB.383: Sách vỡ ích gì đương buổi ấy

    (d) AB.383: Xuân về ngày loạn còn lơ láo

    (đ) AB.383, VHv. 2381: Người gặp khi cùng cũng ngẩn ngơ

    (e) A. 3160, AB. 383, VHv. 2381; Lẩn thẩn lấy dău đền tấc bóng.

    *

    35. cuốc KÊU CẢM HỨNG^*^

    Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ, Ấy hồn Thục đế thác bao Năm canh máu cháy đêm hè vắng^^\ Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ, Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,

    Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.

    Thâu đêm ròng rã kêu ai đóH Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

    (AB. 383, VHv.2381, HS)

    Khảo dị:

    (a) VHv. 2381: Đấy hồn Thục đế hóa bao gib

    (b) AB. 383: Năm canh nước chảy đêm hề vắng.

    (c) VHv. 2381: Ban đêm ròng rã kêu ai đó.

    Chú thích:

    (1) Thực dế\ do điển cũ cho rằng vua nước Thục mất nước, lúc chết hóa cuốc, nhớ nước đêm đêm lại kêu ròng rã “ Thục quốc! Thục quốc!”

    36. NHÀ NÔNG THAN

    Mấy năm cày cấy vẫn chân thua^^:

    Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.

    Phần thuế quan Tây, phần trả nc/'^^

    Nủa công đúa ở, nửa thuê bò.

    Sóm trua dira muôi cho qua bữa^‘*\

    Chợ búa trầu cau chẳng dấm mua.

    Tần tiện thế mà không khá nhỉ^‘*^

    Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho^®^

    (AB. 383, A. 3160, VHv. 2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) A. 3160: Điền gia tự thán (nhà nông tự than)

    AB. 383: Điền gia ngữ (Lbi than nhà nông)

    HN: Thuật đồ gữin phụ nữ tương thoại điền gia kể (thuật lại Tơi đkn bà di đuơng nói về việc tính toán làm ăn của nhà nông)

    TVNK: Chốn quê

    o đây đặt lại cho sầt với tinh thần nhiều bản.

    (b) HN: Tiếng rằng cấy hái vẫn chân thua

    (c) VHv 2381: Phần thuế quan thu phần trả nợ

    (d) HN: Thợ thuyền dưa muối cho qua bữa (đ) A. 3160: Cần kiệm thế mà sao chửa khá

    (e) A. 3160: Biết bao giờ khỏi cái lo cho

    37. VỊNH

    TỊ tnióc TỊ này chục lẻ Thuận dòng nước cũ lại bao la.

    Bóng thuyền thấp thoáng dòn trên vách,

    Tiếng sóng long bong vỗ tnroc nhà^'’^

    Bắc bậc nguôi còn chờ chúa đến^^^,

    Đóng bè ta phải rước vua ra^^\

    Sủa sang việc nước cho yên ổn,

    Trời đã sinh ta ắt có ta!

    (AB. 383, HN. HS)

    Khảo dị:

    (a) AB. 383: Vịnh nước lụt HS: Nước lụt

    (b) HN; Tiếng sóng long bong lượn trước nhà.

    Chú thích:

    (1) Cả câu: năm Quý Tị (1893) rồi năm Ất TỊ (1905) cách nhau 13 năm, vùng Hà Nam đều có lụt lớn do vỡ đê sông Hồng, mùa màng mất hết, nhiều người chết đói.

    (2) Cả câu-, ý nói chủ nhà phải bắc bục cao trong nhà để tránh lụt.

    (3) câu: ý nói ngtiừi ta phải đem đầu rau (còn gọi la vua bếp) đặt lên bè nổi để thổi cơm.

    38. NƯỚC LỤT HÀ NAM

    Quai Mễ Thanh Liêm đã lở Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi!

    Gạo dăm ba bát cơ còn kém,

    Thuế một vài nguyên đáng vẫn Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng,

    Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi.

    Đi đâu cũng thấy người ta nói,

    Mười chín năm nay lại cát bồi.

    (VHv. 2381, AB 383, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) AB. 383: Nước lụt

    VHv 2381: Vịnh nước lụt HN: Ngộ lạo (gặp niróc lụt)

    (b) HN: Quai Mễ Thanh Liêm đã vỡ rồi

    (c) VHv. 2381: Thuê một vài nguyên dáng chủu đòi EUM: Thuế một vài nguyên dáng chẳng xuôi

    (d) HN: Mười chín năm nay lại buổi

    Theo TVNK: Mười bốn năm nay lại cát bồi.

    Chú thích:

    (1) Năm Canh Dần (1890) mua lớn ở vùng châu thổ sông Hồng nước dâng lớn đã phá vỡ con đê quai làng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm. Do đó vùng quê tác giả bị lụt lớn.

    (2) Nguyên: đồng bạc. Thuế ruộng lúa bấy gib there dân Pháp qui định mỗi mẫu hai đồng một năm. Tuy gặp thủy tai mất mùa đói kém, nhung dân vẫn phải nộp thuế như thưòng.

    39. ĐẾN CHƠI NHÀ BÁC ĐẶNG^^^^'^

    Gậy men ngõ rậm dạo đường quai^^\

    Quá bước lên nhà bác Đặng chơi.

    Một lũ tóc râu ai tuổi tác?^^^

    Nủa phần làng xóm đã thay dòi.

    Trâu già gốc bụi phì hơi nắng^^^^

    Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.

    Ngửa mặt ông kia chơi mới khỏe,

    Suốt hôm một sáo thổi lung trời^^^.

    Tự dịch bài Hạ nhật phỏng biểu huynh Đặng thái chi tác

    (A. 3160, AB. 383, VHv. 2381, Vhv. 1864)

    Khảo dị:

    (a) TVNK: Gậy men trúc dạo đường quai.

    (b) TVNK: Một lũ tóc râu dều tuổi tác.

    (c) A. 3160: Trâu bò gôc bụi phì hơi chả

    Chú thích:

    (1) Bác Đặng: tức Đặng Tự Ý, anh con ông cậu ruột của nhà thơ. Ông ở thôn bên Vy Thượng, cùng xã Yên Đổ.

    (2) Ông kia: tác giả dịch thoát chữ “thiên công” (ông trời), cả hai câu này, tác giả nói về tiếng sáo trời (thiên lại), túc là gió.

    Hai muDÌ năm cũ đã lên Phong cảnh nhà chiền vẫn chửa khuây Chiếc bóng lung trời am cấc quạnh Mảnh bia thuở trước bể dâu đầy Li ti nghìn xóm quanh ba mặt Lô” nhô” muôn ông lẩn một thày Nghĩ lại bục cho dòng nước chảy^^^^,

    Đi đâu mà chảy cả đêm ngay^*^l

    Tự dịch bài ức Long Đội son I (A. 469, VH, 2381)

    Khảo dị:

    (a) VHv 2381: Lên núi Long Đội TVNK: Chơi núi Long Đội

    (ỏ đây đổi lại đầu đề cho phù hợp với đề nguyên văn chữ Hán và nội dung bài thơ).

    (b) TVNK: Hai muoi năm cũ lại lên đây.

    (c) VHv 2381: Nghĩ bục cho dồng nước chảy.

    (d) VHv 2381: Đi đâu mà chạy cả đêm ngày.

    Chú thích:

    (1) Núi Đọi: tên chữ là Long Đội son, thuộc địa phận xã Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Ninh. Trên núi, xua kia có một ngôi chùa rất lớn và đẹp, xây dvmg từ thơi Lý. Đây là một thắng cảnh ở địa phuong.

    Già yếu xa xôi bấy đến nay^^\

    Làng chơi loáng thoáng lại buồn thay^'’^

    Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá,

    Sư cụ nằm chung với khói mây.

    Dặm thế, ngõ đâu tầng trúc ấy,

    Thuyền ai khách đọi đến dâu đây?

    Chuông xưa, vẳng tiếng người không biết, Trâu thả sưòn non ngủ gốc cây.

    (Tự dịch bài ức Long Đội son - II A. 469)

    Khảo dị:

    (a) TVNK: Già yếu xa xôi mấy cữ nay.

    (b) TVNK: Làng chơi lủng thủng lại buồn thay,

    (a) (1) n

    42. CHỢ ĐỒNG

    Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,

    Năm nay chợ họp có đông không^^^?

    Dỏ trời mưa bụi còn hơi rét,

    Nếm rượu tưòng đền được mấy ông^^^^^^ Hàng quán người về nghe xáo xac^^^\

    Nợ nần năm hết hỏi lung tung.

    Dăm ba ngày nũa tin xuân tới,

    Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng^^^^^^.

    (A. 3160, AB. 383, VHv. 2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) A. 3160: Thập nhị nguyệt nhị thập tứ nhật thị (Chợ 24 tháng Chạp)

    (b) A. 3160: Năm nay chăng biết có đông không VHv. 2381: Hôm nay không biết họp dông khàng

    (c) AB. 383: Nếm rượu tường dinh được mấy ông

    (d) VHv. 2381: Hàng quán người về nghe dáo dác

    (đ) A. 3160: Pháo trúc nhà ai nổ dánh dùng.

    Chú thích:

    (1) Chợ Đồng: xưa làng Vị Hạ có chợ gọi là chợ Và. Hàng năm cứ đến ba phiên chợ cuối năm, 24, 26, 30 tháng chạp là phiên chợ sắm Tết đông người thì lại chuyển ra họp ở một cánh ruộng mạ phía Tây làng, nên gọi là chợ Đồng. Nay làng VỊ Hạ không còn chợ này nữa.

    (2) Tường dền\ chợ Đồng họp cạnh một ngôi đền ba gian, xung quanh đền có tuùng đất bao bọc. Vào ba phiên chợ Tết, các bô lão coi việc tế tự trong làng ra ngồi ở tường đền để nếm rượu xem thứ nào ngon thì mua để tế lễ tháiih trong dịp Tết.

    (3) Pháo trúc: tiKmg truyền ngày xvta, ở dãy núi phía Tây Trung Quốc có loài quỉ gọi là Sơn táo, hễ người nào trông thấy chúng là bị ốm. Về sau có Lý Điền lấy ống trúc đốt lửa nổ thành tiêng rất to, làm cho quỉ sợ chạy mất. Tin có chuyện đó cho nên người đbd sau đốt pháo để trù ma quỉ.

    Chữ “Pháo trúc” ở đây là chỉ pháo.

    43. VỊNH MÙA

    Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.

    Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

    Nước biếc ưông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào^^\ Mấy chùm tnióc giậu hoa năm ngoái^‘^\ Một tiếng trên không ngông nước nào^*^^.

    Nhân húng cũng vừa toan cất bút.

    Nghĩ ra lại thẹn với ông

    (A. 469, AB. 383. VHv. 2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) TVNK: Thu vịnh

    VH. 2381: Mùa thu ngồi mát ngâm thơ

    (b) Theo TVNK: Song thu để mặc bóng trăng vào

    (c) HN; Dăm chùm trước giậu hoa năm ngoái

    (d) Theo TVNK: Một tiếng trên không hỗng nước ào.

    Chú thích:

    (1) Ông Đào tiíc Đào Tiềm.

    im

    44. CÂU CÁ MÙA THU

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

    Sóng biếc theo làn hơi gọn tí,

    Lá vàng trước gió sẽ đua vèo^^l Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo^'^^

    Tựa gốỉ buông cần lâu chẳng được^^^^

    Cá đâu đóp động duói chân bèo.^**^

    (A. 469, A. 3160, AB. 383, VHv. 2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) VHv. 2381; Mùa thu ngồi mát câu .

    A. 3160: Thú dạ diêu dinh (Thuyền câu đêm thu)

    A. 469, Thu diếu (Câu cá về mùa thu)

    (b) A. 469, A. 3160: Lá khô trước gió sẽ đưa vềo.

    (c) VHv 2381: Trước ngõ quanh co khách vắng teo

    (d) A. 469. A. 3160: Tựa bóng ôm cần lâu chẳng được (đ) Theo TVNK: Cá đâu dộng dậy dưới chân bềo.

    45. UỐNG RƯỢU MÙA THU

    Năm gian nhà cỏ thấp le

    Ngõ tốỉ đêm sâu đóm lập

    Lung giậu phất phơ màu khói nhạt^^^^

    Làn ao lóng lánh bóng trăng Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt.

    Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe^®^^^^

    Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy,

    Độ năm ba chén đã say nhè^^^.

    (A. 469, A. 3160, AB. 383, VHv. 2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) VHv. 2381: Mùa thu ngồi mát uống rượu

    A. 3160: Dạ tọa ngẫu tác (Đêm ngồi ngẫu tác)

    A. 469, HN: Thu ẩm:

    (b) A. 469, A. 3160: Ba gian lều cỏ thấp le te

    (c) A. 3160, VHv. 2381, HS: Ngõ tối đêm khuya đóm lập lềo.

    (d) HS: Limg giậu phất phơ làn khói phủ

    (đ) A. 469, Vhv 2381: Làn ao sóng sánh bóng trăng xoe

    (e) Theo TVNK: Mắt lão không viền cũng đỏ hoe.

    (g) Theo TVNK; Độ năm ba chén cũng say nhề.

    Chú thích:

    (1) Nhà cỏ\ nhà tranh.

    (2) Vầy: tiếng cổ nghĩa là vầy vb, giụi, xét, sơ mó.



    46. ÔNG PHỖNG

    Người đâu tên họ gọi là gì^^^

    Hỏi ra chích chích chi chi nực cười^^^!

    Vắt tay ngảnh mặt trông

    Còn toan lo tính sự đời chi đây^^^?

    Thấy lão đá lạ lùng muôn hỏi:

    Cớ làm sao len lỏi đến chi đây?

    Hay mảng vui hoa cỏ nước non này,

    Chùng cũng muôn dan tay vào hội lạc^^^^‘*>? Thanh son tự tiếu đầu tuong hạé^\

    Thuong hải thùy trí ngã diệc Thôi cũng đừng nghĩ chuyện đâu đâu,

    Túi vũ ưụ mặc đàn sau gánh vác^^.

    Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác,

    Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu.

    Nên chăng đá cũng gật đầu.

    (A. 3160, AB. 383, VHv. 2381. HN HS)

    Khảo dị:

    (a) A. 3160: Vịnh ông lão đá.

    HN. Thạch lão nhân ca (Bài ca ông lão đá)

    (b) A. 3160: Quê đâu tên họ là gì.

    (c) A. 3160; Vắt tay ngảnh mặt lên trời.

    (d) AB. 386, HN: Hay lo tính sự đời chi đây (đ) VHv. 2381: Toan kết bạn giang tay vào hội lạc

    (e) VHv. 2381: Vân sơn tự tiếu đầu tương hạc

    Chú thích:

    (1) Tuơng truyền khi nhà thơ đang làm gia sư cho Hoàng Cao Khải thì nhà y mở tiệc mừng thọ, bọn quan lại tai to mặt lớn ở Bắc Kỳ đều đến dự. Khác với bọn đó áo quần sang trọng, nói cười nịnh hót, Nguyễn Khuyến chỉ khăn thâm, áo vải, ngồi nín lặng ở một góc. Một người nào đó thấy vậy, thì thào hỏi ngươi bên cạnh rằng ai đó mà ngồi như phỗng đá. Nhân đó, nhà thơ txíc cảnh làm bài này.

    Cũng tương truyền rằng, Phan Văn Ái đang giữ một chức quan trọng ở Nha Kinh lược sử, cũng có mặt trong buổi lễ này, hền họa lại:

    Non thiêng khéo đúc nên người,

    Trông chừng sành sỏi khác loài trần gian.

    Trải bao gió núi mưa ngàn,

    Đã già già sóc lại gan gan lì.

    Gan lì già sóc,

    Há non chi mà sợ cóc chi ai!

    Người là người, tớ cũng là người,

    Ngẫm cho kỹ vẫn chênh vênh đầu giốc.

    Tương tri tằng thức năng công ngọc,

    Mạc luyện như khả bổ thiên.

    Thôi mặc ai rằng trắng rằng đen,

    Thế như thế cũng ngồi yên như thê vậy,

    Còn trồi đất hãy còn tai mắt ấy,

    Lặng mà coi họa thấy lúc nào chăng!

    Hang về giã gạo ba giăng!

    (2) Chích chích chi chi\ có vẻ ngây ngô, khơ khạo.

    (3) Hội lạc: do điển một hội hưởng vui (Lạc xã) của một sô nhà tho đời Tống.
     
    tducchau thích bài này.
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P7
    :rose:

    (4) Ca hai câu nghĩa: Ta tự cười đầu đã bạc phơ như đầu chim hạc trong chốn núi xanh; ai có hay đâu ta cũng như con chim âu ung dung noi biển xanh.

    (5) Túi trụ: bầu trời đất. Câu này ý nói: phó mặc mọi việc ở đời này cho lóp người sau lo liệu.

    47. ANH GIẢ

    Trong thiên hạ có anh giả điếc,

    Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây^^^! Chẳng ai ngờ “sáng tai họ, điếc tay cày”^^\ LÔI điếc ấy sau này em muốin học^^l Tọa trung đầm tiêu, nhân như mộc,

    Dạ Ịý, phan viên, nhĩ tựhầỉP^^^^

    Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc,

    khi miếng

    Khi chè sen năm bảy chén, khi Kiều lẩy một

    đôi cau^*^^”^^

    Tỉnh một chốc, lâu lâu rồi lại điếc^^^

    Điếc như thế ai không muốn điếc!

    Điếc như anh dễ bắt chước m mà^^^

    Hỏi anh, anh cứ ậm à!

    Khảo dị;

    (a) HS: Thấy ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây

    (b) AB. 386; mở lối điếc, sau này muôn học

    (c) VHv. 2381: Dạ bản phan viên nhĩ, tự hầu.

    (d) HN; Khi vvràn sau, khi sân trước...

    (đ) HN: Khi chề chuyên dăm ba chén...

    (AB. 386, VHv. 2381, HN, HS)

    (e) TVNK: Sáng một chốc lâu lâu rồi lại điếc.

    (g) AB. 386, HN: Lối diếc anh bắt chước dễ ru mà

    Chú thích:

    (1) Đây chỉ ông đồ Cự Lộc bạn của nhà tho, đổ cử nhân thơi Tự Đúc nhung không làm quan.

    (2) Họ\ tiếng thường dùng bảo trâu bò dừng lại.

    (3) Hai câu này nghĩa là: Khi mọi nguời ngồi nói chuyện và cười cợt thì ngây ra như gỗ; nhưng đêm khuya leo trềo thì lanh lẹn như khỉ.

    (4) Kiều lẩy: Những người làm thơ sành Kiều, có thể chọn lấy trong truyện Kiều từng câu (đôi khi có chế biến đôi chút, họp tình, họp cảnh, đưa vào bài thơ mình cho tăng thêm ý vỊ. Khác với “tập Kiều” là lấy từng câu nguyên, từng đoạn nguyên ở nhiều chỗ khác nhau trong truyện Kiều ghép lại thành bài thơ hoàn chỉnh.

    48. KHÔNG CHỒNG TRỒNG BÔNG LÒNG^^^*^

    Bực gì bằng gái chực phòng không Tơ tưởng vì chưng một tấin chồng. Trên gác rồng mây ngao ngán đợi, Dưới khe cá nước ngẩn ngơ trông. Mua vui lắm lúc cười cười gượng, Bán muộn nhiều phen nói nói bôn^^\ vẫn tuỏng có chồng như có cánh, Giang son gánh vác nhẹ bang lôn^^\

    (AB. 386, HS)

    Chú thích:

    (1) Đây là một bài tho làm theo vần đã được qui định trước như trên, dể xướng họa với nhau. Căn cứ theo nội dung bài tho,

    có ý kiên cho răng nhà thơ làm bài này khi vua Hkm Nghi xuểít bôn, các quan lại ngơ ngác như gái không chổng. Tương truyền rằng, lúc ấy ở địa phương có một số nhà nho họa bai này đã bi bọn thirc dân để ý.

    (2) Nói bông: tức nói bông lơn, đùa cợt.

    (3) Rút ý ở câu ca dao:

    Có con gầy dụmg cho con Có chồng gánh vác giang sơn nhá chổng.

    49. KIỀU BÁN

    Thằng bán tơ kia giở mốì Làm cho vường đến cụ Viên già^^\

    Muốn êm phải biện ba ưăm lạng^^^’,

    Khéo xếp nên liều một chiếc thoa*'^^

    Đón khách mượn màu son phấn Đem thân chuộc lấy tội tình cha^*^.

    Có liền việc ấy mà xong nhỉ?

    Đòi trước làm quan cũng thế a!

    (AB. 383, VHv. 2381, HN. HS)

    Khảo dị;

    (a) VHv 2381: Bán mình chuôc cha.

    AB. 383: Gập nạn bán mình

    (b) TVNK: Thăng bán to kia giò giỏi ra

    (c) VHv. 2381: Làm cho bán đèn cu Viên già

    (d) HN: Muốn xong viéc ày ba trảm lang (đ) HN: Đành dế sau này một chiếc thoa

    (e) TVNK: Nối tiêng mươn màu son phản mụ.

    (g) HN; Bán mình gở lày tỏi tình cha

    Chú thích:

    (1) Mụ; chỉ Tú Bà.

    50. MẮC TAY HOẠN

    Chị Hoạn ghen tuông cũng khác Tơ duyên lỏng lẻo buộc chân người^^^!

    Cánh buồm mặt bể vừa êm sóng^^\

    Vó ký chân đèo bỗng đến noi^^^.

    Con ở ngẩn ngơ nhìn mặt chủ*^‘^^^^\

    Nhà thầy tung hửng mất đồ chơi^^l Ông trời rõ khéo chua cay nhỉ,

    Một cuộc bày ra cũng nực cười^®^

    (AB.385. VHv. 2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) TVNK: Hoạn Thư ghen

    (b) VHv. 2381: Chị Hoạn ghen tuông khéo lạ đời.

    TVNK: Chị Hoạn ghen tuông khéo dở đời.

    (c) VHv. 2381: duyên lỏng lẻo buộc chân người.

    (d) VHv. 2381: Cánh buồm vượt bể vùa êm chôn (đ) VHv. 2381: Con ở ngẩn ngơ nhìn mặt

    (e) HN, VHv. 2381: Một cuộc bày ra, chuyên nục cuời.

    Chú thích:

    (1) : chân ngvra thiên lý. cả câu chỉ việc Hoạn Thư sai bọn Khuyển-ưng đến bắt cóc Kiều.

    (2) Con : Hoạn Thư bắt Thúy Kiều về làm con đòi trong nhà, đặt tên là Hoa nô.

    Chả: chỉ Hoạn Thư.

    51. KHUYÊN TỪ HẢI HÀNG

    Phút chốc đem thân bỏ chiến trường, Ba quân ngơ ngác ngọn cờ hàng^^^

    Sá chi bèo bọt, tôi vì nước^^

    Thẹn với non sông, thiếp phụ chàng! Phận tủi nỉ non đàn bạc mệnh^*^^ Duyên may dun dủi luói Tiền Đường. Mười lăm năm ấy người trong mộng, Há những là đây mới đoạn trường.

    (VHv. 2381, HS. THT)

    Khảo dị:

    (a) VHv. 2381: Ba quân xao xác ngọn òr hàng.

    (b) HS: Sá chi thân phận tôi vì nước.

    (c) VHv. 2381; Phận xót nỉ non đàn bạc mệnh.

    52. GỬI

    Ngày uước cùng lên lạy của trời'‘\ Lâu nay vắng vè bặt tăm hơi!

    Nước non man mác về đâu tá,

    Bè bạn lơ thơ sót mấy người.

    Đòi loạn đi về như hạc độc,

    Tuổi già hình bóng lựa mây còi.

    Đã hay nhờ được hao mòn Một thí lòng son chủa rõ mười^^l

    Tự dịch bài hữu (A. 3160)

    Khảo dị:

    (a) A.3160: Hữu cảm TVNK: Cảm hứng

    Đây dịch theo nguyên văn đầu đề bài thơ chữ Hán.

    Chú thích:

    (1) Cả câu ý nói: Khi tác giả còn làm quan, đã cùng bạn vào chầu vua.

    (2) Cả câu ý nói: may mà nùnh suy yếu được về nghỉ.

    (3) Câu này có ý nói tấm lòng son thầm kín của mình (đối với nước với dân) chưa được mọi người cùng hiểu rõ.

    *

    53. NÓI CHUYÊN VỚI

    Theo thầy buổi trước hãy ngây tho^\ Râu tóc bây giờ đã bạc phơ.

    Hon kém cuộc đòi ai chủ đó?

    Già nua mấy kẻ bậc anh ta?

    Ngủ đi còn sợ chiêm bao trước,

    Ngtũ lại như là chuyện thuở xua.

    Có rượu Trung Son cho lũ tó^^\

    Tỉnh ra hỏi đã thái bình chưa^^^^

    Tự dịch bài Thoại cụu (A.3160, AB.3833, VHv.2381)

    Khảo dị;

    (a) AB.383; Chuyện

    VHv. 2381: Nói chuyên

    A.3160: Du hữu nhân Đặng Ý (Chơi nhà bạn Đặng Ý)

    (b) AB.383, VHv.2381: Theo thầy ngày trvỉóc hãy ngây tho

    (c) AB.383: Tỉnh ra gọi đã thái bình chưa

    Chú ứiích:

    (1) Rượu Trung Sơn: do điển Lưu Huyền Thạch mua rượu “Thiên nhật” ả Trrnig Son, uống một lần say nghìn ngày. Hai câu cuối cùng dxia theo cổ thi:

    “An dắc Trung son thiên nhật tửu.

    Minh đinh trục đáo thái bình thơi”

    (Uơc gì dược uống rượu “Thiên nhật” Trung Son say li bì cho đến ngày thái bình).

    54. TIẾN NGƯỜI QUEN^^)^*)

    Tiếng cầm gảy, mười lăm năm tnióc^^\

    Nhẫn về sau tin túc lờ mò^^l Hội vui biết đến bao giờ?

    Bỗng đâu lúc gặp, lại vừa tiễn nhau^’’^.

    Bến Tầm Dương đọc câu giang thuọng^^\

    Thơ Kiếm Nam còn thoảng làm chi^'^l Lũ ta cũng chẳng ra gì,

    Tiền đâu mua lấy nga mi cho hoài^^l

    Tự dịch bài Dữ bản huyện doãn Nguyễn, nguyên doãn Trần đồng ẩm, túc tịch thư tiễn (A.469)

    Khảo dị:

    (a) TVNK; Tiếng cầm gửi muài lăm năm trước.

    (b) TVNK: Biết đâu cùng gặp lại vừa tiễn nhau.

    (1) Tương truyền bài này nhà thơ làm tặng ông Trần Địch Quyến, nguôi miền Trung, trước làm tri huyện Bình Lục, thuơng qua lại chơi với nhà thơ. Sau đòi đi noi khác, cách 15 năm sau, có dịp qua Bình Lục, ông ghé vào thăm nhà thơ, được nhà thơ tiếp đãi nồng hậu.

    (2) Nhẫn: tiếng cổ, có nghĩa: cho đến khi

    (3) Bến Tầm Dương: sông Tầm Dương thuộc huyện cửu Giang, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) noi Bạch Cư DỊ, thi hao đời Đường, tiễn khách và làm bài Tỳ hành.

    (4) Thơ Kiếm Nam: tập thơ của Lục Du, nhà thơ yêu nước đời Tống, nói lên lòng cám thù giặc xâm lược và tâm sự phẫn uất của mình trước sự suy sụp đớn hền của triều Tống. Câu này, ở nguyên văn bài chữ Hán có nghĩa là: “Lo đồi nhưng khó nối tiếp dược tập thơ Kiếm Nam” (xem thêm bài Độc Kiếm Nam thi tập)

    (5) Nga mi: mày ngài, từ chỉ nguời thiếu nữ đẹp.

    55. TẶNG NGƯỜI LÀNG RA LÀM QƯAN^”^

    Đầu non chân sóng những phôi pha^\ Túi, đẫy năm nay mới gọi là...

    Hầu lẽ mấy người, con cái nhỏ^‘^\

    Bò cày một chiếc, ruộng vườn ba^*^^

    Dở quan, dở khách đâu mà gọi,

    Không tóc, không râu thế chủa già,

    Bữa trước nghe rằng ông muốín nghỉ, Vội vàng chống gậy giục ông ra.

    Tự dịch bài Tặng đồng huong tài nguyên Nho Quan bang biện, tái vãng Nam Định tùy phái (AB.383, VHv.1863, VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) AB.383, VHv.2381: Tặng bạn làm quan

    (b) VHv.2381: Đầu non châu bền những phôi pha

    (c) AB.282, VHv.2381: Hầu vợ mấy người, con gái nhỏ

    (d) VHv.2381: Bồ bê một cặp ruộng vườn ba.

    cn

    lài

    Chú thích;

    (1) Theo TVNK, cụ giáo Xương (nguôi lang Vy Hạ) cho biết, ông nay la Lê Xuân Thục, anh rễ nha tho và là người cùng xã. ông đỗ hai khoa tú tài, đxiọc bổ huấn đạo huyện Ân Thi (Hưng Yên) lam trợ tá Nho Quan, rồi quyền tri phủ Nho Quan, sau đó đổi về làm thuong tá Nam Định, ông này nhà nghèo, có ba vợ và ba con trai. Nghe tin ông định từ chức thuong tá để về nhà, tác giả mới gỉũ bài này.

    56. MỪNG ANH

    Ây năm sinh bác, cũng sinh tôi, Sô” bác xem ra khác sô” tôi.

    Cái nét hào hoa, tôi kém bác^^\

    K

    (1) Ông này là Nguyễn Hữu Chính, anh vợ nhà thơ. Bài này làm khi hai ông cùng 55 tuổi.

    57. BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

    Chẳng mấy khi nay bác tới nha^*^\

    Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

    Ao sâu nước cả, khôn mò ck^^\

    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

    Cải đã tàn cây, cà chửa nụ^^^,

    Bầu vừa rụng rốn, mưóp đuong hoa^*^. Đầu trò tiếp khách, trầu không ^^\

    Bác đếh chơi đây, ta với ta!

    (AB.383, VHV.2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) HS: Suông tinh

    AB.383: Gặp bạn ngồi chơi suông VHv.2381: Gập bạn đến chơi nhà ngồi suông

    (b) AB.383, VHv.2381: Đã bấy lâu nay bác tới nhà.

    (c) VHv.2381: Ao sâu nước cả khôn chài

    (d) AB.383; cải chủa ra cây, cà chủa vụ

    (d) AB.383: Bầu vừxi rụng rốn muớp vừa hoa

    (e) HN: Trầu buồn một nỗi cau không

    58. GỬI BÁC CHÂU CẦƯ')

    Kim lan từ thuở nhỏ chơi Đôi lứa như ta được mấy người.

    Trời hẹn ngày, cho ba vạn sáu^^\

    Ta chung tuổi, mới một trăm hai^'*^

    Kẻ già nét bút, chăm cùng Người khỏe tay dao, độ lấy Từ trước bảng vàng nhà sẵn có^^, Chẳng qua trong bác với ngoài tôi.

    (AB. 383, VHv.2381, HS)

    Khảo dị:

    (a) AB.383: Rim lan từ thuở chơi bbi

    (b) VHv.2381; Kẻ già nét bút chăm còn trẻ

    (c) AB.383: Người khỏe tay dao độ với đời

    Chú thích;

    (1) Đây chỉ Bùi Văn Quế, người làng Châu Cầu (thuộc thị xã Ha Nam, tỉnh Ha Nam Ninh lúc ấy), ông đỗ cử nhân cùng khoa với tác giả, sau đỗ tiến sĩ được bổ làm quan đến chức tuần phủ, rồi về huu, nhân dân thường gọi là ông Nghề Châu cầu.

    (2) Kim lan: chữ Kinh dịch: “ Nhị nhân đồng tâm kỳ lợi đoạn kim: đồng tâm chi ngôn, kỳ khứu như laný nói hai người đồng lòng thì có lọi khí có thể chặt được kim loại; Ibi nói của bạn đồng tâm thì thom như hoa lan. Do đó kim lan được dùng đê chỉ bạn bề thân thiết, đồng tâm.

    (3) Câu náy ý nói; đời người giới hạn chỉ có một trăm năm thôi (gồm ba vạn sáu nghìn ngày).

    (4) Câu này ý nói: tuổi hai người gộp lại vừa trbn một trăm hai.

    (5) Câu này tác giả tự nói về mình, ở nhầ dạy trẻ học hành.

    (6) Câu này chỉ Bùi Văn Quê về huu, làm thuốc để cứu nhân độ thế (ông này có hiệu thuốc bắc ở phố Qui Luu, thị xã Phú Lý lúc ấy).

    (7) Ý nói cả hai người đều đã đỗ tiến sĩ.

    59. LỤT HỎI THĂM

    Ai lên nhắn hỏi bác Châu cầu**\

    Lụt lội năm nay bác ở đâu?

    Mây 0 lọn con, rày lón bé^^?

    Vài gian nếp cái, ngập nông sâu^^^?

    Phận thua suy tính, càng thêm thiệt^^^^

    Tuổi cả chơi bòi, họa sông lâu.

    Em cũng chẳng no, mà chẳng đói:

    Thung thăng chiếc lá, rượu lung bầu^^^

    (AB. 383, VHv. 2381, HS)

    Khảo dị:

    (a) AB. 383: Thăm bạn (ông tuần phủ Châu Cầu Bùi Văn Quế) VHv. 2381: Thăm quan Bùi Châu cầu

    (b) AB. 383, VHv. 2381; Mấy ổ lợn con mua dắt rẻ

    (c) AB. 383: Con thua suy tính càng thêm nhục

    Chú thích:

    (1) Bác Châu Cần: xem chú thích bài trên

    (2) Nếp cái: một giống lúa nếp to hạt, thom dẻo.

    (3) Chiếc : thuyền nhỏ.

    Nay tiết mừng ông mới bảy miroi, Cô hy chưa dễ mấy lăm người^^l Răng long, nhung hãy còn tinh mắt, Đầu bạc, như mà chủa tắc tai.

    Bè bạn bầy vai chén Ly^”^\ Cháu con duói gối múa sân Lai^^l Xua nay vẫn giữ lòng chân thật, Chữ “đức giả xương” máu để

    (Theo TVNK)

    Chú thích:

    (1) Đây chỉ ông ước Đà nguôi cùng làng với nhà thơ, đã mấy đồi làm hàng thịt. Bài thơ mừng này vừa hóm hỉnh, vùa biểu hiện được tài chơi chữ của tác giả. Câu nào cũng toàn những từ hàng thịt: tiết, cổ, răng, mắt, đầu, tai, vai, gối, lồng, xương, máu.

    )

    (2) Cổ hy: do câu thơ Đỗ Phú “Nhân sinh thất thập cổ lai hy ' nghĩa là nguời sông đến 70, xua nay hiếm.

    (3) Kèo: chuốc ruợu, rót ruợu mơi nguôi khác uông.

    (4) Chén : chén ruợu của Lý Bạch, một nhà thơ, ruợu nổi tiếng đòi Đường.

    (5) Sân Lai: sân nhà ông nhà ông Lão Lai. Theo sách Cao truyện. Lão Lai tử, người nước sở, thời Xuân Thu, tuổi đã ngoài 70, đang còn cha mẹ già, ông thường mặc áo ngũ sắc sặc sỡ ra múa ở trước sân rồi giả cách ngã, khóc như trẻ con, để làm cho cha mẹ vui.

    (6) Đức giả xương: do câu “Thuận đức giả xương” nghĩa là thuận theo đúc thì được thịnh vượuig.

    Ông bà tóc bạc nhà cao,

    Trời cho tuổi tác thế nào là vui!

    Ông sinh được năm trai ba gái,

    Đều lớn khôn êm ái thất gia.

    Ngâm câu giai lão trên nhà^^\

    Duói nhà lại có bạch hoa sinh bồn^^\

    Khi ông vui bảo ban lũ cháu^^^^

    Khi uốn cây cảnh chậu ngâm nga^‘*^.

    Bảy muDÌ lên lão làng ta,

    Làng ta lại sẵn ruựu hoa đầy bình.

    Vùa gặp buổi trời xanh gió mát,

    Đường cỏ non hoa ngát chim gù.

    Non xanh xa ngắt tuyệt mù,

    Sông gần làn sóng nhấp nhô lung dòng.

    Lễ xua vẫn nghe ông gìn Giọng khất ngôn, họp ngữ đều hay.

    Năm muDÌ mốt tuổi tôi hay,

    Xem chùng tóc bạc, răng lay, mắt lòa.

    Khôn tới ngụa ruổi ra hoàng lộ^^\

    Vậy treo xe làng cũ nghỉ ngoi^®^^^^.

    Có khi đình đám vui cười,

    Có khi vườn mộng dâu gai nói bàn.

    Mùng ông dâng rượu ngon một bát^®^,

    Thế cũng là đàn hát lọ chi!

    Tự dịch bài Hạ Thuọng thôn biểu thất thập thọ (Tài liệu của Bùi Văn Cuông, Nguyễn Tiên Đoàn)

    Khảo dị:

    (a) NTĐ; Chúc câu giai lão trên nhà.

    (b) NTĐ: Dưới nhà lại có bạch ba sinh bồn.

    (c) NTĐ: Cũng khi vui cùng con cháu.

    (d) NTD: Khi uôn tùng dều giọng ngâm nga.

    (đ) BVC; Lễ khi xưa cùng ông cẩn giữ

    (e) BCV: Vậy treo xe làng cũ thôi.

    (g) NTĐ: Mừng rượu thọ chén ngon thơm nhắp

    Chú thích:

    (1) Nguyên văn bài chữ Hán đuạc ghi trên bức tường mùng thọ cụ Đặng Tự Ý - anh họ nhà thơ, ở thôn Vy Thượng. Lạc khoản đề năm Hàm Nghi Ất dậu (1885). Bài nôm tác giả tự dịch cho con cháu họ Đặng còn chép lại được.

    (2) Hoàng lộ: đường vàng, chỉ con đường làm quan.

    (3) Treo cỗ xe: từ chữ “huyền xa” là về nghỉ.

    (a) (1) (*)

    62. CHÚC THỌ

    Nay mừng ông lão tám muoi,

    Ay dân Hoài-CáP^ hay người Đường Ngu^^^ Nhởn nhơ kích nhưỡng khang Thiều quang chín chục, xuân thu tám nghìn^^^ Chẳng tiên ấy cũng là tiên!

    (A.3160)

    Khảo dị:

    (a) A.3160: Chúc bản thôn bát thập thọ

    (Chúc ngươi làng thọ tám mươi)

    Đây theo TVNK 146

    Chú thích:

    (1) Đây chỉ cụ Nhiêu Chuồi, thuọng thọ 80, được Tang rước ra đình tê thọ. Nhà thơ làm bài này cho cô đko hát chúc thọ va chuốc ruợu.

    (2) Hoài-Cát: do điển Vô Hoài thị và Cát Thiên thị là hai ông vua đoi xua có chính lệnh tôt, trị dân lấy đạo để giữ lẽ sống, lấy đúc đê yên hình phạt. Do đó, nhân dân thời bây gib được yên ổn vui vẻ.

    Đưòng-Ngu: Đương Nghiêu, Ngu Thuấn là hai triều vua thơi thượng cổ Trung Quốc.

    (4) Kích nhưỡng: trồ chơi ném nhưỡng. Cái nhưỡng lam bằng gỗ, một đầu to, một đầu bé, giống như hình chiếc giầy. Theo Tam tài đồ hội, trồ chơi “kích nhưỡng” như sau: để một cái nhưỡng xuống đất, người chơi đứng cách xa khoảng ba, bốn mươi bước, lấy một cái nhưỡng khác ném. Ai ném trúng thì được cuộc, đây là trồ chơi của các cụ già thơi cổ.

    Thời vua Nghiêu, các cụ già có bài ca kích nhưỡng vừa chơi vừa hát, ca ngợi cuộc sống hạnh phúc của mình.

    Khang : đường lớn rộng thênh thang.

    (5) Thiều quang: ánh sáng tươi đẹp, chỉ tiết mùa xuân.

    Xuân thu tám nghìn: dẫn điển trong Tiêu dao du của Trang tử: “Thượng cổ hữu đại xuân giả, dĩ bát thiên tuế vi xuân, bát thiên tuế vi thu” nghĩa là thời thượng cổ có giống cây đại xuân, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, lấy tám nghìn năm làm một mùa thu.

    63. VĂN TÊ MẸ (LÀM HỘ NGƯỜI CÙNG XÃ)

    Trước linh sàng^'^ khóc mà than rằng:

    Bóng câu thấp thoáng, cõi phù sinh tính nát cuộc tang thương!

    Hồn bướm bâng khuâng, giấc đại mộng đánh nhào cơn tạo hóa Thôi, có không kliông có cũng là kliông! oẫu chẳng khá, khá chăng sao chẳng khá?

    Nhớ từ thuở:

    Cung nguyệt trao tơ;

    Vườn đào kết lá.

    Nhớ tiên ấm sẵn nền phú hữu, nghĩ phận gái giầu ăn khó chịu,

    không tham phân bạc đồng tiền; Theo nghiêm quân® hết dạ hiếu thành, thờ bề trên sớm viếng tối

    thăm, chẳng quản mùa đông tháng giá. Sớm khuya chăm việc cấy cày;

    Kim chí đủ đường may vá.

    Lúc phong vũ đeo điều tố tụng, mấy độ lên đồn xuống phủ, chín nghé khôn thay ngón thỏ, đường khang trang mà nhớ bước

    chông gai.

    Trong khuê phòng nghĩ đạo nghi gia, một tay ra bể vào ngòi, trăm dâu đổ lại đầu tằm, lúc tân khổ vẫn bền gan sắt đá Vững tay co một chút động lay gì;

    Khéo bụng nghĩ trăm đường êm đẹp cả.

    Quanh gối kể mười dư con cháu, gặp buổi song đường cụ

    khánh®, trên vầng loan, dưới chồi quế đã sum vầy; Treo gương đều sáu lẻ xuân thu, tưởng rằng bách tuế vi kỳ®,

    mặc áo vẻ, chuốc chén quỳnh cho hể hả.

    Nào ngờ:

    Sao vụ mây ngang;

    Cành dâu bóng ngả!

    Cơm cháo không đành;

    Thuốc thang chẳng đỡ!

    Mây trắng mấy tầng cao thẳm, trông một ngày, một vắng tăm hơi; Tuổi xanh đôi lũ ngây thơ, kể càng lắm càng thêm buôn bã.

    Ngao ngán nhẽ! Nhà đã xác lại gặp năm Quỷ ty, nước trong đồng

    trắng mênh mông;

    Chua xót thay! Người về già vừa đúng hội khiên ngưu^^\ hàng lệ

    hạt châu lã chã!

    Kiếp hóa sinh vui ít buồn nhiều;

    Nợ hoài bão dễ vay khó trả!

    Quán khách trong ba chén rượu, tan cuộc rồi say tĩnh biết về đâu! Lối trên nên một trận cờ, xong bàn ấy được thua rồi cũng xóa Thôi, thôi, thôi! Xe hạt khơi chừng;

    Gương loan nửa phá!

    Trông thấy đất vàng một nấm, tưởng đến chữ thủy lưu họa tạ^^\

    sẵn trăm năm dài vắn có là chi;

    Đoái thương tóc bạc trên nhà, tưởng đến lời hải thệ sơn minh^^,

    dẫu trăm mối tơ vò khôn gác quá!

    Rầy nhân: Tiết đến lễ thường;

    Lễ theo thói chạ®.

    Lòng từ nén hương ngọn nến, dâng một lời đã thấu cho chưa?

    Nhà thanh đĩa muối lưng dưa, dưới chín suối có hay chăng tá! Phụng duy thượng hưởng!

    (A.3160, THT)

    Chú thích:

    (1) Linh sàng: ban thơ

    (2) Nghiêm quân: cách con xưng hô về cha,

    (3) Song dường cụ khánh: ý nói còn đủ cả cha mẹ,

    (4) Bách tuế ui kỳ: rút từ câu: “Nhân sinh bách tuế vi kỳ” nghĩa là khoảng đời nguời ta là một trăm năm.

    (5) Khiên ngưu: nghĩa đen là dắt trâu. Đây nói về tiết Ngàu tháng bảy.

    (6) Thủy lưu, hoa tạ: nước chảy hoa tàn, chỉ cảnh tàn cục.

    (7) Hải thệ sơn minh: chỉ non thề bể. cà câu nói về cảnh người cha còn lại.

    (8) Thói chạ: tục lệ xóm làng.

    Bác Duong thôi đã thôi rồi!

    Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta^^^! Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước‘^^^^’’\ vẫn sóm hôm tôi bác cùng nhau^^^^

    Kính yêu từ trước đến sau.

    Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên Cũng có lúc chơi noi dặm khách^^*^

    Tiếng SUÔI nghe róc rách lung đèo^^l Có khi từng gác cheo leo^®\

    Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang^^^^*^^ Cũng có lúc rưọu ngon cùng nhắp,

    Chén quỳnh tuong ăm ắp bầu xuân^^l Có khi bàn soạn câu văn^*^^

    Biết bao đông bích điển phần trước

    Buổi duong cửu cùng nhau hoạn nạn^”'^^^^ Phận đẩu thăng chẳng dám than Bác già tôi cũng già rồi,

    Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

    Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,

    Trước ba năm gặp bác một lần.

    Cầm tay hỏi hết xa gần,

    Mùng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.

    Kê tuổi tôi còn hơn tuổi bác^°\

    Tôi lại đau tnióc bác mấy ngày,

    Làm sao bác vội về ngay?

    Chọt nghe tôi bỗng chân tay rụng ròi!

    Ai chẳng biết chán đòi là phải,

    Sao vội vàng đã mải lên tiên^^?

    Ruợu ngon không có bạn hiền,

    Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không Viết đua ai, ai biết mà đua!

    Giường kia treo cũng hững hc/*®\

    Đàn kia gây cũng ngẩn ngơ tiếng đàn^^‘^^1 Bác chẳng ở, dẫu van chẳng ở,

    Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương^®\

    Tuổi già hạt lệ như strong,

    Hoi đâu chuốc lấy hai hàng chúa chan(t)

    Tự dịch bài Vãn đồng niên Vân Đinh tiến Duong thuọng thư (A.469, A.3160. AB.386, AB.443, VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) AB.443: cỏ cây luống những ngậm ngùi Tong ta.

    (b) AB.443.A3160: Kể từ thuở đăng khoa huổi tnióc

    (c) AB.443: vẫn bác tôi tôi bác cùng nhau

    (d) AB.443: Xem khi hội họp cũng đâu duyên trời (đ) AB.386: Cũng có Idc dong chơi dất khách

    (e) AB.386: Nước duềnh nghe róc rách lung đềo

    (g) A.469: Có khi gác tía cùng nhau

    (h) AB.443: Câu ca hồng tuyết liệu chiều cầm xoang

    (i) AB.443: Tiệc quỳnh diên ôm ấp bầu xuân

    (k) VHv.2381: Có khi trò chuyện câu văn

    (l) AB.386: Xiết bao đông bích giản phần trước sau

    (m) AB.386: Gặp ách vận biết dâu số VHv.2381: Bước loạn ly cùng nhau cả số

    (n) AB.386: Phận đấu thăng ai than trời

    (o) A.469, AB.386: Tuổi tôi lại còn hơn tuổi bác

    (p) A.469, AB.386: Vội vàng chi bác lại lên tiên
     
    tducchau thích bài này.
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P8
    :rose:

    (q) AB.443: Thơ muôn viết biết dua ai biết

    (r) AB.443: Đàn kia luông những ngẩn ngơ tiếng đàn

    (s) AB.443: Tôi chẳng thương nào ai thương

    (t) AB.443: Công đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

    Chú thích:

    (1) Dương Khuê (1839-1902) người làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, tỉnh Hà Đông (nay là huyện ứng Hòa, Hà Sơn Bình) đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến. Dương Khuê đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn Tự Đik 21 (1868) làm quan từ ch\íc Tri phủ Bình Giang đến Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình, Thượng thư ham tham tá Nha kinh lược Bắc Kỳ. ông là bạn thân của tác giả.

    (2) Đăng khoa: đi thi đỗ

    (3) Cả câu ý nói: sự gặp gỡ tự nhiên chẳng khác nào duyên trơi xui khiến.

    >

    (4) Cầm xoang: cung đàn và giọng hát.

    (5) Đòng bích: do câu “Đông bích đồ thư, tây viên hàn mặc' (vách bên đông để sách vở, vườn bên tay để bút mực.) Chỉ noi đê sách và chỗ ngồi đọc sách.

    (6) Điển phần: tiíc “tam phần, ngũ điển”, chỉ sách thơi thượng cổ Trung Quốc.

    (7) Buổi dương cửu: theo Luật lịch chi thì trong một nguyên có 4617 năm, 106 năm đầu là hội “duong cửu” trong đó có 9 năm bị hạn tai, nên cũng gọi là “ách hội”, sau này thường dùng để chỉ vận hội suy bì, thơi buổi suy đồi.v.v...

    (8) Đẩu, thăng: cái đấu, cái thưng, đơn vỊ đo lường thóc gạo ngày xưa. Các quan ngày xưa được cấp lương bằng thóc, cho nên nói “phận đấu thăng” là chỉ việc làm quan, cả câu ý nói: trước cảnh đời đổi thay, nhà thơ chẳng dám tham công danh, bổng lộc

    (9) Tinh thần chưa can: ý nói còn khỏe mạnh.

    (10) Giường treo: Trần Phồn đời Hậu Hán có người bạn rất thân là Từ Tri. Phồn dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn dến thì mòi ngồi, lúc bạn về lại treo lên.

    (11) Câu này nhắc lại tích Bá Nha và Tử Kỳ, hai bạn tri âm. Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn đi không gảy nữa.

    (a) (1) (•)

    65. HỎI THĂM QUAN TUẦN MẤT CƯỚP

    Tôi nghe kẻ cưóp nó lèn ông,

    Nó lại mang ông bỏ giũa đồng^^^l Lấy của đánh người quân tệ nhỉ^^^^! Thân già da cóc có đau không?

    Bây giờ mới sẽ sầy da trán^^^^

    Ngày trước đi đâu mất mảy lông^^^!

    m -• *v ^ , .. - rp'i

    Tì- 1. . í

    Thôi cũng đừng nên ky cóp nũa^®\

    Kẻo mang tiếng dại với phường ngông^^^.

    (A. 469, A. 3160, AB. 383, VHv. 2381, HN, HS)

    Khảo dị:

    (a) A. 3160: Tiên Khoán tuần phủ thất kiếp (Gửi tuần phủ

    Tiên Khoán mất cướp).

    A. 469: Ký vấn Tiên Khoán Trần ông. (Gửi thăm ông Trần ở Tiên Khoán).

    VHv. 2381: Phồng cố hữu tài mỗ thất kiếp (Hỏi thăm bạn cũ tú tài mỗ mất cuớp).

    HN; Thăm bạn mất cướp.

    (b) TVNK: Nó lại lôi ông đến giữa đồng.

    (c) VHv. 2381: Lấy của bắt người quân tệ nhỉ.

    (d) A. 469: Bây giơ lỡ phải sây da trán.

    (đ) A.469; Từ trước chưa từng mất mảy lông.

    (e) HN: Nhắc nhủ thôi dừng ki cỏm nữa.

    (g) HN: Sau này mang tiếng với phường ngông.

    Chú thích:

    (1) Bài này nhà thơ gửi cho ông tuần phủ Trần Đích là bạn học, người làng Tiên Khoán, huyện Bình Lục (Hà Nam Ninh), ông Đích vôn có tính keo kiệt bủn xỉn, do đó thxiơng bị nhá thơ giễu cợt, đả kích luôn, về sau ông Đích được bổ làm ngự sử ở Kinh, lai hiềm khích riêng đốì với nhà thơ. Lúc ông Đích hưu quan về nhà, chỉ lo chí thú làm giàu rồi bị mất cưóp. Nhân đó nhà thơ gửi bài này “hỏi thăm”, ông Đích tức lắm, có bài họa lại:

    Ông thăm tôi cũng giã ơn ông,

    lôi tôi đến giữa dồng.

    Cũng tưởng vun thu phòng lúc thiếu,

    Nào ngờ ky cóp lại như không.

    Gớm cho những kể den tai mắt,

    Chẳng nể ông già bạc tóc lông.

    Ông hồi thăm tôi, tôi biết vậy!

    Thương ông tuổi tác, cháu thời ngông.

    66. GỬI ÔNG ĐÓC HỌC NGŨ SƠN^”^

    Lâu nay không gặp ngỡ xa đàng^\

    Ai biết rằng ra giữ mõ làng^^^.

    In sáo vẽ cho thằng mặt trắng^'^\

    Bẻ cò tính lại cái lương vàng^^^l Chuyện đòi hãy đắp tai cài ữốc^^\

    Lộc thánh đừng lùa nạc bỏ xương^*^l Cũng muốn ra chơi, chơi chủa đuục!

    Gió thu hiu hắt đượm màu suông.

    (A. 469, AB. 383, VHv. 2381, HN)

    Khảo dị:

    (a) A. 469: bản tỉnh dề học Ngũ Sơn (Gửi quan đốc học tỉnh nhà là Ngũ Son).

    VHv. 2381: Mừng ông Ngủ Sơn ra làm dốc học.

    HN: Tặng dốc học Nguyễn công.

    TVNK; Mừng dốc học Nam(?)

    Chúng tôi lại đặt lại như trên cho hợp.

    (b) VHv. 2381: Mấy lâu vắng mặt ngỡ xa đàng.

    Chú thích:

    (1) Ông Ngũ Sơn: tên hiệu của ông Nguyễn Khắc Chuẩn, nguhi làng Mọc, ngoại thành Hà Nội. ông là bạn của nhà thơ và đã làm đốc học Hà Nội (không phải như TVNK chú thích: ông Trần Nhược Sơn hiệu là Ngũ Son, người xã Vụ Bản, huyện Bình Lục). Lúc này huyện Bình Lục còn thuộc tỉnh Hà Nội vì chưa có tỉnh Hà Nam.

    (2) Giữ làng: do điển câu “Thiên tương di phu tử vi mộc đạc” (sách Luận ngữ), đại ý nói trời lấy ông Khổng tử làm cái mõ gỗ để cảnh tỉnh người đời. Vì thế, người ta thường dùng chữ “Mộc đạc” để chỉ người có học vị cao, giữ chức học quan. Song ở đây còn có ý song quan, hóm hỉnh, vì “mõ làng” cũng là nguời làm đầy tớ làng, bị coi là ở địa vị thấp kém nhất trong xã hội cũ. “Mõ làng” ngoài nhiệm vụ đi rao mõ truyền đạt cho dân các mệnh lệnh của bọn thống trị đương thời, còn phải phục dịch cả làng khi có hội hề, cỗ bàn, đám xá v.v... Câu này cùng với câu sáu câu hô líng với nhau để nói về vai trò “mõ làng” của viên đốc học này.

    Trong bài, tác giả đã khéo dùng một loạt từ quen thuộc đối với mõ làng nhir. nạc, xương, tai, trốc (thủ), sáo, lộc thánh v.v...

    (3) In sáo: rập theo khuôn khổ có sẵn.

    (4) Bể : bẻ que thành từng nấc để ghi sô” đếm cho khỏi quên.

    Lương vàng: lương phát bằng thóc.

    (5) Đắp tai, cài trốc: thành ngữ, ý nói không muôn nghe chuyện đời.

    (6) Lùa nạc, bỏ xương: thành ngữ, ý nói chọn cái ngon lành, cái khó nhá.

    (a) (1) n

    67. GỬI Đốc HỌC HÀ NAM'

    ông về đốc học bấy lâu Gần đó mà tôi vẫn chửa hay!

    Tóc bạc răng long chùng đã Khăn thâm áo thụng cũng ra thầy!

    Học trò kẻ chợ, trầu dăm miếng^^^^^^^

    Khảo khóa ngày xua quyển một chầy^^^^*^^.

    Bổng lộc như ông không mấy nhỉ!

    Ăn tiêu nhờ được chiếc lương Tây^^^!

    (A. 469, AB. 383, VHv. 2381, HN)

    Khảo dị:

    (a) HN : Tặng đô”c học Hà Nam.

    VHv. 2381: Di Nội dốc học Liên Bạt Nguyền Nhã Si công (gửi ông đốc học Liên Bạt Nguyễn Nhã Si).

    (b) A. 469, VHv. 2381; ông về đôc học mấy năm nay.

    (c) HN: Tóc bạc răng long chua dáng cụ

    (d) HN; Học trồ kẻ chợ, trầu thâm miệng.

    (đ) HN; Quyển khóa ngày xưa hiệu chầy

    (e) HN; Ăn tiêu nhơ được cái lương Tây

    Chú thích:

    (1) Đốc học Nam: tức ông Trần Nhược Son người làng Xuân Mai, xã Vụ Bản (nay thuộc xã Vũ Bản, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Ninh), ông này vốn cùng học cụ cử Trần Duy Vĩ (người xã Vụ Bản) với nhà thơ, đã ra lam thương tá Bắc Ninh, án sát Bắc Ninh cáo quan về nghỉ, sau lại ra lam đốc học Hà Nam.

    (2) Ngày xưa, học trò đến xin học thường phải có coi trầu làm lễ thầy.

    (3) Một chầy: tức một tiền. Ngày xưa, học trồ đi thi hương, phải qua một kỳ sát hạch sơ bộ trước ở tỉnh, phải nộp kem theo quyển khảo thí là một tiền (60 đồng tiền kẽm).

    (1) (♦)

    68. TẶNG Đốc HỌC HÀ NAM

    Nghĩ rằng ông dại với ông điên^^^,

    Điên dại sao ông biết lấy tiền^^

    Cậy cái bảng vàng treo nhị

    Nẹt thằng mặt trắng^^^ cưóp tam nguyên^*^^

    Dấíi nhà vùa thoát sùng trâu Phép nước xin chùa móng lọn đen^^l Chỉ cốt túi mình cho nặng chặt,

    Trăm năm mặc kệ tiếng chê khen!

    (AB.383)

    Khảo dị:

    (a) TVNK: Ai rằng ông dại với ông điên

    (b) TVNK: ông dại sao ông biết lây tiền.

    (c) TVNK: Khoét thằng mặt trắng lây tam nguyên.

    (d) TVNK: Dấu nhà vừa thoát sừng trâu dỗ.

    Chú thích:

    (1) TVNK chú; bài này nhà thơ gửi cho Trần Tán Bình khi làm đốc học Hà Nam. Thực ra Trần Tán Bình là học trò Nguyễn Khuyến và chỉ đỗ có phó bảng. Đây có lẽ chỉ Trần Viết Bình, đỗ nhị giáp tiến sĩ, có làm dốc học Hà Nam. ông ta quê xã Đặng Xá, huyện ứng Hoa (nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình).

    (2) Nhị giáp: tức nhị giáp tiến sĩ, còn gọi là hoàng giáp. Học vỊ tiên sĩ ngày xưa có ba bậc: nhất giáp, nhị giáp và tam giáp.

    (3) Mặt trắng: do chữ “Bạch diện thư sinh”, chỉ học trồ.

    (4) Tam nguyên: có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là đỗ đầu cả ba kỳ thi, hương, hội và đình (như Tam nguyên Yên Đổ). Tam nguyên đối với Nhị giáp rất chỉnh.

    Còn nghĩa thứ hai là ba đồng, ở đây dùng theo nghĩa này.

    (5) Trâu Lỗ: trâu đằm mình trong đống bùn. Thành ngữ ta có câu: “lâm như trâu lỗ”, cả câu có ý nói: gia đình vừa mới thoát khỏi cảnh làm ăn lam lũ.

    Ngoài ra còn có ý song quan chỉ đạo Nho, vì Trâu, Lỗ là quê hương của các thánh hiền lập ra đạo Nho: Trâu là quê hương Mạnh Tử, Lỗ là quê hương Khổng Tử.

    (6) Móng lợn den: tiếng lóng chỉ giầy tây bằng da đen. cả câu có ngụ ý việc “Tây đá đít”.

    69. MỪNG ÔNG NGHÈ MỚI Đỗ'“

    i

    Anh mùng cho chú đỗ ông nghè, Chẳng đỗ thì trời'cũng chẳng nghe! Ân tử dám đâu coi rẻ rúng^^^,

    Vinh qui ắt hẳn rước tùng xòe^^^.

    Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh^'^^, Hoãn đẹp nàng này khó nhẽ che^^l Hiển quý đến nay đà mới rõ^^\

    Rõ từ những lúc tông chua

    (Theo TVNK)

    Chú thích:

    (1) Có ý kiến cho rằng, đối tượng bài này là Nguyễn Sĩ Giac, con Nguyễn Trọng Họp.

    (2) Ần tứ: ơn vua ban ngày trước, mỗi ông nghề mới đỗ được vua ban cho một cái biển son son thiếp vàng, có đề bốn chữ “Ân tứ vinh quy”.

    (3) Vinh quy: trở về vẻ vang. Trước đây, người đỗ đại khoa trở về nhà, được hàng tổng, hàng xã đón rước linh đình.

    (4) Câu này rút ý từ bài ca dao:

    “Em là con gái đồng trinh,

    Em đi bán rượu qua dinh ông nghề.

    Ông nghe sai lính ra ve,

    Trăm lạy ông nghề tôi đã có con.

    Có con thì mặc có con,

    Thắt limg cho gibn mà lấy chồng quan”

    (5) Hoãn: một loại hoa tai vàng, con gái các nhà quyền quý thường đeo. Hoãn gồm một chùm thẻ vàng rất nhỏ, cứ mỗi mẹ có chín con.

    Câu này rút ý từ câu ca dao:

    “Ngựa ai buộc cửa ông cai,

    Hoãn ai mà lại ở tai bà nghề”

    (6) Hiển quý: danh giá và sang trọng.

    (7) Câu này rút ý từ câu tục ngữ:

    “Chưa đỗ ông nghề đã đe hàng tổng”.

    70. TIẾN SĨ GIẤY - II

    Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai Cũng gọi ông nghè có kém ai Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng^^^ Nét son điểm rõ mặt văn khôi^^^

    Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh thế mới hòi^^^

    Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi.

    Chú thích:

    (1) Giáp bảng: Bảng đề tên học vị từ tiến sĩ trở lên Trái với ất bảng là bảng đề tên học vị phó bảng

    (2) Văn khôi: đầu làng văn, chỉ người đỗ đạt cao.

    (3) Hời: tiếng cổ, nghĩa là rẻ, dễ dãi.

    *

    71. TẠ LẠI NGƯỜI CHO HOA

    Tết đến người cho một chậu trà*^^, Đuong say ta chẳng biết rằng hoa^^l Da mồi, tóc bạc, ta già nhỉ^'^^?

    Áo tía đai vàng, bác đấy a^‘*^!

    Mua nhỏ, những kinh phường xỏ Gió to, luống sợ nó roi già^®\

    Lâu nay ta chỉ xem bằng

    Đếch thấy mùi thom một tiếng khà^‘\’

    Tự dịch bài Son trà

    (A.469, A.3160, AB.383, AB.386, VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) A.3160: Tặng sơn trà.

    (b) AB.387, A.3160: khách đua cho một chậu trà.

    (c) A.3160: Ta say ta chẳng biết hoa.

    AB.386: Say nhè nào có biết mùi hoa.

    (d) AB.383: Răng long, tóc bạc ta già nhỉ.

    (đ) A.469, A.3160: Áo dỏ, đai vàng bác đấy a

    (e) A.3160, VHv.2381: Mua bụi kinh phường xỏ lá

    (g) A.3160: Gió to lại ngại đứa roi già 1.469: Gió to luông sợ hãi roi già

    (h) A.469: Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi

    (i) A.469: Đếch thấy hơi hương một tiếng khà

    Chú thích:

    (1) Tương truyền, Chu Mạnh Trinh khi làm án sát H'a Nam, nhân ngày Tết, có gủi tặng nhà thơ một chậu trà. Trà la một loại hoa có sắc không huơng. Có ý cho là Chu chơi xỏ nhà thơ. Duyên do từ cuộc thi vịnh Kiều vào mùa xuân Ât Ty (1905) tại Hung Yên, trong đó Chu được giải nhất về thơ nôm, Nguyễn Khuyến được mơi làm chủ khảo, khi đọc bài Vịnh Sở Khanh của Chu, đến câu:

    “Làng Nho người cũng coi ra vẻ Bợm ocỏ ai ngơ mắc phải tay”

    Nguyễn Khuyến đã phê:

    “Rằng hay thì thật là hay Nho đối với xỏ, lão này không ưa”

    Chu lấy làm không bằng lồng, tự nghĩ rằng mình cũng đỗ “ông nghề” có kém gì, cho nên mới tặng Nguyễn Khuyến chậu trà, có ý bỉ Nguyễn Khuyến là đau mắt không thấy được sắc đẹp.

    Chúng tôi cho rằng, Chu Mạnh Trinh vôn không phải là người quá sàm sỡ, và thực ra Nguyễn Khuyến cũng đáng bậc cha chú, lại có danh vọng vào bậc thầy, vả lại việc Nguyễn Khuyến phê thơ Chu không có gì quá dáng. Nếu đúng là Chu có gửi tặng chậu trà, thì có thể là vô tình, vả lại ý nghĩa bài thơ chữ Hán, thì cũng chỉ ý nhị, không có gì là gay gắt nặng lơi.

    (2) Câu này dịch thoát câu thơ chữ Hán “Tầm thường tê vũ kinh xuyên diệp” ý là hạt mua nhỏ (tưởng là) tầm thường nhưng rất đáng sợ vì nó có thể xuyên thủng lá cây.

    (3) Câu này dịch thoát ý câu “Tiêu sắt thần phong khủng lạc gia” ý là sợ gió bấc thổi làm cho đài hoa rụng.

    Ý nghĩa cả hai câu thơ chữ Hán cũng bình thuơng như vậy song cái sắc sảo, sáu cay ở hai câu dịch là mấy chữ “phương xỏ lá”, “roi già” (đồng âm với doi già).

    72. TẶNG BÀ HẬU CẨM‘“* <'> <•*

    Nghĩ xem đẹp nhất ở làng Và,

    Tiếng gọi rằng già cũng chửa già.

    Làn sóng liếc ngang đôi mắt phirọng,

    Tóc mây rủ xuống một đuôi gà.

    Nói năng duyên dáng coi như thể^^l..

    Đi đóng khoan thai thế cũng là^^l..

    Nghe nói muôn thôi, thôi chửa được!

    Đương làm dơ dở đã thôi a^^^?

    (HS, NKT)

    Khảo dị;

    (a) HS: Tặng một dáo dể làng.

    (b) HS: Nói năng yểu diệu coi như thể...

    (c) HS: Đi đứng khoan thai ngỡ tưởng là...

    (d) NKT Được lam dơ dở đã thôi a?

    Chú thích:

    (1) Hậu Cẩm: tên thụrc là Lã Thị Thoan, người làng Phú Đa, trước lấy ông Nhiêu Sinh ở làng Vy Hạ. ông Sinh chết, bà ta còn trẻ lại có nhan sắc, đi lấy một tên Tây cẩm ở Nam Định, khi về quê, bỏ tiền mua hậu làng (để khi chết sẽ được “giỗ hậu” ở đình làng), vì vậy thương gọi là bà Hậu cẩm.

    Một năm, lầng Vy Hạ khuyết chân phần thu, Hậu cẩm điíng ra làm. Đến kỳ thu thuế, chánh tổng Vũ Mai, làng Hà Ngoại đến

    đốc thuế, đòi àn tiền. Hậu cẩm phát đơn kiện, Vũ Mai bi cách sau đó Hậu Cẩm cũng xin thôi phần thu.

    73. CÒ Mổ TRAl”>

    Trai sao chẳng biết tính con cò?

    Mày hở hang chi nó mô cho!

    Đã cậy dầy mu không khép kín^^^,

    Cho nên dài mỏ chực ăn to^^l Thôi về bãi bê cho êm Đe mặc bên sông nó gật gù.

    Cò ưắng dẫu khôn đành gác mỏ,

    Trai già chờ lúc lại phoi mu^‘^1

    (AB.383, A.3160, VHv.2381, YĐ3, HS, THT)

    Khảo dị:

    (a) A.3160: hằng mu mi kín mít TVNK: Chưa hẳn mu dầy không khép kín

    (b) A.3160, YĐ3: Ầt mỏ phải treo khô TVNK: Đã toan mỏ nhọn chực ăn to

    (c) TVNK: Hãy về bãi bể cho êm thấm

    (d) VHv.2381: Trai già sẽ dược lúc phơi mu

    Chú thích:

    (1) Đây là một bài thơ theo lối “phú đắc” với chủ đề: “Cái cò mà mô cái trai” để trào phúng một sự việc có thật xảy ra đuơng thơi ở địa phuơng. Mụ Hậu cẩm (xem chú thích bài Tặng Hậu Căm) làm phần thu, kiện chánh tổng Vũ Mai về chuyện y ăn tiền. Vũ Mai bị cách và Hậu cẩm cũng xin thôi làm phần thu.

    74. ĐĨ CẦU NÔM^‘)

    Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ

    Trời sinh ra cũng để mà chơi

    Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời

    Chơi thủng trông, long dùi âu mới thích

    Đĩ bao tử càng chơi càng lịch

    Tha hồ cho khúc khích chị em cười:

    Người ba đấng của ba loài^^^

    Nếu những như ai thì đĩ mốc

    Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc^^^

    Khá khen thay làm đĩ có tông^'^^'

    Khắp giang hồ chẳng chốíi nào không Suốt Nam, Bắc, Tây, Đông đều biết tiếng.

    Đĩ mười phương chơi cho đủ chín Còn một phương để nhịn lấy chồng.

    Chém cha cái kiêp đào hồng Bạn với kẻ anh hùng cho đúng sô”

    Vợ bọm, chồng quan, danh phận đó,

    Mai sau ngày giỗ có văn nôm Cha đòi con đĩ cầu Nôm.

    Chú thích:

    (1) Cầu Nôm thuộc làng Đại Đồng ở Hải Hưng, nằm ven quốc lộ sô 5. ở đây có nghề đúc nồi đồng đem bán khắp noi và mua nồi hỏng về đúc lại. Ca dao có câu:

    Nồi nát lại về Cầu Nôm

    Con gái nỏ mồm về với cha.

    Nguyễn Khuyến dùng danh từ cầu Nôm với dụng ý là làm đĩ khắp noi, cuối cùng lại về quê quán.

    (2) Dẫn ý câu tục ngữ:

    Người người tốt, người xấu

    Của của tốt, của xấu

    (3) Có lẽ ở đây nhà thơ nói đến Tư Hồng, một nguơi lúc ấy làm đĩ lấy Tây

    (4) tông: có nòi.

    75. VỊNH

    Đầu trọc lốc bình vôi*'*, Nhảy tót lên chùa ngồi.

    Y a kinh một bộ,

    Lóc cóc mõ ba hồi.

    Com chẳng cần cá thịt^^ Ăn rặt oản chuối Không biết câu tình dục^'*^ Đành chịu tiếng bồ côi'^^

    (AB.383)

    Khảo dị;

    (a) AB.383: Vịnh sư chùa Long Hội (?)

    (b) Theo TVNK: Cơm chẳng ăn cá thịt

    (c) Theo TVNK: Chỉ ăn oản với xôi

    (d) Theo TVNK: Ngăn lấp đưbng tình dục

    Chú thích:

    (1) Cả câu rút ở một câu ca dao đùa trẻ: “Đầu trọc lông lốc bình vôi, Mẹ ngồi mẹ ỉa mẹ bôi lên đầu”.

    i65

    (2) Bồ côi: không cha mẹ. Ý nói đi tu bỏ hết sự đời, không thiêt gì cha mẹ. Tuy nhiên nhàn dân ta còn hay nói đùa “bồ côi vợ” tức là không có vợ. Còn có thể hiểu câu này theo ý sau.

    76. ĐỒNG

    Chuông khánh điện ai vẫn bập bồng, Phụ hồn hiệp tính cũng thần thông.

    Có khi bóng gái ra ông quận^^\

    Ai ngỡ hồn trai hóa chúa Sùng^^\

    Ông gặp lúc nhàn vơ bụng chúa,

    Chúa ra phép thánh tát hàm ông.

    Sóm mai hồn phách về đâu tá?

    Đê lại nguiQÌ đòi một lũ gông!

    Tự dịch bài Vu SỞ-(THT)

    Chú thích:

    (1) Đồng, côt: tiếng chỉ những người đàn ông (ông đồng), đàn bà (bà cốt) lợi dụng mê tín “lên đồng” thác lời hồn ông hoàng, bà chúa để truyền phán những điều họa phúc cho thiện nam, tín nữ. Thường thường ông đồng lại hay “hầu bóng” nữ thần, còn bà cốt thì ngược lại.

    Bản Nôm không có đầu đề. Bản chữ Hán là Vu sử. Đầu đề này, chúng tôi đặt do dịch sát đầu đề chữ Hán.

    (2) Bóng: người ta thường nói bóng vía, nghĩa cũng như hồn vía. Theo mê tín người ta “lên đồng” để cho thánh nhập vào, cũng gọi là hầu bóng.

    (3) Chúa Sùng: chỉ Liễu Hạnh, một nhân vật truyền thuyết đầy mê tín, được thơ ở đền Sồng tức đền Sùng Phúc (Thanh Hóa) và nhiều noi khác.

    (4) Lủ gông: nguyên văn chữ Hán “tội cai”, cái nhân tội lỗi.

    *

    Ififi

    77. KẺ TRỘM MẤT TRỘM^”)

    Mày đi khoét lấy của người đây,

    Lại có người theo khoét của mày*^^^

    Canh bạc biết đâu là lỗ lãi^^\

    Vòng duyên thôi cũng tại giông may^^^ Hóa thua cụ Ngạn đừng cho lụa^^\

    Nết kém thầy Vuong chớ ném cay^”^^. Gam chín cuộc đòi đâu chẳng thế,

    Kiếm ăn không những một phường bay!

    Tự dịch bài Đạo thất đạo (A.469, AB.383, VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) AB.383: Ăn trộm lại mất trộm

    (b) AB.383, A.469: Đã có người theo khoét của mày

    (c) A.469: Vòng duyên thôi cũng tại ông may

    Chú thích:

    (1) Câu này tác giả dịch thoát ý câu thơ chữ Hán “Doanh thâu thiên chuyển vô thành cục” (Hon trở thành thua, thua trở thành hon, cuộc chuyển hóa ấy là vô thường). Tác giả cụ thể hóa thành canh bạc.

    (2) Câu này tác giả cũng dịch thoát ý câu thơ chữ Hán: “Xuất nhập tuần hoàn nhược túc duyên” (Ra rồi lại vào, vào rồi lại ra, duyên ra vào đã như đã định sẵn).

    ơ cả hai câu, tác giả đã nâng trạng thái, động tác của kẻ trộm thành triết lý.

    (3) Cụ Ngạn: tức Ngạn Phương tên tự của Vương Liệt, người đời Đông Hán, nổi tiếng nhân nghĩa. Trong làng có người ăn trộm trâu bị bắt quả tang, anh ta xin chịu tội, chỉ tha thiết đừng nói cho Ngạn Phương biết. Ngạn Phương biết chuyện, khen ngợi anh

    ta và gửi cho một tấm lụa. ít lâu sau, chính anh ta bắt đutpc một thanh guom ở đường, đã ngồi dọi trả lại tận tay người mất.

    (4) Thày Vương: tức Vuông Chiêu Tố đòi Tống, la nguùi có đức hạnh được mọi người mến phục. Khi ông Ikm bác sĩ ở Quốc tử giám, có nguồi cạy cổng toan vào lấy trộm đống rui nhà ỏr phía trong. Chiêu Tố biết, lẳng lặng cho người đem từng cái rui luồn ra ngoài cổng cho kẻ trộm lấy. Kẻ trộm hổ thẹn quá, từ đấy bỏ nghề.

    78. ĐỐNG ÔNG CƯỘI^^^

    Đầu đường ngang có một chỗ Có miếu ông Cuội cao vòi vọi^^^.

    Đàn bà đến đó vén quần lên^^\

    Chỗ thời đến háng, chỗ đến

    Ông Cuội ngồi trông mỉm miệng cười^^*^:

    :r

    .::.T i-.-i ;

    -.

    'Wew

    “Cái gì trông trắng như con cúi?”.

    Vội vàng khép nép đúng hền thưa:

    “Trót dại hở hang xin xá tội!”

    Ông rằng: “Mày cũng chẳng tội gì^^\

    Chỉ tội làm ông cúng con buội.

    Muốn tốt mày về bảo làng mày:

    Ra đây ông cho giông ông Cuội”^*^

    Cho nên làng ấy sinh ra người^*^^

    Sinh ra rặt những thằng nói dốì^^.

    Tự dịch bài phu đôi (VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) VHv.2381: Đường ngang xưa nay vẫn bổ lội

    (b) VHv.2381; ông cuội ngồi trên cao vbi vọi

    (c) VHv.2381; Kế di chợ ngược, kẻ chợ xuôi Theo TVNK: Đàn bà làng ấy hay qua lại

    (d) VHv.2381: Kể xắn ngang lung, kẻ đầu gối Theo TVNK: Chỗ ngập lung dùi, chỗ đầu gối

    (đ) Theo TVNK: Cuội ta ngồi trên mỉm miệng cười.

    (e) VHv.2381: Vội vàng khép nép lậy ông rằng

    (g) Theo TVNK: Con trót hở hang ông xá tội

    (h) VHv.2381: ông cuội phán rằng: mày tội gì? Theo TVNK: Thôi thôi con tội chi

    (i) Theo TVNK: Lại dây ông cho giống con cuội

    (k) Theo TVNK: Từ đó làng Ngang đẻ ra người.

    (l) Theo TVNK: Chỉ rặt một màu hay nói dối

    Chú thích:

    (1) Bài này TVNK có đề là “Vũng lội đưòng ngang”. Bản chữ Hán mới phát hiện thấy ghi đầu đề là 'Vũ phu đôi” : 'Vũ phu” có hai nghĩa: 1 - Dũng sĩ; 2 - Một thứ đá như ngọc, màu hồng hồng, vân trắng (thuộc loài đá cuội). Tác giả đã dựa vào câu thành ngữ “Nói dối như Cuội” và lấy nghĩa thứ hai của chữ “vũ phu” mà đặt là “vũ phu đôi” có thể dịch là “đống cuội”. Ngày trước trên đường đi thường có người chết đưòng, hoặc do một lý do mê tín nào đó, nguôi qua đường thường bỏ đất vào thành đông rồi thắp hương lên trên hoặc còn lập miếu thơ nhỏ, gọi chung là “mả cuội”, “đông ông cuội” “miếu ông cuội”... Do đó, ở đây lấy đầu đề như trên cho sát hơn.

    Trong bản chữ Hán còn có chú thích: “Phó tổng làng bên (tiíc làng Phú Đa) nói nhiều điều không thực nên có thơ này”. Như thế, rõ ràng tác giả chỉ nhân có “đông ông cuội” gán chỗ lôi mà hư cấu nên chuyện để mà chế giễu.

    (2) Đường ngang: theo các cô lão ở địa phương cho biêt, thì dường ngang là một con đường thông cù nối liền làng Phú Đa (làng Đa), làng Vy Hạ và làng Vy Thượng với nhau. Đường này đi tắt qua cánh đồng làng Vy Hạ nên gọi là đưbng ngang. Đường này chỉ

    tiện cho người làng Phú Đa đi lại chứ người làng Vy Hạ ít qua lại nên bỏ không đăp, để thành vũng lội

    (3) Con cúi-, tức con cúi bông xe lại dể kéo sợi.

    79. THẦY Đồ VE GÁI

    Thầy bảo rằng thầy yêu cháu đấy! Thầy yêu mẹ cháu có ai hay?

    Bắc cầu câu cũ không hờ hững^^\ Cầm kính tình xua vẫn đắng cay^^l ở góa, thế gian nào mấy mụ?

    Đi ve, thiên hạ thiếu chi thầy!

    Yêu con cũng muốn cho thầy dạy, Dạy cháu nên rồi mẹ cháu ngây!

    Tự dịch bài Thiền (A.469, A.3Í60, AB.383, VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) VHv.2381; Thầy đồ di ve

    Chú thích:

    (1) Về bài nay có nhiều thuyết:

    hai đây là Âm Thuần, con thứ tác giả.

    - Bản VHv.2381 chú thích: “Có hai thầy đồ dạy học nhà gái góa ở Yên Đổ. Một đêm hai thầy ngồi chơi với nhau, một thầy đoc câu ngạn ngữ:

    Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thi yêu lấy thầy Một thầy đọc:

    - Bản A.3160 chú thích bằng chữ Hán nói “Anh hai ngồi dạy học ả nhà một bà góa thành Nam, ông làm thơ đùa gùi tặng. Anh

    Trách người quân tử bạc tình gương dể bên mình chẳng soi

    Vậy quan Tam nguyên mới làm bài này để chế”

    - TVNK chú: “Tuơng truyền bài này của nhà thơ gủi cho một thầy đồ còn trẻ dạy học ở nhà một nguời đàn bà góa cũng còn trẻ ở Nam Định”.

    (2) Bắc cầu: do câu tục ngữ 1 nói trên.

    (3) Cầm kính: do câu tục ngữ 2 nói trên. Có ý nói: nguôi đàn bà góa chê thầy đồ nhát gan trong việc ve gái.

    80. BÓNG

    Bóng nguôi, ta nghĩ bóng Bóng ta, sao lại hóa ra bóng người?

    Tỉnh tinh rồi mới nực cười^^\

    Giấc hồ ai khéo vẽ vòi cho nên^^l Cô đào Sen là người Thi Cớ làm sao õng ẹo với làng nho?

    Bóng đâu mà bóng đè cô^^^

    Bỗng thấy sự nhỏ to thêm thắc mắc^^l diệc hữu thân vi ngoại vật,

    Khán lai đô thị mộng trung nhãd‘^\

    Sục tỉnh ra nào biết chuyện xa gần^^\

    Còn văng vẳng tiếng đàn lần tiếng trống^'1 Quân hất kiến: Thiên Thãi động khâu cần tuong

    tôh^^\

    Dầu bóng ta, ta bóng có làm sao^*^^

    Thục người hay giấc chiêm bao?

    {A.3160, VHv.2248, YĐ3, HN. HS)
     
    tducchau thích bài này.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P9
    :rose:

    Khảo dị:

    (a) HN: Câu hát bóng đề bóng TVNK: Bóng đ'e dầu

    (b) YĐ3: Bóng người ngỡ bóng ta

    A.3160, HN: Bóng người, người nghĩ bóng ta

    (c) TVNK: Bóng ta, ta nghĩ hóa ra bóng người

    (d) HN: Tỉnh ra rồi lại nực cười

    (đ) VHv.2248: Cô đào Liên là người Thi Liều

    (e) VHv.2248, A.3160: Bóng đâu mà dến đề cô

    (g) A.3160: Lại thấy tiếng nhỏ to thêm bứt rứt Đ3 Hay tưởng sự nhỏ to thêm bứt rứt

    (h) A.3160: Sực tỉnh ra nào biết xa gần

    (i) VHv.2248; Còn văng vẳng tiếng đàn len tiếng sáo (k) VHv.2248: Dẫu ta ta, bóng bóng làm sao

    Chú thích:

    (1) Theo các cố lão ở Yên Đỗ, một hôm Dương Khuê đến chơi với nhà thơ, nhà thơ lại mbi đến chơi nhà người anh rể tên là Nguyễn Chính. Nhân đó, ông Chính gọi cô đào Sen đến hát. Cô Sen ngủ ở nhà dưới, bị người chbng ghẹo. Cô Sen kêu lên, nhà thơ nghe tiếng, liền hỏi cô Sen thì anh kép chống chế nói là cô ấy bị bóng đề. Nhà thơ biết ý, lam đùa bai hát này và bảo cô Sen lên hát ngay bấy giơ.

    (2) Giấc hồ: giấc mộng. Rút từ điển: Trang Chu mộng thấy mình hóa bướm, tỉnh dậy không biết là mình hóa bướm hay bướm hóa ra mình. Do đó, trong thơ văn cổ thường dùng giấc hồ hay giấc diệp (hồ diệp là bướm) để chỉ giấc mộng.

    (3) Thị Liệu: một lang ở huyện Vụ Bản, trên bờ sông Vy Hoàng, làng này có nhiều người làm nghề hát ả đào.

    (4) Hai câu này đại ý nói: ở đòi phàm những cái gì ta có đều là vật ở ngoài thân ta cả, và ngẫm lại, người đồi đều trong giấc mộng cả.

    (5) Câu này dẫn điển: Lưu Thần, Nguyễn Triệu vào núi Thiên Thai hái thuôc, gặp được tiên và lây tiên, ớ với nhau được sáu tháng, hai chàng nhớ nhà quá đòi về. Hai nàng ân cần tiễn ra cửa động.

    Nghĩa đen câu này là: “Nàng há chẳng thấy cảnh ân cần tiễn đưa h của động Thiên Thai ư?”

    81. TRỜI NÓI<‘> <*>

    Chót vót trên này có một tao!

    Nào tao có muôn nói đâu nào!

    Da tao xanh ngắt pha đen trắng,

    Chỉ tại dì Oa vá váy vào^^\'

    (AB.383 và theo một số tập tạp ký ở địa phuong)

    Chú thích:

    (1) Tương truyền tác giả làm bài này khi đang làm gia sư cho Hoàng Cao Khải, dạy con cả hắn là Hoàng Mạnh Trí học. Nhân con thứ hai là Hoàng Trọng Phu vừa đỗ tú tài tây ở Pháp về, hắn làm tiệc mừng, có mbi nhiều nhà khoa bảng dự. Trong tiệc, hắn lấy đầu đề “Thiên hà ngôn tai!” (Trời có nói gì đâu! - chữ sẵn trong Luận ngữ) bảo các nhà khoa bảng làm thơ cho vui. Người thì nịnh bợ, người thì mỉa mai kín đáo, chỉ có Nguyễn Khuyến được mời ngồi ở hàng cao nhất, vẫn ngồi nín lặng. Hắn giục măi, ông mới đọc bài nói trên, tỏ ý khinh mạn.

    Trong TVNK, có đua bài Trời nói, cho là của Nguyễn Khuyến: Cao cao xanh ngắt ấy tao!

    Dẫu pháo thăng thiên tới nào!

    Nhắn bảo trần gian cho biết:

    Tháng ba, tháng tám, mưa rào!

    Thực ra, bài này là của một người khác. Có người nói là của Cao Xuân Dục (lúc ấy đang làm tổng đốc Nam Định) đem ra bảo ông Lê Xuân Phục, anh vợ nhà thơ, họa lại. ông Thục không họa được, phải “phóng” từ Nam Định về Yên Đỗ, nhơ ông “gà” cho. Nguyễn Khuyến chỉ sủa lại mây chữ bai thơ của mình (trên kia) thành như sau:

    Tao chạy vòng quanh biết mấy tao,

    Hỏi tao, tao nói dâu nào!

    Da tao lổ dổ pha den trắng,

    Bởi tại Oa váy vào.

    Bài này có ý hóm hỉnh đùa ông anh vợ: ông đang từ trợ tá Nho Quan chuyển về Nam Định; ông không họa thơ được; ông lại có vết chàm đổ trên mặt.

    A

    TVNK lại chú thích bài vừa nói là của ông Thục họa lại Nguyễn Khuyến.

    (2) Oa: tức bà Nữ Oa. Theo truyền thuyết cổ, khi mới khai thiên lập địa, bà Nữ Oa thấy trồi lở, đã đội đá vá lại trời.

    ,(1) (*)

    82. LỜI VỢ ANH PHƯỜNG CHÈO'

    Xóm bên đông có phường chèo ưọ, Đuxmg nửa đêm gọi vợ chuyện Răng; “Ta thường làm quan to,

    Sao người coi chẳng ra trò ưống chi?” Vợ giận lắm mắng đi mắng lại^*’^- Tuổi đã già sao dại như ri?

    Đêm hôm người chẳng biết chi,

    Người mà biết đến thiếp thì hổ thay! Đòi có hai điều này nên

    sống chết người, quyền ở ương tay.

    Thế mà chàng đã chẳng hay,

    Còn ai sợ đến phường này nữa chăng?

    Vả chàng lại lăng nhăng túng kiết,

    Cuộc sinh nhai chèo hát qua thì^^^l Vua chèo còn chẳng ra gì,

    Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề.

    Tự dịch bài ưu phụ íừ(VHv.2381)

    Khảo dị:

    (aì VHv.2381; Đến nửa đêm với vợ chuyện trồ

    (b) VHv.2381; Vợ cả giận mắng đi mắng lại

    (c) TVNK: ở dời hai diều nên sợ

    (d) VHv.2381; Sớm hòm cheo kiếm chác qua thì (đ) VHv.2381: Tướng chèo còn chẳng ra gì.

    (e) VHv.2381; Huống quan lớn khác chi thằng hề. Đây theo TVNK.'

    Chú thích:

    (1) Tương truyền rằng tác giả làm bài này khi ông làm gia sư cho Hoàng Cao Khải và có dụng ý ngầm đả kích tên này. Lưu ý những tiếng “chềo trọ”, “như ri” có ý nhại tiếng nói họ Hoàng người Nghệ Tính.

    83. LẤY

    Cái gái đòi này gái mới ngoan^”\ Quyết lòng ẩu chiến với Tây quan. Ba vuông phất phói cờ bay dọc^^^, Một bóc tung hoành váy xắn ngang.

    Trời đất khéo thương chàng bạch Giang san riêng sưóng ả hồng nhan^^^\ Nghĩ càng thêm ngán trai thời loạn^'*^

    Cái gái đòi này gái mới ngoan^**^ (VHv.2381)

    Khảo dị:

    (a) VHv.2381: Gớm gớm cho , gớm cái gan

    (b) VHv.2381: Ba vuông la liệt khăn quàng ngược

    (c) VHv.2381: Phố phường riêng sướng ả hồng nhan

    (d) VHv.2381: Ai oi chớ cậy trai thời loạn.

    (đ) VHv.2381: Gái như thời gái mới ngoan

    Chú thích:

    (1) Bạch quỷ: quỷ trắng, chỉ bọn thực dân Pháp.

    84. HOÀI

    Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười^^,

    Sự đời đến thế, thế thời thôi^‘^^

    Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm,

    Nước độc ma thiêng mấy vạn người,

    Khoét rỗng ruột gan trời đất cả^‘^^,

    Phá tung phên giậu hạ di rồi^**^,

    Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ^®^

    Mây trắng về đâu, nước chảy xuôi!

    (A.3160, AB.383)

    Khảo dị:

    (a) A.3160: Trường thành hoài cổ

    (b) A.3160: Nghĩ chuyện đời xưa chán mãi dời

    (c) A.3160: Làm ăn như thế, thế thời thôi

    (d) AB.383: Rỗng tuếch ruột gan thiên địa cả.

    (đ) A.3160; Phá tung giậu sách hạ di rồi

    (e) TVNK: Chuyên dòi thôi cũng dừng nên nghĩ

    Chú thích:

    (1) Bài này ở bản A.3160, có đầu đề là “Trường thành hoài cố (Nhớ chuyện xưa h Trường thành) có chú thích: nhân Yên Bái chi dịch, ngẫu thành (Nhân có việc đi phu ở Yên Bái ngẫu nhiên mà làm). Trường thành là Vạn lý trưòng thành đưọ€ xây diạng vào đời Tần Thủy hoàng ở Trung Quôc. Rõ ràng tác giả muốn lây việc xưa để phản ánh việc đương thời, Pháp bắt nhân dân ta đi làm phu đắp đường, khai mỏ ở miền núi, cảnh sống vô cùng cơ cực.

    (2) Hạ: trong bài này chỉ đất trung ehâu; Di: chỉ noi bơ cõi. Phên giậu hạ di: chỗ phân cách đồng bằng và miền núi.

    85. HỘI

    Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo^^^!

    Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo!

    Bà quan tênh nghếch xem hơi

    Thằng bé lom khom nghé hát chèo.

    Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

    Tham tiền cột mỡ lắm anh leo^'^l

    Khen ai khéo vẽ trò vui thế!

    Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

    (HS)

    Chú thích;

    (1) Hội Tây: ngày kỷ niệm cách mạng tư sản Pháp thắng lợi, nhân dân Pháp phá ngục Bat-ti (14-7-1789). Hồi Pháp thống trị, hằng năm cứ đến ngày này, thực dân tổ chức hội hề rất linh đình khắp các tỉnh lỵ, nhất là ở Hà Nội. Chúng thường bày ra các trò chơi rất đê tiện như liếm chảo, chọc thùng, leo cột mỡ... để làm trò mua vui cho mọi người.

    (2) Hội thăng bình: hội mừng được thái bình, vui vẻ. Đây ý nói hội 14-7.

    (3) Trải: một loại thuyền thoi làm bằng gỗ dùng để đua thuyền.

    (4) Cột mỡ: một cột bằng gỗ bào nhẵn, bôi mỡ và trồng xuống đất. Cột cao chót vót, trên đỉnh có đeo tiền hoặc đồ dùng làm giải thưởng. Người nào muốn tranh giải thì cởi áo mà leo. Nhiều người ham giải leo lên lại bị tụt xuống đất, làm trồ cưbi cho mọi nguôi.

    ,(a) (1) (♦)

    86. ĐẠI LÃO

    Năm nay tớ đã bảy muDÌ tư,

    Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ!

    Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu^^\

    Khi buồn ngâm láo một bài thơ.

    Bạn già lóp trước nay còn mấy,

    Chuyện cũ mười phần chín chẳng nhi/”l

    Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nna^^^\

    Thử xem ười mãi thế này

    (AB.383. VHv.2381, HN. HS)

    Khảo dị:

    (a) AB.383, VHv.2381, HS: Cảm hứng

    (b) HN: Lúc hứng uống thêm ba chén rượu

    (c) VHv.2381: Cũng muốn sống thêm trăm tuổi nữa

    (d) HN: Thử xem mãi mãi thế này

    Chú thích:

    (1) Đại lão: ý nói già lắm. Tác giả làm bài này trước khi mất một năm.

    (2) Chín chẳng như: do câu “Thiên hạ sự, bất như ý giả, tháp chi bát cửu”. Nghĩa là việc đbd, mười phần không vừa ý mình đến tám chín phần.



    Trước khi về Yên Đổ

    A. CẢNH VẬT

    (*) (1)

    1. THU DẠ HỮU CẢM

    Soĩi hà liêu lạc tứ vô thanh,

    Độc tọa thư đưòng khán nguyệt minh. Hà xứ thu phong xuy nhất diệp,

    Dan lai vô hạn cô” viên tình

    (VHv.1864)

    Dịch xuôi:

    CẢM xùc DÊM THƯ

    Dịch thơ:

    Bốn mặt non sông vắng lặng tờ, Phòng vãn tựa ghế ngắm gương Nga thu một chiếc bay trong gió lOiêu gọi bao nhiêu nỗi nhớ nhà

    HOÀNG TẠO dịch^*>

    Nước non quạnh quẽ bốn bề lặng ngắt như tờ Một mình ngồi noi nhà học ngắm trăng sáng. Gió thu từ đâu thổi đến một chiếc lá Khêu gợi lên biết bao mối tình nhớ nhà.

    Chú thích:

    (1) Những bài có đánh dấu (*)Thơ văn Nguyễn Khuyến đẳ đua.

    2. THU SƠN TIÊU VỌNG^*^

    Bát diện thôn khư nhất đính cô,

    Tài đăng vạn tuọng nhập trung đô.

    Phong kinh vân lộng Thường Nga ảnh,

    Vũ tễ thiên cao Bắc Đẩu khu.

    Phẩm vật nhất thiên kim thế giói,

    Giang son tứ cố ngọc dư đồ Suông minh hà xứ thu thanh đáp,

    Hoán khỏi Âu Duong táo tứ tô

    (VHv.1864)

    Dịch thơ:

    Dịch xuôi:

    DÊM THU TDÊN NÚI NGẮM CẢNH

    Giữa tám mặt xóm làng, một ngọn núi đứng trơ trọi,

    Vừa leo lên, thây muôn vàn hình tượng huứng vẽ chính giữa. Gió nhẹ, mây dỡn bóng Hằng Nga,

    Mù tan, hục Băc Đẩu nhô cao trên vòm tròd.

    Đầy trời phẩm vật như một thế giới vàng,

    Bốn mặt giang sơn như bản địa đồ ngọc.

    Sương rơi thánh thót, tiếng thu ở đâu đáp lại,

    Gợi dậy tứ văn đẹp đẽ của Âu Duơng^‘l

    Chon von một ngọn bốn bên làng, Tầm măt thu đậy cảnh tám phương.

    Mậy d&n bóng Nga cơn gió thoảng,

    tan, sao Đẩu đỉnh trch quang.

    Non sông khắp phía long lanh ngọc,

    Cảnh vật đậy trời rực rỡ vàng.

    Hiu hắt hơi thu, sương thánh thót,

    Cảnh tình gợi lại phú Ân Dương.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Ầu Dương: tiíc Âu Duong Tu người ở Lư Lăng đời nhà Tống, có bài phú Thu thanh (tiếng thu) nổi tiếng.

    3. THU DẠ CHÂM THANH<’>

    Canh thâm sương ượng Án cùn khinh, Tứ cô” hàn châm chẩm bạn oanh.

    Đảo nguyệt cao đê xâm giôc hưởng, Tùy phong đoạn tục tán trùng thanh. Kinh hồi thú phụ Tương thành mộng, Hoán khỏi chinh khu Ngụy khuyết tình. Nhất chủng u sầu tiêu vị đắc,

    Viễn son hà xứ hụu chung minh.

    (VHv.1864)

    Dịch xuôi;

    TỂNG DẬP VẲI DÊM

    Canh khuya, sương đẫm, chiếc áo cừu nhẹ như áo Án Bốn bề, tiếng chày đập vải lạnh lùng, cứ bên gối quẩn quanh. Dồn dập nện ánh trăng, khi to khi nhỏ, át cả tiếng tù và, Nương theo làn gió, lúc nhặt lúc khoan, lẫn vào tiếng dế.

    I

    Làm Idnh động giấc mộng thành Tưomg của người chinh phụ^^^ Gợi dậy nỗi lòng cửa Ngụy của kẻ chinh phu^'^l

    Nỗi u buồn này chưa voi đi được,

    Thì lại có tiếng chuông vẳng từ ngọn núi xa nào.

    Dịch tho:

    Đêm vắng sương dày mảnh áo cừu, Tiếng chầy bên gối nhộn thưa mau. Nên trăng chen với còi canh rúc,

    Theo gió tràn trong tiếng dể kêu.

    Thú phụ thành Tương kinh giấc mộng, Chinh phu cửa Ngụy chạnh lòng đau. ư sầu một khối chưa tan hểt,

    Lại tiếng chuông đưa tự núi nào?

    NGUYỄN VĂN TÚ dich<*)

    Chú thích:

    (1) Tiếng dập vải: ngày xưa làm vải theo lối thủ công, người ta thưòng dùng chầy nện vào con sợi khi hồ sợi cho sán và nên vào tấm vải khi đã dệt cho mịn mặt. Mùa thu về, trời sắp rét, việc làm vải càng phải khẩn trương, tiếng chày đập vải càng dồn dập nhất la về đêm. Tiếng chày đập vải đã gọi nhiều cảm xúc cho các áng thơ cổ, nhất là khi muôn gửi gắm vào đó nỗi lòng của người vợ có chồng đi xa.

    (2) Áo cừu Án tủ: Án tử tức Án Anh, làm tướng nước Tề đòi Xuân Thu, tính tần tiện, có cái áo cừu mặc tới ba muoi năm. Dùng chi tiết này, có lẽ tác giả muôn nói bóng về mình khi đang làm quan.

    (3) Thành Tương: một ấp của nước Ngụy đòi Chiến quôc, Tương vương nhà Chu trước đã ở đó nên gọi là Tương thành, cả đoạn này ý nói giấc mộng của người phụ nữ có chồng ở phương xa.

    Iftfi



    j

    (3) Cửa Ngụy: cũng gọi là Tượng Ngụy, tiíc là cửa cung vxia. Đoạn này ý nói, người đàn ông nảy ra ý muốn làm khách chinh phu lên đương giúp vua, giúp nước.

    4. THU DẠ CÙNG THANH

    Nhất thiên tinh đẩu dạ trầm ưầm, Sạ thính thanh thanh tứ bất câm. Cách trúc cao đê xao bính chẩm, Hòa suxmg đoạn tục tả Thuong âm. Sầu xâm giác thú tam canh nguyệt, Hoán khỏi hương khuê vạn lý tâm. Tiêu thiết hoành thu nam tử tháo, Đinh ninh mạc sử nhập nhân thâm.

    (VH 1864)

    Dịch xuôi:

    TẾNG DẾ DÊM THU

    Sao đầy trời trong đêm thăm thẳm

    Bỗng nghe tiếng râm ran nôi lên mà không cầm được lòng.

    Giọng bông trầm từ bên kia bờ tre rộn đến quanh gối,

    Tiếng đứt nói hòa trong sương, cuộn vào âm thanh tháne bảy.

    Điệu buồn át cả tiếng ốc cầm canh đêm trăng canh ba,

    Khơi gợi nỗi lòng nguời vợ trong buồng the nhớ chồng xa vạn dặm. Chí khí nam nhi là phải, mùa thu cầm ngang ngọn dáo,

    Đinh ninh đừng để những tiếng dó thấm sâu vào lòng mình.

    Dịch thcr.

    Đêm Idìuya thăm thẳm một trời sao, Giun dể ran ran nối tiếp nhau.

    Rên thấp cao khua gối mộn^.

    Dập dìu kìtoan nhặt thấm sương ngâu.

    At buồn tiểng ốc, ha canh nguyệt,

    Gợi nhớ tình quê, vạn dặm sầu,

    Thu gọi chí trai đầu ngọn dáo,

    Nỉ non đừng để tấm son chao.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Ngọn dáo: Nguyên văn là “tiêu thiết” tiíc la đảo ngữ của từ “thiết tiêu”. Tác giả phải dùng đảo ngữ để cho hợp với luật bằng trắc. Tiêu: la một loại vũ khí giông như dáo, lao.

    5. VÃN PHỐ QUY PHÀM

    Thị tán yên sơ nhật chính hoàng,

    Cô phàm hà xử vãn quy mang.

    Hà phân tán thái khai cuồng lãng,

    Phong động khinh hàn phá mộ suơng. Ân ẩn viễn chung xao cách ngạn,

    Quyên quyên tân nguyệt quải cao tường. Giang hồ tại tại giai thành thú,

    Mạn bả Tiêu Tuong nhập cảnh trang.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    THUYỀN VỂ BỂN CfflỂư

    Chợ tan, khói thưa, ánh trời ngả vàng,

    Cánh buồm lẻ loi từ đâu vội vã ưở về muộn. Ráng chiều rẽ ánh tàn, khoi sóng còn nôi, Gió lay động nhẹ làm tan suơng chiêu.

    Tiếng chuông xa văng vẳng khua từ bờ sông bên kia, vàng trăng non trong u-ẻo treo trên mái tường cao. Cảnh sông hồ ở bất cứ nơi nào đều thú vị cả Tạm ví Tiêu Tircmg với cảnh đẹp này

    Chú thích:

    (1) Tiêu Tương: tên một con sông b Hồ Nam (Trung Quốc), ở đây có nhiều vẻ đẹp. Đời Tông có Tông Địch vẽ tám bức tranh về cảnh Tiêu Tuong gọi là “Tiêu Tuông bát cảnh” rất nổi tiếng. Trong đó có một cảnh gọi là “Vãn phố quy phàm”.

    6. MAI VŨ

    Diểu diểu huyền cơ thiết vị bình,

    Vũ âm lai phá tiểu son tình.

    Ngư năng tín cập hà tu thệ,

    Phật bản chân như cánh hữu sinh. Mạc hoặc nhân gian đa thác ngộ,

    Kỷ tằng thiên thượng bất phân minh. Trì bôi thả hưóng bôi tmng tửu,

    Hốt hốt đồi nhiên ngọa bắc doanh.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    MUA MAI

    Cơ màu tạo hóa mờ mịt thiết nghĩ chưa công bằng, Trận mưa rào làm tan vỡ quả núi nhỏ tạnh ráo.

    Cá tin có thể vượt được sóng thì làm gì phải đi ăn thê Phật vón bất sinh bất diệt mà lại còn đẻ Chả trách người ta còn nhiều lầm lỗi,

    Đen trời cũng nhiều lúc không được phân minh.

    cầm chén cứ chú ý vào rượu trong chén, Ngất ngơ nằm dựa cột nhà phía bắc.

    Dịch tho:

    Ông tạo xem ra cũng ỡm , Đe hòn non bộ ỉâ mưa.

    đi trẩy hội còn thề nhỉ,

    Phật vốn chân như lại đẻ ư?

    Chả trách trần gian còn lẫn cẫn,

    Đến như thượng giới cũng mu .

    Chén cầm, mắt mải chăm chăm rượu, Dựa cột, bên thêm nằm ngất ngơ

    NGUYỀN VĂN HUYỀN dich

    Chú thích:

    (1) Mua mai: tháng tư, tháng năm, quả mai (mơ) chín. Dịp này có mưa, thường gọi là mưa mai.

    (2) di ăn thề: tục ngữ ta có câu: “Tháng tư cá đi ăn thề” vì vào đúng dịp đó có mưa rào, cá kéo nhau theo nước đi.

    (3) Cả câu: ngày 8 tháng 4 âm lịch hàng năm là ngày Phật đản, nhân dân ta gọi là ngày “Bụt sinh bụt đẻ”. Nhưng trong sách Phật học lại viết: Phật vô”n là “chân như” nghĩa là không “sinh” mà cũng không “diệt”.

    7. XUÂN KHÊ HOA ẢNH

    Duyên khê hoa lạn chính xuân thâm, Tốì ái ba gian ảnh bất trầm.

    Đạm đạm tàn hồng phong diệc động, Thâm thâm nộn bạch thủy nan xâm.

    1 nn

    Cận lâm thác ngạc khiên ngư nhỡn, Viễn khán tân phân loạn điệp tâm. Thử cảnh thử tình miêu bất tận, Liêu bằng hoa bút sách thi ngâm.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    ỒÔNG HOA TDÊN ỒUốI XUÂN

    Xuân về đã lâu, hoa ven suối rực rỡ

    Thích nhất là giũa lòng sóng, bóng hoa vẫn không chìm.

    Sắc hồng nhàn nhạt, gió cũng phải rung động,

    Màu trắng nõn nà, nước không thể lấn tới,

    Đen gần, bóng hoa xen nhau rối rít, cá nhìn phải quyến luyên, Từ xa, trông rườm rà tươi tốt, bướm cũng phải xốn xang.

    Cảnh ấy tình này, vẽ sao cho hết,

    Tạm nhờ bút hoa, tìm thơ ngọd ca.

    8. TUYỀN VẬN

    Vạn lại vô thanh nhĩ ngoại doanh, Trung son tối ái ngọc tuyền thanh. Xuyên nham độ lĩnh tùy phong chuyển, Khích thạch minh cầu đói vũ thanh. Khê giản tung hoành ngư xuất thính, Sinh ca hòa đáp điểu đa tình.

    Ty ưần thùy thị hàn tuyền tử,

    Thính bãi thuong lang hựu ưạc anh.

    (VHv. 1864)

    TIỂNG ỖUỐI DEO

    Giữa lúc bốn bề vắng lạnh, lại có tiếng rộn bên tai,

    Ây là tiếng suối ngọc trong núi mà ta thích nhất.

    Luồn qua hang, vượt qua núi, vang vọng chuyển theo làn gió, Xô vào đá, xiết vào cuội, trong trẻo kèm tiêng mưa roi.

    Ngang dọc trong khe núi, cá cũng ra lắng nghe,

    Như tiếng họa đáp của sênh ca, chim cũng gọi tình.

    Ai là người noi suối lạnh lánh bụi trần,

    Nghe xong bài hát “Thuơng Lang” lại giặt giải mũ ở nod này^'^

    Chú thích:

    (1) Giặt giải : đây là chữ có xuất xứ từ bài thơ Thương Lang của nguôi ẩn sĩ thơi cổ. Trong bài có câu “Thuơng Lang chi thủy thanh hề, khả đĩ trạc ngã anh” nghĩa là “Nước sồng Thuong Lang mà trong thì ta có thể dùng để giặt giải mũ của ta”, cả câu có ý nói lánh xa cõi đời nhơ bẩn để giữ gìn phẩm chất trong sạch. Thương Lang: tức là sông Hán ở Trung Quốc.

    9. PHONG THANH

    Băng cơ trúc cốt oánh vô trần,

    Đắc lục phiêu nhiên quýnh bất quần. Phảng phất đại bằng xu bích Hán,

    Y hy quân nhạc truỏng hoàng vân. Thanh khinh hữu lộ thiên vô ngại, Thạch giốc đa tình khúc vị phân.

    Xí thử huu ngôn tha trí xảo,

    Hồng phong thử hội lạc phuong ân.

    (VHv 1864)

    DỂU GIẤY

    Cốt bằng tre, da như băng, trong trắng không chút bụi,

    Được gió, phod phới vút lên, không gì sánh kịp.

    Phảng phất như chim đại bàng xông lên trời xanh biêc.

    Mường tượng tựa tiếng nhạc trời quyện với mây vàng, sẵn có đường lên trời sáng sủa, nhẹ nhàng không gì cản trở,

    Khúc nhạc bao tình tứ, tiếng đá, tiếng ốc quyện vào nhau không

    phân biệt được.

    Đừng chê bai nó là thứ khôn khéo.

    Chim hồng gặp gió hồi này, niềm vui đang dạt dào.

    Dịch thơ;

    Sạch lầu xương trúc, da hăng,

    Đà lên phơi phới, giô nâng tót vời.

    Như chim bàng vút lưng trời.

    Dặt dìu nhạc nhã, chơi vơi mây vàng.

    Trúc mấy khúc du dương,

    Đưừng trời rộng mở, thênh thang ngại .

    Đừng chê khôn nọ, khéo kia,

    Được phen gặp gió, thỏa thuê cánh hồng

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    10. TIÊN PHÁT THẢO

    Hà thời tiên tích đáo trì đường,

    Nhất phát lựu danh vạn cổ phuong. Tảo địa hành hành lam nhuọng thúy, Trâm hoa điểm điểm quế phân huong.
     
    tducchau thích bài này.
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P10
    :rose:

    Dịch xuôi:

    Tiết phong bất vị thu đông cải, Mộc vũ y nhiên tuế nguyệt trường. Tốỉ ái niên niên xuân sắc hảo,

    Liễu mi đào kiểm trợ kiều trang.

    (VHv 1864)

    Cỏ TÓC TIÊN

    í

    vết tích tiên xuống bờ ao từ bao giờ thế,

    Mà một sọi tóc còn thom, tiếng đến muôn đòi.

    Xum xuê lá quét đất, xanh đến chàm còn chịu kém vẻ, Lấm chấm hoa cài, thom như được quế chia hương.

    Gội gió, không hề thay đổi khi thu đông lạnh lẽo,

    Tắm mưa, vẫn cùng năm tháng lâu dài.

    Đáng yêu nhất là cứ mỗi năm mùa xuân tươi đẹp,

    Má đào, mày hễu lại giúp thêm vẻ yêu kiều.

    I

    11. HỒNG CẬN HOA

    Sinh tnrỏng tòng lai lữ phạn gia, Thiên hồng vạn tử nhuọng phồn hoa. Nồng trang nhất tiếu mê kim tưóng, Diệm sắc đa tình huyễn thái hà.

    Vân liễu oanh mang hoàng chức loạn, Tầm mai điệp thô” bạch quan tà.

    Khai hoa bả phấíi phi phuong đấu, Biệt hữu thiên hương thú vỊ sa.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    HOA DÔNG ỒỤT Dỏ

    Từ khi sinh trưởng tới nay, thường bầu bạn vód nori nhà Phật Nhường cảnh phồn hoa cho muôn tía nghìn hồng.

    Trang điểm nồng thắm, hé nụ cười khiến Phật mê hồn,

    Sắc đẹp gọi tình khoe với ráng mây rực rỡ.

    Oanh vội thăm liễu, như dệt tơ vàng rối rít,

    Bướm lần tìm mai, dường ngả mũ trắng ngó nghiêng.

    Hoa nở đem phấn đọ với các hoa thơm khác,

    Nó có cái hương trời lắm thú vị riêng.

    Dịch tho:

    Sống gần đất Phật xưa nay,

    Phồn hoa lánh dầu, mặc thây tía hồng.

    CƯM, Bồ tát lòng,

    ràng sắc đẹp khoe cùng ráng mai.

    Oanh thêu bừ liễu, rối bời,

    Bướm ỉầm lượn cánh tìm mai, ghé đầu.

    đem hoa khác đọ vào,

    Thì riêng một thứ thanh cao hương trời.

    NGUYỄN XUÂN TẢO dịch

    Chú thích:

    (1) Nguyên chủ của tác giả: cổ thi có câu tả hoa bông bụt:

    “Tinh niên ảm đạm ưng phân huyết Xạ đố yêu kiều bất dử huong”

    (Giông tinh tinh tình buồn tẻ nên chia máu,

    Con xạ hương ghét vẻ đẹp nên không cho hương)

    12. LÔ HOA

    Nhất khai thu dạ lệnh truyền lai, Vô hạn suong kỳ xử xứ khai.

    Chỉ cô” hiệu tùy phong phất phất, Phi duong sắc loạn tuyết ngai ngai. Uy dư Xích Bích thiên niên trận, Thế tráng Cô Tô vạn cổ đài.

    Chu đã tự tòng thu yen hậu,

    Thiên hồng vạn tử hoán xuân hồi.

    Dịch xuôi:

    (VHv 1864)

    HOA LAU

    Lệnh vừa truyền đi đêm thu đã về,

    Khắp đó đây, cờ sương nở tung nhất loạt.

    Cờ hiệu thoăn thoắt theo gió phất phơ,

    Màu hoa tung bay tụa tuyết trắng xóa.

    Oai thừa tụa trận Xích Bích ngàn năm về trước, U)

    Thế mạnh như đài Cô Tô truyền đến muôn đòi

    Cánh đồng nhà Chu sau khi đánh chúa Trụ, cất giấu dáo mác xong^^\

    Muồn hồng nghìn tía, lại gọi xuân trở về.

    Dịch thơ.

    Đêm vừa ưuyền lệnh thu sang,

    Đó đây phơi phới sương nở đầy.

    Đung đưa theo ngọn gió lay,

    Phất phơ như tuyết trắng đầy khắp nơi ưy phong Xích Bích rạng ngòi,

    196

    I

    thế mạnh muôn đời còn vang.

    Dẹp loàn, thu dáo vừa xong,

    Muôn hồng nghìn tía lại mong xuân về.

    MAI ANH TUẤN dịch

    Chú thích:

    (1) Xích Bích: tên một ngọn núi ở huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), phía nam sông Truông Giang. Đây là nơi Chu Du và Gia Cát Luợng đã dùng kế hỏa công phá tan Ivrc lượng thủy quân của Tào Tháo, thời Tam quốc.

    (2) : đài này ở trên núi Cô Tô thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) do vua Ngô là Hạp Lư thơi Xuân thu, xây dựng.

    (3) Vũ Vuong nhà Chu đánh Trụ ở Mục Dã thắng trận rồi hền cất giấu dáo mác, tỏ ra không dùng nữa.

    13. THU ƯNG

    Song mâu như điện ưảo như đao, Tốỉ thị thu lai lực khí hào.

    Suong phụ sổ thanh hồng điệp loạn, Phong thiên kỷ độ bích vân cao. Trực khai Lã Thượng thanh quần sú, Khẳng vị Tào Man bạt nhất mao. Kim cô anh hào vô dị trí,

    Đắc thời ninh khỏi khuất lung lao.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    CHIM CẮT MÙA THU

    Hai con mắt như chóp, móng sắc như dao, Nhất là khi thu tới, khí lục càng mạnh.

    Mấy tiếng kêu trong cây mù sưorng, làm tơi tả lá hồng.

    Bao lân trời nổi gió, đã bay tít trên mây biếc.

    Đã giúp Lã Thượng quét sạch lũ giặc,

    Há chịu vì Tào Tháo nhổ một mảy lông Những bậc anh hào xưa nay không có gì khác,

    Khi gặp thời, đâu chịu khuất trong cũi lồng.

    Chú thích:

    1. Thuợng: còn gọi là Thái Công Vọng. Lúc đầu ông đi câu ở bến sống Vy. Chu Văn Vương đón về tôn làm thượng phụ. Sau giúp Vũ Vương diệt được nhà Ân, lập ra nhà Chu. Kinh thi, thơ Đại Minh câu: “Duy sư Thượng phụ; thơi duy ưng dương” nghĩa là “Quan thầy Thượng phụ, lúc này như chim ưng bay”.

    2. Tào Man: tiíc Tào Tháo, hiệu là A Man, là nhân vật nổi tiếng gian hùng thời Tam Quốc.

    Cả câu này ý nói quyết không để cho bọn gian hùng lọi dụng, dù chỉ một mảy may.

    14. VÂN NGOẠI BẰNG ĐOÀN

    Cửu huóng thương minh tạm dực thùy, Phù dao nhất thướng thế xung kỳ.

    Thùa phong phá lãng tam thiên thủy, Bát vụ lăng vân cửu vạn trì.

    Mục Dã ung dương sơ đắc lục,

    Nam Dương long khỏi chính phùng thì. Siêu nhiên tự hữu ngang tiêu chí, Đường nội nguyên phi yến tước tri.

    (VHv 1864)

    CfflM BANG VUỌT NGOÀI MÂY

    Dịch xuôi:

    Từ lâu đã hướng ra biển khơi nhưng tạm thời vẫn còn rủ cánh, Bỗng như cơn lốc vọt lên đời khen là lạ Cưõi gió đạp sóng qua ba ngàn sông,

    Phá mù lưót mây vượt chín vạn hồ,

    Như chim ưng giương cánh, bước đầu ra sức ở Mục Dã Như con rồng gặp thời, vùng dậy ở Nam Dương Vượt lên tất cả, tự mình có chí ngang trời,

    Đâu phải là bọn én, sẻ trong nhà biết được.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Dịch thơ;

    Chí cả nương mình tạm bẩy nạy Bỗng nhiên trong cánh vượt trỉri bay.

    Ba ngàn sông nước thân đè sống Chín vạn trùng non, cánh vượt mây Được thể, ưng vươn vùng nội đó Gặp thời, rừng trỗi lúc này đây.

    Vốn lắm chí lờn xông trời thẳm Đâu phải điều én sẻ bay.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Mục : thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc), nơi Chu Vũ vuong diệt vua Trụ nhà Ân. Chim ung giuong cánh, xem chú thích ở bài trên.

    (2) Nam Duong: túc quận Nam Duong tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Gia Cát Lượng khi còn 0 ẩn về lam ruộng ở đó, lây hiệu là Ngọa Long (Rồng nằm) tiên sinh. Lưu BỊ ba lần đến mòi, Gia Cát Lượng mới nhận ra giúp, dựng nên co nghiệp nhà Thục.

    15. HÝ THỦY THANH ĐÌNH

    Phiêu nhiên trần võng bất tuong xâm, DỊ cảnh vô tâm khước hữu tâm.

    Cước để yên ba nhiêu thắng tích, Nhõn tiền phong lãng hảo tri âm. Ngư long hội thượng xuân đa thiểu, Âu lộ quần trung hứng thiển thâm. Liệu tuỏng hồng phong tao tế hội, Khu khu tiểu lạc xuất thiên tầm.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    CHUỔN CHUỔN DỠN Nước

    Phoi phới ngoài vòng, lưới trần chẳng thể làm gì,

    Đối với cảnh lạ, dường như không để ý mà lại là chú ý. Khói nước dưới chân, thùa thãi cảnh lạ,

    Sóng gió trước mắt là bạn tri âm.

    Trong hội rồng mây cá nước, thú xuân nhiều ít,

    Giữa đàn cò vạc thong dong, hứng khỏi nhạt nồng.

    Mong tưởng gặp trận gió lớn là thời vận tót,

    Chỉ một cuộc vui nhỏ ấy cũng vượt khỏi nghìn tầm.

    Dịch thơ:

    Lưới trần chẳng bợn chút vương, Cảnh lạ, xem dường ỉại Lhông.

    Khói sóng dười chân hao cảnh đẹp,

    Gió sương trước mặt bầy tình chung. Rồng mây hội ngộ xuân nhiều ít,

    vạc thong dong hứng nhạt nồng, Những ước được thời cơn gió cả,

    Chút vui thôi cũng vượt muôn trùng.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    16. THIỀN CẦM

    Xuân tàn oanh lão hạ sơ tình,

    Hà xứ thiền cầm tự chuyển thanh.

    Tả thử tân thanh truyền thụ cấp,

    Thùa phong cao điệu nhập vân khinh. Vãn hồi Vũ Khải hanh thông hội, Thuyết lạn Hy, Hiên đạm bạc tình. Tôi thị hành nhân vô nại xử,

    Thâm son nhất khúc kỷ đa trình.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    TIẾNG VE KÊU

    Xuân hết, oanh già, trời hè chớm tạnh,

    Từ đâu khúc đàn ve cất lên trong vắt?

    Âm thanh mới cuộn nóng hè, lan nhanh trên cây,

    Giọng cao vút lướt theo gió, nhẹ quyến vào mây.

    Muôn kéo lại cái thời thịnh vượng của ông Vũ, ông Khải U)

    Như nói hết cảnh sống thanh đạm đòi Phục Hy, Hiên Viên Nhất là với người đi đường đang gặp bước dở dang,

    Chỉ một khúc (ve kêu) trong núi sâu gọi lên biết bao đường đất!

    Chú thích:

    (1) Ông , ông Khải: Vũ tiíc Hạ Vũ, vua đầu tiên của nhà Hạ. Vũ đã có công lớn trong việc trị thủy ở thời cổ đại Trung Quốc cho nên đuọ€ vua Thuấn truyền ngôi cho. Khải là con ông Vũ.

    (2) Phục Hy: một ông vua thơi cổ đại Trung Quốc, đã có công làm như thế, dạy dân đánh cá, chăn nuôi súc vật.

    Hiên Viên: còn gọi là Hoàng đế, một ông vua khác thời cổ dại Trung Quốc.

    Tam tải tiềm long thế vị tri,

    Nhất triêu phâíi khỏi đại thi vi.

    Kim tiên phá lỗ thiên thanh chấn, Thiết mã đằng không cổ tích kỳ. Việt điện càn khôn luu vĩ tích,

    Ân giao thảo mộc thúc dư uy.

    Chí kim từ hạ tùng phong động.

    Do tuỏng đương niên đắc thắng qui.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    với DÔNG TinÊN VUONG

    Ba năm rồng nán, đời còn chưa biết

    Một sớm vườn dậy lập nên sự nghiệp phi thường.

    Roi vàng phá giặc, oai trời lừng lẫy,

    Ngựa sắt bay lên không, để lại dấu cũ lạ kỳ.

    Đất trời nước Việt còn lưu công trạng kỳ vĩ,

    Cỏ cây cõi Ân khiếp sợ oai thừa.

    Đen nay nghe tiếng gió thoi trên cây tùng bên đền thờ, Còn tưởng như người thắng hận trở về thuở ấy.

    Dịch then

    Rồng náu ba năm đời biết chi, Vươn vai vụt ỉớn dáng uy nghi. Roi vàng phá giặc, oai vang động, Ngựa sắt trời dấu lạ ịỳ.

    Đất Việt non sông lưu thắng tích,

    Cõi Au cây cỏ khiếp uy.

    Nay nghe bên miểu thông reo gió,

    Còn ngỡ người xưa thắng trận về.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Đổng Thiên Vương: tức Phù Đổng Thiên Vương, tên gọi theo sắc phong về sau của cậu bé làng Gióng, người đã có công phá giặc Ân sang xâm lược nước ta thơi Hùng Vương thứ 6.

    (2) Rồng náu: nguyên văn “tiềm long” chữ “Kinh Dịch”, nói về bậc thánh nhân còn ẩn dật chưa ra giúp đời. cả câu ý nói, đến năm 3 tuổi, cậu bé làng Gióng vẫn chưa biết nói cười.

    18. VỊNH LÝ THIÊN VƯƠNG

    Thiên túng nam giao trác bất quần, Khôi nhiên nhất truọng thập vi thân. Uy thôn ủy giói kình vô lãng,

    Dũng hách hồ nhi tái tuyệt phân. Hiệu tiểu Tần phong vô túc quí,

    Bất tu đồng trú tự nhiên thần.

    Thùy luu tung tích giang đầu miếu, Thiên cổ do kinh hữu Việt nhân.

    Dịch xuôi:

    VỊNH LÝ THIÊN VƯƠNG

    Ông là người trời giáng xuống cõi Nam, vĩ đại không ai bì kịp; Tấm thân to lớn, cao tới một trượng, to tới mười vi Oai vũ vang khắp sông nước, cá kình không gâỵ nôi sóng Sức mạnh làm kinh sợ giặc Hồ, ngoài bờ cõi hêt mây mù.

    Tước lộc con con, nhà Tần phong cho, ichông coi làm quí, Chẳng cần phải đúc tượng đồng, nghiễm nhiên cũng đã là thần. Ai đê dấu vết tại miếu đầu sông?

    Muôn đòi còn phục con người Việt đó!

    Dịch thơ:

    Cõi Nam trời phú, dáng oai hùng?

    Kỳ cao to ai sánh cùng?

    Khiếp vía Hung , bờ cõi lặng.

    Lừng oai sông nước, sống hnh trong.

    chỉ chức nhỏ do ngựìà tặng,

    Đã gọi thần thiêng lọ tượng đồng.

    Truyền kiếp vẫn kinh người nước Việt, Còn lưu dấu vết mỉểu đầu sông

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Thiên Vương: tiíc Lý ông Trọng, người huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội) là người to lớn, có sxíc khỏe phi thường. Lúc ấy nước ta chưa bị Trung Quốc đô hộ, ông sang giúp nhà Tần. Tần Thủy Hoàng phong làm Tư lệ hiệu úy, đem quân đi giữ Lâm Thao, trấn giữ phía bắc Trung Quốc, uy danh lừng lẫy đối với quân Hung Nô thvròng sang xâm phạm Trung Quốc lúc ấy. Khi già, ông về làng ở. Thủy Hoàng cho đúc tượng ông bằng đồng đặt tại cửa Tư Mã ở kinh đô Hàm Dương. Quân Hung Nô cho là hiệu úy còn sống, không dám xâm phạm.

    (2) Vi: là đơn vỊ đo lường thời cổ. Có hai thuyết: một thuyết cho rằng một vi bằng năm tấc, một thuyết cho rằng một vi bằng một ôm.

    Cả câu nói theo truyền thuyết, có phần quá đi.

    Xích tâm uu quốc nỗi như đàm,

    Vị khỏi hồng nhan tác mĩ đàm.

    Cân quắc thiên niên tu Ngụy tướng, Can qua bách chiến tiểu Đường nam. Giang son cánh vị yêu kiều tráng, Thuong hải do hnh quắc thuốc tàm Đồng trụ bất thành nhi nữ điếm,

    Anh hùng lẫm liệt mãn thiên nam.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    với TDUNG NỮ VƯƠNG

    Tấm lòng son lo cho nước thường như lửa đốt,

    Việc khách má hồng nổi dậy đã trở thành câu chuyện hay.

    Yem khăn ngàn năm còn khiến bọn tướng tá ngụy phải hổ thẹn^*^ Gưom dáo trăm trận coi khinh lũ đàn ông Đưòng như ưẻ con Non sông còn khiến gã quắc thước kia phải xấu hổ Cột đồng chẳng gây được vết nhơ cho người nhi nữ,

    Gương anh hùng lẫm liệt vẫn rạng khắp trời Nam.

    Dịch thơ:

    Lòng son nước hận sôi bừng,

    phấn ra tay chuyện ỉạ thường! lOiăn yếm ngàn năm hèn tướng Ngụy, Binh đao trăm trận nhổ trai Đường. Dáng kiều, non nước Moi thêm về, Biển biếc, thân già thẹn luồng mang. Đâu de cột đồng nhơ gái giỏi,

    Trời Nam lẫm liệt mãi ngời gương!...

    (1) Tướng Ngụy: phiếm chỉ bọn tướng tá xâm lược Trung Quốc thời xưa.

    (2) Đàn ông Đường: phiếm chỉ bọn quân xâm lược Trung Quốc thời xưa.

    (3) quắc thước: chỉ Mã Viện, tên tuúng Đông Hán được coi là quắc thước thiện chiến đã chỉ huy quân Hán sang đánh nước ta thời Hai Bà Trimg.

    20. ĐỀ TỐNG TRÂN MỘ

    Bát tuế tài danh áp chúng hào,

    Đại bằng phong lục chí vân tiêu. Tam thiên sách đối từ phong nhuệ, Vạn lý quán quang sử tiết cao Tâm điểm tinh thành kinh ác thú, Ngục tình phẫu quyết tích thu hào. Cửu nguyên thùy tác thiên niên quỉ, Vị phất tùng hoang phỏng tuái mao.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    DỂ MỘ TỔNG TDÂN

    Mới tám tuổi mà đã là bậc anh hào tài danh hơn mọi người. Như chim đại bàng được sức gió, chí vượt tầng mây.

    Bài đối sách ba ngàn chữ, lời lời sắc nhọn,

    Đi sứ ngoài muôn dặm, lá cờ tiết giương cao.

    Tấm lòng tinh thành làm kinh sợ cả ác thú Việc án hình đã phán quyết kỹ càng chi ly.

    Ai đó làm ma ngàn năm nơi chín suối.

    Xin vạch cỏ cây hoang dại mà thăm viếng bậc anh tài.

    Tám tuẩi hơn đời, tiếng đã vang,

    Chín tầng mây biếc, chí chim bằng, Đối văn sắc nhọn ba ngàn chữ,

    Cờ' sứ giương cao vạn dặm đường. Muông thú hãi kinh lòng hiểu nghĩa, Ngục hình xét xử mắt tinh tưừng.

    Suối vàng ai đó người thiên cổ,

    Gạt bụi hoang tìm bậc tuần lương.

    NGÔ LINH NGỌC dịch

    Chú thích:

    (1) Tống Trăn: một nhân vật không thấy ghi trong chính sử, đã được viết thành truyện nôm (tác giả khuyết danh) với tên là Tống Trân - Cúc Hoa. Theo truyện đó, Tông Trân nhà nghèo phải dắt mẹ đi ăn mày, được con gái phú ông thuong yêu tình nguyện lấy làm chồng và nuôi cho ăn học. Năm lên 8 tuổi, Tống Trân đỗ Trạng nguyên, được cử đi sứ Tàu. Do tài líng phó tài trí, Tống Trân được vua Tàu phong làm luỡng quốc Trạng nguyên, đuọrc vua Tau gả con gái cho. Tuong truyền hãy còn mộ ở huyện Phù Tiên, tỉnh Hải Hung ngày nay.

    (2) Cả câu: đây nói về việc Tống Trân trỏ về nước, gặp mãnh hổ đón đường, đã nói rõ hoan cảnh mình còn mẹ già ở nhà, làm cho hổ cũng xúc động, ghé lung cõng Tông Trân đua về cho nhanh

    21. VỊNH TÔ HIẾN THÀNH

    Trụ thạch nguyên thần thiết thạch can Đảm đuong phụ hạ bất từ nan.

    Tiên Hoàng đĩ phó cô tam xích,

    Triết hậu đồ thi xảo bách đoan.

    Thiên cổ huân danh thai đỉnh tại, Bách niên tôn miếu Thái Bàn an, Tử đồ không triệu bồ hoàng hấn, Thùy hội trung tâm nhất thốn đan.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    vpĩ TÔ ÍĨIỂN THÀNH í’)

    Là bầy tôi trụ cột đứng đầu, có lấm gan sắt đá,

    Đảm đương việc nhiếp chính không từ khó khăn.

    Đấng tiên hoàng đã giao phò tá vua nhỏ,

    Hoàng thái hậu uổng công bày nhiều mánh khóe.

    Nghìn đòi, tên tuổi công lao của bậc khanh tướng vân còn ghi lại, Trăm năm, tông miếu xã tắc vững vàng như Thái sơn, Bàn thạch^*^ Bốn bức tranh chỉ gây thêm tai họa mầu bồ hoàng Có ai vẽ được tấm son trong dạ

    Dịch thơ:

    Bày tôi trụ cột, bậc can tnỉừng,

    Phụ chính gian nan, mi đảm đương. Xoay trở trăm vành, miăi thái hậu,

    Thác , một dạ mệnh Tiên hoàng.

    Công lao ngàn thuở còn vằng vặc,

    Tông trăm năm vẫn vững vàng.

    Tranh tặng, cuối cùng nghiệp mất. Rày ai vẽ được tầm son chăng?

    NGUYỀN VĂN HUYẾN dịch

    Chú thích;

    (1) Hiến Thành: ông đã làm Thái sư phụ chính triều Lý Anh tông. Khi Anh tông mất, ông nhận di chiếu lập Lý Cao tòng làm

    vua. Thái hậu muốn lập thái tử cũ là Long Xuởng, tìm mọi cách dụ dỗ, hôi lộ, nhưng ông nhất định không nghe.

    (2) Bốn bức tranh: thơi Trần, vua Nghệ tông sai về tranh bốn người trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam đã có công phò tá vua nhỏ để tặng Hồ Quý Ly với ngụ ý mong muốn Quý Ly cũng như thế. Bốn người đó là: Chu công giúp Thành vương, Hoắc Quang giúp Chiêu đế, Khổng Minh giúp Hậu chú và Tô Hiến Thánh giúp Cao tông.

    (3) Mầu bồ hoàng: Hồ Quý Ly lộng quyền. Khi làm chức Thái sư, thường mặc áo màu bồ hoàng, tức màu vàng nhạt. Mau chính hoàng là màu áo chỉ có vua mặc. cả câu ý nói việc Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần.

    22. VỊNH TRẦN HƯNG ĐẠO

    Ngọc phả tiên nguyên cái thế hào, Phấn thận hứa quốc bất từ lao.

    Xanh phù nhật cốc khâm hoài tráng, Tần tảo biên trần thủ đoạn cao.

    Công mãn Nam thiên thùy trúc bạch, Uy dư Đông hải thiếp ba đào.

    Phần Duong khánh diễn hồn dư sự, Truông sử Hồ nlii thúc tuấh mao.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    VMỈ TDẦN HƯNG DẠO

    Vốn dòng tiên, ngọc, ông là bậc anh hùng cái thế Hết mình vì nước không quản gian lao.

    Hoài bão lớn lao không phù cỗ xe mặt trời,

    Thủ đoạn cao cường nhanh chóng quét sạch bụi trần ngoài biên ải. Công lao ghi đầy trong sử sách trời Nam,

    Oai thùa đủ dẹp sóng gió biển Đông.

    Câu chuyện Phần Duưng còn để phúc lại cho đòi sau chỉ là

    chuyện thừa^^^

    So với việc ông làm cho lũ giặc Hồ mãi mãi còn nhớ tài của bậc

    anh hùng.

    Dịch thơ:

    Vốn dòng tôn thất trang anh kiệt,

    Dâng nước, thân mình quẩn đâu. Xắn ảo đở trời, ôm chí lớn,

    Vung tay phả giặc trể tài cao.

    Bể Đông sóng lặng, uy dường ấy,

    Cõi Việt bia ghi, công xiết hao.

    Phúc trạch đời đời đâu đáng,

    Giặc Hồ kinh mãi mặt anh hào.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Trần Hưng Đạo tên thực là Trần Quốic Tuấn, người hương Túc Mặc, phủ Thiên Trường, nay thuộc xã Lộc Vương, ngoại thành Nam Định, tỉnh Hà Nam Ninh, ông là người có công đầu và làm tổng chỉ huy hai cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông đòi Trần, được phong Hưng Đạo đại vương.

    (2) Tiên, ngọc: nguyên văn “ngọc phả, tiên nguyên”, chỉ bậc dòng dõi. Đây ý nói Trần Hưng Đạo là bậc tôn thất nhà Trần.

    (3) Phần Dương: tức Quách Tử Nghi, danh tướng thời vua Túc tông nhà Đường (Trung Quốc) được phong là Phần Dương vương.

    Đây ý nói, ông cũng có công lao và được hưởng phúc lộc như Quách Tử Nghi.

    Túc uẩn kinh luân học thuật đa,

    Phùng thời tảo đĩ trạc nguy khoa.

    Từ lâm thóa ngọc Khuê Lâu hoán, Tuứng phủ điều mai đỉnh nãi hòa. Vọng trọng Nam son tiêu xích xí, Danh cao Bắc khuyết vịnh hoàng hoa. Vãn niên tốỉ ái Đào Chu thuật,

    Bích thủy thanh son dật húng sa.

    (VHv 1864)

    Dịch tho:

    vpĩ TDUCfNG HÁN ẳlÊU <’>

    Tài kinh luân sâu sắc, lại học rộng biết nhiều,

    Gặp thời cho nên ông đã sớm đỗ cao.

    Văn chương nhả ngọc phun châu như sao Khuê, sao Lâu rực sáng. Làm việc ở tướng phủ, khéo tài điều hòa làm cho đất nước thuận hòa*‘^, Nêu cao ngọn cờ đỏ núi Nam, được mọi nguời họng vọng.

    Ngâm thơ “Hoàng hoa” ở triều đình phương Bắc, tên ông lẫy lừng^^^. Cuối đòi, ông rất thích học lối Đào Chu công Nhiều thú ẩn dật ở nơi non xanh, nước biếc.

    Dịch thcr.

    Kinh luân học thuật đã gồm hai, Gặp bước khoa danh sớm vượt người. Trị nước yên dân, nhiêu việc giỏi, Phun châu nhả ngọc, nức văn hay. Trừi Nam nổi tiếng ngiCỉri vọng trọng. Cõi Bắc lừng danh bậc sứ tài.

    )

    I

    về già say thú vui nhàn dật,

    Nước biếc non xanh mặc thảnh thơi,

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Truxmg Hán Siêu: người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Hà Nam Ninh, ông nguyên là môn khách Trần Hưng Đạo, làm quan Học sĩ viện Hàn lâm, thăng đến Hành khiển. Ông là tác giả bài Phú Bạch Đằng nổi tiếng.

    (2) Nguyên văn trong câu có chữ “điều mai”, lấy chữ trong Kinh Thư “Nhược điều canh, nhĩ tác diêm mai” nghĩa là “nếu như nấu canh, nhà người làm muối làm mơ”, Ibi vua Cao tông nha Ân nói với Phó Duyệt, tướng hiền nhà Ân. Và chữ “Đỉnh nãi” nghĩa đen chỉ vạc to, vạc nhỏ là những đồ cúng tế ở nhà tôn miếu của nhà vua. Người ta thường ví quan tể tướng với hai chữ “đỉnh nãi”. Chúng tôi dịch thoát nghĩa câu này.

    (3) ThơHoàng hoa”: Kinh Thi, Tiểu Nhã có bai “Hoàng hoàng giả hoa” nói về việc di sứ. về sau người ta dùng để chỉ việc đi sứ.

    (4) Đào Chu công: tức Phạm Lãi. Xem chú thích bai Phạm Lãi du Ngũ Hồ dưới đây.

    24. VỊNH HUYỀN QUANG

    Bạt lục siêu quần nhất đẳng nhân,

    Hảo bằng pháp lục tạ quân thân.

    Khẳng tuong hảo tước vi thân lụy, Truông vãng thâm son luyện tính chân. Thệ dữ hạc viên đa chúng quả,

    Lân da phong nguyệt bạn nhàn thân.

    Mỹ nhân mạc tác hoàn kim kế,

    Tiên cảnh nguyên lai bất nhiễm trần.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi;

    VỊNH HUYỂN QUANG

    Ông là hạng người vượt hẳn loại tầm thường,

    Dốc đem pháp lực để đền đáp vua cha Há chịu nhận tước cao để tấm thân bị trói buộc,

    Vào hẳn núi sâu đê rèn luyện lấy tính chân của mình Thề sống cùng vuợn hạc để đạt nhiều chứng quả,

    Làm bầu bạn với gió ữăng để di dưỡng thân nhàn.

    Người đẹp lập ké trả lại vàng cũng là uổng Cảnh tiên vốn không đê nhuốm bụi trần.

    Dịch tho:

    Đúng bậc phi phàm vượt thể nhân,

    Dốc đem pháp lực đáp quân thân.

    Không màng tước lộc vòng dây trói,

    Vào tít rừng sâu luyện tính chân.

    Vượn hạc chung nguyên thành đạo lớn,

    Gió trăng kểt bạn di^g thân nhàn.

    Trả vàng, chĩ uẩng miỉu ngidri đẹp,

    Bởi cõi tiên không nhuốm bụi trần.

    NGÔ LINH NGỌC dịch

    Chú thích:

    (1) Huyền Quang: ông tên thực là Lý Đạo Tái (1254-1334) ngviòi làng Vạn Tái, huyện Vũ Ninh (nay thuộc huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc). Ông xuất thân tu hành từ năm 19 tuổi, là vị tồ thứ ba phái Thiền học Trúc Lâm (sau Trần Nhân Tông và sư Pháp Loa).

    (2) Pháp lực: đây chỉ phép thuật của nhà Phật.
     
    tducchau thích bài này.
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P11
    :rose:

    (3) Tính chân: đây có nghĩa như bản chất.

    (4) Đây nói về quan hệ giữa Huyền Quang và nàng Điểm Bích. Vua muốn thử lòng Huyền Quang, sai nàng Điểm Bích đi trêu ghẹo. Bích vơ nói là gia đình bị tội, cần một số vàng để chuộc tội. Huyền Quang bèn cho một dật vàng. Điểm Bích cầm vàng về tâu vua, rồi thêu dệt ra nhiều chuyện. Vua ngơ Huyền Quang, song cuối cùng đã biết Huyền Quang là bậc chân tu trong sạch và trị tội Điểm Bích vì sai ngoa.

    25. VỊNH CHU VĂN AN

    Kinh tiết thanh tu khí phách đương, Dục tương chích thủ vãn đồi dương. Lôi đình bất tỏa cô trung phẫn,

    Lị vị do kinh khất ttảm chirong. Hạo khí đĩ bằng thiên địa bạch,

    Cao phong độc đối thủy son trường. Lâm tuyền cựu ước kim hà tại?

    Ván miếu duy dư tính tự hương.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    với CHU VẤN

    Là người tiết tháo cứng rắn giữ mình trong sạch và có khí phách

    dám đảm đương.

    Những muốn một tay kéo lại mặt trời sắp lặn.

    Sấm sét không át được sự phẫn nộ của bậc cô ưung,

    Ma quỉ còn khiếp sợ tờ sớ “xin trảm”.

    Chí khí to lón đã sáng tỏ cùng với đất ười,

    Phong cách cao thượng lại dài lâu cùng sông núi.

    Chốn suối rừng cũ ở ẩn theo nguyện ước, nay đâu rồi,

    ỉ;

    Chỉ còn tên họ thom lừng nod Văn miếu^^^

    Chú thích:

    (1) Ông người làng Thanh Đàm, huyện Thanh Trì (ngoai thanh Hà Nội), là một nhà giáo có tài cao, đức trọng, đã đào tạo dược nhiều người tài. Triều Minh Tông nhà Trần, ông được cử làm Tư nghiệp Quốc tử giám. Đến đòi Dụ Tông, nhà vua chơi bbi, trễ nải chính sự, ông can không nghe, bền dâng sớ xin chém bảy người nịnh thần (thường gọi là “Sớ thất trảm”. Không thấy trả lơi, ông liền treo mũ từ quan về ẩn h Chí Linh, về sau, nhiều lần nhà vua gọi ra làm quan, nhưng ông đều từ chối, và về ở ẩn núi Phượng Hoàng, huyện Chí Linh (nay thuộc tỉnh Hải Hưng). Ai cũng khen phong độ của ông cao thượng.

    (2) Sau khi ông mất, nguùi đời kính trọng ông, tặng ông thuy hiệu là Văn Trinh. Nhiều noi coi ông là bậc tiên hiền và đưa ông vào thơ ở Văn miếu vốn là noi thơ Khổng Tử và các tiên hiền của nhà Nho, ví dụ như văn miếu Văn Điền.

    26. VỊNH MẠC TRẠNG NGUYÊN

    Hải đông son thủy xuất chân nho, Niên thiếu tài danh mạo quả trừu. Đào lãng thiên tằng cao phân tâh, Hoàng hoa vạn lý ưáng trì khu. Phiến danh ký áp Cao Ly đảo, Tước giải hoàn giao tể tuứng ngu. Tế sự mạc phi cầu cổ tích,

    Liêu bằng đoản thập điếu tiền tu.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    VỊNH MẠC TDẠNG NGUYÊN^^)

    Sông núi Hải Đông sản sinh ra bậc chân nho,

    Tuổi trẻ tài danh, ít người sánh kịp.

    Đã vượt cao trên nghìn tầng sóng đào,

    Lại mạnh mẽ ruổi rong muôn dặm đi sứ.

    Việc chính danh cái quạt áp đảo sứ Cao

    Lời giải thích về giống chim sẻ làm rõ cái ngu của Te tướng^^)

    Những sự việc nhỏ nhặt không gì là không còn dấu vét,

    Tạm mượn bài thơ ngắn đê tỏ lòng nhớ tiếc bậc tiên hiền xưa.

    Dịch thơ:

    Tuổi fri tài danh mấy kẻ ,

    Châu nho nổi tiếng xứ Động kia.

    Ngàn tầng cửa tên đề hảng,

    Muôn dặm đường trường sứ ruổi xe Bắt sẻ vạch ngu quan Tể tướng,

    Quạt thư vượt trí sứ Cao Ly.

    Chuyện xưa nhổ nhặt đều còn cả,

    Nhớ bậc hiền xưa, mấy vận đề.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Mạc trạng nguyên: Chỉ Mạc Đỉnh Chi, người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải ỊỊiAig, đỗ trạng nguyên thời Trần Anh Tông.

    (2) Cả câu: khi ông đi sứ nhà Nguyên, nhân có nước ngoài dâng quạt, vua Nguyên muôn thử tài sứ thần các nước hền bảo mỗi người làm một bài vịnh. Sứ Cao Ly (Triều Tiên) làm xong trước, chỉ có bốn câu: “Uẩn long trùng trùng; Y Doãn, Chu Công; Vũ tuyết thê thê; Bá Di, Thúc Tề” (Nóng niỊC ngùn ngụt, được đắc dụng như Y Doãn, Chu Công; Mưa tuyết lê thê thì như Bá Di, Thúc Tề ở ẩn). Mạc Đĩnh Chi tuy cũng tứ ấy, nhưng bài đầy đủ hon;

    Lưu kim thước thạch, thiên dịa vi , Nhi ư thời hề: Y, Chu cự nho.

    Bắc phong kỳ xuy, , tuyết tái dồ,

    Nhĩ ư thời hề: Di, Tề ngã phu.

    Y! Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, Duy ngã dữ nhi hữu thị phù!

    (Nắng chảy vàng đá, trồi đất như Ib lửa,

    Lúc ấy, ngươi như ông Y Doãn, Chu công là bậc cự nho Gió bấc lạnh lẽo, mưa tuyết đầy đường,

    Lúc ấy, ngươi như ông Bá Di, Thúc Tề chết đói.

    Ôi! Dùng đến thì đem ra, không dùng thì cất đi,

    Chỉ có ta và ngươi, thân phận như thế mà thôi).

    Mọi người đều khen ngợi bai của Mạc Đĩnh Chi hay.

    (3) Cả câu: khi Mạc Đĩnh Chi vào phủ Tể tướng nhà Nguyên ở đây có bức trướng thêu chim sẻ đậu trên cành trúc, ông tưởng là sẻ thật chạy đến bắt. Mọi người cười, cho là quê mùa, ông hền xé rách con chim sẻ; mọi người lấy làm lạ, ông trả lồi: “Trúc là quân tủ', sẻ là tiểu nhân. Nay Tể tướng để sẻ thêu lên trên trúc, tôi sọ đạo tiểu nhân lớn lên, đạo quân tử mồn đi, nên xin vì ngài trừ bỏ.” Mọi người đều phục là nhanh trí.

    Tât cả các chuyện nói trong chú thích 2, 3 đều là truyền thuyết về Mac Đĩnh Chi.

    27. ĐIẾU ĐẶNG TẤT

    Bảo quốc tiêm cùu thỉ phất vôn (viên) Trạo qua cánh dục vãn càn khôn.

    VỊ vọng khẳng sử biên trần động,

    Kỷ tuyệt do linh chính khí tồn.

    Giản Định hà năng tíiành đại sự, Mộc Thành ninh bất quý trung hồn. Bô Cô khách hữu tần di tích,

    Thảm đạm giang biên nhật sắc hôn.

    (VHv 1814)

    Dịch xuôi;

    VỂNG DẶNG

    Ông thề không bao giờ quên việc giết giặc, cứu nước,

    Vung giáo, những muốn kéo lại đất trời.

    Neu chưa chết, há chịu đê cõi bờ mờ mịt cát bụi,

    Khi mất rồi, vẫn khiến cho chính khí còn lưu.

    Vua Giản Định sao có thê làm nên việc lớn?

    Giặc Mộc Thanh há chẳng thẹn với tấm lòng trung (của ông)? Đen Bô Cô, khách tìm vết tích còn lại,

    Bên sông thảm đạm trời đã về chiều.

    Chú thích:

    (1) Đặng Tất: một danh thần thời Hậu Trần đã có công phụ tá Giản Định đế Trần Ngỗi mưu việc đánh đuổi giặc Minh, được phong lam quốc công. Đầu năm 1409, ông đã chỉ huy quân Hậu Trần đánh trận Bô Cô (gần thị xã Ninh Bình) phá tan 10 vạn quân Minh, giết được Binh bộ thượng thư Lưu Tuy, đô ty Lữ Nghị. Tổng binh giặc Mộc Thạnh phải chạy trôn vào thành cổ Lộng (nay thuộc Ý Yên, Ha Nam Ninh). Sau đó ông bị Trần Ngỗi nghi ngb giết oan.

    28. VỊNH NGUYỄN HÀNH KHIỂN

    Phong vân tế hội hiệu trì khu,

    Bất nhẫn thuong sinh khát vọng tô.

    Dục trí cường Hồ tân thủ đoạn,

    Tận thu Đại Việt cựu dư đồ.

    Kình thiên sự nghiệp quang thiên cổ, Chấn thế thanh danh mãn cửu châu. Tảo thức công danh nan thiện xử, Hoàng son ung bạn xích Tùng du.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    VỊNH QUAN HÀNH KHIỂN HỌ NGƯỂN

    Gặp hội gió mây ông đã cố sức ruổi rong,

    Không nỡ để dân đen phải khao khát mong mỏi được sống lại! Muốn đem phương sách mới để diệt giặc dữ,

    Đê thu lại hết cơ đồ cũ nước Đại Việt ta.

    Sự nghiệp chống trời, sức sáng ngàn thuở,

    Tiếng tăm lừng lẫy khắp cả chín châu^^l Neu sớm biết công danh là con đường thật khó,

    Thì nên lên núi Hoàng sơn theo ông Xích Tùne đi chơi^^^

    Dịch thcr.

    Gặp hội phong vân gắng ruổi rong,

    Dân lành khắc khoải những chờ mong. Rắp đem mưu lược lui quân Bắc,

    Thu lại giang sơn rạng giống Hồng.

    Dậy đất, thanh đanh lìòig cõi giặc, Chống trời, sự nghiệp nức non sông. Công danh Vỉ biết khôn toàn vẹn,

    Thà sớtn đi theo bước Xích Tùng

    NGUYỀN VÀN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Nguyễn Hành khiển: túc Nguyễn Trãi đã từng giữ chức Hành khiển.

    (2) Chín châu: đây chỉ Trung Quốc (thời cổ đại gồm có 9 châu).

    (3) Xích Tùng: tiíc Xích Tùng tử, một nhân vật trong Thần tiên truyện. Thiên Lưu Hàn thể gia chép rằng: sau khi Tniomg Lương giúp Hán Cao tổ phá được Tần, diệt được sở, lập nên nhà Hán, ông bền theo Xích Tùng tử học phép “đạo dẫn” để tu tiên, nhưng mục đích chính là để tránh họa tàn sát công thần thuòmg xảy ra trong hch sử, nhất là lịch sử Trung Quốc.

    29. ĐỀ LƯƠNG TRẠNG NGUYÊN TỪ

    Tửng hác lăng tiêu trác bất quần,

    Đẩu Nam thanh giá hữu thùy luân. Châu khuynh vạn hộc từ nguyên khoát, Trận tảo thiên quân bút lục thần,

    Chí đại nhất thời vô sủng nhục,

    Tài cao thiên cổ thúc kinh luân.

    Vu nho vật đĩ bài uu thiểu,

    Đoan đắc kinh thiên động địa nhân.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    DỂ DỂN THỜ TDẠNG NGUYÊN HỌ LUCíNG

    Vượt chốn ngòi rãnh, vút lên tầng không, vòi vọi một mình,

    Danh vọng ông như sao Bắc Đẩu, tựa núi Nam Son, nào ai sánh kịp Nguồn văn mênh mông như muôn hộc châu tuôn,

    Sức bút thần diệu dường quét sạch ngàn quân Uong một ưận.

    Chí lớn, không cần đếm xỉa đến chuyện vinh nhục nhất thời; Tài cao, biết được mọi điều chính trị từ ngàn đời trước.

    Bọn nhà nho hủ lậu chớ thấy ông chèo hát mà coi thường, Chắc chắn đây là người đã làm kinh thiên, động địa.

    Dịch thcr

    Vượt lạch lên mây, chí khác vời,

    Núi Nam, sao Đẩu, một ngUM thôi. Châu tuôn muôn hộc nguồn văn lờn, Thể quét ngàn quân, mạch hút sôi. Chí lớn, nhục vinh nào chút bợn,

    Tài cao, kể lược suốt muôn đời.

    Nho gàn chớ vội chê chèo hát.

    Đúng bậc hiền năng chuyển đất trời.

    NGÔ LINH NGỌC dịch

    Chú thích:

    (1) Lương Trạng nguyên: tức Lương Thế Vinh, người làng Cao Phương (thuộc huyện Vụ Bản, Hà Nam Ninh) nổi tiếng là thần đồng. Năm 22 tuổi, ông đã đổ Trạng nguyên triều Lê Thánh Tông. Ông được giao phụ trách viện Hàn lâm, quán Sùng ván, và cục Tú lâm. Ông còn giữ chân Sái phu trong hội Tao Đàn. ông đã làm cuốn Đại thành toán pháp và soạn Hi phường phả lục.

    30. ĐỀ VŨ THỊ TỪ

    Khế khoát tam đông nhất tiết trinh, u hoài phân phó quỷ thần minh. Ngu phu bất biện vô căn bảng,

    Giả phụ phiên gia bất khiết danh.

    Kim nhật giang ba do hữu hận, Hà niên đăng ảnh thái vô tình. Lập từ tinh tiết hồn nhàn sự, Từ vị giai nhân tả bất bình.

    (VHv. 1864)

    Dịch xuôi:

    DỀ DỂN THỜ VŨ THỊ

    Xa cách ba đông vẫn một niềm trinh tiết,

    Nỗi nhớ nhung thầm kín chỉ bày tỏ với quỷ thần.

    Người chồng ngu không phân biệt được lời gièm vô căn cứ Chứng cớ về người cha hờ càng đeo thêm tiếng không trong sạch. Sóng sông ngày nay vẫn còn uất hận,

    Bóng đèn năm nao sao quá vô tình.

    Dựng đền thờ, biểu dương tiết hạnh, đều là những việc làm vớ vẩn, Lời thơ này vì người đẹp mà bày tỏ nỗi bất bình.

    Dịch thơ:

    Cách hiệt ha năm, một chữ trinh,

    Nỗi riêng thương nhờ thần minh. Chồng ngu tin vội lời đồn nhảm,

    Cha giả, gây thêm chuyện chang lành. Tiếng sóng hôm nay còn giận dữ,

    Bóng đen năm ^ quá tình.

    Giải oan, xây miếu làm chỉ nhỉ?

    Thơ viết ai tố hất bình.

    NGUYỀN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Đền thờ thị: đền thơ này ở bờ sông Hồng thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam Ninh. Theo Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, đền thơ này thơ nàng Vũ Thị Thiết. Nàng có chổng là Truơng

    sinh. Khi có mang thì chồng phải đi lính. Sau sinh con trai là Đản, mỗi tốỉ thắp đền lên, nàng lại chỉ bóng mình trên vách mà bảo là “cha đấy!”. Khi Truông sinh trở về con nhỏ không nhận và nói; “Cha Đản cứ tối mới về, mẹ đi đâu, cha đi đấy, ngồi cùng ngồi, nằm cùng nằm”. Truong sinh nghe vậy, nghi vợ đã có tình riêng với người khác, mắng nhiếc vợ tàn nhẫn và đuổi đi. Vợ phân trần mãi không được, phải đầm đầu xuông sông tự vẫn. Một đêm, còn hai cha con với ngọn đền, bé Đản chỉ bóng cha trên vách, bi bô “cha đấy!”. Lúc ấy Truong sinh mới biết là vợ bị oan, bền cúng giải oan cho vợ. Người sau thương nàng oan khuất nên lập đền thb, ngày nay vẫn cồn, tục gọi là miếu bà Truông, ở địa phận làng Truông Xá huyện Lý Nhân.

    31. PHẠM LÃI Dư NGŨ Hồ

    Công danh nghịch liệu xử luông nan, Nhất trạo qui lai nhiệm thích nhàn.

    Phóng lãng tam sinh phong nguyệt khách, Bình chuông vạn tuọng thủy vân gian. Càn khôn tiếu ngạo hồn vô tích,

    Ngô Việt doanh thâu tông bất quan.

    Vật luận cung tàng, cao tnióc nhõn,

    Tiên tung kim cô diêu nan phan.

    (VHv 1964)

    Dịch xuôi:

    PHẠM LÃI CHa NGŨ Hổ

    Đường công danh, đoán tniớc là ở lại cũng thực khó, Một mái chèo trở về, mặc sức thanh nhàn.

    Buông thả cuộc đòi, làm khách trăng gió,

    Phẩm bình mọi vẻ ở chốn nước mây.

    9.9.ỈÌ

    Cuời ngạo đất trời, không để lại vét gì,

    Sự thua được Ngô - Việt đều không dính đến.

    Chẳng phải bàn về việc chiếc cung bị bỏ, tầm mắt nhìn cao,

    Từ xưa tới nay bước chân bậc tiên ấy, mờ mịt khó theo.

    Chú thích:

    (1) Phạm Lãi: người thời Xuân thu, theo giúp Việt vương Câu Tiễn hơn 20 năm, cuối cùng diệt được nước Ngô, được phong thuọng tuóng quân. Thấy Câu Tiễn là nguôi khó thể chung vui khi thắng lọi, Phạm Lãi bỏ đi, thay đổi tên họ mà đến đất Đào, chuyên việc kinh doanh, trở thành cự phú, tự xxmg là Đào Chu công.

    (2) Chiếc cung bị bỏ: nguyên văn “cung tầng”, rút từ một câu nói của Phạm Lãi gửi Văn Chủng, quan đại phu nước Việt trước khi bỏ quan đi: “Giáo thô” tử, tẩu cẩu phanh; Cao điểu tận lương cimg tầng” (Thỏ rùng chết thì mỗ chó săn; chim rừng hết thì bỏ cung tốt) để nói việc các vua chúa thường hãm hại công thần khi đã xong công việc.

    32. LÝ BẠCH ĐlẾư NGAO

    Phù thế công danh nhất vũ mao,

    Điếu ngao giang thuọng chí hà cao! Bạch câu xuất một xuyên thâm quật, Hồng tuyến tung hoành áp nộ đào.

    Vạn cổ giang son quy tửu hứng,

    Củu thiên phong nguyệt động ngâm hào Ky kình, tróc nguyệt hoang đường sự, Thiên co kinh nhân khí khái hào.

    (VHv. 1864)

    LÝ BẠCH CÂU DÙA ỒIỂN^^)

    Coi công danh trên cõi phù thế như một mẩy lông, về câu rùa trên sông, chí khí sao mà cao cả, !

    Lưỡi câu trắng ẩn hiện xuyên hang sâu thẳm,

    Đây đó ngang dọc đè làn sóng giận dữ.

    Hứng rượu thu cả núi sông muôn thuở,

    Thơ hùng lay động gió trăng chín tầng trời.

    Cưõi cá kình, tìm bắt trăng, tuy là chuyện hoang đường,

    Nhưng khí phách hào hùng đó còn nghìn đòd làm cho người ta

    thán phục.

    Dịch thơ:

    Thể ỉợi xem thường tựa mẩy lông, Câu ngao ngọn sóng chí bay tung Tỏ mờ’ lưỡi bén lùa hang thắm, Ngang dọc dây giăng dẹp sống trùng. Non nước ngàn xưa vào rượu hứng, Gió trăng chín cõi nức thơ hùng. “Cưõi kình, đuổi nguyệtđM thêu dệt, Muôn thuở nay còn kính trọng ông.

    ĐỖ HUY VINH dich

    Chú thích:

    (1) Bạch: nhà thơ nổi tiếng đòi Đường Trung Quốc, là người tính phóng khoáng. Khi vào yết kiến quan Tể tướng, ngoài phong thơ đề; “ Bạch, khách câu rùa hể”. Ngồi nói chuyện, quan Tể tướng hỏi: “Tiên sinh câu rùa biển, lấy gì làm dây câu?”. Lý Bạch đáp: “Tôi lấy gió sông thoải mái tâm tình, lấy trồi đất tung hoành ý chí, lấy cầu vồng làm dây tơ, lấy mặt trăng làm lưỡi câu...”.

    (2) Theo truyền thuyết, khi Lý Bạch chết ở Đương Đồ, người ta trông thấy ông nhẩy xuống sông ôm vừng trăng, cưỡi cá kình đi mất.

    33. VỊNH NHẠC vũ MỤC

    (*)

    Sổ hàng kim tự đáo quân trung,

    Thập tải hùng tâm nhất nhật không. Thiên địa hà tâm lim ngọc CỐI,

    Giang son hữu lệ đáo Hoàng Long. • Không lun nhân thế vô cùng hận, Uổng phí sa trưòng kỷ độ công.

    Đáo để anh hùng tâm tự bạch,

    Bách niên thùy nịnh cảnh thùy trung.

    (Theo TVNK)

    Dịch xuôi:

    »

    Dịch thơ:

    vpĩ NHẠC VŨ MỤỚ^)

    Mấy dòng chữ kim bài đưa đén dinh quân,

    Tấm hùng tâm trong mười năm trời, một ngày uổng hết.

    Trời đất nghĩ sao mà đê lại cây cối có nấm ngọc ở bên điện vua*”l Sông nói cũng phải roi lệ khi nghĩ đến lòd hẹn uống rượu ở

    Hoàng Long*^’.

    Luống đê lại một mối hận vô cùng cho nhân thế,

    Mất không công lao bấy lâu ở chốn sa trường,

    Rốt cuộc chỉ có khách anh hùng tự lòng biết lòng,

    Trăm năm ai là nịnh và ai là trung?

    Kim bài mấy chữ tới quân tiling, Chí cả mười năm một sờm ìõiông. Trời đất nỡ sinh điềm ngọc cối,

    Non sông còn tiếc hẹn Hoàng Long. Trăm năm nhân thể còn mang hận, Mấy độ sa trường những uổng cõng.

    Chỉ khách anh hùng lòng , ở đừi ai nịnh vời ai trung?

    HOÀNG TẠO dịch

    Chú thích:

    (1) Nhạc Mục: tức Nhạc Phi, người đời Nam Tống. Lúc ấy Nam Tống bị nước Kim xâm lược. Trong triều đình chia thành hai phe: phe Tần cối chủ trưoưg đầu hàng, phe Nhạc Phi chủ trương đánh. Tần cối giả mệnh vua, một ngày hạ 12 đạo kim bài bắt Nhạc Phi đem quân về, lần cuối cùng Nhạc Phi than rằng: “Công lao mười năm, một ngày bỏ đi”, rồi đem quân về, liền bị Tần cối bỏ ngục rồi giết đi. Sau này Nhạc Phi đưọrc truy phong là Vũ Mục Vương.

    (2) Cáy côi nấm ngọc: tục truyền cuối đời Bắc Tống, bên điên vua Huy tông có cây cối sinh nấm ngọc, người ta cho đó là điềm Tần Cối được trọng dụng để làm mất nhà Tống. Tần cối vốn làm quan đồi Bắc Tống, bị nước Kim bắt rồi lại tha về, được làm tể tướng Nam Tống, vì thế cối rất thân Kim.

    (3) Uống rượu Hoàng Long: Trong khi cầm quân đánh Kim, Nhạc Phi có hẹn với tướng sĩ rằng “Phải đánh thẳng đến Hoàng Long (kinh đô nước Kim) sẽ cùng nhau uống rưụu mừng thắng trận

    34. VỊNH TRẦN HẬU CHỦ

    Kinh doanh lâu các lãm son hồ,

    Đạt đán hàm ca hứng bất cô.

    Đuong nhật nguyệt hoa lâm Kết Ỷ,

    Hà thời mi lộc đáo Cô Tô?

    Truông giang khoảnh khắc nhân phi độ, Cô” quốc thê luông cảnh đĩ thù.

    Khả hận nhất thân táng tỉnh khứ,

    Từ chuông hiệp khách khẳne lòng vô.

    VỊNH TDẨN HẬU CHỦ^^^

    Xây dựng lầu gác, muốn thâu tóm cả cảnh núi non sông hồ,

    Rượu hát say sưa thâu đêm suốt sáng không chán.

    Ngày đó trăng hoa lên lầu Ket Ý,

    Bao giờ huơu nai đến được đài Cô Tô?

    Sông Trường giang, quân giặc đã “bay” qua trong chóc lát Nước cũ, cảnh vật đã biến đôi thành thê luxmg.

    Đáng giận một thân bị vùi dưới giếng

    Nào bậc hiệp khách, nào bạn văn chương, có ai chịu theo không?

    Dịch tho:

    Gác lầu thâu tóm cảnh sông hồ,

    Đàn hát say sUa, đêm rượu thâu.

    Cứ việc trăng hoa lên Kết Ý,

    Đời nào muông thú đến ?

    Trương gang khoảnh khắc giặc tràn ngập, Cố quốc thê lương, cảnh dãi dầu,

    Giận lấy một thân vùi đáy giếng Văn chương hiệp khách ai đâu?

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Trần Hậu Chủ: ông vua cuối cùng nhà Trần (Trung Quốc) nổi tiếng về tửu sắc, xa xỉ. ông ta cho xây ba cái lầu rất nguy nga: lầu Lâm Xuân cho mình, lầu Kết Y cho Truong Quí Phi, lầu Vọng Tiên cho hai phi tần khác. Lầu trang điểm bằng vàng bạc, châu báu, dutái lầu xếp đá làm núi giả, đào đất lấy nước làm hồ. Hàng ngày, hai nguôi ván nhân vào hầu tiệc gọi là “hiệp khách” cùng các phi tần yến ẩm, không hỏi gì đến triều chính.

    (2) Đài : noi ở của vua Ngô Phù Sai thời chiến quốc bị Việt Vuong Câu Tiễn đánh phá. Khi quân Tùy sắp vuọt Truông

    giang đánh Trần, một triều thần của Hậu chủ đã lấy lơi của Ngũ Tử Tư nói với Ngô Phù Sai mà khuyên can Hậu chủ: “Nếu bệ hạ không mau hối cải thì tôi sợ hươu nai xéo lên đài Cô Tô mất”.

    (3) Cả câu: Hậu chủ thường tự hao “Sông Truòmg giang l'a cái hào của trời ngăn chia phương Bắc và phương Nam, quân địch làm gì có cánh mà bay sang được”, cả câu nói về việc quân Tùy vượt sông Trường Giang đánh vào kinh đô nhà Trần.

    (4) Cả câu: nói việc quân Tùy đánh đến, Hậu chủ vội chạy xuống một cái giếng khô. Quân Tùy lấy đá lấp giếng, nghe thấy có tiếng kêu ở dưới mới thả dây xuống kéo lên thì là Hậu Chủ cùng với hai phi tần nữa.

    c. Lộ TRÌNH

    35. VỌNG KHOÁI CHÂU HỮU CẢM

    Tỉnh ấp giang khê bất cải di,

    Phong quang tích thị giác kim phi. Kính hoang tưòng đảo hoa dung xú, Dã khoáng yên hy thảo sắc phì. Đoạn tục cùng thanh triền cổ tự,

    Ni nam yến tử lộng tà huy.

    Ký thanh bồ ưạch ai minh nhạn,

    An tập quy lai hụu kỷ thì?

    (VHv 1864)

    THẤY KHOẢI CHÂU MÀ CAM xúc

    Làng mạc sông ngòi không đổi thay gì,

    Quang cảnh xưa thế mà nay đã khác cả.

    Ngõ hoang, tường đổ, dáng hoa còi cọc,

    Đồng không, khói lửa ít, màu cỏ xanh om. Tiếng dế kêu đứt nối quanh ngôi chùa cổ,

    Đàn én kêu ríu rít vờn giỡn ánh chiều tà.

    Nhạn gửi tiếng kêu buồn trong đầm lầy cỏ lác, Bao giờ mới lại quay về yên tô, vui đàn?

    Dịch thcr.

    Xóm quê hến vẫn đây ,

    Quang cảnh sao gicf khác han xưa. Tưừng sập, ngõ hoang, hoa rượi, Đổng không, cổ ngập khói lưa thưa. Dể kêu rền quanh chùa cổ,

    Én liệng chơi voi giỡn bóng .

    Tiếng nhạn hên đầm nghe não nuột, Ngày về yên ấm biết bao giờ?

    MAI ANH TUẤN dịch

    (*)

    36. PHONG DOANH LỘ THƯỢNG NGỘ vũ

    Phong Doanh xuân vũ lộ,

    Nê ninh bất kham hành.

    Vụ tận thiên thôn bạch,

    Vân liên viễn tụ thanh.

    Hiểu mai thiên lý dịch,

    Vãn thụ cô” viên tình.

    Khởi bất dục cao ngọa, Hoài an thực bại danh.

    (A.1515, YĐ)

    Dịch xuôi:

    TDÊN DƯỜNG PHONG DOANH GẶP MƯA

    Đường Phong Doanh trong mùa mưa xuân,

    Lầy lội bước đi chẳng được.

    SưoTig mù tan hét trông thấy rõ các xóm làng,

    Mây liền với dãy núi xa, một màu xanh ngắt.

    Mai sớm nở bên trạm đường nghìn dặm,

    Cây chiều gợi tình nhớ quê nhà.

    Há không muốn nằm khểnh nghỉ ngoi,

    Song lại nghĩ, tạm bợ cầu an thực cũng mang tiếng.

    Chú thích:

    (1) Phong Doanh: tên một huyện xưa, nay thuộc nuyện Ý Yên, tĩnh Ha Nam Ninh.

    37. DỤC THÚY SƠN'*'

    Vạn cổ thanh son tại Hà niên Dục Thúy danh?

    Cô thành thiên nhận lạc,

    Nhất tự bán giang bình.

    Tuệ Viễn kim hà xứ?

    Thăng am thuọng hữu minh, Tà dương hoài cổ ý.

    Tam luông mộ cầm thanh.

    (A.1515, YĐ1)

    NÚI DỤC THỦY^^)

    Muôn thuở non xanh đã có rồi,

    Năm nào mới đặt tên là Dục Thúy?

    Tòa thành chơ vơ trên cao ngàn nhận,(^^ Một ngôi chùa nhô ra giữa dòng sông. Nhà sư Tuệ Viễn bây giờ ở đâu^^^

    Am ông Thăng Phù vẫn còn bài minh Bóng tà gọi lên những ý tình hoài cổ, Thánh thót đôi ba tiếng chim chiều.

    I

    Chú thích:

    (1) Dục Thúy: tên một ngọn núi ở thị xã Ninh Bình, bên hơ sông Đáy. Nguyên là Băng Sơn, đến đời Trần, Trương Hán Siêu mới đổi tên là núi Dục Thúy.

    (2) Tòa thành: đây chỉ tba thành Ninh Bình thơi Nguyên, xây vắt vào núi Thúy. Cho nên núi này lức đó còn có tên là Hộ thành sơn.

    Ngàn nhận: “nhận” là một đơn vỊ đo chiều dài thời cổ. Đây chỉ có ý nói khá cao.

    (3) Tuệ Viền: tên một cao tăng từng tu ở chùa Non Nước trên núi Dục Thúy.

    (4) Thăng Phù: tên tự của Trương Hán Siêu lúc về già ở ẩn tại núi này. ông có làm bài Kỷ tháp Linh Tể. Bài ký còn khắc trên núi Dục Thúy. (Xem thêm chú thích bài Vịnh Trương Hán Siêu h trên).

    38. MIÊU TỬ SƠN

    Thủy lứiiễu duong tràng cửu khúc oanh, Bình lâm Miêu Tử nhất son thanh.

    Cận liên thành xã như khu thử,

    Phủ hám giang lưu dục bộ kình.

    Không tế nha nhai liên vụ hắc,

    Cô thuyền đăng hỏa cách giang minh. Phẩm đề bất tận thiên nhiên thú,

    Vạn cô vân yên thảo thụ bình.

    (A. 1515, VHv 1864, YĐ1)

    Dịch xuôi:

    MỦI CON MÈƠ‘>

    Sông quanh co chín khúc như ruột dê;

    Chảy bằng lặng đến núi Con Mèo, núi xanh xanh một ngọn. Sát liền làng mạc, y như rình đuôi chuột,

    Cúi nhìn dòng nước, có vẻ muốn bắt cá kình.

    Ngọn núi tiếp giáp tầng không, lẫn ương làn sương mịt mù, Ánh lửa đèn con thuyền đơn độc, bên kia sông lóe sáng. Không bút nào tả hết được cảnh đẹp thiên nhiên,

    Mà muôn thuở vẫn là cảnh mây khób cỏ cây bằng lặng.

    Dịch thơ:

    Sông uốn ruột chín kìtúc quanh,

    Núi Con Meo ấy một hòn xanh.

    Ghé bên làng xóm y rình chuột,

    Cúi xuống dòng sông tựa bắt kình.

    Lưng núi mịt mờ làn khói tỏa,

    Bên sông le ỉói ánh đèn mành.

    Thiên nhiên, hứng bút sao đề hểt, lOiói cỏ, mậy cậy, rạn thuở tình.

    NGUYỀN VẢN HUYỂN dịch
     
    tducchau thích bài này.
  17. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P12
    :rose:


    (1) Núi Con Mèo: ò thôn Bồ Xuyên, huyện Yên Mô (nay thuộc xã Yên Thành, huyện Tam Điệp, tỉnh Hà Nam Ninh). Đặt tên như thê vi núi có hình thù giông con mềo ngồi.

    39. KHÔNG LỘ CẨư KHAU - I

    Son ủng tam biên nhất lộ hoành,

    Minh không cẩu khẩu thị truyền danh. Bạch nham huyền thụ đuxmg không bích, ư cốc hồi phong tận nhật minh.

    Xảo cục đa nhân hồng tạo thiết,

    Co tâm bất tự lão thiền sinh.

    Như tuong huyễn thuyết vi chân sự,

    Thí khán côn bằng hóa bắc minh.

    (A. 1515, YĐ1)

    Dịch xuôi:

    MỆNG DÓ KHỔNG LỘ - I

    Ba phía là núi, một con đường đi ngang,

    Người đời gọi tên là miệng đó ông Minh Không^*l Cây treo trên vách núi trắng, xanh biếc tầng không. Gió vòng quanh hang tối, vi vu cả ngày.

    Cảnh vật khéo lạ phần lớn do tạo hóa vĩ đại bày đặt, Lòng cơ xảo chẳng phải do ông sư già sinh ra.

    Nếu như coi những điều huyền hoặc làm sự thực,

    Thì hãy xem chuyện cá côn, chim bằng ở biên Bắc^^l

    Ba bề núi ngắt một đường ngang,

    Miệng đó Minh Không, tên ràng.

    Lưng núi biếc cây treo vách đả Suốt ngày gió lượn quanh hang.

    Sửa sang cảnh ấy ảo ông tạo,

    Đom đặt lòng đâu tại ỉão tăng.

    Còn khối chuyện thành chuyện thật, côn xưa đã hóa chim bằng.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Miệng ông Minh Không: Nguyễn Minh Không còn có sách chép là Dương Không Lộ (hoặc Khổng Lộ) quê ở Điềm Giang (nay thuộc huyện Hoa Lư, Hà Nam Ninh) là một thiền sư nổi tiếng thơi Lý. Tương truyền ông rất giỏi pháp thuật. Có nhiều truyền thuyết về các dấu tích của ông ở khá nhiều noi mà “miệng đó” lầ một loại. Có lẽ bai này viết về miệng đó trên con đường Tam Điêp - Nga Sơn. (Riêng Nguyễn Khuyến đã có ba bài về “Miệng đó Không Lộ”, đây chỉ lấy một).

    (2) còn, chim bằng: sách Trang Tử, thiên Tiêu dao du: “Biển Bắc có con cá lớn gọi là cá côn, dài mấy nghìn dặm. Cá côn hóa ra chim bằng, lưng cũng dài mấy nghìn dăm”. Từ truyện hoang đường này, người ta dùng hình ảnh “cá côn, chim bằng” đê nói về chí lớn vùng vẫy, vươn lên.

    ớ đây, ý nói: truyền thuyết “Miệng đó Khổng Lộ” tuy hoang đường nhưng vẫn có ý nghĩa, giống như truyện “cá côn, chim băng”.

    Thử huơng thủy thạch lâm tuyền địa. Tiền đại y quan lễ nhạc đình Đồng tính vô nhân mi lộc ngọa, Nguyên điền hữu vũ thử miêu thanh. Bá vuong hung phế đẳng nhàn sự, Kim cô vãng lai nhân thế tình.

    Trù trưang kiều đầu tần diểu vọng, Vân yên thụ tế nhất cầm thanh.

    (A. 1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    TCÊN CẨU BỐ VỆ, CHẠNH NHỚ TDUYỆN XUA*')

    Làng này là đất có đủ suối rừng, non nước,

    Chính là chốn mũ áo, lễ nhạc của triều trước.

    Ruộng bờ nay không bóng người, chỉ có huưu nai nằm, Đồng ruộng được mưa, lúa mạ đều xanh tát.

    Sự nghiệp bá vương thịnh rồi suy, là chuyện gác ngoài tai; Xưa qua nay lại là tình người đời.

    Đứng đầu cầu, nhìn ra xa, lòng buồn man mác,

    Trong đám cây lẫn mây mù, vẳng một tiếng chim kêu.

    Dịch thơ;

    Ăt đất đèn đài nghi ỉễ ,

    Nay nơi rìùig núi, suối idle rồi.

    Bãi bờ người vắng, hươi nai nhởn, “Đồng ruộng mưa nhuần, lúa mạ tươi. Còn mất tình đũi đau quặn dạ,

    vương sự thể, gác ngoài tai.

    Đầu cầu, xa ngắm thêm buồn ,

    Mây khói vương c^, tiếng hạc tr'ơi.

    NGUYỀN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Cầu Bồ Vệ: quen gọi cầu Bô, thuộc huyện Đông Son, gần thị xã Thanh Hóa.

    41. NGỌC NỮ SƠN

    Ngọc nữ bất tri hà xứ khứ,

    Son danh Ngọc Nữ độc thiên thu. Nham không hiểu vụ nhan như họa, Thạch áp sơ suong cốt dục cù.

    Mã chử lâu đài Lê thị miếu.

    Tuọng phong vân thụ Trinh gia châu, Nga mi mạc hiệu đăng lâu húng,

    Đa thiểu xuân phong oán Mạc sầu.

    (A.1515, YĐ1)

    Dịch xuôi:

    NÚI NGỌC

    Người ngọc không biết đã đi đâu mắl?

    Chỉ có tên núi Ngọc Nữ còn luu đến ngàn thu! Vách núi không mây mù sớm, dáng dường như vẽ. Đá núi đè làn sương mờ, cốt cách mảnh mai.

    Lâu đài bén Mã là miếu vua Lê^”^,

    Cây, mây núi Voi là bãi họ Tộnh^^^.

    Người đẹp chớ bắt chước thú lên lầu,

    Gặp gió xuân về, ít nhiều lại oán nàng Mạc sầu^^^

    (1) Núi Ngọc Nữ: b Bô Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trong mạch núi La Hán. Núi nhỏ trông xa giống hình nguôi con gái.

    (2) Miếu nhà : vua Lê Thánh Tông đi tuần phương Nam, qua đó có làm bài thơ quốc âm cho khắc vào vách đá và dựng chùa Đại Bi, trong có tượng Phật và tạc chân dung nha vua.

    (3) Núi Voi: ở Bất Quần, huyện Quảng Xvtơng có một núi đá giữa đồng bằng như hình đầu voi. Trước kia trạng nguyên Trịnh Tuệ dựng nhà học duTDÌ núi này.

    (4) Câu này lấy ý trong bài Khuê oán của V\iong Xương Linh thời Đường,tả người đàn bà trẻ ngày ngày trang điểm lên lầu, chợt thấy xuân về trong lòng hối hận đã để chồng đi xa. Mạc sầu là tên một cô gái thời xưa, vui tính và hát hay.

    42. GIÁP GIANG<*'

    Giáp giang ưùng lai lộ,

    Tà dương nhất trạo khinh. Quần âu nhập dạ hắc,

    Viễn tụ bán không thanh. Phong cấp kinh ngư đĩnh, Sa thâm ưệ khách trình.

    Lữ hoài vô liểu xứ,

    Tận nhật hải đào thanh.

    (A.1515, YĐ1)

    Dịch xuôi:

    ỒÔNG GĩÉp(^)

    Lại qua đường sông Ghép lần nữa,

    Một mái chèo boi nhẹ duới bóng tà dương.

    Đàn cò bay về trong đêm tối,

    Ngọn núi xa xanh ngắt nhô lên lưng trời.

    Gió giật, thuyền đánh cá khiếp sợ,

    Cát nhiều làm chậm trễ hành trình của khách.

    Điều làm cho kẻ lữ thử buồn nhất,

    Là suốt ngày nghe sóng biển gầm.

    Chú thích:

    (1) Sông Ghép: chảy qua huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

    43. DẠ SƠN MIẾU<*'

    Tranh chiến hà niên cục đĩ tàn, Lâu đài không tại bán son gian. Loa thành hung phế cơ tiên định, Quy trảo tồn vong sự bất quan. Mai dịch khách lai phi tiróc hiệp, Tùng lâm vũ quá mộ nha hàn.

    Bá vuong sự nghiệp thiên thu hậu, Yên thụ thuxMig mang nhất Dạ son.

    (A.1515, YĐ1)

    Dịch xuôi:

    DỂN TDÊN NÚI DẠ

    Cuộc chinh chiến năm xưa đã lâu rồi,

    Lâu đài còn trơ lại trên lưng chừng núi.

    Việc thịnh hay suy ở Loa thành do cơ trời đã định trước^-^. Cái móng rùa còn hay mất, chẳng liên quan gì^-^l Khách qua dặm mai đến, đàn công dạn nguời,

    Mưa dội rừng thông, con quạ chiều rét mướt.

    0<K>

    Sự nghiệp bá vutmg sau nghìn năm,

    Chỉ thây quả núi Dạ, khói cây man mác.

    Chú thích:

    (1) Núi Dạ: tiíc núi Mộ Dạ thuộc tỉnh Nghệ Tỉnh, còn gọi là núi Cuông. “Cuông” theo tiếng địa phương là con công. Tục truyền ở noi này xua có nhiều công, nên gọi thế. Trên núi có đền thb vua An Duong Vuong, cũng gọi là đền Cuông.

    (2) Loa thành: túc thành cổ Loa do An Dixơng Vuông xây, thành hình xoáy trôn ốíc, nên gọi thế. Di tích này còn ở xã cổ Loa, ngoại thành Hà Nội.

    (3) Móng rùa: tục truyền An Duong Vuong được thần Rùa vàng (Kim Quy) cho một cái móng để làm lẩy nỏ, bắn một phát chết hàng vạn tên địch. Triệu Đà phuong Bắc đem quân xâm lược nước ta bị thua, liền lập muu giảng hba, cho con trai là Trọng Thủy đến ở rể rồi lừa My Châu đánh cắp nỏ thần. Do đó An Duong Vuong thua trận. Theo truyền thuyết, khi đến vùng Mộ Dạ, An Duong Vuong rút guom chém My Châu rồi nhảy xuông biển tụ tận. (Có thuyết nói, ông được thần Kim Quy lam phép rẽ nước đua xuống thủy phủj.

    44. QUÁ LƯỠNG TRẠNG NGUYÊN TỪ

    Bách lim đông há chúng phong hoành, Huong hỏa song từ ỷ lộc quynh,

    Khoa hoạn nhất gia phi ngẫu đắc,

    Văn chuông kỳ khí tự nhiên linh. Hoàng trần vũ đoạn son khê tĩnh,

    Bích thụ nhân hy quán hạc minh.

    Hoài tích cánh đa kim nhật cảm,

    Bán sinh lao lục vị thành danh.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    QUA HAI DỀN TDẠNG NGUYÊN^')

    Dịch xuôi:

    Trăm dòng sông đổ xuống phía đông, dãy núi chắn ngang, Hai ngôi đền lửa huơng thờ cúng đứng tựa vào cửa rừng. Một nhà hai anh em đỗ đạt, không dễ gì có,

    Bậc văn chương có kỳ khí, linh thiêng là lẽ tự nhiên.

    Mưa quét bụi vàng, núi khe phang lặng,

    Cây biếc vắng người cò vạc kêu ran.

    Nghĩ đến người xưa, nay càng cảm xúc.

    Nửa đòi lận đận mà chưa nên danh vọng gì.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch thơ;

    Trăm sông xẻ núi về Đông,

    Hai đền đứng tựa cửa rừng ngất hưmg.

    Anh em cùng chiếm bảng vàng,

    Văn hùng khí ỉạ, lẽ thưừng hiển linh.

    Mưa về lắng bụi non xanh,

    Vắng ngUỉri, chim chốc đầu cành ríu ran.

    Ngẫm người trạnh đến thân,

    Nửa đời lận đận chưa nên phận .

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Hai dền Trạng nguyên: tức là hai đền Thần Đầu ở thôn Đầu, huyện Anh, tỉnh Nghệ Tĩnh. Đây là đền thơ hai anh em Lê Quảng Chí và Lê Quảng Ý, sông vào đời Lê Thánh Tông. Hai người cùng học giỏi, đỗ cao. Lê Quảng Chí đỗ bảng nhãn, làm đến chúc Đông các đại học sĩ, được truy tặng Thuợng thư. Lê Quảng Ý đỗ tiến sĩ, làm đến Hàn lâm viện, kiêm lĩnh tú thành binh mã, tước quận công. Gọi đền Trạng nguyên là do nhân dân tôn xưng.

    45. GHẾ GIANG CHU HÀNH

    Thanh do son ngoại Chế giang đầu, Phong vũ tiêu tiêu thiên địa thâu Bích thủy viễn hàm thiên lạc diệp, Khê hoành trim xiết nhị tam châu. Khuông cùng loạn thác y tân yển, Âu lộ quần phi thất cô” châu.

    Hà nhật cánh liên đồng chí ẩm? Đăng tiền cộng thoại tráng niên du.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    DI THUYỀN TDÊN ỒÔNG OffiC)

    Xanh ngắt một màu, từ đầu dòng sông Chế phía ngoài núi, Mưa gió tiêu điều, trời đất vào thu.

    Nước biếc xa chứa hàng ngàn lá rụng,

    Suối ngang chen chúc vài ba con thuyền.

    Dế, bọ hung, làm loạn xạ, dựa vào đập mới,

    Con cò con vạc, bay từng đàn, vì mất bãi cũ.

    Ngày nào lại uống rượu với bạn đồng tâm?

    Trước đèn cùng nói chuyện cuộc đi thuyền thuở trẻ.

    Chú thích;

    (1) Sông Chế: ở Tây ngạn sông Lam, cạnh núi Hồng Lĩnh, thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh, thời trước đường thủy, bộ vào Nam đều qua đây.

    46. QUÁ HOÀNH SƠN

    Nhất đòi Hoành sơn thiên địa gian, Khách trình thu tứ tại cầm tôn, Huyền nhai khê thị bán không thủy, Phù hải son như nhất điểm ngân. Đao chủy hữu đào kinh khách đĩnh, Nguu son vô thụ ẩn hàn thôn.

    Ninh công cô” lũy lư hà ngoại,

    Đối thủ kim nhân dục đoạn hồn.

    (A.1515, YĐ1. THT)

    Dịch thcr.

    Dịch xuôi:

    Một dãy đèo Ngang giữa trời đất mênh mông,

    Tứ thu trong cuộc đi ở cây đàn, chén rượu.

    Suối treo lơ lửng lưng chừng vách đá,

    Núi như chút sẹo nổi giữa biên ỉchơi.

    Thuyền qua lại nghiêng ngả giữa mỏm Đao nôi sons, Thôn xóm vắng lặng náu duới non Ngưu trụi cây. Ngoài lũy cũ Ninh công chỉ có lau lách,^'^

    Cảnh ấy, người nay nhìn mà tan nát cõi lòns.

    Trời đất một vùng, núi chắn n^an^, Rượu đàn mượn giải nỗi đưừng trường. Suối treo non biếc phen dòng bạc.

    Đảo nỗi kìiơi xanh vết sẹo loang.

    Sóng mỏm Đao kinh thuyền mái lạ. Bóng đồi Ngiùi dấu rặng tre làng,

    Lũy ông Ninh rậm lau àing lách.

    Cảnh ấy, người đây luống đoạn trường.

    NGUYỀN VÃN HUYẾN dịch

    Chú thích:

    (1) Đeo Ngang: là một nhánh của dãy Trtròmg Sơn dâm ngang ra biển, noi giáp giói hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình trước đây.

    (2) Ninh công: tức Ninh quận công Trịnh Truyền (con út Trịnh Tráng) được cử đem quân vào đánh chúa Nguyễn, thoi Trịnh - Nguyễn phân tranh. Tương truyền Ninh quận công đắp lũy ở đây. Nhưng Đại Nam nhất thống chí có ý ngơ là không phải khi tra cứu Lê sử. Sách có dẫn câu thơ của Bùi Dương Lịch trong bài Hoành Sơn: “Cô” thành Lâm Âp trúc” (thành cũ do Lâm ấp đắp, v'a sách Việt sử ngoại kỷ cho rằng chúa Lâm Âp là Phạm Văn đắp từ thơi nhà Hán đô hộ.

    47, QUÁ TỒN GIANG

    Tái quá Tồn giang độ,

    Tiêu sầu tứ dĩ thu.

    Hàn đào minh hải khẩu,

    Hiểu vụ bạch son đầu.

    Tuế nguyệt qui song mấh, Giang hồ nhập biển chu.

    Văn nhân đa biệt lệ,

    Hà độc hôi đăng lâu.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    QUA ỔÔNG

    Nay lại qua bến đò sông Tồn, Trời về thu, nỗi buồn dằng dặc. Sóng lạnh gào ngoài cửa biển, Suơng sớm trắng trên đầu non.

    Năm tháng về với hai mái tóc,

    Sông hồ vào một lá thuyền nhỏ.

    Văn nhân vốn nhiều nước mắt thuxmg đau, Đâu chi riêng hận chuyện lên lầu.

    Chú thích:

    (1) Sông Tồn: lẽ là sông Ron, thuộc tỉnh Quảng Bình chảy ra của Ròn.

    48. QUÁ QUẢNG BÌNH QUAN

    Truông thành xúc xúc ỷ vân đoan, Lâu liễu tầng tầng hám bích loan. Son tự Đâu Mâu bàn nhị trạch,

    Thủy quy Nhật Lệ tính quần than. Bình lâm tứ vọng bạch sa khỏi,

    Yên khí phù vân thuong hải hàn.

    Đa thiểu lộ bàng danh lọi khách,

    Hà nhân bất độ Quảng Bình quan?

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    QLA ẢI QUẢNG ỒỈNH^^)

    Bức thành dài dụng đứng dựa vào mây

    Lóp lóp rặng liễu như những tầng lầu nhìn xuống vịnh biếc.

    Núi từ Đâu Mâu ôm quanh hai cái đầu^^^,

    Nước về Nhật Lệ xô xiết bao ghềnh thác^^l Bốn phía rừng bằng, nôi nhiều còn cát trắng,

    Mây nổi khí mù, làm lạnh ngắt biển xanh.

    Biết bao nhiêu khách trên đường danh lợi,

    Hỏi ai là người không qua cửa ải Quảng Bình?

    Dịch thơ.

    Nương mây, trùng điệp bức trường thành, Rặng liễu tầng tầng ngắm vịnh xanh. Nhật Lệ, đá ngầm dòng xiết mạnh,

    Đâu Mâu, đầm nước núi bao quanh. Rừng cây, cát trắng còn đua nổi,

    Mây ìdiói, xanh biển lạnh tanh.

    Bao ỉdiách bôn ba đưừng lợi lộc,

    Chưa qua cứa Quảng ắt chưa thành.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Cỉki ải Quảng Bình: cửa ải phía Đông của lũy Thầy, nay thuộc thị xã Đồng Hói, tỉnh Bình Trị Thiên, xưa kia, đi từ Bắc vào Nam, đều phải qua của ải này.

    (2) Núi Đâu Mâu: ỏf phía Tây huyện Phong Lộc, tỉnh Bình Trị Thiên. Thế núi cao vút, sừng sững trông như hình đâu mâu (mũ võ tuớng) cho nên gọi thế.

    (3) Sông Nhật Lệ: bắt nguồn từ dãy Truừng Sơn chảy ra của Nhật Lệ, qua thị xã Đồng Hói, sát với Lũy Thầy.

    49. QUÁ LINH GIANG

    Linh giang tà duong độ,

    Vi mang nhất vọng ưung. Phàm qui vân tế tận,

    Son nhập hải trung không. Nam bắc đoạn thiên xích, Vãng lai phi nhất bồng.

    Hành quân tani quá thử,

    Mao mấn tiệm thành ông.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi;

    QUA SÔNG GIANH<'>

    Qua sông Gianh lúc chiều xế,

    Thoáng nhìn, cảnh vật lờ mờ.

    Cánh buồm về, mất hút tận chân mây,

    Núi nhô chơi voi ra giữa biển cả.

    Bờ Bắc, bờ Nam cách nhau ngàn thước,

    Thuyền đi, thuyền lại vun vút như nhánh cỏ bông. Riêng ta đã ba lần qua đây,

    Râu tóc đôi thay dần thành ông lão.

    Chú thích:

    (1) Sông Gmnh: tên chữ là Linh Giang, một con sông lớn chảy qua Quảng Bình, giáp với lũy Nhật Lệ rồi ra biển. Con đuTDTig thiên lý Bắc - Nam qua sông này chỗ gần của sông.

    50. THANH ĐẠO TRƯNG

    Truông An tuế nguyệt cửa sa đà, Vạn lý thiên năng lãnh vật hoa. Dã súc canh nguu hô tắc tắc,

    Thụ huyên đề điêu đát đa đa.

    Son qui Cốc tự giai vi thạch,

    Lộ tận hào cung bất kiến sa.

    Tàm quí cầm thư thù mạnh lãng, Thử tâm năng bất phụ trùng qua?

    (A.1515, YĐ1)

    Dịch xuoi:

    DƯỜNG TDONG KMi DÔ

    Ngày tháng lần lữa mãi ở Trường An^'\

    Muôn dặm xa nhà được hưởng thêm nhiều cảnh đẹp.

    Ngoài đồng vang lên tiếng giục trâu cày “vắt vắt”,

    Trên cây rộn rã tiếng chim da diết “đa đa”,

    Núi đi đến chùa Hang, hết thảy là núi đá,

    Trên đường tất cả là nhà cửa đường hoàng, không thấy cát lầm.

    Nỗi niềm bất đắc chí, những hố thẹn với sách đèn,

    Tấm lòng này sao có thê không qua lại nữa^^^

    Chú thích:

    (1) Truông An: 0 đây chỉ kinh đô Huế, Trương An vốn lầ kinh đô của một số vương triều phong kiến Trung Quốc, sau dùng để chỉ kinh đô nói chung.

    (2) Bài này làm khi tác giả hỏng thi Hội, ở lại Huế, vào học Quốc Tử Giám để chuẩn bị cho khoa sau.

    51. ĐÃNG NGỦ HÀNH SƠN Lưu ĐỀ<*>

    Ngũ Hành tú sắc uất thiều nghiêu,

    Hải thượng tam thần định bất diêu (dao). Nhật nguyệt củu thiên hồi động khẩu,

    Ba đào vạn lý đãng son yêu.

    Tình không thạch bích sinh hàn vũ,

    Dạ bán chung thanh lạc nộn triều.

    Lãm thử giang son kỳ thắng tuyệt,

    Tọa giao khôi lỗi nhất thời tiêu.

    (A.469)

    Dịch xuôi:

    LÊN NÚI NGŨ HÀNH LUU DỬ’)

    Núi Ngũ Hành cao chót vót, vẻ đẹp rực rỡ,

    Ba ngọn núi thần trên mặt biển hẳn là ở gần đâu đây^^).

    Mặt trời, mặt trăng cao chín tầng trời, vòng quanh cửa động,

    Sóng to, sóng nhỏ ngoài muôn dặm, xô tới lưng đèo.

    Vách đá khi trời tạnh vẫn có những hạt mưa lạnh thánh thót.

    Tiếng chuông lúc nửa đêm như đô xuống ngọn trào mới dâng. Ngắm nước non này kỳ thắng tuyệt vòi.

    Khiến cho những nỗi bất bình chứa chất trong lòng phút chác

    tiêu tan hết.

    Chú thích:

    (1) Núi Ngũ Hành-, tên một chùm năm núi nhò, là noi danh thắng ở ven biển thuộc huyện Hba Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nang, có đá cẩm thạch rất quý.

    (2) Ba ngọn núi thần: theo Hán thư gÙLO tự chí: h giữa biển Bôt Hải có ba núi là Bồng Lai, Doanh Châu và Phuong Truợng, tuong truyền là chỗ tiên ở. Đây ý muốn so sánh núi Ngũ Hành với cảnh thần tiên ấy.

    52. MÔNG SƠN TỊCH TRÚ

    Lâm thanh thủy bích quýnh ưan ai,

    Tiễn cúc phi mao lập tuóng đài.

    Thủy phấn nguyệt luân viên hựu khuyết, Phong điên vân ưận họp hoàn khai. Suong xâm cổ giốc thu thanh túc,

    Thụ ủng tính kỳ dạ sắc bài.

    Chuông vũ man yên hồn bất quản, Kỷ đa nhân trí khách bồi hồi.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    DÊM DÓNG QUÂN ở MÔNG ốCfN^’)

    Nơi rừng xanh, nước biếc xa hẳn chỗ bụi bặm,

    Cắt gai, phát cỏ tranh đê dpg tướng đài.

    Nước róc rách chảy khiến bóng trăng lúc tròn lúc khuyết,

    Gió xô nghiêng ngả hàng mây tựa thế trận khi dồn khi tản. Sương ám vào tiếng trống, tiếng ốc hòa tiếng thu ưang nghiêm, Cây ôm ấp lấy cờ xí trong bóng đêm lan tỏa.

    Đâu có quản gì mưa, khói nơi lam sơn chướng khí,

    Bao nhiêu bậc nhân trí đã phải tấc dạ bồi hồi^-l

    Dịch thơ:

    Suối biếc, rừng xanh, cách bụi trần. Chặt gai, phát cổ đóng đồn quân.

    Nườc lay ánh nguyệt tròn rồi khuyết, Gió cuốn tầng mây tụ lại tan.

    Cây đữ, cờ tung, đêm bóng tỏa.

    Siicnig pha. trống giục, tiếng thu lan. Mưa nguồn, kìiối núi, lòng đâu quản, Bao nả bồi hồi, bậc trí nhãn.

    NGUYỀN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích;

    (1) Mông Sơn: núi ở phía tây nam huyện Chuông Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi cũ. Phía tây núi có đồn Tuy An. Có lẽ tác giả làm bài này khi làm bố chính Quảng Ngãi.

    (2) Bậc trí nhân: lây chữ và ý từ sách Luận ngữ: “Trí giả lac thủy, nhàn giả lạc sơn , nghĩa là: bậc trí vui với nước, bậc nhân

    vui với núi.

    53. SƠN cốc Tự

    Diểu nhiên nhất cốc bích son biên,

    Dĩ tự ví danh thế cộng truyền.

    Động lý vô táng thùy thị chủ,

    Son trung hữu tự túc vi thiền.

    Nam lai thác lạc phong như kích,

    Bắc chú oanh vu thủy tự huyền.

    Quán mãng vọng trung nhân bất kiến. Địch lộ thâm xứ xuất ngư thuyền.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    CHÙA HANƠ')

    Một cái hang nho nhỏ bên sườn núi biếc,

    Vì ngôi chùa mang tên mà hang được lưu truyền đời đời.

    Trong động không sư thì ai làm chủ?

    Núi mà có chùa tức là noi cửa Thiền.

    Dãy núi từ phía Nam ra. ngọn lờm chởm như giáo mác.

    Sông từ phía Bắc chảy vào, vòng vèo như cây cung^*^

    Giữa những đám cây rậm rạp không thấy người nào cả,

    Bỗng từ sâu trong đám cây lau sậy, boi ra một chiếc thuyền câu.

    Chú thích:

    (1) Chùa Hang: hang ở núi Long Phuợng, huyện Mộ E>ức, tỉnh Quảng Ngãi cũ, dài rộng chừng hơn hai thutx, ngoài hang có vách dá che, chu vi chừng 7-8 thước, ngoài trông vào thì sáu thẳm, tối tăm. Tương truyền, trước kia có một nhà sư trụ trì ở đây, cho nên gọi là chùa Hang. Nhà sư thưòng chỉ sống bằng lá dâu, sau khi nhà sư tịch, hang bỏ hoang.

    (2) Câỵ cung: o đây căn cứ vào văn cảnh, vào lô gích của ý nghĩã câu thơ mà dịch từ chữ “huyền” dây cung. Dây cung vốn phải căng thật thẳng, chứ không thể quanh co vồng vềo. o đây tác giả lấy “dây cung” để thay cho “cung”, theo phép tu từ lấy bộ phận để thay toàn thể.

    D. TÂM Sự

    (•)

    54. LƯU GIẢN THỊ MÔN ĐỆ

    Tiêu tiêu phong vũ nhập thu thanh, Vạn lý qui hoài nhất nhật sinh.

    Đường bắc hữu thân nan củu biệt,

    Tịch tây như ngã hạt vi tình.

    Thư đăng chiếu khách tâm do bạch, Giang nguyệt tùy nhân sắc cộng minh. Ban mã dục hành hành thả chỉ,

    Minh triêu ngọa thính hải đào minh.

    (Theo TVNK)

    Dịch xuôi:

    VIỂT DỂ LẠI CHO HỌC

    Gió mưa xào xạc hòa ương tiếng thu,

    Một buổi nảy sinh lòng muốn về quê xa muôn dặm.

    ở thềm bắc còn mẹ, vắng mãi không đành^^^ Ngồi chiếu Tây như mình, nghĩ sao yên dạ(^) Ngọn đèn đọc sách soi tỏ lòng nhau,

    Trăng sông theo người cùng chung ánh sáng. Vó ngựa chia phôi toan bước lại dừng,

    Chỉ sớm mai đã nằm nghe sóng bể.

    Chú thích:

    (1) Bài này có thể làm khi tác giả làm đốc học ở Thanh Hóa khi ấy còn mẹ và ở xa quê.

    (2) Thềm hắc: cách thik làm nhà của người xưa, phía trước là dường (nhà phía trước), phía sau là thất (nhà ở), từ thất đi vào, có thềm ở phía bắc gọi là bắc đường, mỗi khi có tế lễ người chủ phụ điíng ở đấy. Cho nên người ta gọi “bắc đường” để chỉ người me.

    (3) Chiếu phm tây: ý nói ngồi dạy học ở nha nguòd ta. Đoi xita móc thầy dạy học kính thầy như khách, mà khách thì thường ngồi ở phía tây, cho nên gọi thầy là “tây tân” hay “tây tịch” (chiếu phía tây đây chỉ chung việc dạy học).

    55. HỒI KINH LƯU GIẢN THỊ ĐồNG CHÍ

    Bắc phong suy nhạn vũ phân phân, Nhất chước trường đình tửu bán huân, ức hữu thường qua Nam Phô” nguyệt, Tư thân trường tại Thái Hàng vân. Nhân lai Bá thủy nan vi biệt,

    Xuóng nhập Ly câu bất nhẫn văn.

    Kiến thiết tại gia bần diệc hảo,

    Thân nhàn thâm khủng phụ minh quân.

    (A.469)
     
    tducchau thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P13
    :rose:

    Dịch xuôi:

    VỂ KMĨ. GỦI LẠI ỒẠN DổNG TÂM

    Mưa lây phây, gió bấc xua chim nhạn về,

    Nơi trường đình chuốc chén, rượu đã ngà say^'^.

    Nhớ bạn, thường trông ư-ăng đất Nam Phố^^^,

    Nghĩ tód cha mẹ, lòng đê ở đám mây núi Thái Hàng^^^:

    Người đã đến Bá Thủy, khó chia tay

    Hát đến bài ca Ly câu, tai không nỡ nghe/^^

    Thấy nói, ở nhà tuy nghèo vẫn tốt,

    Trộm được thanh thản, nhưng rất sợ phụ đấng minh quân.

    Chú thích:

    (1) Trường dinh: ngày xưa trên đưòng giao thông lớn, nguìri ta thương làm những cái “(hnh để cho những người công cán qua lại trú chân. Cách 10 dặm lại có một “đình dài” (trường đình), 5 dặm có một “đình vắn” (đoản đình).

    (2) Nam Phố', trong bài Biệt phủ của Giang Yêm có câu: “Tống quân Nam Phố, thương như chi hà?” nghĩa là: “Tiễn bạn đến Nam Phô”, tấm lòng thương nhớ kể sao cho xiết”, ớ đây tác giả dùng chữ “Nam Phô” để nói tấm lòng be bạn đưa tiễn nhau.

    (3) Mảy Thái Hàng: Thái Hàng là một ngọn núi ở Trung Quốc. Xưa Địch Nhân Kiệt (dơi Đường) từ xa chỉ về phía núi Thái Hàng và nói; dưới Tan mây trắng ở núi Thái Hàng kia là nhà cha mẹ ta.

    (4) Thùy: tên một con sông bắt nguồn từ tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) khi qua đất Trường An, trên sông đó có một cây cầu tên là Bá Kiều, người xưa thương đến đây để tiễn biệt nhau, ở đây chỉ nói sự tiễn biệt.

    (5) Bài ca Ly câu: tên một khúc hát tiễn biệt ngày xưa.

    Quật khỏi điều gian nhất phủ nhân,

    Kỳ nhân tuy cựu mệnh duy tân,

    Kình luân khang tế tuy vô thuật,

    Giải cấu di duyên tự hữu nhân.

    Mạn đạo công khanh đa bạch ốc,

    Cao truong xa cái tẩu hồng trần.

    Tha thời bất dụng tuong hồi ty,

    Quan đói như kim bán thị quân.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    DÙA ÔNG THIẾU KHANH ở cổ PHÁP<‘)

    Là một người giàu có nổi lên từ nơi đồng ruộng,

    Tuy là nguời cũ nhưng nay đã giữ mệnh mới.

    Tài kinh luân giúp đời tuy không có gì,

    Còn duyên gặp gỡ tình cờ, âu cũng có nguyên nhân từ trước. Neu nói phần nhiều bậc công khanh xuất thân lừ nơi tầm diường

    là tầm bậy,

    Thôi cứ việc giương lọng, phóng xe ưên cõi bụi hồng'-'.

    Thời khác rồi, nguời ta chẳng dùng đến biển dẹp dường'

    Còn bậc đai mũ ngày nay thì đến một nửa là lũ như ông''‘l

    Dịch thcr.

    Nhà giàu từ đất cất lên nìuinh, Ngiiời nhiùig vận min toanh. Tế thể dẫu đành Utông chước lạ, Căn do sẵn hài duyên lãnh.

    Chớ rằng lêu nhỏ sinh íỊuan lỚPi,

    Cứ việc đương hoa diều lọng xanh.

    Biển đẹp đường xưa thôi bỏ mốc,

    Cân đai giờ nửa giống như anh.

    NGÔ LINH NGỌC dịch

    Chú thích:

    (1) Nguyên chú của tác giả: “... Ta một mình vào Kinh, đi đương gặp một viên quan, xe lọng, đồ khí và người tùy tùng rất linh đình. Ta nghĩ là viên quan lớn nên mới sang trọng vậy, liền tránh sang bên đường. Lại gần thì hóa ra viên Thiếu khanh, vì quyên nộp thóc mà đuạc làm quan. Những ngiròi đi theo trước đây cũng có người biết mặt ta chút ít, hền chào hỏi. Anh ta mở màn nhìn thấy ta, thì rất lấy làm xấu hổ, vội xuông xe tạ lỗi. Vì thế ta làm thơ nay để đùa anh ta”.

    I

    Cổ pháp: tên xã. Thơi Nguyễn có đến 4 xã cổ Pháp: 1. Thuộc huyện Chí Linh (Hải Hung); 2. Thuộc huyện Thúy Đường (t\íc huyện Thúy Nguyên, Hải Phồng); 3. Thuộc huyện Tân Phong (nay thuộc huyện Quảng Oai, Ha Nội); 4. Thuộc huyện Yên Dũng (Hk Bắc). Chưa rõ đây là cổ Pháp nào?

    (2) Cõi bụi hồng: nguyên văn “hồng trần”, chỉ noi phồn hoa náo nhiệt.

    \

    (3) Biển dẹp dường: ngày xua, những người đỗ cao làm quan to thrròng được ban biển “hồi ty”. Khi nguôi ấy đi đâu, mọi người trông thấy biển đó phải tránh giạt vào bên đường.

    (4) Cả hai câu ý nói; thơi buổi nay đã khác đi rồi, các bậc đại khoa chẳng mấy được trọng dụng, quan lại đến nửa là mua như viên Thiếu khanh này.

    57. TẠI KINH PHÙNG HÚY NHẬT HỮU CẢM

    Thung đường dịch trách kỷ niên câni,

    Tuế nguyệt sa đà húy nhật lâm.

    Hương thủy nam lai xuân vũ trệ, Hoàng son bắc hướng bạch vân thâm. Mỗi tư tiếu ngữ thanh dung xứ,

    Hà hận thê lương duật dịch tâm. Khách sá câu mang vô dĩ tế,

    Cô” viên hồi thủ lệ triêm khâm.

    (A.1515)

    Dịch xuôi:

    ở KMĨ GẶP NGÀY GIỖ, CAM xức

    Cha ta đã mất bao năm nay rồi,

    Tháng năm mỏi mòn, ngày giỗ lại đã đến. ở phía nam, sông Hương chảy chậm chạp ương mưa xuân. Ngước về hướng bắc, dãy Hoàng Sơn đặc dày mây ưắng.

    Mỗi khi nhớ đến điều ăn tiếng nói và hình dáng Nguời,

    Lại khôn ngăn nổi lòng buồn bã, thổn thức, ở quán khách, đã bó buộc lại vội vàng, chẳng lấy gì đê tế, Ngoảng đầu nhìn vọng về vườn cũ mà vạt áo nước mắt đàm đìa.

    Dịch thcr.

    Nỗi cha tạ thể đã bao năm,

    Ngày giỗ năm nay Ịạị tới tuần.

    Hương thủy h'ơ Nam xuân ÌUỈCX Hoành Stm phưcmg Bắc trẩìií^ mây vần. Mỗi kJỉi hình bóng kỉuri thương nhử,

    Lại nỗi đau buồn mãi khó ngăn.

    Quán kììảch ỉấy cho trọn le.

    Chạnh về nhà củ, lệ đầm kìuĩìi.

    NGUYỀN VÀN HUYỀN dịch

    Thuật nghiệp vô tha lãn thả dung,

    Án nhiên nhất thất vũ hoàn trung.

    Dĩ ung bất khí thiên tâm hậu,

    Hà hạnh vô thu thánh lượng hồng.

    Tài tiểu nan phân đa lũy nhục,

    Vị ty hề bô tứ thời công.

    Vị vong nhất điểm thương sinh niệm, Hảo hướng Nam Dương khỏi ngọa long.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    VỊNH NHÀN (bải 1) (1)

    Công việc trước thuật có gì khác là lười và rỗi,^^^

    Được yên ôn trong một ngôi nhà giữa cõi nhân gian.

    Đã không nỡ bỏ tấm lòng trung hậu trời phú,

    May mắn sao, lại không nhận lượng rộng rãi của vua ban.

    Tài kém không thê chia sẻ nỗi nhục bốn cõi loạn lạc^'^^

    Chức quan thấp bô ích gì được công việc bốn mùab)

    Chưa quên được nỗi niềm đối vód người dân mọn,

    Mong muốn rồng nằm trỗi dậy ở đất Nam Dương^^^.

    Chú thích:

    (1) Chùm 10 bài Nhân vịnh có lẽ được làm khi tác giả bị đàn hặc từ bố chính Quảng Ngãi phải về giữ chân toán tu tử quán trong đó không giấu giọng điệu mỉa mai, buồn bxỊC, chán chường. o đây chỉ trích một số bài.

    (2) Trước thuật: nguyên văn “thuật nghiệp” nghĩa là thuật lại và bàn luận những loi người xưa. Đây có ý nói việc tác giả về triều làm toán tu ở sứ quán.

    (3) Hai câu này ý nói mình còn giữ được “chân tính” trời phú, nên cũng thây không được hưởng lượng khoan hồng của vua la phải.

    (4) Nỗi nhục bốn cõi loạn lạc: sách Lễ : “Tứ đa lũy, thứ khanh đại phu chi nhục dã”, nghĩa là: đồn giặc đóng khắp bốn cõi, đó là nỗi nhục của các quan.

    (5) Công việc bốn mùa: Trần Bình làm thừa tướng nha Hán, cho là chức thừa tướng cô”t để ở điều hòa âm dương, bốn mùa, có hiệu quả. Đây ý nói, công việc kinh bang tế thế.

    (6) Cả cảu: thời Tam quốc, Gia Cát Lượng chưa gặp thoi, về ở ẩn ở Nam Dương, lấy hiệu là Ngọa Long (Rồng nằm) tiên sinh, về sau, ông được Lưu Bị mbi ông ra phò tá, lập nên sự nghiệp hiển hách. Đây có ý mong được đem tài ra giúp đất nước.

    59. NHÀN VỊNH (KỲ NHỊ)

    Mạc ngôn xảo chuyết dữ kinh quyền, Huong hoa như kim tín hữu duyên. Thế lọi ư nhân vô sở mộ,

    Khách nhàn độc ngã đắc nhi truyền. Công dư đốỉ khách hà bôi túy,

    Triều hậu luân văn thảo mộng viên. Hô tọa hữu thời khai Dịch giảng, Khước do học lục khiếm Y Xuyên.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi;

    THƠ NHÀN (bải 2)

    Đâu có phải là vụng hay khéo, là biết lúc “kinh” lúc “quyền”^'^, Được như ngày nay thực là do hương lửa phúc nhà^'^.

    Không ưa gì những điều lợi mà người đời đeo đuổi,

    Riêng ta được làm kẻ nhàn hạ theo người xưa truyền lại.

    Lúc việc công thư rỗi, cùng khách say sưa chuốc rượu,

    Sau buôi chầu, bàn việc văn chuơng, chọn vui giấc mộng cỏ cây. Cũng có khi ngồi dạy học, đem kinh dịch ra giảng^^\

    Còn hiềm vì học lực không được như ông Y Xuyên^”*^

    Dịch thơ:

    Phải đâu khéo léo với khôn ngoan,

    Thành đạt rày nhỉr phúc tổ tiên.

    Mặc kẻ hơn chen đường thể lợi,

    Riêng mình ao ước thú thanh nhàn,

    Tan chầu hàn chuyện vui cây cổ,

    Rảnh việc, nghiêng bầu chuốc bạn văn. Kinh Dịch phen bên chiểu giảng,

    Còn hiềm tài học kém Y Xuyên.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Kinh, quyền-, do câu tục ngữ; “xử thuùng chấp kinh, xử biến tòng quyền” nghĩa la gặp lúc bình thường, thì phải theo đúng lề luật, gặp lúc biến, thì cần quyền nghi cho họp. Ý nói là xử lý hnh hoạt, mềm dẻo.

    (2) Hương hỏa phúc nhà: tác giả là cháu xa của Quang Lượng hầu, một t\róng nhà Mạc, là cháu bốn đời tiến sĩ Nguyễn Tông Mại triều Lê. Trong gia phả họ, tác giả có nói đến việc kết phát ngôi mộ tổ. Nhiều bai thơ khuyên con, tác giả cũng thường nhắc đến phúc đức tổ tiên, ở đây, cũng có ý như thế.

    (3) Dạy học: Nguyên văn là “hổ tọa”, lấy ý từ tích Truông Tải, người thoi Tống (Trung Quốc) thường ngồi trên đệm da hổ dạy học.

    (4) Y Xuyên: Tức Trình Di, một nhà lý học nổi tiếng đời Tống, dặc biệt giỏi về Dịch học.

    Bần bệnh niên lai độc tự ta,

    Du du vô kế nại thiên hà?

    Bất vi vật lụy tâm do thiết,

    BQiước bị sầu xâm mấn dục hoa. Mạc hiển bán trù mưu quốc thiểu, Do hiềm tam đẩu vị thân đa.

    An tri bất ngộ Đưòng Ngu thánh, Tiếu sái hà nhân thạch lạn ca.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    THƠ NHÀN (bài 4)

    Năm gần đây vừa ốm vừa nghèo, chỉ cốt mình than thở,

    Nỗi lòng bòi bòi, nhìn trời không biết làm thế nào đây?

    Tấm lòng tựa sắt, không đê cho những ham muốn tầm thường ưới buộc, Tóc mai dường bạc vì bị buồn giày vò.

    Chẳng mưu tính được chút gì ích lọi cho nước,

    vẫn hiềm phải nhận ba đấu gạo vì đấng thân.^b

    Biết đâu lại không gặp được vua thánh đời Đường Ngu,^^^

    Nực cười cho ai hát bài ca “Đá trắng”.

    Dịch thơ.

    Nghèo ốm lâu nay cứ quấy ta.

    Loay hoay ìdtôn cách gỡ cho ra.

    Tâm kỉíông vật lụy dưừng vàng luyện. Tóc nhuốm u sầu sắp bạc phơ.

    Chang chút mưu tài đem giúp nước. Hiềm ba thư>íg gạo kiểm nuôi nhà.

    Biết đâu klíông gặp đĩrí bình trị phải sầu đcri cất tiếng ca.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) dấu gạo: ý nói Ivtong bổng ít ỏi của quan chức.

    (2) Vua thánh Đường Ngu: chỉ vua Nghiêu, Thuấn đoi cổ đại Trung Quôc mà các nhà nho cho là hai ông vua mẫu m\JC ở một thời đại thái bình lý tuảng.

    )

    )

    (3) Bài caĐá trắng”: nguyên văn “thạch lạn ca” ở trong bài Nam Sơn ca: “Nam son xán, bạch thạch lạn, trubng dạ man man hà thời đán, sinh bất phùng Nghiêu dữ Thuấn thiện”. (Núi Nam rực rõ, đá trắng sáng lòa, đêm dài mb mịt biết bao gib mới sáng, sinh chẳng gặp thời Nghiêu Thuấn tốt đẹp). Bài hát ta thán cho thực tại đen tối, mong muôn được gặp thời thịnh trị.

    Cả hai câu, tác giả có ý mong mỏi gặp được vua hiền, thời thịnh.

    I

    61. NHÀN VỊNH

    (KỲ BÁT)

    Hy triều cam tác nhất nhàn nhân, Thân cô” bằng thùy đúc hữu lân.

    Nhập mạc hà tỳ y quốc thủ,

    Bế ữai duy sự tỉnh ngô thân.

    Đoạn vô tha kỹ xu thời hiếu,

    Thượng hữu lương năng đắc tính chân. Mạc thán bắc môn bần thả lũ;

    Thi du đạo phú vị vi bần.

    (VHv 1864)

    UỊch xuõĩ:

    THƠ NHÀN (bài 8)

    Thời thịnh mà cam chịu làm một k*ẻ nhàn,

    Bạn bè thân thích, ai là người có đức để kết làm lâng giềng. Vào noi màn tướng có giúp ích gì cho việc cứu nước,

    Đóng cửa phòng sách chỉ còn lo việc tu tỉnh thân mình.

    Không có cách nào khôn khéo để xu thời, vẫn còn chút lương năng giữ được tính chân thực.

    Đừng có than van, ra từ cửa Bắc nghèo và khổ,^^^

    Giàu thơ, giàu đạo, chưa có thê coi là nghèo.

    Chú thích:

    (1) Bài Bắc môn trong Kinh Thi nói về cảnh khó nhọc, khổ ải của người làm việc quan, có câu: “Xuất tự Bắc môn, ưu tâm ân ân, chung lũ thả bần” nghĩa là “Ra từ cửa Bắc, lồng lo dăng dặc, đói nghèo xo xác”.

    62. NHÀN VỊNH (KỲ THẬP)

    Tam sinh hữu hạnh ngã hà tu, Lưõng nhập Hàn lâm tế ngộ thù.

    Dạ dạ kim liên bàng chúc chiếu, Thời thời thanh miếu nhiệm trì khu. Tự tâm tố thụic không huyền đặc, Thùy vị năng văn chỉ họa hồ.

    Hành khách vị tri chu tử quý,

    Tuong phùng do thả vấn tiền hô.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    THƠ NHÀN (bài 10)

    Ba sinh được may mắn, ta có phải làm gì đâu,^*^

    Hai lần vào viện Hàn lâm, on tế ngộ thật đặc biệt/^^

    Đêm đêm, bên nến sen vàng, ánh sáng rọi soi^^^,

    Ngày ngày vào chỗ tôn miếu, mặc sức đi lại.

    Tự thẹn là kẻ ăn dưng mà có lộc, nhà có treo thú,

    Ai hỏi rằng giỏi văn chỉ là vẽ được quả bầu^^l

    Người đi đường chưa biết được màu son, sắc tía là quý,

    Gặp nhau, còn hỏi sao không có người đi trước dẹp đường!

    Dịch tho:

    May mắn ba sinh, mặc rảnh rang,

    Hàn lâm hai bận, lộc đâu xoàng.

    Ngày dài, tôn miếu tùy rong ruổi,



    Đêm vắn, sen đèn sáng chói chang.

    Đã hiềm lộc nưởc từng ăn uống,

    Ai bảo văn hay chỉ ve quàng.

    người chưa biết mùi son tía,

    Còn hổi sao không biểndẹp đường”.

    NGUYỀN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) Ba sinh: ba kiếp; quá khứ, hiện tại và tương lai. Đây chỉ cuộc đồi nói chung.

    (2) Viện Hàn lâm: cơ quan chuyên giữ việc văn từ trong triều đình, o đây tác giả dùng để chỉ việc hai lần vào làm ở sử quán.

    3) Nến sen vàng: Lệnh Hồ Đào làm Hàn lâm học sĩ đồi Đường Văn Tông, một hôm trực đêm trong cung, được vua triệu đèn hỏi chuyện. Lệnh Hồ Đào đối đáp họp ý vua, vua nghe mãi không chán. Tới lúc đã quá khuya khi Đào ra về, vua bèn sai mang nên sen

    vàng ra để tiễn Đào về. Nến sen vàng là loại nến cắm trên một cái đài hình bông sen bằng vàng dùng trong cung vua chúa.

    (4) Treo thú non: nguyên văn “huyền đặc” (đặc là thú non), lấy trong bài Phạt dàn, Kinh Thi có ý chê trách kẻ ngồi không án bám.

    (5) Ve quả bầu: nguyên văn “họa hồ” do câu thơ của Đào Cốc thời Tông “Kham tiếu Hàn lâm Đào học sĩ, niên niên y dụng họa hồ lô” (Nục cuời cho ông Hàn lâm học sĩ họ Đào; năm nay qua năm khác cứ y như thế mà vẽ quả bầu) ý nói cứ làm cái việc lặp đi lặp lại vô vị.

    63. TẬP CỔ

    Đạm cảnh vi âm chính tốing mai, Cô” viên thùy đạo hữu thư lai, Bích son chung nhật tứ vô tận, Sấu mã độc ngâm chân khả ai. Nhân thế kỷ hồi thuong vãng sự, Nhất quan thường cụ xử phi tài. Âm dư hồi thử thoại quy lộ,

    Thử dĩ thành khuê cúc đĩ khai.

    Ơ-T)

    Dịch xuôi;

    TÂP

    Cảnh nhạt trời râm đang liễn mùa mai,

    Có người bảo rằng có thư nhà gừi lới.

    Cảnh núi biếc, suốt ngày nhớ nhung không dứt, Khúc “ngựa gày” riêng ngâm, nghĩ thật ai oán^-l Đời người bao lần buồn việc đã qua.

    )

    Dịch xuôi:

    Làm quan, đừng sợ mình không tài cán.

    Uống xong, ngảnh lại bàn đến đưòrng về,

    Lúa đã nên đồng, cúc đã nở hoa.

    Chú thích:

    (1) Tập cổ là một lối thơ góp nhặt những câu thơ cổ hay, soạn thành bài thơ mới để diễn đạt những ý tình của mình. Tác giả đã làm ba bài như thế, đây chỉ chọn một bài. ở bai này, nhiều câu chúng tôi chưa tra cứu đuọfC xuất xứ, nên đành không chú thích.

    (2) KhúcNgụa gầy” (sấu mã): chỉ khúc hát của người lữ khách chốn tha hương, vốn lấy từ câu “Cổ đạo tây phong; sấu mã tịch dương tây há; đoạn trường nhân tại thiên nha” (Ngựa gầy gió tây lốì cũ, trời chiều gác núi, nguời đau lồng đứt ruột nơi chân trơi) trong bài Thu tứ của Mã Trí Viễn đbd Nguyên.

    64. HỮU CẢM<*>

    Hoàng ân di trọng cảm di tăng,

    Hứa củn nam quan tuyệt bất năng. Thượng hữu nhân tâm tê nhất diem, Khả vô thế cục lệ tam thăng.

    Thủy niên ý khí quy song mấn,

    Mạt học văn chuông nhập hạ tằng. Lữ mộng hoàng hoa bạch tửu bạn,

    Vị ung kinh quyện chẩm thanh đăng.

    (A.469)

    CẢM xùc

    ơn vua càng nặng thì cảm khích càng tăng,

    Đã lâu nay, câu chuyện đội mũ phuơng Nam muốn dứt đi không đuực^'^

    Vì còn có một điểm lòng nguời như sừng tê thông suốt^^\

    Nên đối với thế cục, không thê không ứa lệ đến ba thăng.

    Cái chí khí buổi ban đầu đã hao mòn đi cùng với hai mái tóc,

    Văn chương trong buổi học vấn suy tàn, đã rớt xuống bậc dưới. Trong giấc mộng noi lữ thứ, gần gụi cúc vàng, cùng rượu trắng, Chưa nên tỏ vẻ sợ sệt, mệt mỏi, gối đầu nằm trước ngọn đèn xanh.

    Dịch thơ;

    Đội mấy ơn vua, nặng hấy tình,

    Phận ám ảnh dứt khôn đành.

    Khôn ngăn cuộc thề ha thưng lệ,

    Khi vẫn lòng mình một điềm link Rẻ rúng vãn chươỉíg, cơn mạt học,

    Ngậm ngùi mái hạc, chí hình sinh.

    Giấc ỉữ thứ hoa cùng yượu,

    Một gối hên đèn, chờ vội kinh.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) phương Nam: Tả truyện: Chung Nghi mxóc sở bị cầm tù

    ở nước Tấn. Một hôm Tấn hầu trông thấy hỏi: “Người đội mũ phương Nam bị trói kia là ai?”. Mọi người đáp: “Đó là tù nước sở”.

    Cả câu, có lẽ có ý lo xa tới thân phận phải làm tù nhân

    cho giặc.

    (2) Sừng : tương truyền sừng tê đôT lên có thể soi thông suôt

    mọi chỗ, nếu đem soi xuống nước lập tức các loại thủy quái sẽ hiện nguyên hình. Người ta ví với sự linh thông trong tâm con nguôi.

    Tho Lý Thương Ân có câu: “Tâm hữu linh tè nhất điểm thông”

    (Trong tâm có một điểm thông suốt như sừng con linh tê).

    65. KHÁCH XÁ NGUYÊN ĐÁN^*^

    Tuế độ sa đà Nhị thủy đông,

    Xuân lai bất giác tọa xuân phong.

    Bình chuông lục dã thiên thôn ngoại, Quản lĩnh thanh duong lưỡng tụ trung. Lại thoái, thùy liêm, công thự tĩnh, Hoa khai, bằng kỷ, khách tâm không. Túng quan cánh hữu thần giao giả, Liêu khuếch vân gian vị định hồng.

    (A.3160)

    Dịch xuôi:

    TẾT NGUYÊN DÁN ở DAT KHÁCH

    Cuối năm còn lần lữa ở phía Đông sông Nhị,^^^

    Xuân đến không tự biết mình ngồi trong bầu gió xuân.

    Ngắm nghía cánh đồng xanh ngoài nghìn thôn xóm,

    Thu lượm khí ấm mùa xuân trong hai ống tay áo.

    Nha lại về rồi, mành buông xuống, công đường im phăng phắc, Hoa nở, tựa ghế ngồi, lòng khách không bận bịu gì,

    Buông tầm mắt trông xa, thấy có bạn thần giao,^^^

    Là con chim hồng đang bay lửng lơ trong tầng mây man mác.

    Chú thích:

    (1) Theo nội dung câu này và bôn câu thì tác giả có thời kỳ ra công cán ngoài Bắc kỳ và đã ở bên bờ sông Nhị. Có lẽ là vào dịp Nguyễn Khuyến được cử làm phó sứ đi sứ Thanh năm 1883 chăng? Cuộc đi sứ này sau bãi bỏ vì triều Nguyễn đã ký “hba ước Ac-măng” (Harmnad) với Pháp.

    (2) Thần giao: lấy tinh thần mà làm bạn cùng nhau như đôi với người đoi xưa, đối với người ở xa không gặp mặt được, đối với cảnh vât thanh tao.

    66. GIÁP THÂN TRUNG THƯ NGỤ HÀ NỘI HỮU CẢM, KỲ ĐỒNG NIÊN cử NHÂN NGÔ (KIM CỔ NHÂNf ^

    Thập niên thử địa, thử trung thu,

    Thành quách y y cảnh dĩ thù.

    Bạch chúc, hồng đăng mê viễn cận,

    Tô” quan, thanh cái tạp thùy ngô.

    Tô giang hữu hận đào thanh cấp,

    Nùng lĩnh vô tình dạ nguyệt cô.

    Dạ cấm cận văn nghiêm túc thậm,

    Thi ông tằng ức cựu du phầu?

    (A.46)

    Dịch xuôi:

    CẢM NGffl DP TDUNG THU NĂM GIÁP THÂN (18S4) ^ ở HÀ NỘI, VIẾT GỦI BẠN DổNG KHOA ỊÀ ÔNG cử HỌ NGÓ (NGUỜI lÀNG Kffl cổp

    Cũng tiết trung thu, ta ở nơi đây khoảng mười năm ve irước, Thành quách còn y nguyên, nhưng cảnh đã khác.

    Nến trắng, đèn đỏ, lấp loáng như gần, như xa,

    Mũ ưắng, dù xanh, lẫn lộn la vód người.

    Sông Tô như giận, tiếng sóng vỗ dồn dập,^^^

    Núi Nùng vô tình, mảnh trăng đêm ươ

    Lệnh cấm đi đêm, gần đây nghe nghiêm ngặt lấm.

    Nhà thơ có còn nhớ cuộc chơi trước kia không?

    Dịch tha.

    Nơi này thu tnức chục năm qua. Tlĩành quách còn nguyên cảnh khác xa. Nến bạch, (ten hồng soi lấp loáng.

    .xanh, trắng lần tây, ta.

    ợang sóng dậy hừtí sôi sục,

    Nùng lĩnh trăng treo bóng lững .

    Lệ cấm đi đêm nghe ngặt lắm,

    Nhớ chăng chốn thú đề thơ?

    NGUYỄN VĂN TÚ dịch<*^

    Chú thích:

    (1) Ồng củ Ngô: tiíc ông Ngô Văn Dạng, người lang Kim cổ, huyện Thọ Xương, đỗ cử nhân, đồng khoa hương với Nguyễn Khuyến.

    (2) Sông : tức sông Tô Lịch, một con sông nhỏ trước đây thông với sông Hồng, chảy quanh Hà Nội.

    (3) Nùng lĩnh: núi Nùng, một ngọn núi nhỏ trong thành Hà Nội cũ. Sông Tô, núi Nùng thubng được dùng làm biểu tnmg cho Hà Nội.

    Dịch xuôi:

    I

    67. CẢM sự‘)

    Phong tế trần ô hà xử lai?

    Nhật quang câu ảnh đệ tuông thôi. Yên phi giang thuọng châu như điện, Thạch lạc son giang pháo tự lôi.

    Thế hữu thi thư vô sở dụng,

    Thiên sinh thủy hỏa các vi tài.

    Độc cùng ngũ đại doanh hoàn ký, Thủy tín hàn tuyền hữu kiếp hôi.

    (VHv 1864)

    CẢM VỆC

    Con gió đã đem bụi nhơ từ đâu đến?

    Ánh mặt trời, bóng ngựa câu, cứ thi nhau chạy hoài.

    Khói tuôn trên mặt sông, thuyền nhanh như chớp,

    Đá lở bên sườn núi, tiếng súng nô như sấm^*l Đòd có Thi Thư, không dùng làm gì cả,

    Trời sinh ra nước, lửa, đều được ngưòd ta sử dụng.

    Có đọc hét các sách trên thế giói nói về vũ trụ,

    Thì mới tin rằng có ở dưới suối lạnh cũng gặp vận “kiếp hôi”(^\

    Dịch tho:

    Gió bụi từ đâu đển mịt mùng,

    câu, hống ác chuyển xoay vòng. Khói tuôn mặt nước tàu lao vút,

    Đá ỉở sườn non pháo nổ tung.

    ĐM cố Thi Thư thành vật bỏ,

    Trời sinh ỉửa, nườc để ta dùng.

    Đọc doanh hoàn rồi sau thấy, Dưới đất vùi bao kiếp lửa hồng.

    HOÀNG TẠO dịch

    Chú thích:

    (1) Súng nổ: Có lẽ tác giả muốn nói đến mìn nổ.

    (2) Kiếp hôi: tro của lủa kiếp. Hán Vũ‘ Đê sai đào ao Côn Minh, thấy lóp tro đen, hỏi Đông Phương Sóc, Sóc bảo nên hòi nhà tu đạo ở Tây ViỊC. Chợt có nhà sư Ma Đằng đến, người ta đem việc ấy ra hỏi, nhà sư bảo: đó là tro của lủa kiếp. Theo thuyết nhà Phật, loài nguời sống một nghìn sáu trăm tám mươi vạn nàm là một tiểu kiếp: hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp; bốn trung kiếp là một đại kiếp. Cuối mỗi đại kiếp thường có ba tai họa lớn là lủa, nước và gió. Những tro tàn của lửa ấy để lại là kiếp hôi.

    68. NGẪU THÀNH .

    Thụy khỏi giang sơn vọng vi chân,

    Mông lung bệnh nhỡn lệ triêm cân.

    Hoàng lương nhất chẩm mộng phục mộng, Huyền hạc thiên niên thân hậu thân.

    Thiên ngoại vân y đa hóa cẩu,

    Song tiền trúc ảnh mỗi nghi nhân.

    Tiêu dao độc tiễn lăng phong địch,

    Bán thuọng trùng tiêu, bán lạc trần.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    NGẪU THÀNH - I

    Ngủ dậy nhìn non sông chưa thật rõ,

    Mắt đau lờ mờ, lệ ứa thấm khăn.

    Kê vàng một giấc hoàng luxmg, mộng trong giấc mộng^^l Hạc đen ngàn năm, thân của kiếp sau^^l Áo mây ngoài trời, phần nhiều hóa chó,^^^

    Bóng tre trước cửa, thường nghi là người.

    Thèm như tiếng sáo, du dương lướt gió,

    Dịch tho:

    Nửa vút lên tầng mây cao, nửa roi xuống cõi ưần.

    Thèm như tiếng sáo ngân theo gió,

    Nửa lạc trần gian, nửa vút mây.

    NGUYỀN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    (1) vàng: xem chú thích bài Bài muộn 2.

    (2) Hạc den: theo sách cổ kim chú, hạc trắng sống hai ngán năm thì biến thành hạc đen. Đây dùng chỉ sự biến đổi kiếp này sang kiếp khác.

    (3) Áo mây hóa chó: thơ Đỗ Phủ: “Thién thượng phù ván như bạch y, tư tu biến huyễn vi thương cẩu” (Đám mây trên trơi như áo trắng, bỗng chốc biến thành con chó xanh). Ý nói viéc đai thay đổi bất thường.

    69. NGẪU THÀNH - n'

    Nhiễu nhiễu giang sơn nhất tế ưần, Hà vi đỉnh đỉnh bách niên thân?

    Danh di, lọi Chích khô hài lận,

    Khiêm Sóc, doanh thù bông lộc quân. Dục, chỉ, giác, nha, nguyên hữu phận. Quì huyền, xã, mục, các luưng lân.

    Tế suy vận hội tri là cục?

    Đuong thị hồng hoang thái cố nhàn.

    (VHv 1864)

    Dịch xuôi:

    NGẦU THẢNH II

    Người ta như inột hạt bụi nhỏ lẩn vẩn ờ giữa nui sòng, Cái thân trăm năm sừng sững hỏi đuực tích sự ẹì?
     
    tducchau thích bài này.
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P14
    :rose:

    Dịch xuôi:

    CẢM TÁC

    Dây thao đen, ấn đồng đã mười hai năm nay^*\

    Thân này cứ hàng ngày mong đuực thánh triều thương tới.

    Ôm tại vì nhiều việc, thôi thì hưu vậy,

    Dù chỉ một bữa ăn, bụng vẫn còn no.

    Mình bỏ nước mà đi, nhưng bạn bè vẫn có người ở

    về nhà cũng chưa chắc con cháu đã có đức tốt mà trông cậy.

    Từ nay công việc của ta là đánh chén say tít.

    Chỉ e lại bôi nhọ cho sử sách mà thôi.

    Dịch thơ;

    Mười mấy năm qua, ấn với thao, Thân này mong được đức vua yêu. Việc nhiều, hay ốm, đành hưu vậy. Ngày một lần ăn, chửa nỗi nào. Giúp nước bạn còn lại đố,

    Về nhà, con cháu chắc hiền đâu?

    Từ đây ngất ngưởng ngồi nâng chén, Lại sợ làm nhơ sứ sách sao?

    ĐỖ NGỌC TOẠI dịch

    Chú thích:

    (1) Dăy den, ấn dồng: theo quan chức đòi Hán, chức ấp tể được giữ một quả ấn bằng đồng có dây thao sắc đen. ở dây, tác giả muợn điển ấy để nêu ý đã từng ra làm quan.

    (2) Bỏ nước di: chữ “nước” ở đây có nghĩa là triều đình.

    276

    71. Sơ CHÍ ĐÀ TẤN PHỤNG TốNG ĐƯƠNG Sự CHƯ QÌIÂN^*)

    Hồi thử cô lăng lệ ám san,

    Hạc thư tạo dạ đáo Tùng quan.

    Đuong niên khỏi phạp trung hung tá?

    Thánh thế năng dung tích bệnh nhân.

    Vị tử gian nan sầu bạch phát,

    Thử sinh lãn tán ái thanh san.

    Cô” viên nhẫn phụ hoàng hoa ước,

    Nguyện phóng Uyên Minh tam kính hoàn.

    (A.469)

    Dịch xuôi:

    MỚI DỂN CỦA BỂI DÀ NẴNG, DUA CÁC VỊ DUONG âỤ-

    Ngoảnh nhìn lại nóc cung điện, giọt lệ thầm roi,

    Tờ chiếu đêm nọ đã đến cửa Tùng quan^^).

    Hiện nay há thiếu người giúp sự nghiệp ưung hưng?

    Đòi thánh quân có thê dung cho kẻ ốm lâu được nghỉ.

    Thân chưa chết gặp khó khăn mà đáng buồn cho tóc bạc,

    Kiếp sống này thích nhàn tản nên yêu chốn non xanh.

    Nỡ nào phụ ước với hoa vàng vườn cũ^^\

    Xin thả cho Uyên Minh về với ba luống cúc^^^.

    Dịch thcr.

    Ngoảnh ỉại hoàng cung, lệ thấm khăn. Đêm qua chiếu chỉ tời sông Hàn. Trung hưng sẵn người tài giúp, Thánh chúa dung cho kẻ bệnh nhân.

    Tóc bạc phừ chưa mãn kiếp,

    Non xanh thích thú đã quen thân.

    Hoa vàng ước sao đành phụ?

    Xin thỏa nguyện xưa trở lại vườn.

    NGUYỀN VAN TẢO dịch

    Chú thích:

    (1) Tùng quan\ đây chỉ Đà Nang. Căn cứ vao nội dung, bai nay có thể được làm khi Nguyễn Khuyến vào kinh lần cuối (1884) để vận động về huu hẳn. Có lẽ ông đi theo đuòmg biển, mới vào Đà Nang trước. Và có thể đoán là ông đi tàu Pháp như nhiều quan lại lúc ấy, khi triều Nguyễn đã chấp nhận sự đô hộ của chúng.

    (2) ỉĩoa vàng: chỉ hoa cúc. Đào Tiềm xưa cáo quan về quê thích trồng hoa cúc. Do vậy, người ta thường dùng “ước hoa vàng” để tỏ ý muốn cáo quan trỏf về.

    (3) Uyên Minh: tức Đào Tiềm.

    72. THƯỢNG KINH HẬU CHỈ QUI TÁC

    Khứ tuế khinh thiều nhất quá gia,

    Kim thu phù tật thuóng kinh hoa. Quốc ân vị báo đầu tiên bạch,

    Thế sự vô cùng nhõn hụu hoa.

    Chẩm bạn sầu thanh truyền gián điểu, Hành gian nhiệt khí thử kiêm sa.

    Quy lai toàn hạ triều đình đúc,

    Tạm tá điền viên duõng túc kha.

    (A. 469)

    Dịch xuôi:

    VÀO KMI ĐỌI CHỈ. TDỎ VỂ

    Năm ngoái xe nhẹ vừa ghé qua nhà^*^,

    Mùa thu này, lại đeo bệnh vào kinh, ơn nước chưa đền, mà đầu đã bạc,

    Việc đời không cùng, mắt đã mờ rồi.

    Tựa gối, tiếng chim xen tiếng suối chảy buồn bã, Đi đường, đã nắng lại cát, nên càng nồng nực. Được trở về nhà là nhờ orn đức triều đình,

    Tạm mượn ruộng vườn để chữa bệnh cũ.

    Dịch tha

    Năm ngoái dừng xe ghé lại nhà,

    Thu này ôm bệnh đến kinh hoa.

    Nướv, ơn canh cánh đầu đà hạc,

    Đời, việc mung lung mắt lại nhòa.

    Bên gối, suối tuôn, chim hót thẩm,

    Trên đường, nắng xối, cất phoi .xa.

    Trở về, những đội cm trời biển,

    Vườn ruộng nương thân dưỡng bệnh già.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dich

    Chú thích:

    (1) Cán cứ vào câu này thì “năm ngoái” (nói trong bài thơ này) tác giả đã từng ra Bắc đê chuẩn bị đi sứ, và nhân đó có ghé qua nhà, vì trong câu thơ có dùng chữ “khinh thiều” (hoặc “tinh thiều”), đều là loại xe nhanh để dùng cho sứ giả. Phải chăng đây là lần ông được sai đi sứ sang nhà Thanh năm 1883, rồi sau lại không phải đi nữa.

    73. HỌA ĐÁP HOÀNG THAM TRI TẠNG HỒI NGUYÊN VẶN

    Tái xuất hà tâm bác nhất quan,

    Thẩn lao nhị thụ thập niên gian.

    Thiếu Lăng ly loạn tần ngâm khổ,

    Bành Trạch qui lai củu ái nhàn.

    Lão nhõn kỷ hồi kinh kiến hải,

    Dư sinh thử nhật hảo hoàn sơn.

    Tế thời bằng truọng quần công lực,

    Vô sự sài môn vĩnh tự quan.

    (A.469)

    Dịch xuôi:

    HỌA NGUYÊN VẬN THƠ ÔNG TBAM TDI HỌ HOÀNG TẶNG LÚC VỂ

    Lại ra lần này, lòng nào còn muốn kiếm một chức quan,

    Huống chi trong mười năm, đã hai đợt lặn lội với quan trường^^^. Thiếu Lăng đã làm nhiều thơ tả nỗi khô loạn ly^^\

    Bành Trạch từ lâu thích cảnh nhàn mới ưở về vườn rubng^'^l Con mắt già bao lần kinh hãi nhìn cuộc bế dâu,

    Kiếp sống thừa bây giờ chỉ muốn về chốn núi rừng.

    Cứu vãn thời thế, chỉ còn trông mong chư ông góp sức,

    Được vô sự, tôi sẽ mãi mãi đóng chặt cửa sài.

    Chú thích:

    (1) Tham tri họ Hoàng: chưa rõ là ai.

    (2) Cả câu: tác giả đỗ tiến sĩ năm 1871, làm quan đến năm 1874, về cư tang mẹ hai năm, sau đó lại làm quan đến năm 1884. Như thê là hai đọt làm quan.

    (3) Thiếu Lăng: tik Đỗ Phủ.

    (4) Bành Trạch: tức Đào Tiềm.

    Vạn lý thu phong ngã độc hành,

    Tự liên phù thế bán phiêu linh.

    Trùng lai son thủy đầu tương bạch,

    Tái khiếp ba đào vĩ dục sanh.

    Đại để thăng ưầm vô định cục,

    Đãn nhân tụ tán kiến chân tình.

    Nhất tôn cưõng đốỉ đồng tâm ẩm,

    Minh nhật son phong hãi vũ trình.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    VỂ 5ẮC, GUI LẠI CẤC 6ẠN DỔNG TÂM ở KMl ■ I

    Tôi đi muôn dặm một mình trong gió thu,

    Thuong mình chịu nửa đòi lênh đênh giữa cõi phù thế.

    Trở lại với núi sông, đầu đã hầu bạc,

    Lại một lần nữa sợ hãi sóng nước khác nào cá mà sắp đỏ đuôi^'1 Đúng là cuộc đời chìm nôi không định trước,

    Phần nhiều vì cuộc họp tan mà thấy được sự chân tình.

    Một chén rượu gượng uống cùng bạn đồng tâm,

    Ngày mai đây sẽ trên bước đường đầy gió núi và mưa biển.

    Chú thích:

    (1) niè sắp đỏ duôi: chỉ cảnh cực nhọc, kiệt quệ như cá mề ví quá nhược nên đuôi bị đỏ. Mây chữ này lấy từ câu “Phưòng ngư sánh vĩ, vương thất như húy” nghĩa là “Cá mề đỏ đuôi, vì công việc nhà vua bbi bồi như thiêu như đốt” trong Kinh Thi. Sau này trong văn học chữ Hán thưbng dùng thành ngữ “Cá mề đỏ đuôi” để chỉ cảnh phục dịch cực nhọc của thần dân cho triều (hnh phong kiến.

    Dạ tĩnh phong vi thu chính cao,

    Thế đồ triển chuyển khách tâm lao.

    Vô tài cự khả khinh đầu bút,

    Hữu dục an năng bất sỉ bào.

    Văn tự cùng thời duy bệnh cốt,

    Phong trần lai lộ kiến suông mao.

    Biệt quân tuỏng đáo hoài quân xứ,

    Độc ngọa giang biên thính hải đào.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    VỂ ỒẮC GỦI LẠI CẤC ỒẠN ĐỔNG TÂM Ở KMI - n

    Đêm vắng, gió nhẹ, trời thu cao cao,

    Đường đòi ngoắt ngoéo, nghĩ mệt cả lòng.

    Bất tài, há dám xem nhẹ việc gác bút theo quân,

    Còn chút ham muốn, trách sao khỏi thẹn với tấm áo bào.

    Chữ nghĩa gặp lúc cùng, lại toàn đau ốm,

    Gió bụi trên đường đi, râu tóc trắng như strong.

    Chia tay bè bạn, tưởng đến lúc nhớ nhau,

    Nằm bên sông một mình, chỉ còn nghe tiếng sóng bê.

    Dịch thcr.

    Đêm vắng írờí thu vM vợi cao, Đường đời ngoắt nghéo gẫm đau. Kiểm cung đâu dám, tài không , Ao còn ham, nghĩ thẹn sao!

    Chữ nghĩa hết thời, còm cõi vóc,

    Bụi trần trở lại, trắng phơ đầu.

    Chia tay tưởng đển khi buồn nhử Thui thủi nằm nghe sóng bể gào.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    76. THỨ DƯƠNG KHUÊ TIỄN TẶNG NGUYÊN VẬN

    Bất tài ung dữ côT nhân vi,

    Khách lộ phong trần dĩ tiệm ly.

    Tha nhật đồng khan son thuọng nguyệt Thử tình bất đoạn ngẫu trung ty.

    Nhàn tâm tịch mịch tư ly cúc,

    Lãn mộng xâm tầm quá Vị mi.

    Qui khứ cố viên đôi dương liễu,

    Xuân sầu điểm điểm vị thùy si?

    (THT)

    Dịch xuôi:

    HỌA NGUYÊN VẬN THƠ TỄN CỦA DUONG KHUỀ<'>

    Vi bất tài, phải lỗi hẹn với bạn cũ,

    Trên đường gió bụi xa nhà, dần dần đã gióng như ngựa đen. Bữa khác hẹn cùng ngắm trăng đầu núi,

    Tình này vẫn vấn vương như tơ ngó sen.

    Tấm lòng ưa nhàn, lặng lẽ nghĩ đến khóm cúc ở bờ rào,

    Giấc mơ lười nhác đưa tìm về bến sông Vy^'1 Trở về vườn cũ nhìn cây dương liễu,

    Giọt sầu xuân từng giọt, từng giọt ngơ ngẩn vì ai?

    Chú thích:

    (1) Lúc ấy Dương Khuê cũng đang ở trong Kinh.

    (2) Sông Vỵ: đây chỉ con sông nhỏ chảy qua quê hương Vy hạ của tác giả.

    77. KINH ĐỀ Sơ PHÁT

    Trù truứng kim ttiêu ngã độc hành, Tàn vân nhất mạt viễn son thanh. Thu đa thử khí hòa tiên thục,

    Vũ thấp sa điền vị khả canh.

    Dã đỗ bất tri hà xử thực,

    Hàn cầm do học khứ niên thanh. Tà duong hồi thủ vân yên ngoại, Đà thiểu tuong tri tại Lạc thành?

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    VÙA DI KHỎI KMỈ KỲ

    Sớm nay một mình buồn bã, ta ra đi,

    Áng mây tàn vừa cuốn thì rặng núi xa đã hiện ra xanh xanh. Mùa thu nóng nhiều, lúa đồng chín sớm,

    Mưa ẩm ruộng cát vẫn chưa thể cày.

    Cây đỗ đồng quê không biết trồng ở noi nào?

    Con chim mùa lạnh còn học tiếng hót từ năm ngoái.

    Chiều tà, ngoái nhìn lại sau đám mây khói kia.

    Bạn tương tri ở đô thành còn lại bao nhiêu nguôi?

    78. TRỊ BÌNH ĐẠO TRUNG

    Quan kiếm qui lai thị cô” ngô, Giang son hữu chủ thốc tàn thu.

    Thiên thôn vũ hậu thanh như tẩy,

    Nhất nguyệt suong tiền đạm nhuục vô. Đào huỏng hà tòng nhân hữu khích, Điểu thanh thùy thóc tự tuong hô. Túng quan độc tiễn trùng dương đảo, Ngật lập trung lưu dã bất cô.

    (YT, HT)

    Dịch xuôi:

    TDÊN DƯỜNG TDỊ-BÌNH

    Bỏ gươm treo mũ trở về, ta lại là ta như cũ,

    Núi sông có chủ, bỗng chốc đã sang thu.

    Ngàn xóm làng sau trận mưa, đều trong xanh như vừa tắm gội, Một vầng trăng trong sương, trông thoang thoáng như không. Do đâu có tiếng sóng, hỏi vì chúng tự xô đẩy,

    Ai biết rằng chim hót lă để chúng gọi nhau.

    Phóng mắt nhìn xa, riêng khen hòn đảo ngoài biên cả.

    Không hề cô đơn, vẫn sừng sững giữa dòng.

    79. QUÁ LÝ HÒA

    Ngoạn tước tân phong tuyệt cựu đưòng, Hải thành nhất vọng chính thuong thirong. Đông tây thủy sắc liên thiên bích,

    Nhật dạ đào thanh đáo ngạn trường.

    Kha hạm quá thời như nhất diệp,

    Vân yến tận xứ thị thùy huong?

    Hữu nhân vị tất bất như ngã,

    Diểu diểu kiêm hà các nhất phuong.

    (A.1515, YĐ1)

    Dịch xuôi:

    QUA LÝ

    Đến đây dãy núi mới như bị cắt chặn, ao hồ cũ cũng không còn Bức thành bể, nhìn quanh chỉ thấy một màu xanh ngắt.

    Cả hai phía đông và tây, sắc nước liền với trời biếc.

    Suốt cả ngày đêm, tiếng sóng vang dội không dứt vào bờ.

    Tàu thuyền qua lại, trông chỉ như cái lá.

    Phía ngoài mây khói kia, đó là quê hương ai?

    Nếu ở đó có người, thì chắc gì họ chẳng giống ta,

    Cũng mỗi người một phương trong đám lau xanh mờ mịt.

    Dịch thơ;

    Núi non chững lại, dứt đầm ao,

    VM V0 trông xanh ngắt một màu.

    Trên dưỡi nườc liền trời biếc biếc,

    Đêm ngày bờ gọi sóng xôn xao,

    Nom như mảnh con thuyền đó,

    Trông dứtn mây xứ sở nào?

    ai đấy cũng như ta vậy,

    Cũng mỗi phương trừi, mỗi bãi lau.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    ra biến. Tác giả tả cảnh này khi đi qua đoạn đường thiên lý, một bên là phá lón, một bên Ta biển như đã nói ở trên.

    (1) Hòa: ở Quảng Bình có con sông Lý Hba do hai nguồn từ núi Hba Duyệt và núi Tam Linh, chảy qua phía bắc huyện Bô Trạch, họp lại thành cái phá lớn, qua cầu đuòug cái thiên lý rồi

    Tuyền thạch lộ kinh tam thiết bản Phong yên vọng tận nhất thời thu. Tung hoành viễn lạc tận thiên thu, Đoạn tục bình sa thủy bách lưu.

    Thôn duệ minh la phòng dật hổ,

    Lâm đồng hoành địch hoán qui nguu. Quy lai cánh hữu bất như ý,

    Đuong liễu y y nhân bạch đầu.

    (YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    QUA QUẤN GIẤC

    Đường toàn núi khe qua ba dốc ngoặt,

    Khắp noi mây gió, cả một trời thu.

    Thôn xóm xa, nhìn ngổn ngang với hàng ngàn ngọn cau,

    Bãi cát phẳng bị đứt nối bởi trăm dòng nước,

    Làng xa đánh thanh la đuôi hô ẩn rừng lạc,

    Trẻ chăn trâu miền rừng thôi sáo gọi trâu về.

    Ta trở lại nhà, có điều không vừa lòng,

    Cây dương liễu vẫn xanh mà đầu người thì bạc.

    Dịch thơ:

    Đường vượt núi khe, ba đoạn dốc,

    Mịt mây gió một trời thu.

    Bãi bằng đứt nổi tìăm dòng nước,

    Xóm vắng nhô ngàn ngọn cau.

    Làng bẩn rộn vang cồng đuổi hể,

    Mục đồng dìu dặt sáo vời ưãu.

    Trở chuyện ìdtông vừa ý,

    Liễu vẫn ngời xanh, người bạc đầu.

    NGUYỀN VĂN HUYỀN dịch

    81. HOÀN GIA TÁC

    Phong ttần thập tải nhất hoàn gia, Mẩh đĩ thành suong nhõn hụn hoa. Cựu kính tùng trung đa thác ngạc, Phi hồng vân ngoại độc tư ta.

    Hậu môn đồng hỷ ông qui hỹ, Truọng tiết nhân truyền tử thị da? Tỷ ỷ hàn song vô nhất thoại,

    Canh thâm lộ trọng nguyệt sơ tà.

    (HT)

    Dịch xuôi:

    VỂ NHÀ

    Mười năm gió bụi nay mới về nhà,

    Tóc đã như sương, mắt lại lòa lẫm.

    Ngõ cũ trong lùm cây, ra chiều bỡ ngỡ,

    Chim hồng bay trên mây, oán thán một mình.

    Trẻ nhỏ đợi cửa mừng ông đã về đó,

    Người chống gậy tmyền nhau: cụ đấy ư?

    Tựa cửa sô lạnh lẽo, không nói được gì,

    Canh khuya, sương nặng, trăng đã hơi xế.

    Dịch thơ.

    Mười năm gió bụi ưở lại nhà,

    Tóc đã sương pha. mắt lại nhòa.

    Ngọn ừixc ngỡ ngàng nơi ngõ ,

    Cánh hồng tức tưởi đám mây xa.

    Cổng reo trẻ đón: ông về đó!

    Gậy chống già chào: bác à?

    Biết nói đây, vin cửa lạnh,

    Canh Iđiuya, sương đẫm, bóng trăng .

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    A. CẢM TÁC

    82. ĐỀ ẢNH

    Ngô nghiễn ngô diện bì, Ngô tâm ngô phất trị.

    Nhật nguyệt tu thiêm bạch. Phong trần sắc tiệm tuy. Bách bôi hình tặng ảnh, Thiên tải ngã vi thùy. Nguõng phủ nhất hà tuỏng, Yên ba vô tận kỳ!

    (HYV, THT)

    Dịch XUÔI;

    DỂ ÂíOỈÍ”

    Ta chỉ nhìn thấy da mặt ta,

    Còn lòng ta, ta chẳng biết.

    Tháng ngày làm râu thêm bạc,

    Gió bụi khiến màu da dần sạm đen.

    Trăm chén hình ta xin tặng ảnh ta,

    Nghìn năm sau này, ta sẽ là ai?

    Ngẩng trông trời, cúi trông đất chợt nảy ý nghĩ xa xôi^^^: Chắc cảnh khói mây, sóng nước sẽ vô cùng kỳ lạ^^^!

    Chú thích;

    (1) Nguyên chú của tác giả: “Anh có vết mơ”.

    (2) Ngẩng trông trời, cúi trông dất: “Ngưỡng nhi quan thiên phủ nhi sát địa” (nghĩa như đã dịch trong bài này) có xuất xứ từ sách Hoài Nam tử.

    (3) Khói mây, sóng nước: hình ảnh tượng trưng cho cảnh ở ẩn.

    (a) (*)

    83. BÙI VIÊN CỰU TRẠCH CA

    Bùi viên ngô cụu trạch,

    Tử thập niên kim nhật phú qui lai Tùng tùng, cúc cúc, mai mai,

    Phiêu nhiêu hữu khâu hác lâm tuyền chi dật thú Bành Trạch tô” cầm ngâm cụu cú,

    Ôn công tôn tửu lạc dư xuân.

    Đông phong hồi thủ lệ triêm cân,

    Diêu mang tế, thuong hải tang điền kinh kỷ độ. Quân mạc thán Lỗ hầu chi bất ngộ,

    Bằng tăng bạch phát phục hà vi Qui khử lai hề, hồ bất qui!

    (VHv 1864, A.469, A.3160)

    Khảo dị:

    (a) A.3160: Bùi viên ca

    (b) A.3160: Ngủ thập niên kim nhật phú qui lai

    (c) A.3160: Phiêu nhiên khâu hác... (không có hữu)

    (d) A.469: Như bằng tăng bạch phát hậu hà vi?

    Dịch xuôi;

    5ÀI CA NHÀ cũ ở xir VƯỜN 5ÙI

    Vườn Bùi, nơi nhà cũ của ta,

    Đã bón mươi năm, ngày nay mới lại ưở về.

    Này tùng, này cúc, này mai,

    Phơi phới có cái dật thú núi, khe, rừng, suối.

    Bành Trạch gay đàn không dây, ngâm câu thơ cũ Ôn công nâng chén rượu vui với tuổi xuân thừa.

    Ngoảnh đầu nhìn gió Đông giọt lệ đầm khăn,

    Trong khoảnh mênh mông trải bao cuộc nương dâu bãi bể.

    Ngươi đừng than không gặp được Lỗ hầu Tóc bạc bù xù còn biết làm gì?

    Đi về đi thôi, sao không về đi

    Dịch thơ;

    Tác giả tự dịch, xem phần thơ Nôm, bài Trở về vườn củ.

    Chú thích:

    (1) Vườn Bùi: xứ Vườn Bùi, tức là cả thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, quê hương của Nguyễn Khuyến.

    (2) Bốn muoi năm: đây không có ý nói xa nhà 40 năm mà nói nhà cũ ấy đã 40 năm rồi, tức là tính từ khi nhân dân Yên Đổ làm nhà mồi thân sinh nhà thơ và gia đình từ quê ngoại về (năm 1843).

    (3) Bành Trạch: tên một huyện cũ thuộc tỉnh Giang Tây (Tnmg Quốc). Đào Tiềm tự Uyên Minh, đỗ tiến sĩ, làm quan ở Bành Trạch, khi treo ấn từ quan lui về ở ẩn có làm bài Quy khứ lai từ.

    (4) Ôn công: tiíc Tư Mã Quang, khi cáo quan về ở ẩn chỉ uống rượu tiêu sầu.

    (5) Lỗ hầu: tiíc Lỗ Bình công. Điển cũ nói Mạnh tử không gặp được Lỗ Bình công để có cơ hội giúp dân trị nước, cũng là tại trơi không có gì đáng ân hận. Câu thơ ngầm ý: nhà thơ dù có bỏ quan về lúc bấy giơ cũng là do thời thế xui nên mà thôi.

    (6) Câu này nguyên văn lấy ở câu đầu của bài Quy khứ lai từ của Đào Uyên Minh, nguời đoi Tấn: “Quy kliứ lai hề, điển viên

    tương vu, hồ bât quy!” (Về đi thôi, ruộng vuùn sắp hoang vu cả rồi, sao không về đi!

    84. BÙI VIÊN ĐÓI ẨM TRÍCH cú CA

    Túy ông chi ý bất tại tửu,

    Nhi tại hồ son thủy chi gian.

    Son thanh thanh, vân mịch mịch, thủy sàn sàn, Ngô dữ tử chi sỏ cộng thích.

    Tự co thánh hiền giai tịch mịch,

    Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.

    Sỏ dĩ chung nhật túy, đồi nhiên ngọa tiền doanh Chu Bá Nhân độ giang, tam nhật tinh, bất vi thiểu. >Mạc khiếu, mạc khiếu!

    Hà tự đuong so mạc tiếu.

    Tửu hàm bạt kiếm chuốc địa ca mạc ai!

    Khuyến quân cánh tận nhất bôi.

    (VHv 1864, A.469, A.3160)

    Khảo dị:

    (a) 3160: Túy ông ca

    VH 1864: Bùi viên cựu trạch đối ẩm ca

    (b) TVNK; Sơn mịch mịch, thủy sàn sàn A.3160: Sơn'tịch tịch, thủy sàn sàn

    (c) TVNK; Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch

    (d) Từ câu này trở xuống, bản VHv 1864 chép là:

    Am-phục túy, túy phục tinh,

    Hồi thủ tứ thập niên tiền nhi nhất mông Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng.

    Vương lang hàm tửu bạt kiếm chước dịa ca mạc ai! Khuyến quân cánh ẩm nhất bôi!

    I

    Dịch xuôi:

    BÀI CA ĐÓI ẨM ở VƯỜN BÙI (trích tha cô)

    Ý òng say không ở rượu,

    Mà ở trong cảnh nước non^^l

    Non xanh xanh, mây lặng lẽ, nước dạt dào^^\

    Ta cùng ngươi cùng vui thích^^l Thánh hiền từ xưa đều vắng lặng,

    Chỉ có kẻ uống rượu là tiếng vẫn còn^^^l

    Cho nên suốt ngày say khướt, nằm lăn ở hiên ngoài^^l

    Chu Bá Nhân sang qua sông, chỉ có ba ngày tỉnh, ta không

    cho là

    Đừng kêu! Đừng kêu!

    Chi bằng trước kia đừng cười^^l

    Rượu say, tuốt gưom chém đất hát: “Đừng buồn!...”^^^!

    Mòi anh hãy uống cạn thêm một chén nữa^^l

    Chú thích;

    (1) Xuất xứ của các câu trích: Túy ông dinh (Đình ông say) của Âu Duong Tu đời Tông.

    I

    (2) Chưa rõ trích ở bài nào.

    (3) Tiền Xích Bích Phú của Tô Đông Pha đòi Tông.

    (4) Tương tiền tửu (sắp mbi rượu) của Lý Bạch đời Đường.

    (5) Xuân nhật túy khởi ngôn chí (Ngày xuân tỉnh rượu nói chi mình) của Lý Bạch.

    (6) Thư của Trần Tuyên đồi Lương gủi cho con người anh có câu: “Tích Chu Nhân dộ gừing, duy tam nhật tĩnh, ngô bất vi thiểu” (xưa Chu Bá Nhân sang sông, chỉ có ba ngày tỉnh, ta không cho là ít).

    Chu Nhân: tức Chu Nghị, tự là Bá Nhân, người An Thành đời Tấn, làm quan Thượng thư tả bộc dịch, gặp loạn ông cáo quan về ẩn ở Giang Đông, uống rượu say liên miên, có khi chỉ tỉnh được ba ngày là lâu nhất.

    (7) Tống sủ: vua Chân tông tuổi đã cao, chưa có hoàng tử, làm lễ cầu tự. Thượng đê hỏi quần tiên ai muốn giáng sinh xuống hạ giói, các tiên đều im lặng, duy có Xích Cước đại tiên nhoẻn miệng cuời, Thượng đế liền cho giáng sinh làm con Chân tông. Khi sinh ra, đứa bé khóc thâu ngày không nín, có nguời đạo sĩ nói có thể chữa cho đứa bé khỏi khóc, vua vbi vào, đạo sĩ chỉ đọc mấy câu như nguyên văn đã trích, lập túc đứa bé không khóc nữa. Dùng điển này có ngầm ý: kêu lam gì nữa! Chi bằng đừng dấn thân vào cõi đời nay có hơn không.

    (8) Đoản ca hành tặng Vương lang trực (Bài hát ngắn tặng chang họ Vương làm chức tư trực) của Đỗ Phủ đời Đường.

    (9) Vị thành khúc của Vương Duy đòi Đường.

    (*)

    85. LY PHỤ HÀNH

    Quân bất kiến: Lý hữu ly phụ sầu độc Doanh thực muu y nhật bất túc.

    Lân ảo kiến chi liên cơ hàn,

    Thất gia sử dữ thiếu niên tục.^^^

    Thiếu niên cường tráng thị dục quảng, Ly phụ bì bệnh cân lục suy.^^^^

    Cung cấp sử linh bất tuong ứng,

    Túng nhiên kiến họp chung tất ly.

    Tái tiếu bản vị y thục muu,^‘^^

    Bất miễn cơ hàn thị khả sỉ.

    Huổng phục bất văn phụ mẫu ngôn,

    Tư bôn cánh vi lân lý bỉ.
     
    tducchau thích bài này.
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    P15
    :rose:

    Dịch xuôi:

    CẢM TÁC

    Dây thao đen, ấn đồng đã mười hai năm nay^*\

    Thân này cứ hàng ngày mong đuực thánh triều thương tới.

    Ôm tại vì nhiều việc, thôi thì hưu vậy,

    Dù chỉ một bữa ăn, bụng vẫn còn no.

    Mình bỏ nước mà đi, nhưng bạn bè vẫn có người ở

    về nhà cũng chưa chắc con cháu đã có đức tốt mà trông cậy.

    Từ nay công việc của ta là đánh chén say tít.

    Chỉ e lại bôi nhọ cho sử sách mà thôi.

    Dịch thơ;

    Mười mấy năm qua, ấn với thao, Thân này mong được đức vua yêu. Việc nhiều, hay ốm, đành hưu vậy. Ngày một lần ăn, chửa nỗi nào. Giúp nước bạn còn lại đố,

    Về nhà, con cháu chắc hiền đâu?

    Từ đây ngất ngưởng ngồi nâng chén, Lại sợ làm nhơ sứ sách sao?

    ĐỖ NGỌC TOẠI dịch

    Chú thích:

    (1) Dăy den, ấn dồng: theo quan chức đòi Hán, chức ấp tể được giữ một quả ấn bằng đồng có dây thao sắc đen. ở dây, tác giả muợn điển ấy để nêu ý đã từng ra làm quan.

    (2) Bỏ nước di: chữ “nước” ở đây có nghĩa là triều đình.

    276

    71. Sơ CHÍ ĐÀ TẤN PHỤNG TốNG ĐƯƠNG Sự CHƯ QÌIÂN^*)

    Hồi thử cô lăng lệ ám san,

    Hạc thư tạo dạ đáo Tùng quan.

    Đuong niên khỏi phạp trung hung tá?

    Thánh thế năng dung tích bệnh nhân.

    Vị tử gian nan sầu bạch phát,

    Thử sinh lãn tán ái thanh san.

    Cô” viên nhẫn phụ hoàng hoa ước,

    Nguyện phóng Uyên Minh tam kính hoàn.

    (A.469)

    Dịch xuôi:

    MỚI DỂN CỦA BỂI DÀ NẴNG, DUA CÁC VỊ DUONG âỤ-

    Ngoảnh nhìn lại nóc cung điện, giọt lệ thầm roi,

    Tờ chiếu đêm nọ đã đến cửa Tùng quan^^).

    Hiện nay há thiếu người giúp sự nghiệp ưung hưng?

    Đòi thánh quân có thê dung cho kẻ ốm lâu được nghỉ.

    Thân chưa chết gặp khó khăn mà đáng buồn cho tóc bạc,

    Kiếp sống này thích nhàn tản nên yêu chốn non xanh.

    Nỡ nào phụ ước với hoa vàng vườn cũ^^\

    Xin thả cho Uyên Minh về với ba luống cúc^^^.

    Dịch thcr.

    Ngoảnh ỉại hoàng cung, lệ thấm khăn. Đêm qua chiếu chỉ tời sông Hàn. Trung hưng sẵn người tài giúp, Thánh chúa dung cho kẻ bệnh nhân.

    Tóc bạc phừ chưa mãn kiếp,

    Non xanh thích thú đã quen thân.

    Hoa vàng ước sao đành phụ?

    Xin thỏa nguyện xưa trở lại vườn.

    NGUYỀN VAN TẢO dịch

    Chú thích:

    (1) Tùng quan\ đây chỉ Đà Nang. Căn cứ vao nội dung, bai nay có thể được làm khi Nguyễn Khuyến vào kinh lần cuối (1884) để vận động về huu hẳn. Có lẽ ông đi theo đuòmg biển, mới vào Đà Nang trước. Và có thể đoán là ông đi tàu Pháp như nhiều quan lại lúc ấy, khi triều Nguyễn đã chấp nhận sự đô hộ của chúng.

    (2) ỉĩoa vàng: chỉ hoa cúc. Đào Tiềm xưa cáo quan về quê thích trồng hoa cúc. Do vậy, người ta thường dùng “ước hoa vàng” để tỏ ý muốn cáo quan trỏf về.

    (3) Uyên Minh: tức Đào Tiềm.

    72. THƯỢNG KINH HẬU CHỈ QUI TÁC

    Khứ tuế khinh thiều nhất quá gia,

    Kim thu phù tật thuóng kinh hoa. Quốc ân vị báo đầu tiên bạch,

    Thế sự vô cùng nhõn hụu hoa.

    Chẩm bạn sầu thanh truyền gián điểu, Hành gian nhiệt khí thử kiêm sa.

    Quy lai toàn hạ triều đình đúc,

    Tạm tá điền viên duõng túc kha.

    (A. 469)

    Dịch xuôi:

    VÀO KMI ĐỌI CHỈ. TDỎ VỂ

    Năm ngoái xe nhẹ vừa ghé qua nhà^*^,

    Mùa thu này, lại đeo bệnh vào kinh, ơn nước chưa đền, mà đầu đã bạc,

    Việc đời không cùng, mắt đã mờ rồi.

    Tựa gối, tiếng chim xen tiếng suối chảy buồn bã, Đi đường, đã nắng lại cát, nên càng nồng nực. Được trở về nhà là nhờ orn đức triều đình,

    Tạm mượn ruộng vườn để chữa bệnh cũ.

    Dịch tha

    Năm ngoái dừng xe ghé lại nhà,

    Thu này ôm bệnh đến kinh hoa.

    Nướv, ơn canh cánh đầu đà hạc,

    Đời, việc mung lung mắt lại nhòa.

    Bên gối, suối tuôn, chim hót thẩm,

    Trên đường, nắng xối, cất phoi .xa.

    Trở về, những đội cm trời biển,

    Vườn ruộng nương thân dưỡng bệnh già.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dich

    Chú thích:

    (1) Cán cứ vào câu này thì “năm ngoái” (nói trong bài thơ này) tác giả đã từng ra Bắc đê chuẩn bị đi sứ, và nhân đó có ghé qua nhà, vì trong câu thơ có dùng chữ “khinh thiều” (hoặc “tinh thiều”), đều là loại xe nhanh để dùng cho sứ giả. Phải chăng đây là lần ông được sai đi sứ sang nhà Thanh năm 1883, rồi sau lại không phải đi nữa.

    73. HỌA ĐÁP HOÀNG THAM TRI TẠNG HỒI NGUYÊN VẶN

    Tái xuất hà tâm bác nhất quan,

    Thẩn lao nhị thụ thập niên gian.

    Thiếu Lăng ly loạn tần ngâm khổ,

    Bành Trạch qui lai củu ái nhàn.

    Lão nhõn kỷ hồi kinh kiến hải,

    Dư sinh thử nhật hảo hoàn sơn.

    Tế thời bằng truọng quần công lực,

    Vô sự sài môn vĩnh tự quan.

    (A.469)

    Dịch xuôi:

    HỌA NGUYÊN VẬN THƠ ÔNG TBAM TDI HỌ HOÀNG TẶNG LÚC VỂ

    Lại ra lần này, lòng nào còn muốn kiếm một chức quan,

    Huống chi trong mười năm, đã hai đợt lặn lội với quan trường^^^. Thiếu Lăng đã làm nhiều thơ tả nỗi khô loạn ly^^\

    Bành Trạch từ lâu thích cảnh nhàn mới ưở về vườn rubng^'^l Con mắt già bao lần kinh hãi nhìn cuộc bế dâu,

    Kiếp sống thừa bây giờ chỉ muốn về chốn núi rừng.

    Cứu vãn thời thế, chỉ còn trông mong chư ông góp sức,

    Được vô sự, tôi sẽ mãi mãi đóng chặt cửa sài.

    Chú thích:

    (1) Tham tri họ Hoàng: chưa rõ là ai.

    (2) Cả câu: tác giả đỗ tiến sĩ năm 1871, làm quan đến năm 1874, về cư tang mẹ hai năm, sau đó lại làm quan đến năm 1884. Như thê là hai đọt làm quan.

    (3) Thiếu Lăng: tik Đỗ Phủ.

    (4) Bành Trạch: tức Đào Tiềm.

    Vạn lý thu phong ngã độc hành,

    Tự liên phù thế bán phiêu linh.

    Trùng lai son thủy đầu tương bạch,

    Tái khiếp ba đào vĩ dục sanh.

    Đại để thăng ưầm vô định cục,

    Đãn nhân tụ tán kiến chân tình.

    Nhất tôn cưõng đốỉ đồng tâm ẩm,

    Minh nhật son phong hãi vũ trình.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    VỂ 5ẮC, GUI LẠI CẤC 6ẠN DỔNG TÂM ở KMl ■ I

    Tôi đi muôn dặm một mình trong gió thu,

    Thuong mình chịu nửa đòi lênh đênh giữa cõi phù thế.

    Trở lại với núi sông, đầu đã hầu bạc,

    Lại một lần nữa sợ hãi sóng nước khác nào cá mà sắp đỏ đuôi^'1 Đúng là cuộc đời chìm nôi không định trước,

    Phần nhiều vì cuộc họp tan mà thấy được sự chân tình.

    Một chén rượu gượng uống cùng bạn đồng tâm,

    Ngày mai đây sẽ trên bước đường đầy gió núi và mưa biển.

    Chú thích:

    (1) niè sắp đỏ duôi: chỉ cảnh cực nhọc, kiệt quệ như cá mề ví quá nhược nên đuôi bị đỏ. Mây chữ này lấy từ câu “Phưòng ngư sánh vĩ, vương thất như húy” nghĩa là “Cá mề đỏ đuôi, vì công việc nhà vua bbi bồi như thiêu như đốt” trong Kinh Thi. Sau này trong văn học chữ Hán thưbng dùng thành ngữ “Cá mề đỏ đuôi” để chỉ cảnh phục dịch cực nhọc của thần dân cho triều (hnh phong kiến.

    Dạ tĩnh phong vi thu chính cao,

    Thế đồ triển chuyển khách tâm lao.

    Vô tài cự khả khinh đầu bút,

    Hữu dục an năng bất sỉ bào.

    Văn tự cùng thời duy bệnh cốt,

    Phong trần lai lộ kiến suông mao.

    Biệt quân tuỏng đáo hoài quân xứ,

    Độc ngọa giang biên thính hải đào.

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    VỂ ỒẮC GỦI LẠI CẤC ỒẠN ĐỔNG TÂM Ở KMI - n

    Đêm vắng, gió nhẹ, trời thu cao cao,

    Đường đòi ngoắt ngoéo, nghĩ mệt cả lòng.

    Bất tài, há dám xem nhẹ việc gác bút theo quân,

    Còn chút ham muốn, trách sao khỏi thẹn với tấm áo bào.

    Chữ nghĩa gặp lúc cùng, lại toàn đau ốm,

    Gió bụi trên đường đi, râu tóc trắng như strong.

    Chia tay bè bạn, tưởng đến lúc nhớ nhau,

    Nằm bên sông một mình, chỉ còn nghe tiếng sóng bê.

    Dịch thcr.

    Đêm vắng írờí thu vM vợi cao, Đường đời ngoắt nghéo gẫm đau. Kiểm cung đâu dám, tài không , Ao còn ham, nghĩ thẹn sao!

    Chữ nghĩa hết thời, còm cõi vóc,

    Bụi trần trở lại, trắng phơ đầu.

    Chia tay tưởng đển khi buồn nhử Thui thủi nằm nghe sóng bể gào.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    76. THỨ DƯƠNG KHUÊ TIỄN TẶNG NGUYÊN VẬN

    Bất tài ung dữ côT nhân vi,

    Khách lộ phong trần dĩ tiệm ly.

    Tha nhật đồng khan son thuọng nguyệt Thử tình bất đoạn ngẫu trung ty.

    Nhàn tâm tịch mịch tư ly cúc,

    Lãn mộng xâm tầm quá Vị mi.

    Qui khứ cố viên đôi dương liễu,

    Xuân sầu điểm điểm vị thùy si?

    (THT)

    Dịch xuôi:

    HỌA NGUYÊN VẬN THƠ TỄN CỦA DUONG KHUỀ<'>

    Vi bất tài, phải lỗi hẹn với bạn cũ,

    Trên đường gió bụi xa nhà, dần dần đã gióng như ngựa đen. Bữa khác hẹn cùng ngắm trăng đầu núi,

    Tình này vẫn vấn vương như tơ ngó sen.

    Tấm lòng ưa nhàn, lặng lẽ nghĩ đến khóm cúc ở bờ rào,

    Giấc mơ lười nhác đưa tìm về bến sông Vy^'1 Trở về vườn cũ nhìn cây dương liễu,

    Giọt sầu xuân từng giọt, từng giọt ngơ ngẩn vì ai?

    Chú thích:

    (1) Lúc ấy Dương Khuê cũng đang ở trong Kinh.

    (2) Sông Vỵ: đây chỉ con sông nhỏ chảy qua quê hương Vy hạ của tác giả.

    77. KINH ĐỀ Sơ PHÁT

    Trù truứng kim ttiêu ngã độc hành, Tàn vân nhất mạt viễn son thanh. Thu đa thử khí hòa tiên thục,

    Vũ thấp sa điền vị khả canh.

    Dã đỗ bất tri hà xử thực,

    Hàn cầm do học khứ niên thanh. Tà duong hồi thủ vân yên ngoại, Đà thiểu tuong tri tại Lạc thành?

    (A.1515, YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    VÙA DI KHỎI KMỈ KỲ

    Sớm nay một mình buồn bã, ta ra đi,

    Áng mây tàn vừa cuốn thì rặng núi xa đã hiện ra xanh xanh. Mùa thu nóng nhiều, lúa đồng chín sớm,

    Mưa ẩm ruộng cát vẫn chưa thể cày.

    Cây đỗ đồng quê không biết trồng ở noi nào?

    Con chim mùa lạnh còn học tiếng hót từ năm ngoái.

    Chiều tà, ngoái nhìn lại sau đám mây khói kia.

    Bạn tương tri ở đô thành còn lại bao nhiêu nguôi?

    78. TRỊ BÌNH ĐẠO TRUNG

    Quan kiếm qui lai thị cô” ngô, Giang son hữu chủ thốc tàn thu.

    Thiên thôn vũ hậu thanh như tẩy,

    Nhất nguyệt suong tiền đạm nhuục vô. Đào huỏng hà tòng nhân hữu khích, Điểu thanh thùy thóc tự tuong hô. Túng quan độc tiễn trùng dương đảo, Ngật lập trung lưu dã bất cô.

    (YT, HT)

    Dịch xuôi:

    TDÊN DƯỜNG TDỊ-BÌNH

    Bỏ gươm treo mũ trở về, ta lại là ta như cũ,

    Núi sông có chủ, bỗng chốc đã sang thu.

    Ngàn xóm làng sau trận mưa, đều trong xanh như vừa tắm gội, Một vầng trăng trong sương, trông thoang thoáng như không. Do đâu có tiếng sóng, hỏi vì chúng tự xô đẩy,

    Ai biết rằng chim hót lă để chúng gọi nhau.

    Phóng mắt nhìn xa, riêng khen hòn đảo ngoài biên cả.

    Không hề cô đơn, vẫn sừng sững giữa dòng.

    79. QUÁ LÝ HÒA

    Ngoạn tước tân phong tuyệt cựu đưòng, Hải thành nhất vọng chính thuong thirong. Đông tây thủy sắc liên thiên bích,

    Nhật dạ đào thanh đáo ngạn trường.

    Kha hạm quá thời như nhất diệp,

    Vân yến tận xứ thị thùy huong?

    Hữu nhân vị tất bất như ngã,

    Diểu diểu kiêm hà các nhất phuong.

    (A.1515, YĐ1)

    Dịch xuôi:

    QUA LÝ

    Đến đây dãy núi mới như bị cắt chặn, ao hồ cũ cũng không còn Bức thành bể, nhìn quanh chỉ thấy một màu xanh ngắt.

    Cả hai phía đông và tây, sắc nước liền với trời biếc.

    Suốt cả ngày đêm, tiếng sóng vang dội không dứt vào bờ.

    Tàu thuyền qua lại, trông chỉ như cái lá.

    Phía ngoài mây khói kia, đó là quê hương ai?

    Nếu ở đó có người, thì chắc gì họ chẳng giống ta,

    Cũng mỗi người một phương trong đám lau xanh mờ mịt.

    Dịch thơ;

    Núi non chững lại, dứt đầm ao,

    VM V0 trông xanh ngắt một màu.

    Trên dưỡi nườc liền trời biếc biếc,

    Đêm ngày bờ gọi sóng xôn xao,

    Nom như mảnh con thuyền đó,

    Trông dứtn mây xứ sở nào?

    ai đấy cũng như ta vậy,

    Cũng mỗi phương trừi, mỗi bãi lau.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thích:

    ra biến. Tác giả tả cảnh này khi đi qua đoạn đường thiên lý, một bên là phá lón, một bên Ta biển như đã nói ở trên.

    (1) Hòa: ở Quảng Bình có con sông Lý Hba do hai nguồn từ núi Hba Duyệt và núi Tam Linh, chảy qua phía bắc huyện Bô Trạch, họp lại thành cái phá lớn, qua cầu đuòug cái thiên lý rồi

    Tuyền thạch lộ kinh tam thiết bản Phong yên vọng tận nhất thời thu. Tung hoành viễn lạc tận thiên thu, Đoạn tục bình sa thủy bách lưu.

    Thôn duệ minh la phòng dật hổ,

    Lâm đồng hoành địch hoán qui nguu. Quy lai cánh hữu bất như ý,

    Đuong liễu y y nhân bạch đầu.

    (YĐ1, THT)

    Dịch xuôi:

    QUA QUẤN GIẤC

    Đường toàn núi khe qua ba dốc ngoặt,

    Khắp noi mây gió, cả một trời thu.

    Thôn xóm xa, nhìn ngổn ngang với hàng ngàn ngọn cau,

    Bãi cát phẳng bị đứt nối bởi trăm dòng nước,

    Làng xa đánh thanh la đuôi hô ẩn rừng lạc,

    Trẻ chăn trâu miền rừng thôi sáo gọi trâu về.

    Ta trở lại nhà, có điều không vừa lòng,

    Cây dương liễu vẫn xanh mà đầu người thì bạc.

    Dịch thơ:

    Đường vượt núi khe, ba đoạn dốc,

    Mịt mây gió một trời thu.

    Bãi bằng đứt nổi tìăm dòng nước,

    Xóm vắng nhô ngàn ngọn cau.

    Làng bẩn rộn vang cồng đuổi hể,

    Mục đồng dìu dặt sáo vời ưãu.

    Trở chuyện ìdtông vừa ý,

    Liễu vẫn ngời xanh, người bạc đầu.

    NGUYỀN VĂN HUYỀN dịch

    81. HOÀN GIA TÁC

    Phong ttần thập tải nhất hoàn gia, Mẩh đĩ thành suong nhõn hụn hoa. Cựu kính tùng trung đa thác ngạc, Phi hồng vân ngoại độc tư ta.

    Hậu môn đồng hỷ ông qui hỹ, Truọng tiết nhân truyền tử thị da? Tỷ ỷ hàn song vô nhất thoại,

    Canh thâm lộ trọng nguyệt sơ tà.

    (HT)

    Dịch xuôi:

    VỂ NHÀ

    Mười năm gió bụi nay mới về nhà,

    Tóc đã như sương, mắt lại lòa lẫm.

    Ngõ cũ trong lùm cây, ra chiều bỡ ngỡ,

    Chim hồng bay trên mây, oán thán một mình.

    Trẻ nhỏ đợi cửa mừng ông đã về đó,

    Người chống gậy tmyền nhau: cụ đấy ư?

    Tựa cửa sô lạnh lẽo, không nói được gì,

    Canh khuya, sương nặng, trăng đã hơi xế.

    Dịch thơ.

    Mười năm gió bụi ưở lại nhà,

    Tóc đã sương pha. mắt lại nhòa.

    Ngọn ừixc ngỡ ngàng nơi ngõ ,

    Cánh hồng tức tưởi đám mây xa.

    Cổng reo trẻ đón: ông về đó!

    Gậy chống già chào: bác à?

    Biết nói đây, vin cửa lạnh,

    Canh Iđiuya, sương đẫm, bóng trăng .

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    A. CẢM TÁC

    82. ĐỀ ẢNH

    Ngô nghiễn ngô diện bì, Ngô tâm ngô phất trị.

    Nhật nguyệt tu thiêm bạch. Phong trần sắc tiệm tuy. Bách bôi hình tặng ảnh, Thiên tải ngã vi thùy. Nguõng phủ nhất hà tuỏng, Yên ba vô tận kỳ!

    (HYV, THT)

    Dịch XUÔI;

    DỂ ÂíOỈÍ”

    Ta chỉ nhìn thấy da mặt ta,

    Còn lòng ta, ta chẳng biết.

    Tháng ngày làm râu thêm bạc,

    Gió bụi khiến màu da dần sạm đen.

    Trăm chén hình ta xin tặng ảnh ta,

    Nghìn năm sau này, ta sẽ là ai?

    Ngẩng trông trời, cúi trông đất chợt nảy ý nghĩ xa xôi^^^: Chắc cảnh khói mây, sóng nước sẽ vô cùng kỳ lạ^^^!

    Chú thích;

    (1) Nguyên chú của tác giả: “Anh có vết mơ”.

    (2) Ngẩng trông trời, cúi trông dất: “Ngưỡng nhi quan thiên phủ nhi sát địa” (nghĩa như đã dịch trong bài này) có xuất xứ từ sách Hoài Nam tử.

    (3) Khói mây, sóng nước: hình ảnh tượng trưng cho cảnh ở ẩn.

    (a) (*)

    83. BÙI VIÊN CỰU TRẠCH CA

    Bùi viên ngô cụu trạch,

    Tử thập niên kim nhật phú qui lai Tùng tùng, cúc cúc, mai mai,

    Phiêu nhiêu hữu khâu hác lâm tuyền chi dật thú Bành Trạch tô” cầm ngâm cụu cú,

    Ôn công tôn tửu lạc dư xuân.

    Đông phong hồi thủ lệ triêm cân,

    Diêu mang tế, thuong hải tang điền kinh kỷ độ. Quân mạc thán Lỗ hầu chi bất ngộ,

    Bằng tăng bạch phát phục hà vi Qui khử lai hề, hồ bất qui!

    (VHv 1864, A.469, A.3160)

    Khảo dị:

    (a) A.3160: Bùi viên ca

    (b) A.3160: Ngủ thập niên kim nhật phú qui lai

    (c) A.3160: Phiêu nhiên khâu hác... (không có hữu)

    (d) A.469: Như bằng tăng bạch phát hậu hà vi?

    Dịch xuôi;

    5ÀI CA NHÀ cũ ở xir VƯỜN 5ÙI

    Vườn Bùi, nơi nhà cũ của ta,

    Đã bón mươi năm, ngày nay mới lại ưở về.

    Này tùng, này cúc, này mai,

    Phơi phới có cái dật thú núi, khe, rừng, suối.

    Bành Trạch gay đàn không dây, ngâm câu thơ cũ Ôn công nâng chén rượu vui với tuổi xuân thừa.

    Ngoảnh đầu nhìn gió Đông giọt lệ đầm khăn,

    Trong khoảnh mênh mông trải bao cuộc nương dâu bãi bể.

    Ngươi đừng than không gặp được Lỗ hầu Tóc bạc bù xù còn biết làm gì?

    Đi về đi thôi, sao không về đi

    Dịch thơ;

    Tác giả tự dịch, xem phần thơ Nôm, bài Trở về vườn củ.

    Chú thích:

    (1) Vườn Bùi: xứ Vườn Bùi, tức là cả thôn Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, quê hương của Nguyễn Khuyến.

    (2) Bốn muoi năm: đây không có ý nói xa nhà 40 năm mà nói nhà cũ ấy đã 40 năm rồi, tức là tính từ khi nhân dân Yên Đổ làm nhà mồi thân sinh nhà thơ và gia đình từ quê ngoại về (năm 1843).

    (3) Bành Trạch: tên một huyện cũ thuộc tỉnh Giang Tây (Tnmg Quốc). Đào Tiềm tự Uyên Minh, đỗ tiến sĩ, làm quan ở Bành Trạch, khi treo ấn từ quan lui về ở ẩn có làm bài Quy khứ lai từ.

    (4) Ôn công: tiíc Tư Mã Quang, khi cáo quan về ở ẩn chỉ uống rượu tiêu sầu.

    (5) Lỗ hầu: tiíc Lỗ Bình công. Điển cũ nói Mạnh tử không gặp được Lỗ Bình công để có cơ hội giúp dân trị nước, cũng là tại trơi không có gì đáng ân hận. Câu thơ ngầm ý: nhà thơ dù có bỏ quan về lúc bấy giơ cũng là do thời thế xui nên mà thôi.

    (6) Câu này nguyên văn lấy ở câu đầu của bài Quy khứ lai từ của Đào Uyên Minh, nguời đoi Tấn: “Quy kliứ lai hề, điển viên

    tương vu, hồ bât quy!” (Về đi thôi, ruộng vuùn sắp hoang vu cả rồi, sao không về đi!

    84. BÙI VIÊN ĐÓI ẨM TRÍCH cú CA

    Túy ông chi ý bất tại tửu,

    Nhi tại hồ son thủy chi gian.

    Son thanh thanh, vân mịch mịch, thủy sàn sàn, Ngô dữ tử chi sỏ cộng thích.

    Tự co thánh hiền giai tịch mịch,

    Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh.

    Sỏ dĩ chung nhật túy, đồi nhiên ngọa tiền doanh Chu Bá Nhân độ giang, tam nhật tinh, bất vi thiểu. >Mạc khiếu, mạc khiếu!

    Hà tự đuong so mạc tiếu.

    Tửu hàm bạt kiếm chuốc địa ca mạc ai!

    Khuyến quân cánh tận nhất bôi.

    (VHv 1864, A.469, A.3160)

    Khảo dị:

    (a) 3160: Túy ông ca

    VH 1864: Bùi viên cựu trạch đối ẩm ca

    (b) TVNK; Sơn mịch mịch, thủy sàn sàn A.3160: Sơn'tịch tịch, thủy sàn sàn

    (c) TVNK; Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch

    (d) Từ câu này trở xuống, bản VHv 1864 chép là:

    Am-phục túy, túy phục tinh,

    Hồi thủ tứ thập niên tiền nhi nhất mông Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng.

    Vương lang hàm tửu bạt kiếm chước dịa ca mạc ai! Khuyến quân cánh ẩm nhất bôi!

    I

    Dịch xuôi:

    BÀI CA ĐÓI ẨM ở VƯỜN BÙI (trích tha cô)

    Ý òng say không ở rượu,

    Mà ở trong cảnh nước non^^l

    Non xanh xanh, mây lặng lẽ, nước dạt dào^^\

    Ta cùng ngươi cùng vui thích^^l Thánh hiền từ xưa đều vắng lặng,

    Chỉ có kẻ uống rượu là tiếng vẫn còn^^^l

    Cho nên suốt ngày say khướt, nằm lăn ở hiên ngoài^^l

    Chu Bá Nhân sang qua sông, chỉ có ba ngày tỉnh, ta không

    cho là

    Đừng kêu! Đừng kêu!

    Chi bằng trước kia đừng cười^^l

    Rượu say, tuốt gưom chém đất hát: “Đừng buồn!...”^^^!

    Mòi anh hãy uống cạn thêm một chén nữa^^l

    Chú thích;

    (1) Xuất xứ của các câu trích: Túy ông dinh (Đình ông say) của Âu Duong Tu đời Tông.

    I

    (2) Chưa rõ trích ở bài nào.

    (3) Tiền Xích Bích Phú của Tô Đông Pha đòi Tông.

    (4) Tương tiền tửu (sắp mbi rượu) của Lý Bạch đời Đường.

    (5) Xuân nhật túy khởi ngôn chí (Ngày xuân tỉnh rượu nói chi mình) của Lý Bạch.

    (6) Thư của Trần Tuyên đồi Lương gủi cho con người anh có câu: “Tích Chu Nhân dộ gừing, duy tam nhật tĩnh, ngô bất vi thiểu” (xưa Chu Bá Nhân sang sông, chỉ có ba ngày tỉnh, ta không cho là ít).

    Chu Nhân: tức Chu Nghị, tự là Bá Nhân, người An Thành đời Tấn, làm quan Thượng thư tả bộc dịch, gặp loạn ông cáo quan về ẩn ở Giang Đông, uống rượu say liên miên, có khi chỉ tỉnh được ba ngày là lâu nhất.

    (7) Tống sủ: vua Chân tông tuổi đã cao, chưa có hoàng tử, làm lễ cầu tự. Thượng đê hỏi quần tiên ai muốn giáng sinh xuống hạ giói, các tiên đều im lặng, duy có Xích Cước đại tiên nhoẻn miệng cuời, Thượng đế liền cho giáng sinh làm con Chân tông. Khi sinh ra, đứa bé khóc thâu ngày không nín, có nguời đạo sĩ nói có thể chữa cho đứa bé khỏi khóc, vua vbi vào, đạo sĩ chỉ đọc mấy câu như nguyên văn đã trích, lập túc đứa bé không khóc nữa. Dùng điển này có ngầm ý: kêu lam gì nữa! Chi bằng đừng dấn thân vào cõi đời nay có hơn không.

    (8) Đoản ca hành tặng Vương lang trực (Bài hát ngắn tặng chang họ Vương làm chức tư trực) của Đỗ Phủ đời Đường.

    (9) Vị thành khúc của Vương Duy đòi Đường.

    (*)

    85. LY PHỤ HÀNH

    Quân bất kiến: Lý hữu ly phụ sầu độc Doanh thực muu y nhật bất túc.

    Lân ảo kiến chi liên cơ hàn,

    Thất gia sử dữ thiếu niên tục.^^^

    Thiếu niên cường tráng thị dục quảng, Ly phụ bì bệnh cân lục suy.^^^^

    Cung cấp sử linh bất tuong ứng,

    Túng nhiên kiến họp chung tất ly.

    Tái tiếu bản vị y thục muu,^‘^^

    Bất miễn cơ hàn thị khả sỉ.

    Huổng phục bất văn phụ mẫu ngôn,

    Tư bôn cánh vi lân lý bỉ.


    Ta ta lân ảo hà ái

    Ai chi tăc thị, muu tăc phi.

    Cơ hàn chỉ ung túc bô” cấp,^®\

    Lão đại tái tiếu phi sở nghi.

    (VHv 1864, A.469, AB.443, VHv 2381)

    Khảo dị:

    (a) VHv 2381, AB.443; Ly phụ, ỉy phụ sầu độc túc

    (b) A.469; Thất gia muu dữ thiếu niên tục

    (c) Vhv 2381: Ly phụ lão dại cân liỊC suy

    (d) TVNK: Tái tiếu bản vị hàn muu (đ) A.469: Ta ta lân ảo ái hà vi?

    (e) VHv 2381; Kiến liên chỉ ung cấp mễ bô”.

    Dịch xuôi:

    BÀI HÀNH GÁI GÓA(‘)

    Chàng chẳng thấy:

    Trong làng' có chị góa chồng buồn bã nằm một mình,

    Lo ăn lo mặc hàng ngày không đủ.

    Mụ làng giềng thấy thế, thương tình đói rét,

    Khuyên chị chắp mối tơ duyên với một chàng tuổi trẻ.

    Chàng tuổi trẻ khỏe mạnh, ham muốn nhiều,

    Chị góa chồng này ốm yếu, sửc mỏi mệt.

    Không sao đáp ứng được mọi sự đời hỏi sai khiến của chàng tuổi trẻ, Dù có sum họp thì sau ắt cũng chia lìa.

    Tái giá vốn vì cầu áo cơm,

    Thế mà vẫn không tránh khỏi đói rét thì thật đáng xấu hô,

    Phương chi chẳng nghe lời cha mẹ dạy,

    Lén lút theo trai lại càng làm cho xóm làng khinh bỉ.

    Chao ôi! mụ hàng xóm thương chị góa chồng làm gì vậy?

    Thương thì đúng, nhưng cách lo tính giùm như thế thì không đúng.

    Thương nỗi đói rét, chỉ nên giúp cho thóc, vải,

    Chứ khuyên người nhiều tuổi tái giá thì không nên.

    Chú thích:

    (1) Để đôi phó với ảnh hưởng của phong trào sĩ phu cần vưorng, và để thu phục nhân tâm, thực dân Pháp thông qua tổng đốc Nam Định hồi bấy giơ là Vũ Văn Báo, con thầy học cũ của Nguyễn Khuyến, mbi Nguyễn Khuyến ra làm quan trở lại, nhung ông một mỊic chôi từ. Bài này tác già mượn Toi gái góa để nói lên chí của mình không muốn trỏ lại quan trường.

    (2) Mụ ơm: chỉ nguôi làm mốì lái.

    (3) bôn: chỉ người con gái trổn nhà đi theo trai.

    (4) Theo Quế Sơn thi tập của Nguyễn Thanh Đàm (cháu nội nhà thơ) thì bản dịch này là của Đỗ Huy Liêu. Nhưng theo Đỗ Văn Hỷ (tạp chí Văn học số 1-1983) thì chính Phan Văn Ái đã dịch bài này như ông đã nói rõ trong Phương minh toàn tập của ông (ký hiệu AB.148, Thư viện Hán Nôm, Hà Nội): “Đây là bài viết của Tam nguyên Yên Đổ họ Nguyễn, nhân vâng mệnh diễn ra quốc âm, chép phụ ở phần sau”. Chúng tôi theo ý kiến thứ hai, vì có cán cứ xác đáng. Lại vì tài thơ nôm và tài dịch thơ ở họ Phan, còn họ Đỗ chưa thấy những điều đó. (Xem thêm chú thích về Phan Văn Ái trong bài thơ Trời nói ở sách này, phẩn thơ Nôm).

    86. TÚY

    Ngũ ứìập huu ông, bán mẫu đường, Bắc song cao ngọa bán thanh lương. Phì nê thủy chúc hà y mật, ư kính phong khiên thảo đái trường. Tạp cú bất tu nhân cộng thuỏng, Nhàn tình duy hữu tửu tuong đuong.

    Tàn xuân, bệnh nhõn, vô phân biệt, Nhật ảnh hy vi nhất dạng hoàng.

    (A.469)

    Dịch xuôi:

    ỐAU KHI ỐAY

    Ông lão về hưu năm muơi tuổi với cái ao nửa mẫu,

    Nằm khểnh trước song phía Bắc, được đôi chút thảnh thơi mát mẻ. Ao nhiều bùn tót, mặt nước đan lá sen thành áo phủ kín,

    Trên lối đi vắng vẻ,-gió kéo ngọn cỏ thành cái dải lưng dài.

    Câu thơ vặt, không cần mọi người thưởng thức,

    Lúc ngồi rỗi, chỉ có rượu là thú vị.

    Cảnh xuân đã tàn, mắt lại đau, nom không phân biệt được,

    Chỉ thấy bóng mặt trời lờ mờ một sắc vàng.

    Dịch thơ:

    Nãm chục xuân thu, nửa mẫu ao, ~ướt song nằm khểnh thảnh thơi sao. Bùn sâu, mặt nước sen che kín,

    Gió cuốn, ven đưòng cố lướt theo.

    Câu vặt chỉ cầu ngưừi khác thưởng, Cảnh nhàn chỉ rượu thêm hào. Xuân tàn, mắt ỉốa trông nào ,

    Chỉ thấy ảnh nắng chiều.

    ĐỖ NGỌC TOẠI dịch<*^

    87. Tự

    Khả liên ngũ thập tứ niên ông, Diện cấu, tu ban, nhõn hụu hồng.

    Suy bệnh diệc vô hưu tóc nhật, Cần lao chỉ tại túy miên trung. Thế đồ bất phục phân danh lọi, Pháp giói tòng hà kiến sắc không? Đe ý sủy ma thù vị giải,

    Sĩ nhàn cô thả vấn thiên công.

    (A.469, A.3160)

    Dịch xuôi:

    Tự THAN

    Đáng thương ông già năm mươi tư tuổi!

    Mặt sạm, râu đốm bạc, mắt lại đỏ hoe.

    Ôm yếu mà cũng không có ngày nghỉ ngơi,

    Chỉ siêng có việc uống say và ngủ kỹ.

    Không còn phân biệt danh với lợi trên đường đời, Đâu mà thấy được lẽ sắc không của cõi Phật?

    Suy xét mãi mà vẫn chưa hiểu rõ được thế là ý gì? Đợi khi thong thả ta sẽ hỏi ông trời xem.

    Dịch thơ:

    Năm mươi tuổi ngán cho ôn^!

    Mặt sạm, râu thưa mắt đổ hổng.

    Om trọn tháng ngày không chút nghỉ, Bận m say, giấc biết bao xong?

    Đường đời chưa danh cùng ỉợi,

    Cõi Phật đâu tường sắc với không?

    Nào biết đâu nên nỗi ấy?

    Ong xanh xin hãy mách cho cùng.

    NGUYỀN VÂN TÚ dịch<*^

    Chú thích:

    (1) Nguyên bản đề là nhiên nghĩa không rõ, ng'ơ là chép sai tạm đổi là Tự thán cho họp với nội dung của bài tho (theo TVNK).

    (♦)

    88. Tự THUẬT - I

    Ngô niên ngũ thập triếp huyền cư (xa), Quốc ngũ nguyên canh, tuế ngũ trừ.

    Vũ hậu phù cùng khan lão cúc,

    Bệnh trung phục chẩm thính nhi thư. Phệ sơ bất dụng tái tam độc,

    Sự thập hà tu bát củu như.

    Túy đảo phục ngâm, ngâm phục túy, Thâu nhàn ngô diệc ái ngô lư.

    (A.469, A.3160)

    Dịch xuôi:

    TỊTTHUẬT - I

    Ta mới năm mươi tuổi đã cáo quan về nghỉ,

    Từ khi về nghỉ, nước đã năm lần thay niên hiệu vua, năm đã

    năm lần qua tết^'^.

    Mưa tạnh chống gậy thăm khóm cúc già,

    Khi ốm dựa gối nghe con đọc sách.

    Lúc bói, chỉ bói qua một lượt, không bói đi, bói lại thêm nhàm, Trong mưòd việc, không cần phải có tám chín việc vừa ý.

    Say khướt rồi lại ngâm thơ, ngâm chán rôi lại uống say,

    Dành được lúc nhàn, ta vẫn yêu cái nhà ta ở.

    Chú thích:

    (1) Ý câu: tiíc là năm lần thay vua trong vbng năm năm. Theo sử ký, Tự Đức chết năm 1883, để di chiếu lập Dục Đtíc làm vua, và cử Tôn Thất Thuyết làm phụ chính. Nhung Tôn Thất Thuyết đã bỏ Dục Đức, mà lập Hiệp Hòa (1883), rồi lại bỏ Hiệp Hòa, lập Kiến Phúc (cũng năm 1883). Sau lại bỏ Kiến Phúc, lập Hàm Nghi (1884), Hàm Nghi bị Pháp bắt, thì Đồng Khánh lên kế ngôi (1886). Như vậy là trong bốn năm, nước ta đã thay đổi đến năm vua. Kể cả cái tết cuối năm sau cùng, thì là năm tết. Tác giả làm bài thơ này vào hồi đó.

    (•)

    89. Tự THUẬT - ư

    Lục dã quy lai tứ ngũ kỳ,

    Bà bà bạch phát phục hà vi?

    Nhất bần mạo sấu thân kiêm sấu, Đa bệnh hình si ảnh diệc si.

    Tôn tửu lũ không, hoàng cúc tiếu, Tài thư bất tựu, bạch âu nghi.

    Vị tri lai thế thùy vi ngã?

    Đáo thử phong luu dã thị thùy?

    (A.469, NKT)

    Khảo dị:

    (a) NKT: Nhất bần mạo sấu tâm kiêm sấu Dịch xuôi:

    Tự THUẬT - n

    Trở về cánh đồng xanh đã bốn năm năm nay, Tóc trắng phơ phơ còn làm được gì nữa?

    Nghèo túng, mặt gầy lại thêm mình võ,

    Nhiêu bệnh, hình ngây mà bóng cũng ngây.

    Bâu ruợu thường để không, bị hoa cúc vàng cười giễu, Thư viết không xong, bị chim âu ưắng nghi ngờ^'l Chưa biết kiếp sau ai sẽ là ta?

    Và đến khi ấy ai sẽ là người phong lưu?

    Dịch thơ;

    Đã bốn, năm năm ưở ỉại nhà.

    Làm được nữa, tóc phơ phơ?

    Cảnh nghèo mặt , thân thêm ,

    Ngựìn bệnh hình trơ, bóng cũng trơ.

    cạn, hoa vàng như muốn giễu,

    Thư không, âu trắng hắn sinh ngờ.

    Kiếp sau ai sẽ ta nhỉ?

    Ai se phong ỉưu sánh kịp ta?

    KHUUNG HỮU DỤNG, NGUYỄN VĂN TÚ dịch<*'

    Chú thích:

    (1) Thư viết không xong: thơ Lục Qui Mông đồi Đường vịnh chim giao tinh (một loài chim nước) bị nhốt ở trong lồng, có câu “Phòng vỉ ty chước cùng sự; Hảo vị tài thư tạ bạch âu”. Nghĩa là “Việc đề phồng mánh khóe, và tránh dây cung là việc phải lo lắng không cùng; Vậy hãy viết giúp ta thư từ tạ chim bạch âu”. Tác giả dùng điển này ý muốn nói: mình ở trong vồng bó buộc, không viết thư cho chim bạch âu (ám chỉ những người tự do) được, sợ rằng chim bạch âu sinh nghi chăng.

    ẮTC)

    90. LÃO THÁI

    Ngô niên ngũ thập ngũ niên linh, Xú thái ban ban lão tận hình.

    xỉ bặc hàm toan như tụ tụng,

    Nhõn hoa yểm quyển mạn truyền kinh. Tự liên kính phát tam phần bạch, Thặng hữu đan tâm nhất điểm linh. Mạc quái bằng song liên nhật túy,

    Ngã vi bất túy, thục vi tinh?

    (A.469)

    Dịch xuôi:

    VẺ GIÀ

    Tuổi ta đã năm mươi lẻ năm,

    Tất cả mọi cái xấu đều lộ hết.

    Răng xiêu ghê buốt như cãi cọ nhau,

    Mắt lóa, gấp sách cắt nghĩa mò.

    Tự thương mình mái tóc trong gương đã ba phần ưắng, Nhưng lòng son vẫn còn một điểm thiêng liêng.

    Chó lấy làm lạ rằng ngày nào cũng tựa cửa say sưa,

    Ta không say thì đòi cũng có ai tỉnh đâu?^*^

    Dịch thcr.

    Năm mươi nhăm tuổi cái thân già,

    Về xấu dần dần lộ hểt ra:

    Răng vẹo buốt hàm như cãi cọ,

    Mắt lòa gấp sách giảng ê a.

    Ba phần tóc bạc cảng thêm tủi.

    Một tấm lòng son vẫn thừa.

    Đừng trách bên song say khướt mải. IQiông saỵ, thì tỉnh với ai ?

    KHUDNG HỮU DỤNG dịch<‘)

    Nhàn thời ngô tự khán kim ngô/”^ Lục thâp dư niên nhất truọng phu, Bì cốt lão lai hàn thử dị,

    Hành mao bệnh cửu tỉnh tình cô.

    Na kham phong vũ tâm vi dịch, Tằng đổ giang hà thế tiệm Tuế nguyệt xâm tầm như tạc mộng, Tinh thời ngấn tích liễu nhiên vô.

    (A.469, NKT)

    Khảo dị:

    (a) NKT: Nhàn ngô tự kiến chân ngô

    (b) NKT: Tằng đổ giang sơn thể tiệm xu

    Dịch xuôi:

    TDONG LỦC ỐM

    Lúc rỗi nhìn cái thân ta,

    Một đấng trượng phu ngoài sáu mươi tuổi!

    Xương da về già, thời tiết đổi, lại thấy khác,

    Nhà tranh, cổng trống, ốm lâu, nên tình tình cô quạnh. Chịu sao nổi gió mưa dầu dãi, tâm bị sai khiến,

    Đã từng thấy thế sông nước ngày một đỗ xuôi.

    Năm tháng thoáng qua, khác gì giấc mơ đêm trước, Khi tỉnh dậy, lâng lâng không có dấu vết gì.

    92. THẾ THÁI

    Bàng quan thế thái dục như ngu.

    Kham tiếu cao đê lãnh noãn thù. Dã lão tích tằng tranh tọa tịch,

    Hải ông kim diệc nộ hư chu.

    Mạc tùy khách lộ ưanh thiền thuế, Tu toán hưcmg nhân chỉ hạc đầu. Chung nhật bế môn duy kế quá, Tâm trung vô cứu sử huu huu.

    (THT)

    Dịch xuôi:

    THÓI ĐỜI

    Cứ đứng ngoài coi thói đời thì muốn như nguời ngu cho .xong.

    Nực cười cho cái lối khi cao, khi thấp, khi nóng, khi lạnh iha> đói

    thắt thường

    Ngày trước, ông già quê mùa này cũng đã giành chiếu ngòi ở Ilng Bây giờ là lão câu cá cũng còn giận chiếc thuyền rỗng kh ‘‘ng •. Chớ học người ta đi hanh xác con Nên coi mình là nguời dân quê chĩ vui với cảnh dâu hac'

    Đóng của ở nhà cả ngày mà tính toán lỗi lầm,

    Không có điều gì ân hận, trong lòng ứiư thái.

    Dịch thcr.

    Thói đời muốn kệ lịuách cho xon^,

    SỚỈH nắng chiều miủi chỉ chốc mòniỊ. Làng đã tìùig giành chicu nluít,

    Lão chài nay lại bực thuyền khôn^. Tranh chi đường bụi con 1’C .uíc.

    Thú ấy dân íịuê cái hạc bông.

    Đóng cứa trọn nựày tìm lối ,

    Chút không ân hận thiĩnh thơi lòng.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dỊch

    I

    \

    )

    Chú thích:

    (1) Chiếu ngồi: chỉ ngôi thứ trong làng xã. Đây ý nói, vì đổ cao, tác giả đã giữ chân tiên chỉ trong xã.

    (2) Thuyền không: sách Trang tủ', “đang chở đồ không qua sông, bỗng có cái thuyền không chạm vào đb mình thì dù người hẹp bụng đến đâu cũng không giận”. Đây có ý nói, đã là ông lão câu cá, không thiết gì sự đời mà vẫn còn phải tiíc giận những điều không liên can gì đến mình.

    (3) Xác ve: cái vỏ ngoai con ve lột ra. Sách Sủ , truyện Khuất Nguyên chép: “Xác ve ở noi đục bẩn, vẫn trôi nổi ở ngoai vbng bụi bặm” để chỉ Khuất Nguyên tuy làm quan trong đời đục nhung không để lôi cuô”n vào dbng đời bẩn thỉu.

    ở đây ý nói: không chịu theo thói đời bẩn thỉu.

    (4) f)ầu hạc: từ chữ “hạc phát” (tóc con hạc) tiíc đầu bạc, chỉ cảnh già nua, an phận.

    93. TIỂU THÁN^*^

    Lịch duyệt phong strong bán bạch đầu, Nhất quan hạnh đắc lão nhi huu.

    Thế đồ kim hựu đa kha khảm,

    Lọi cục thùy năng quả oán vuu.^^^

    Vị ngã phất tu chung hữu khích,

    Thóc nhân thóa diện tích tằng uu.

    Bách bôi diệc vị vong tình giả,

    Mạc quái môn tiền thỉ độc nguu.

    (A. A.469, 3160)

    Khảo dị:

    (a) TVNK; Lợi cục nan năng quả oán vưu 306

    Dịch xuôi:

    VÀI LỎI THAN

    Từng trải gió sương đã bạc nửa đầu,

    Làm một chức quan, may được cáo lão về nghỉ.

    Trên đường đòi, nay lại gặp nhiều bước gập ghềnh,

    Trong cuộc lọi, ai giữ được ít lời oán trách.

    Kẻ phảy râu cho mình, rét cuộc cũng gây nên hiềm khích Nguôi ta nhổ vào mặt mà mình chùi đi, đòi xưa còn cho là đáng lo^^l Uống trăm chén rượu cũng vì để quên mọi sự,

    Đừng lấy làm lạ trước cảnh trâu già liếm nghé ở trước cửa

    Dịch tha

    Trải mấy phong sương ưắng nứa đầu, Quan già may được ưở về hưu.

    Đường đcrì nay ỉại nhiều gian hiểm, Cuộc ỉợi hòng chỉ ít oán thù.

    Nịnh bạn phẩy râu, rồi tráo trở.

    Nhịn ngưừi nhổ mặt, vẫn lo âu.

    Chi bằng trăm chén cho quên hấ,

    Liềm nghé bên thềm, chớ lạ trâu.

    VŨ MỘNG HÙNG dịch^)

    Chú thích:

    (1) Phẩy râu: đòi Chân tông nhà Tông, Khấu Chuẩn làm tể tuớng, Đinh Vị làm tham chính. Vị rất nịnh Chuẩn. Một hôm hai nguxri cùng ngồi ăn yến, thấy râu Chuẩn bị canh dính vào. V'ị hền phẩy đi hộ. Chuẩn nói đùa rằng: “Sao quan tham chính lại phẩy râu cho quan tể tuớng?”. VỊ thẹn, thành hiềm khích, rồi gièm với vua bãi Chuẩn để mình thay.

    (2) Truyện Lâu Sư Đức trong Đường thư chép, em Đúc được bổ làm quan thái thú ả Đại Châu, Sư Đức răn bảo em nên nhẫn nhục.

    Em nói; “Từ nay người ta nhổ nước bọt vào mặt, cũng chỉ chùi đi thôi”. Đức bảo: “Chùi thì người ta giận, cứ để khô đi thì hơn”.

    (3) Trâu già liếm nghé: do chữ “lão ngưu thỉ dộc”. Trâu già yêu nghé nên hay hếm vào mình nghé, ví như người ta yêu con, vuốt ve con. Hậu Hán thư, truyện Dương Bưu: “Do hoài lão ngưu thỉ dộc chỉ ái” (còn ôm tấm lòng yêu con như trâu già liếm nghé). Con Bưu là Dương Tu bị Tào Tháo giết, cho nên Bưu nói thế. Hai câu này ý nói, nhà thơ quên hết mọi chuyện nhân tình thế thái mà chỉ thương yêu, chăm sóc cho con cái.

    94. ĐỘC THÁN^'^

    Thập niên hồi thủ độc sầu dư,

    Thế sự, nhân tình tiệm bất như.

    Đồng loại tương tranh, trúc phọc trúc, Lọi tâm vô yếm, ngư thôn ngư.

    Khả liên kim nhật thùy vi ngạnh,

    Sở dĩ tiền thân dục phế thư.

    Ký ngữ thành môn tương thức giả: Phong trần mãn lộ, vị qui dư?

    (A.469, A.3160)

    Líiảo dị:

    (a) A.469: Khả liên kim nhật thùy vi thiện

    Dịch xuôi:

    THAN MỘT MÌNH

    Ngoảnh lại mười năm trước, mà lòng ta buồn riêng,

    Thế thái nhân tình dần dần khác xưa.

    Cùng giống mà tranh giành nhau, thật là tre lại nói tre, Lòng tham lợi quá đỗi, thành ra cá lại nuốt cá.

    Đáng thương thay, nỗi khổ ngày nay bởi ai mà nên?

    Vì vậy, người xưa đã muốn bỏ sách xuống mà than thở. Gửi lời nhắn người quen thuộc ở nơi thành thị:

    Gió bụi đầy đường rồi mà còn chưa về ư?

    Dịch thơ;

    Ngoảnh lại mưừi năm đã chán ghê! Thói đĩrì ngày một khác dần đi.

    Lòng tham không chán, ăn ,

    Cùng giống tranh nhau, tre trói tre. Chang biết ai nên nỗi ấy?

    Trách nào bỏ sách, chuyện xưa kia. Nhắn người quen thuộc noi thành thị: Gió bụi sao vẫn chứa về?

    ĐỔ NGỌC TOẠI dịch^)

    (•)

    95. MẠN HỨNG

    ĐÔ môn nhất xuất toại quy điền,

    Bần bệnh niên lai độc tư liên.

    Song nhật ám di hồng ảnh cận,

    Trúc phong bất nhượng bạch đầu tiên. Bô” uong nô lão tri hòa cước,

    Địch cốc nhân hồi dẫn đẩu niên.

    Thùa húng chỉ duy tôn lủu thích,

    Nam son bằng diếu chính du nhiên.

    (A.469)

    Dịch xuôi:

    MẠN HÚNG

    Ra khỏi cửa kinh đô liền trở về đồng ruộng,

    Lâu nay riêng tự thuơng mình đã ốm, lại nghèo.

    Trước của sổ, mặt trời lặng lẽ đưa bóng nắng lại gần, Trên ngọn tre, làn gió không nhường cho đầu bạc trước. Người lão nông gieo mạ hiểu biết chân ruộng xâu tốt^^l Kẻ đong thóc về kể tuổi đấu nhiều íp\

    Lúc hứng chỉ có chén rượu là thích thú,

    Lòng phoi phói ngồi nhìn núi Nam SOTI^^I

    Dịch thơ:

    Tác giả tự dịch, xem phần thơ Nôm bài Cáo quan về nhà

    Chú thích:

    (1) Chân ruộng: cách gọi của nông dân về loại mộng tốt, xấu cao, thấp...

    (2) Tuổi dấu: có thứ đấu 2 bát, 3 bát hoặc 5 bát, thì gọi là đấu 2 tuổi, đấu 3 tuổi hoặc đấu 5 tuổi.

    (3) Nam sơn: thơ Ảm tửu (uông rượu) của Đào Tiềm, có câu: “Thái cức dông ly hạ, du nhiên kiến Nam sơn” (Hái hoa cúc duới giậu đông, lồng phơi phới thấy núi Nam son).

    96. NGẦU TÁC

    Chỉ túc nhân đa bất tự tri,

    Trầm ngâm như túy phục như si. Cổ kim duy hữu nhất Bành Tổ, Nhân thế nguyên vô song Bá Di.

    Tự kiến nhi lang năng tác quận/”^ Toại linh thử lão bất đề thi.

    Hành mạo túy ngọa hun tuong vấn, Ngũ lục niên tiền sự đĩ

    (A.3160, A.469)

    Khảo dị:

    (a) A.469: Tự kiến chư lang năng tác quận.

    (b) TVNK: Ngũ thập niên tiền sự dĩ phi.

    Dịch xuôi:

    NGẪU TÁC

    Nhiều người không biết, đã đủ thì nên thôi,

    Lúc nào cũng trầm ngâm như say, như dại.

    Trước nay chỉ có một ông Bành Tô^^v Trên đời vốn không có hai ông Bá Từ khi thấy con có thể làm chức quận^^\

    Khiến cho già này không làm thơ nữa.

    Nằm say nơi nhà tranh, cổng trống, mong đừng ai hỏi đến, Sự việc năm sáu năm về trước, nay đã khác rồi.

    Dịch thơ:

    Mấy ai hiết đủ để thôi,

    Như dại như say chang trót đời.

    Bành Tổ vốn xưa chỉ một cụ,

    Di khi trước chang hai người.

    Nghe tin chức huyện con làm được,

    Nên thú làm thơ ỉão cũng nguôi.

    Lều cỗ say lỳ đừng hỏi,

    Dăm năm nay khác trước xa rồi.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    Chú thfch:

    (1) Bành Tổ: tên là Tiền Khanh, người thời Đưòrng Nghiêu, tuơng truyền sông đến tám trăm tuổi, được coi như điển hình cho tuổi thọ.

    (2) Di: xem chú thích bài Ngẫu thành II ở phần trên. Theo quan niệm của Nho giáo, Bá Di được coi là điển hình của trung nghĩa, thanh cao.

    (3) Trong hồi Pháp thuộc, con tác giả là Nguyễn Hoan thi đỗ phó bảng, đầu tiên được bổ tri huyện.

    97. NGẪU THÀNH . I

    Dịch xuôi:

    Tà ỷ nam song nguyệt ảnh biên, Ngõa tôn độc chước khỏi đồ nhiên. Lão tàng toan sáp thi vô lục,

    Co tuế đê ngang cốc hữu quyền.

    Dĩ phận thử than nan kiến thánh, Bất tri hà nhật hựu tiêu thiên.

    Trang đồ khỏi thị hoang đường ngữ, Thả khán Tiêu dao đệ nhất thiên.

    (YT)

    NGẪU THÀNH - I

    Tựa ngả vào cửa sô phía Nam, cạnh ânh trăng,

    Chén sành uống một mình, đâu phải là không có ý.

    Bụng già những chua cùng chát, thơ không còn sức mạnh, Năm đói khi rẻ khi đắt, lúa thành có quyền.

    Biết thân phận này khó thấy được thánh nhân,

    Chẳng biết rồi ngày nào mây mù tan, tròã lại ương sáng^^l

    cảnh trong sách Trang tử đâu phải là hoang đường cả, Hãy xem thiên Tiêu dao là thiên thứ nhất^^l

    Nghiêng tựa song nam ánh nguyệt bên, Không dưng tự chuốc chén sành hên. Bụng già chua chát thư ìâiông sứ:,

    Năm đói hao thóc quyền.

    Hiên thánh, phận mình ỉdiông hạnh kiến, Mây , hao thuở mới tiêu tan.

    Sách Trang đâu phải hoang đĩứnig cả, Hãy đọc Tiêu dao đệ nhất thiên.

    NGUYỄN VĂN HUYẾN dịch

    Chú thích:

    (1) Mây tan, trời trong sáng: nguyên văn “tiêu thiên”, lấy chữ từ câu “tiễu vân vụ nhi đổ thanh thiên” nghĩa là xua tan mây mù mà nhìn thấy trời xanh. Ý nói mong được thanh bình.

    (2) Tiêu dao: tiíc “Tiêu dao du”, thiên thứ nhất trong sách Trang tủ.

    98. NGẪU THÀNH . II

    Tô” nguyệt vô đoan hám lục trì,

    Huân phong hà sự nhập la vi.

    Nhân tình phản phúc đậu nhiên đậu,

    Thế sự tuần hoàn kỳ đả kỳ.

    Bả ưản trì ngao tiện định hỹ,

    Ma không lệ Hán tuong hà chi?

    Nãi ông lăn tán chân vô sự,

    ưng huóng giang đình thuóng điếu ky (cơ).

    (YT)

    NGẪU THÀNH - n

    Dịch xuôi:

    Trăng sáng vô cớ nhòm xuống ao xanh,

    Gió mát từ đâu lọt vào màn là.

    Tình người tráo trở, củi đậu lại đun hạt đậu,

    Sự đời tuần hoàn, con cờ lại đánh con cờ.

    Cứ nâng chén, cầm rùa biển, chí đã quyết như thế, Định níu tầng không, mài sông Ngân để làm gì? Ông lão này lười nhấc thật vô tích sự,

    Hay nên ra hòn đá câu ở đình bên sông.

    Dịch thơ.

    \

    cờ trăng vàng ngó giếng thơ,

    Từ đâu gió mát lọt màn thưa.

    Tình người trảo trở, đậu đun đậu,

    Sự thể vần xoay, ct đánh cừ.

    Nâng chén say sưa đà rắp sẵn,

    trời xoay sở được chưa?

    Lão này sự sinh lười nhác,

    Hòn đả câu kia dáng vẫn chờ.

    NGUYỄN VĂN HUYỀN dịch

    99. NHÀN TỌA

    Tịch tịch thư biên phong vũ thâm,

    Hàn miên vãn khỏi thuọng trầm ngâm. Hành vân vị quyển hữu u sắc,

    Thê điểu dục phi hoài hảo âm.

    Thi đáo hung niên vô tục cốt,

    Tửu nhân độc tọa thất hùng tâm.

    Chỉ kim cựu lộ nê đồ thậm,

    Tương ức hà tu tiện bão cầm.

    (A. 3160)

    NGỔI NHÀN

    Phòng sách vắng lặng, mưa gió não nề,

    Lạnh trời, ngủ dậy muộn còn ưầm ngâm.

    Mây chưa cuốn đi, đượm màu u ám,

    Chim đậu muốn nay, nhớ tiếng hót hay.

    Thơ làm đến năm mất mùa vẫn giữ được hang nhã, Rượu ngồi uống một mình còn gì là hăng say.

    Ngày nay con đường cũ bùn lầy lắm lắm,

    Nhớ nhau cần gì phải ôm lấy cây đàn.

    100. ĐỘC TỌA

    Đông phong phất phất vũ phi phi,

    Sầu ỷ thư song bán yểm phi.

    Ngũ cổ giác tàn hoa hữu lệ,

    Thiên son vân tán nhạn sơ phi.

    Khuynh tôn mãn chước độc tinh túy,

    Đắc ý cuồng ngâm vọng thị phi.

    Khả hận đông hoàng qui khứ hậu,

    Hoàng oanh không luyến tích phương phi.^^^ (YT)

    Dịch xuôi:

    NGỔI MỘT MÌNH

    Gió đông phần phật, mưa roi tầm tã,
     
    tducchau thích bài này.

Chia sẻ trang này