Tiểu sử Nhật ký Nguyễn Tri Phương - Đào Đăng Vỹ <1000QSV1TVB #0317>

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi Thu VO, 31/12/19.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0317.Nguyễn Tri Phương.PNG

    Tên sách : NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG
    Tác giả : ĐÀO-ĐĂNG-VỸ
    Nhà xuất bản : NHA VĂN-HÓA
    BỘ VĂN-HÓA GIÁO-DỤC VÀ THANH NIÊN
    Năm xuất bản : 1974
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Đánh máy : Nhóm đánh máy 1000QSV1TVB

    Kiểm tra chính tả : Vũ Minh Anh, Trương Đình Tý, Trần Ngô Thế Nhân, Trần Thị Kim Duyên, Trần Lê Nam,Trần Trung Hiếu, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Huy

    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 29/12/2019

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link»
    của diễn đàn TVE-4U.ORG

    Cảm ơn tác giả ĐÀO-ĐĂNG-VỸ
    và NHA VĂN-HÓA BỘ VĂN-HÓA GIÁO-DỤC VÀ THANH NIÊN
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I

    1) Những trào-lưu lớn trong lịch sử thế-giới
    a) Từ Á sang Âu
    b) Từ ÂU sang Á

    2) Các nước Á-châu trước làn sóng xâm lược của Âu-châu
    a) Ấn-Độ
    b) Thái-Lan
    c) Trung-Quốc
    d) Nhật-Bản

    3) Việt-Nam trong cơn gió lốc

    CHƯƠNG II : NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG NHẤT GIA TAM KIỆT

    1) Việt-Nam, một lịch-sử bi-hùng và một vị trí nguy-hiểm
    2) Nguyễn-tri-Phương – Nhất gia tam kiệt
    3) Một nguồn-gốc bình-dân
    4) Địa-linh nhân-kiệt
    5) Bước đầu may mắn trên hoạn-lộ
    6) Từ Huyện lên Bộ
    7) Từ Bộ đến Vua, Dưới triều Minh-Mạng
    8) Loạn ở Nam-Kỳ
    9) Từ Văn sang Võ
    10) Việc không may đầu tiên trên hoạn-lộ
    11) Dưới triều Thiệu-Trị
    12) Thắng trận ở Trà-Tâm Sóc-Trăng, Ba-Xuyên
    13) Lại thắng trận ở Hà-Tiên, Vĩnh-Tế, Tương-Sơn Lạc-sách
    14) Mưu Dõng kiêm toàn
    15) Bình Chân-Lạp Đuổi quân Xiêm
    16) Chiến thắng ở Hà-Tiên Tiền-giang, Hậu-giang
    17) An-tây Trí-dũng-tướng
    18) Dưới triều Tự-Đức Tráng-liệt-bá
    19) Đổi tên Nguyễn-tri-Phương
    20) Tổng thống quân-vụ Nam-Kỳ, Khẩn đất khai hoang
    21) Đông-các-điện Đại-học-sĩ
    22) Kinh-lược đại-sứ Nam-Kỳ lập 100 làng 21 cơ đồn-điền
    23) Lập đồn-điền thành quốc-sách
    24) Nông nại long-hưng-địa
    25) Điều lệ đồn điền
    26) Chú thích về quan chế dưới triều Nguyễn

    CHƯƠNG III : VIỆT-NAM BẮT ĐẦU ĐỤNG ĐỘ VỚI TÂY-PHƯƠNG – NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG Ở ĐÀ-NẴNG VÀ SÀI-GÒN

    1) Từ việc giao-thiệp với Âu-Tây…
    2) …Đến việc Đà-Nẵng bị Pháp đánh phá
    3) Nguyễn-tri-Phương thắng Pháp
    4) Thua Pháp lần thứ nhất
    5) Sài-Gòn thất thủ (1859)
    6) Pháp lại đánh Đà-Nẵng
    7) Nhưng tàu Pháp lại thua Nguyễn-tri-Phương ở Đà-Nẵng
    8) Quân Pháp bỏ Đà-Nẵng kéo vô Sài-Gòn
    9) Nguyễn-tri-Phương vào Sài-Gòn

    CHƯƠNG IV : TRẬN KỲ-HÒA CHIẾN, HÒA, THỦ
    1) Chiến, Hòa, Thủ
    2) Tình-hình Nam-Kỳ trong những năm 1859-1860-1861
    3) Đồn Kỳ-Hòa
    4) Đại-chiến Kỳ-Hòa
    5) Trận đánh ngày 24-2-1861
    6) Kỳ-Hòa thất-thủ Ngày 25-2-1861
    7) Trận Kỳ-Hòa trước mắt thời-nhân
    8) Phúc-trình của Charner

    CHƯƠNG V : SAU KỲ-HÒA MẤT ĐỊNH-TƯỜNG, MẤT BIÊN-HÒA, MẤT VĨNH-LONG VÀ HÒA-ƯỚC 1862

    1) Về phía Pháp
    2) Về phía Việt-Nam
    3) Lại mất Định-Tường
    4) Ảnh-hưởng các trận Kỳ-Hoà, Định-Tường Mỹ-Tho
    5) Sau Định-Tường đến Biên-Hoà
    6) Lại đến Vĩnh-Long cũng mất luôn
    7) Nguyễn-tri-Phương lại được tuyên-triệu làm Khâm-sai Quân-vụ Đại-thần
    8) Hòa ước 1862 (Hòa ước năm Nhâm-tuất)
    9) Cái mộng đòi lại 3 tỉnh Nam-Kỳ và Phái-bộ Việt-Nam qua Pháp

    CHƯƠNG VI : LOẠN TẠI BẮC KỲ VÀ Ở KINH-ĐÔ

    1) Tổng-Thống quân-vụ Đại-thần ở Bắc-Kỳ
    2) Đánh hơn trăm trận… Dẹp phương Nam yên đất Bắc
    3) Giặc tên Phụng
    4) Thái-Tử Thái-bảo Võ-hiển-điện Đại-học-sĩ
    5) Binh-bộ Thượng-thơ Kinh-kỳ hải-phòng-sứ
    6) Loạn ở Kinh
    7) Lại giặc ở Cao-Bằng Lạng-Sơn
    8) Giặc Cờ Đen Cờ Vàng
    9) Tam-Tuyên Quân-thứ Khâm-mạng Đại-thần
    10) Hỏa-công phá Cờ Đen Thu-phục Lưu-vĩnh-Phúc

    CHƯƠNG VII : PHÁP GÂY RỐI Ở BẮC-KỲ TÊN LÁI SÚNG JEAN DUPUIS
    1) Pháp bắt đầu dòm ngó Bắc-Kỳ
    2) Francis Garnier một đối-thủ của Nguyễn-tri-Phương sau này
    3) Tên lái buôn Jean Dupuis xuất hiện
    4) Kế-hoạch Jean Dupuis và những vụ rắc-rối ở Bắc-kỳ

    CHƯƠNG VIII : FRANCIS GARNIER ĐÁNH HÀ-NỘI – NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG TUẪN-TIẾT

    1) Francis Garnier ra Hà-Nội
    2) Trận tấn-công và hạ thành Hà-Nội
    3) Ngày 20-11-1873 : Ngày thất-thủ Hà-Nội
    4) Nguyễn-tri-Phương tuẫn tiết
    5) Hậu-quả của việc mất thành Hà-Nội
    6) Trung-thần Hiếu-tử Nhất-môn tam tiết
    7) Phúc trình của Garnier về việc Đánh chiếm Hà-Nội

    CHƯƠNG IX : SAU NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG VÀ SAU FRANCIS GARNIER, PHILASTRE TRẢ LẠI CÁC TỈNH BẮC-KỲ

    1) Sau Nguyễn-tri-Phương và sau Francis Garnier
    2) Garnier bị quân Cờ Đen giết
    3) Hà Nội và các Tỉnh được trả lại

    CHƯƠNG X : ĐỂ KẾT-LUẬN NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG « TỬ MÀ BẤT-TỬ » (Nguyên-nhân Nguyễn-tri-Phương thất-bại)

    PHỤ-CHƯƠNG
    1) Thi văn của Nguyễn-Tri-Phương và về Nguyễn-Tri-Phương
    2) Tiểu-sử cụ Nguyễn-Duy (1809-1861)
    3) Tiểu-sử phò-mã Nguyễn-Lâm (1844-1873)
    4) Quân-đội và vũ-khí Việt-Nam dưới triều Nguyễn

    a) Dưới triều Gia-Long
    b) Đời Minh-Mạng
    c) Đời Thiệu-Trị và Tự-Đức
    5) Nguyên-văn bản phúc-trình của Trung-tướng Charner về Trận Kỳ-Hòa (1861)
    6) Nguyên-văn tiếng Pháp của hoà-ước 1862
    7) Nguyên-văn bản phúc trình của Francis Garnier về trận đánh chiếm Hà-Nội (20-11-1873)
    8) Thỏa-ước 5-1-1874 (Nguyễn-văn-Tường – Philastre)

    a) Thỏa-ước 5-1-1874
    b) Thỏa-ước 6-2-1874 (bổ-túc thỏa-ước 5-1-1874)

    PHẦN HÌNH ẢNH
    NHỮNG SÁCH BÁO THAM-KHẢO
     
    amorphous, tieungao, minchouu and 6 others like this.
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB



    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    LỜI GIỚI-THIỆU

    CHIẾN-ĐẤU cho Tổ-quốc dân-tộc, không phải chỉ trên vài ba trận-mạc hay trong chín mười xuân-thu, nhưng chính là một cuộc tranh-đấu tinh-thần ròng-rã trong khoảng thời-gian vô-tận. Vì thế, nên dù thua trận với những khí-giới vật-chất nhất thời, nhưng có tinh-thần lưu-truyền cho hậu-thế với những cử-chỉ thái-độ của mình, tiền bối gục ngã thì hậu-sinh kế tiếp, ngày trước không thành, năm sau lại thắng, chứng-minh câu nói của một chính-khách Trung-hoa : « Thất bại là mẹ thành công », không theo nghĩa kinh-nghiệm cá-nhân, nhưng theo lý truyền-thống dân-tộc. Đó là thành công vinh-hiển của các bậc vĩ nhân.

    Trong lịch-sử oai-hùng của dân-tộc Việt-Nam, năm 1973 kỷ-niệm đệ nhất Bách chu-niên một vị trong số các vĩ-nhân này. Chính là 100 năm truy-niệm vong-linh Cụ NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG. Sinh trưởng ở Thuận-hóa, làm quan kiêm thông văn vũ với ba triều vua, cụ là một chiến-sĩ khắp các mặt trận tinh-thần và vật-chất. Tuy Cụ thua trận với vũ khí, bị quân Pháp bắt tại Hà-Nội hôm rằm tháng 10 năm quí-dậu (1873), nhưng với tinh-thần bất-khuất, Cụ đã ra đi, để lại những lời nhắn-nhủ kêu gọi bao nhiêu kẻ hậu-sinh nối gót, không nói đến thực-dân nào hay chủ-nghĩa nào, chỉ biết một trăm năm sau, mặc dù ai gọi là chậm tiến vật-chất và nghèo-nàn hữu-hình, nhưng cả thế-giới đều cảm-phục dân-tộc Việt-Nam trên con đường tranh-đấu tinh-thần.

    Mang nặng tấm lòng hoài-niệm và tri-ân tiền-bối, trong chương-trình tổ-chức lễ đệ nhất Bách chu-niên cụ NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG, nhà văn ĐÀO-ĐĂNG-VỸ đã viết tiểu sử của Cụ, với những lời văn gọn-gàng, tài-liệu phong-phú, đặc-biệt với thư-từ bút-ký của tên Francis Garnier, một người trong cuộc, vừa là thủ-phạm, vừa là chứng-nhân. Đào-quân viết sách này vốn là một chiến-sĩ đã tầng đem ngòi bút thay viên đạn, mong làm thế nào cho đồng-bào hãnh-diện và ngoại-bang cảm-phục văn-hóa và văn-chương nước nhà, với những bộ bách-khoa từ-điển và những áng-văn lịch-sử. Nay ông lại viết với tư-cách Phó Chủ-tịch Hội Bảo-tồn Cố-đô, vì ông quan-niệm Hội này đảm-nhiệm bảo-tồn tinh-thần cổ-tích và nhân-vật chốn Thần-kinh, làm sao cho người nay hiểu biết và yêu quý việc xưa và người xưa, cũng là một cách bảo-tồn có ý nghĩa.

    Với tư-cách và quan-niệm như thế, ông đã có nhã-ý xin tôi giới-thiệu cuốn tiểu-sử cụ NGUYỄN-TRI-PHƯƠNG. Tuy biết mình không xứng đáng, nhưng cùng chia xẻ với ông những ý-tưởng trên đây, lại theo một chí-hướng với ông, và ngưỡng-mộ anh-hùng chí-sĩ, tôi dám ước nguyện những ai yêu quý đồng-bào và cảm-phục tấm gương trong hy-sinh vì Tổ-quốc, không thờ-ơ với mấy trang tiểu-sử quý-hóa này.

    Thủ-đức, ngày rằm tháng 10 năm Quí-sửu
    (9-11-1973)

    Thiên-Phong BỬU-DƯỠNG,
    Chủ-tịch Hội Bảo-tồn Cố-đô.
     
Moderators: SLASH.ROCK4U
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này