Thảo luận nhân viên "Trư Bát Giới" ở nơi làm việc

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Missfly82, 25/5/19.

Moderators: amylee
  1. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Trư Bát Giới là một nhân vật đặc biệt. Xét về phương diện hàng yêu phục ma, Trư Bát Giới không bao giờ đánh thắng yêu quái, may mắn lắm là hòa, thậm chí có trận gần thắng thì lại hết hơi nên… rốt cục thua…

    [​IMG]
    Trư Bát Giới trong bộ phim Tây Du Ký do Đài THTƯ Trung Quốc sản xuất

    Trư Bát Giới nguyên là Thiên Bồng nguyên soái chỉ huy thủy quân thiên đình, xét về danh hiệu tuy không to bằng Tề Thiên Đại Thánh (Thánh lớn ngang trời) nhưng cái chức của Ngộ Không là hữu danh vô thực, còn cái chức của Bát Giới là “hàng xịn”.

    Về pháp thuật, tính ra Trư Bát Giới có học vấn về phép không thua gì Tôn Ngộ Không. Nhưng học vấn ngang nhau là một chuyện, trong đấu phép với yêu quái hay thậm chí là đánh với nhau, chưa bao giờ sư đệ Ngộ Năng thắng nổi ông anh Hành Giả một hiệp gọi là an ủi cả.

    Mở đường trừ yêu không xong; công việc lặt vặt như khiêng hành lý, đánh ngựa thì từ khi có Ngộ Tịnh, Bát Giới đã không phải nhúng tay vào; chưa kể cái tính tham ăn, mau đói quả là một chướng ngại trên con đường thỉnh kinh xa xôi lương thực thiếu thốn. Tóm lại, Trư Bát Giới phải chăng chỉ là một người thừa trong truyện Tây Du?

    Ngô Thừa Ân khi sáng tạo ra 4 học trò của Đường Tam Tạng (là một nhân vật có thật) đã khéo léo lồng vào đó hình ảnh tâm thức một con người. 5 thầy trò tượng trưng cho 5 thuộc tính của tâm hồn: Đường Tăng tiêu biểu cho vị tha, nhân ái; Ngộ Không đại diện cho sức mạnh, trí tuệ; Sa Tăng thể hiện tính nhẫn nại; Tiểu Bạch Long cần cù; còn Trư Bát Giới điển hình cho dục vọng.

    Cái dục vọng của Bát Giới đôi khi làm thầy trò Đường Tăng khốn khổ, thậm chí có rất nhiều lần vị nhị sư huynh này đã góp phần giúp yêu quái thành công trong việc tóm được Đường Tăng (tiêu biểu như vụ Bạch cốt tinh). Tuy nhiên, cái đáng sợ nhất thực ra không phải là yêu quái vì dù có thua thì vẫn có sự giúp đỡ khắp nơi trong vũ trụ.

    Cái đáng lo nhất trong chuyến hành trình 17 năm chính là sự nổi loạn của sức mạnh, trí tuệ mà Ngộ Không làm đại diện. Đã không dưới 2 lần Ngộ Không bỏ đi, xấp xỉ chừng đó lần chống lệnh sư phụ. Thực chất, người mà Ngộ Không sợ nhất trong đoàn chính là Trư Bát Giới, vì hầu hết những lần Đường Tăng niệm chú xiết vòng kim cô đều có sự đâm thọc của Ngộ Năng.

    Ở đây ta thấy được một phép ẩn dụ đầy thâm ý: sức mạnh và trí tuệ khi quá thịnh dễ dẫn đến kiêu ngạo, chỉ có lòng khoan dung, nhân ái mới kìm chế lại được và để biết khi nào kìm chế lại thì phải cần một chút dục vọng mách bảo.

    Cuộc hành trình đi thỉnh kinh thực chất là một quá trình tự hoàn thiện của con người qua thử thách. Đường Tăng giác ngộ, Ngộ Không đã được thỏa mãn làm Đấu chiến thắng Phật, Sa tăng làm La hán, Bạch Long về lại lốt rồng.

    Riêng trường hợp của Trư Bát Giới lại hơi đặc biệt, theo lý thì Phật tổ phải cải tạo Bát Giới bỏ bớt dục vọng nhưng ngược lại, chức danh Tịnh đàn sứ giả, phụ trách việc tiếp nhận đồ ăn thức uống của tín đồ đối với Bát Giới chẳng khác nào mỡ treo miệng mèo. Thậm chí khi nghe phong chức Bát Giới tỏ vẻ thất vọng, Phật tổ phải nhấn mạnh là chức này “có ăn” lắm, bác Trư nhà ta mới tươi lên lại.

    Ở đây thâm ý của tác giả quá rõ ràng, hoàn thiện một con người không phải là xóa bỏ cái tâm dục vọng mà hướng cái tâm đó vào con đường lành mạnh.

    Vậy rốt lại, Trư Bát Giới có vai trò gì trong đoàn thỉnh kinh? Cứ thử tưởng tượng con người có nhân ái, có sức mạnh, có nhẫn nại, có cần cù nhưng lại chẳng có chút dục vọng nào, chẳng có lấy một ham muốn nào. Đó có thể là một cái gì cao cả, vĩ đại, rất siêu nhưng chắc chắn không phải là con người như ta thường thấy. Chính vì thế, ở một khía cạnh nào đó có thể khẳng định Trư Bát Giới là nhân vật đã đem lại tính người, tính gần gũi cho câu chuyện thần thoại Tây Du.

    "Một khi một loại khuynh hướng nào đó trở nên quá mạnh, sự phát triển của nó sẽ phải trả giá bằng các khuynh hướng khác. Nếu không được kiểm tra và uốn nắn bởi sự dẫn dắt và kỷ luật tự giác của lý trí, nó sẽ thống trị toàn bộ cơ thể và biến chủ nhân của nó thành một quái vật. (Trích cuốn "Going up", William McDougall).

    Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus từng nói: "Lên dốc và xuống dốc đều là cùng một con đường". Going up, đi lên là đường chính, nhưng hướng ngược lại lại chính going down. Nói về "sa ngã" thì Trư Bát Giới, từ một Thiên Bồng nguyên soái đến một "thánh thờ ơ với mọi chuyện ở nơi làm việc" chính là một điển hình.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nhân vật Trư Bát Giới trên màn ảnh nhỏ

    IQ của Trư Bát Giới thực ra khá cao. Bạn cảm thấy không thuyết phục? Đó là bởi bạn chưa nhìn ra được những huyền cơ bên trong cái "đầu heo" đó!

    Ở "nơi làm việc" là đường đến Tây Thiên lấy kinh, là một thủ lĩnh, Đường Tăng không hề sợ chướng ngại vật, luôn dũng cảm tiến về phía trước; Tôn Ngộ Không trừ ma diệt quái; Sa Tăng cả đường gánh hành lý; chỉ có Trư Bát Giới vừa tham vừa lười, ngoài dắt ngựa ra thì hầu như chẳng biết làm cái gì, nói hơi thật một chút thì Trư Bát Giới khá vô dụng. Nhưng thực ra, bản lĩnh của Trư Bát Giới không hề thua kém Tôn Ngộ Không.

    Tác phẩm "Tây du kí" có miêu tả rất rõ ràng khi Trư Bát Giới khi gặp Tôn Ngộ Không lần đầu ở Cao lão trang: Khi đó, Trư Bát Giới và Tôn Ngộ Không đánh nhau rất ác liệt, đánh nguyên cả một đêm vẫn không phân được thắng bại. Đến sáng sớm, Trư Bát Giới cả người không chút thương tích nào nói rút lui, đi tìm chỗ nào để ăn sáng cái đã. Trư Bát Giới sở dĩ quy y Phật môn, trở thành nhị sư huynh, là bởi đã "bị chiêu an" sau khi gặp được Đường Tăng.

    Có thể thấy, Trư Bát Giới luôn cố ý che dấu thực lực của mình, giả vờ ngốc. Vì sao lại phải làm vậy?

    Trư Bát Giới là một điển hình cho những nhân viên không tận tâm, vô trách nhiệm, làm việc kiểu ứng phó, ngoài miệng lúc nào cũng ra vẻ ta đây nhưng lại không làm tốt việc của mình, và đặc biệt là "khôn lỏi" ở nơi làm việc. Đi Tây Thiên lấy kinh là một công việc vô cùng nguy hiểm và vất vả, Trư Bát giới "lao động" ít nhất, nhưng lợi ích lại đều được hưởng như 2 người huynh đệ còn lại.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh - Ảnh cắt từ bộ phim Tây Du Ký (bản 1986)

    Tôn Ngộ Không "làm việc" nhiều nhất, bị mắng bị đánh cũng nhiều nhất, động tý là bị Đường Tăng niệm vòng kim cô. Sa Tăng và Bạch long mã, một người gánh hành lý, một người chở Đường Tăng, cả hai đều chịu không ít nặng nhọc. Còn Trư Bát Giới thì sao? Lão Trư tất nhiên không thích đi con đường này, mà muốn không cầu lập công nhưng cũng không cầu phải chịu nặng nhọc. Ngược đời ở chỗ, những kiểu người như vậy lại làm gì cũng thuận lợi.

    Nói một cách công bằng thì Trư Bát Giới không phải sinh ra là đã như vậy. Trư Bát Giới thời thanh xuân cũng là một thiếu niên đầy nhiệt huyết, một Thiên Bồng nguyên soái trí dũng song toàn. Một đại soái nửa đời ngồi trên lưng ngựa, đánh bại hồ ly 9 đuôi, bảo vệ, mở rộng biên cương cho thiên giới, công lao không hề ít. Nhưng sau đó rơi vào "vụ bê bối đào hoa", bị đày xuống trần gian, chịu trách nhiệm dự án "lấy kinh", hơn nữa còn chỉ được làm nhân viên.

    Có lẽ, vào thời khắc đó, Trư Bát Giới đã "tỉnh ngộ".


    Trư Bát Giới từng cùng Đường Tăng, Tôn Ngộ Không "ôn lại" quá khứ của mình: khi đó "sắc phong nguyên soái, thống lĩnh thủy binh", nhưng vì "số nhọ", vì "không rõ ràng" với Hằng Nga ở tiệc bàn đào, bị "đánh 2 nghìn trượng", "đuổi khỏi thiên quan". Trư Bát Giới còn trách Tôn Ngộ không đại náo thiên cung, làm Ngọc đế tức giận, trút lây sang cả mình.

    Qua đây, chúng ta có thể cơ bản nhìn ra được "bụng dạ" của Trư Bát Giới: Sau khi trải qua và chịu đựng những thăng trầm, trong bụng lúc nào cũng ôm cục tức, cảm thấy Tôn Ngộ Không và những người khác nợ mình, nay chuyện đã vậy, vậy thì chí lớn cũng đành gác lại, dứt khoát sống y như hình hài luôn….

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Trên con đường đi lấy kinh, Trư Bát Giới luôn đóng vai "người tài vẻ ngoài đần độn", mang hết những cái "lanh vặt" của mình phát huy đến tận cùng:

    Thứ 1, "không gánh trách nhiệm thì sẽ không phải gặp nguy hiểm, phạm sai lầm". Trên suốt quãng đường, lão Trư chưa bao giờ tự mình diệt được một con yêu quái nào, mỗi lần đánh nhau đều là đi theo sau Hầu ca "quá giang", Tôn Ngộ Không nhiều lần bị Đường Tăng quở trách "ngộ thương người tốt", nhưng những trách móc này lại đều "vô duyên" với Trư Bát Giới.

    Thứ 2, "thay vì lao động vất vả, không bằng nịnh lãnh đạo". Bất cứ sai lầm nào của Đường Tăng, Trư Bát Giới dù trong lòng biết nhưng không bao giờ uốn nắn, nhắc nhở, tùy tiện đứng về phía lãnh đạo. Đường Tăng hiển nhiên là thích Trư Bát Giới rồi, lúc nào cũng có phần thiên vị lão Trư.

    Thứ 3, "trước một đằng, sau một nẻo". Trư Bát Giới một mặt là "tên hề" ở nơi làm việc, bị mắng "ngốc nghếch" nhưng mặt vẫn cười hớn hở; một mặt nhiều lần trước mặt Đường Tăng nói không tốt về Tôn Ngộ Không, thêm mắm thêm muối khiến Đại sư huynh bị sư phụ đuổi đi, rồi lại "đích thân ra mặt" đi mời lão Tôn quay trở lại. Trư Bát Giới trong mắt lãnh đạo Đường Tăng là một nhân viên mẫu mực vừa nghe lời vừa biết chịu khổ, có trách nhiệm.

    Trư Bát Giới cả đường đi thì tám phần là du sơn ngoạn thủy, đến cuối cùng vẫn "tu thành chính quả",trở thành "Tịnh Đàm sứ giả". Nhưng, suy cho cùng thì kiểu "lanh vặt" của Trư Bát Giới chính là điển hình của việc khuyết điểm được nuông chiều quá mức từ đó làm xấu đi nhân cách.

    Tôn Ngộ Không đi đến đâu cũng là nhân viên cốt cán, năng lực thì khỏi phải bàn. Sa Tăng và Bạch long mã bất kể ra sao thì ít nhất vẫn còn tôn nghiêm, tự trọng, vẫn biết ai đúng ai sai, trọng nghĩa khí, biết đứng ra chia sẻ trách nhiệm. Còn Trư Bát Giới, cả hai từ "thần thoại" và "nực cười" đều nằm gọn trong con người này, đằng sau đó cũng chứa đầy những cảm xúc vừa đáng thương và vừa đáng giận.

    Kiểu nhân viên giống như Trư Bát Giới trong xã hội ngày nay không hề hiếm. Nhưng, đã có ai nhìn thấy những người như vậy thực sự tạo ra được khác biệt, thực sự thành công lâu dài?

    Bất kể là ở nơi làm việc hay là đối nhân xử thế, nghịch cảnh thất điên bát đảo là chuyện khó tránh khỏi, nhưng vì sao có những người giống như quả trứng gà vừa rơi xuống đã vỡ tan, còn có những người lại giống như quả bóng bàn, chạm đất rồi vẫn có thể bật ngược lại được? Mấu chốt vẫn là ở tầm nhìn của nội tâm và những nhận thức tích cực về bản thân. Trư Bát Giới rơi vào nghịch cảnh rồi lại đắm mình trong đó, suy cho cùng cũng chỉ vì tầm nhìn quá ngắn, khả năng tự nhận thức bản thân quá hạn hẹp, vì vậy dễ dàng bị nuốt chửng bởi mặt tối của nội tâm bên trong.

    Mọi người thường nói rằng "tính cách quyết định số phận", câu này chỉ đúng một nửa. Chúng ta cũng có những tiềm năng nội tại để định hình lại tính cách lý tưởng và thay đổi vận mệnh của chính mình. Kiểu "lanh vặt" sành đời, khéo đưa đẩy giống như Trư Bát Giới không phải là trưởng thành mà là yếu đuối; trưởng thành thực sự là khi bạn biết không có gì là hoàn hảo trên thế giới này, nhưng bạn vẫn muốn theo đuổi, là khi bạn am hiểu sâu sắc về bản chất con người và hiểu được chính mình. Thành công luôn được định sẵn để thuộc về những người mạnh mẽ như vậy.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link




    Bé thích làm Tôn Ngộ Không có tài phép, thêm tí tuổi muốn làm Đường Tăng được gái theo, già rồi chỉ muốn làm Trư Bát Giới để hưởng thụ [​IMG].
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/5/19
  2. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Trư Bát Giới của 'Tây Du Ký' biểu tượng cho điều gì ở con người?


    Trư Bát Giới là nhân vật được lấy cảm hứng từ hình ảnh con heo nổi tiếng nhất trên màn ảnh.

    Từ một loài vật gần gũi với con người trong thực tế cuộc sống, con heo đã đi vào phim ảnh như một hình tượng đa nghĩa, phản ánh tâm tư, tình cảm của con người. Nhắc đến những nhân vật nổi tiếng lấy cảm hứng từ con heo, khán giả không thể không nhắc tới Trư Bát Giới.

    Trư Bát Giới là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân. Từ trang sách, Bát Giới đã xuất hiện trong nhiều bộ phim như Tây Du Ký bản 1986, Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện, Đại thoại Tây Du, Tây Du Ký: Nữ nhi quốc… Tuy nhiên, dù cho có bao nhiêu phiên bản mới ra đời thì Trư Bát Giới của Tây Du Ký bản 1986 vẫn là tượng đài trong lòng người hâm mộ.

    Trư Bát Giới: Từ Thiên Bồng Nguyên Soái đến đồ đệ của Đường Tăng
    Trư Bát Giới là nhân vật được nhiều người biết đến với hình dạng nửa người, nửa heo. Theo Tây Du Ký bản 1986, Trư Bát Giới lúc đầu giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái ở Thiên Đình, chỉ huy hơn 8 vạn thủy binh. Tình cờ gặp Hằng Nga trong một bữa tiệc, sẵn có men rượu trong người, Thiên Bồng Nguyên Soái buông lời chọc ghẹo nàng. Chuyện đến tai Ngọc Hoàng, Thiên Bồng Nguyên Soái bị ngài tức giận đày xuống hạ giới.

    [​IMG]
    Trước khi hạ phàm, Trư Bát Giới là Thiên Bồng Nguyên Soái của thiên đình.
    Thầy trò Đường Tăng và Tôn Ngộ Không gặp được Trư Bát Giới qua một vụ bắt cóc tại gia đình họ Cao. Bát Giới chính là thủ phạm. Sau khi đánh nhau với Ngộ Không, Bát Giới bị Quan Thế Âm chỉ định đi theo phò tá Tam Tạng để chuộc lại tội lỗi đã gây ra.

    Dù ham ăn, mê gái, lười biếng nhưng Trư Bát Giới cũng đã học được 36 trong số 108 phép thiên cương địa sát của Đạo giáo. Vũ khí của Bát Giới là cây bồ cào được luyện ở Thiên Đình. Hắn giỏi chiến đấu dưới nước hơn là trên cạn. Nhưng nhìn chung, phép thuật của Bát Giới tỏ ra thua kém rõ rệt so với Tôn Ngộ Không và nhiều yêu quái khác.

    Đến cuối phim, tất cả các nhân vật từ Đường Tăng đến Ngộ Không, Ngộ Tĩnh đều trở thành Phật hoặc La Hán. Chỉ riêng mình Bát Giới là không. Bởi dù đã có nhiều cải biến, Bát Giới vẫn còn quá nhiều ham muốn. Vì vậy, Bát Giới được phong là "Tịnh đàn sứ giả" với phần thưởng là công việc lau dọn bàn thờ. Tại đó, Lão Trư có thể ăn thỏa thích những hoa quả thừa trên bàn thờ.

    Ý nghĩa biểu tượng của nhân vật Trư Bát Giới
    Trư Bát Giới có một tên gọi khác là Trư Ngộ Năng do Quan Thế Âm Bồ Tát đặt cho. Cái tên này có nghĩa là "con heo (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng của mình", ngụ ý việc Bát Giới luôn tự đánh giá bản thân quá cao mà quên mất mình sinh ra trong một hình hài gớm ghiếc.

    Riêng Tam Tạng lại có ngụ ý khác khi đặt tên Trư Bát Giới. Hai chữ “Bát Giới” mang nghĩa là "Tám ranh giới bị kiềm chế" bao gồm giới tham ăn, giới háo sắc, giới tham của, giới ghen ghét, đố kị người tài, giới giả dối, lừa gạt, giới nhàn hạ, giới sợ khó, sợ khổ, giới tham công lao. Những cảnh giới xấu xa này trong tính cách của con người đều được gửi gắm qua nhân vật Trư Bát Giới.

    Bát Giới đã nhiều lần khiến sư phụ và sư huynh khốn khổ gì thói lười biếng, háu ăn và bản tính háo sắc của mình. Nhân vật này luôn ghen tị với Tôn Ngộ Không và lúc nào cũng tìm cách hạ bệ sư huynh.

    Khi sáng tạo ra chân dung 4 thầy trò Đường Tăng, Ngô Thừa Ân đã khéo léo lồng ghép vào đó hình ảnh tâm thức một con người. Bốn thầy trò tượng trưng cho bốn thuộc tính của tâm hồn. Đường Tăng đại diện cho đức tính vị tha, Ngộ Không là sức mạnh và trí tuệ, Sa Tăng là nhẫn nại, còn Bát Giới là hiện thân của dục vọng. Tất cả tạo nên chỉnh thể của một con người đủ phần Con - phần Người, phần bản năng - phần đạo đức.

    [​IMG]
    Bát Giới là biểu tượng cho dục vọng của con người.
    Ngoài ra, việc Ngô Thừa Ân để Bát Giới giữ chức danh Tịnh đàn sứ giả ở cuối tiểu thuyết (chi tiết này cũng được giữ nguyên khi chuyển thành phim) cũng là một chi tiết ẩn dụ sâu sắc. Theo lý thì Phật tổ phải cải tạo Bát Giới bỏ bớt dục vọng. Thế nhưng, phong chức Tịnh đàn sứ giả, phụ trách việc tiếp nhận đồ ăn thức uống của tín đồ cho Bát Giới thì chẳng khác nào mỡ treo miệng mèo.

    Tuy nhiên, nếu nghĩ kỹ thì thông qua chi tiết này, Ngô Thừa Ân muốn gửi gắm một thông điệp rằng hoàn thiện một con người, không nhất thiết phải xóa bỏ triệt để cái tâm dục vọng mà hãy hướng nó vào con đường lành mạnh.

    Tuy toàn thân mang đầy khuyết điểm nhưng Trư Bát Giới lại đóng một vai trò quan trọng trong hành trình thỉnh kinh của Đường Tăng. Trên đời này, làm gì có ai đẹp đẽ đến mức chỉ có mỗi lòng nhân ái, sức mạnh, trí tuệ và sự nhẫn nại mà không có chút dục vọng nào?

    Con người phàm tục không thể cao cả, vĩ đại, hoàn hảo không tì vết như vậy. Lòng tham là thứ luôn hiển hiện trong tâm hồn mỗi người. Chỉ là nó được biểu hiện ra ngoài ít hay nhiều mà thôi. Chính vì thế, công bằng mà nói thì nhân vật Trư Bát Giới đã đem lại “chất” người rất thật cho câu chuyện thần thoại Tây Du.

    Trong tư tưởng Á Đông, con heo không chỉ biểu trưng cho sự sung túc, phồn thực mà còn là một ẩn dụ cho dục vọng của con người. Do đó, ý tưởng xây dựng một Trư Bát Giới tham sắc, tham của, tham công của Ngô Thừa Ân đã gặp gỡ với quan niệm về con heo của người xưa.
     
    ntdieu thích bài này.
  3. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    TÂY DU KÝ VÀ TÍNH CÁCH NHÂN VIÊN

    Có lẽ trong mỗi người chúng ta từ thuở bé đã từng xem qua bộ phim truyền hình Trung Quốc nổi tiếng Tây Du Ký, được chuyển thể từ tập truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Tây Du Ký kể về cuộc hành trình đến Tây Thiên – xứ sở của Phật pháp và những chặng đường đầy gian nan với 81 kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng phải vượt qua.

    Trong Tây Du Ký, chỉ có Đường Tăng là nhân vật có thật, 3 nhân vật còn lại là hư cấu. Đường Tăng (hay còn gọi là Đường Huyền Trang, Đường Tam Tạng ) là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường. Ông là một học giả uyên bác, am hiểu triết học Phật giáo và là người có chí lớn tìm đến đất Phật để “thỉnh” chân kinh.


    Bốn nhân vật trong bộ phim Tây Du Ký là 4 khía cạnh khác nhau về tính cách của con người : cầu toàn, mạnh mẽ, sôi nổi và ôn hòa; thể hiện thành 4 con người Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh. Hoặc bạn cũng có thể coi họ là thành viên trong một tập thể, và sự phối hợp của họ mang đến kết quả tuyệt vời. Quá trình sang Tây Thiên thỉnh kinh thực ra là sự kết hợp 4 loại tính cách trong tập thể; 81 kiếp nạn chính là những khó khăn mà tập thể gặp phải trong quá trình đi đến mục tiêu.

    1. ĐƯỜNG TĂNG – NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHO TÍNH CÁCH CẦU TOÀN


    Sở thích của Đường Tăng là khám phá thế giới tâm linh của con người, theo đuổi sự thưởng thức nghệ thuật ở mức độ chân thiện mỹ tuyệt đỉnh. Ông có thể dùng tài hoa xuất chúng và lối tư duy chặt chẽ để hoàn thành những công trình khiến người khác phải ngưỡng mộ. Ngay từ lúc còn nhỏ, Đường Tăng đã có suy nghĩ chín chắn, thận trọng, thực hiện thành công kế hoạch báo thù của mình, đưa tên côn đồ Lưu Hồng – kẻ giết cha, cướp mẹ - ra trước ánh sáng pháp luật. Khi trưởng thành, p6ng trở thành một nhà tư tưởng, và cuối cùng trở thành một vị thần tăng tinh thông đông tây kim cổ. Ông là người nghiêm túc, cẩn thận, coi trọng chi tiết, hết mình theo đuổi chân lý. Chính vì thế, ông được Quán Thế Âm Bồ Tát xem là người lý tưởng có thể giao phó trọng trách sang Tây Thiên thỉnh kinh. Câu danh ngôn tâm đắc của ông là “Đối với những việc đáng phải làm thì nên cố gắng làm tốt nhất”. Vì thế, điều ông quan tâm không phải là làm nhanh như thế nào, mà là làm tốt như thế nào. Ông là đại diện tiêu biểu cho những người có yêu cầu cao đối với chất lượng công việc.

    [​IMG]


    Giống như Đường Tăng, người có tính cách cầu toàn thường chú tâm đến mục tiêu lâu dài. So với những người có tính cách khác, họ suy ngẫm nhiều hơn, vì thế luôn có thể đứng ở tầm nhìn cao hơn để nhìn nhận vấn đề. Họ có những tài năng thiên bẩm khác người, được bộc lộ ở nhiều phương diện như âm nhạc, triết học, nghệ thuật. Đôi mắt tinh tường của họ có thể nhận biết được ai là anh hùng. Họ ngưỡng mộ anh hùng, và rơi lệ vì tình cảm. Họ tôn sùng phẩm chất đạo đức cao thượng, hơn nữa không biết mệt mỏi khám phá ý nghĩa của cuộc đời. Họ thích đưa ra sự quy hoạch đối với sự nghiệp mà họ đã lựa chọn, đồng thời đảm bảo rằng mỗi chi tiết đều được làm đến mức hoàn mỹ.
    Song, khuynh hướng của chủ nghĩa cầu toàn khiến cho họ đưa ra những yêu cầu quá khắt khe đối với bản thân và người khác. Bởi vì khá nhạy cảm đối với khuyết điểm của sự vật, nên họ luôn không thể sống vui vẻ, hơn nữa rất dễ bị tổn thương. Họ là những người sống hướng nội, hay tự trách bản thân, thậm chí tự chuốc cho mình những phiền muộn không đáng có.


    2. TÔN NGỘ KHÔNG – ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU CỦA KIỂU TÍNH CÁCH MẠNH MẼ


    Dường như Tôn Ngộ Không luôn tràn đầy sức sống, lúc nào cũng nỗ lực vượt qua giới hạn của bản thân. Trong từ điển của Tôn Ngô Không có 2 từ quan trọng là : mục tiêu và thành công.


    [​IMG]

    Giống như Tôn Ngộ Không, người có kiểu tính cách mạnh mẽ thường là người làm việc giỏi. Họ thường là nhân vật cốt cán trong công ty, doanh nghiệp. Họ chỉ quan tâm đến kết quả của công việc mà không hề quan tâm đến tình cảm con người, bằng mọi cách để đạt được mục đích. Họ thích điều khiển mọi chuyện, đồng thời dựa trên ý muốn của bản thân để ra lệnh cho người khác. Họ thường có biểu hiện áp đặt, cửa quyền, thô lỗ và lạnh nhạt.


    3. TRƯ BÁT GIỚI – ĐẠI DIỆN CHO KIỂU TÍNH CÁCH SÔI NỔI


    Nếu nói rằng, người có kiểu tính cách cầu toàn như Đường Tăng tôn sùng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, người có kiểu tính cách mạnh mẽ như Tôn Ngộ Không tôn sùng khả năng làm việc, thì kiểu tính cách sôi nổi của Trư Bát Giới tôn sùng niềm vui. Kết quả thăm dò cho thấy, Trư Bát Giới được nhận xét là nhân vật thú vị và sống động nhất trong tác phẩm “Tây Du Ký”.

    [​IMG]

    Giống như Trư Bát Giới, người có tính cách sôi nổi thường là người nhiệt tình, sống hướng ngoại, thích bộc lộ tình cảm. Họ biết cách tìm thấy niềm vui trong công việc. Họ thường là những ông vua kể chuyện với phong cách thao thao bất tuyệt. Cuộc sống của họ luôn tràn đầy sắc màu.

    Song, dường như họ luôn là người nói nhiều làm ít. Những nơi họ có mặt luôn tràn đầy tiếng cưới, nhưng khi khó khăn xuất hiện, khó tìm thấy bóng dáng của họ. Dường như họ là những đứa trẻ không bao giờ trưởng thành, thích sống an nhàn, sợ khó khăn, thiếu tinh thần trách nhiệm.


    4. SA NGỘ TĨNH – ĐẠI DIỆN CHO KIỂU TÍNH CÁCH ÔN HÒA


    Khi Đường Tăng suy ngẫm, Tôn Ngộ Không lăn lộn với công việc, Trư Bát giới cười nói, thì Sa Ngộ Tĩnh lặng lẽ như một cái bíng, quan sát mọi chuyện. Khi Trư Bát Giới lớn tiếng quát tháo, Tôn Ngộ Không đấm đá, Đường Tăng buồn bà thì chỉ có Sa Hòa Thượng vẫn bình thản. Nhân vật có tính cách ôn hòa, tâm trạng bình ổn này luôn có thể nhẫn nại đối phó với những cục diện phức tạp đầy biến động.

    [​IMG]


    Người ôn hòa có một đặc điểm khiến người khác phải ngưỡng mộ, đó là họ có thể giữ được bình tĩnh trước sóng gió. Họ có thó quen tuân thủ những quy tắc sẵn có của trò chơi, tránh những xung đột không cần thiết. Họ luôn bằng lòng với bản thân, không có những kỳ vọng và yêu cầu quá cao đối với cuộc sống, vì thế có thể sống bình yên trong sự thăng trầm của cuộc đời. Họ thân thiện và ôn hòa đến mức có thể đón nhận tất cả mọi phiền phức. Họ là bạn tốt của tất cả mọi người, bởi lẽ sự ôn hòa bẩm sinh của họ tạo nên mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp.
    Song, dường như họ luôn không có chính kiến, không muốn chịu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình. Họ không thích thể hiện bản thân, không thích trở nên nổi trội. Họ làm việc theo kiểu được chăng hay chớ, thậm chí có lúc còn cẩu thả và lười biếng.


    5. BẠN THUỘC KIỂU TÍNH CÁCH NÀO ?


    Trong văn hóa truyền thống của người phương Đông, Tây Thiên có nghĩa là sự kết thúc của sự sống, phục sinh rồi trở nên vĩnh hằng. Trên thực tế, sang Tây Thiên thỉnh kinh chính là hướng đến một tương lai không dự đoán trước được, để tìm kiếm về giá trị của cuộc đời. Xét trên góc độ này, thì trong chuyến lữ hành của cuộc đời, mỗi chúng ta đều là một sứ giả đi thỉnh kinh, lần lượt đảm nhận những vai diễn khác nhau trong tập thể.
    Giả sử, bạn có cơ hội đảm nhận việc diễn xuất “Tây Du Ký”, không biết bạn sẽ lựa chọn vai diễn nào?
    + Vai diễn Đường Tăng, một người có đầu óc triết học
    + Vai diễn Tôn Ngộ Không, nhân vật có năng lực làm việc tốt
    + Vai diễn Trư Bát Giới hài hước đáng yêu
    + Vai diễn Sa Ngộ Tĩnh ôn hòa, gần gũi
    Nếu bạn lựa chọn Đường Tăng, chứng tỏ bạn muốn suy ngẫm nhiều hơn đến giá trị cuộc đời. Nếu bạn chọn Tôn Ngộ Không, chứng tỏ bạn coi trọng kết quả công việc. Nếu bạn chọn Trư Bát Giới, chứng tỏ bạn thích hưởng thụ niềm vui. Nếu bạn chọn Sa Ngộ Tĩnh, tức là bạn lựa chọn phương thức xử thế “bình tĩnh quan sát mọi sự thay đổi”. Với phương thức xử thế này, bạn có thể tránh được xung đột, tạo dựng mối quan hệ giao tiếp tốt, đồng thời cũng có thể lấy bất biến ứng vạn biến.
    Có thể nói rằng 4 kiểu tính cách khác nhau của thầy trò Đường Tăng cũng là 4 khía cạnh khác nhau trong tính cách của mỗi chúng ta. Phần tính cách Tôn Ngộ Không trong mỗi chúng ta phản ánh tinh thần đáu tranh và sức sống mãnh liệt mang tính bẩm sinh của nhân loại. Phần tính cách Đường Tăng tượng trưng cho việc theo đuổi lý tưởng và hoài bão. Phần tính cách Trư Bát Giới, phản ánh việc chúng ta phải đối mặt với cuộc sống hiện thực và những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, chẳng hạn như sự theo đuổi về mặt tiền bạc, sắc dục và kể cả những mối quan hệ giao tiếp vừa lòng người khác. Phần tính cách Sa Hòa Thượng, tượng trưng cho sự kiên nhẫn, bình thản mà chúng ta cần phải có trong chuyến lữ hành bận rộn của cuộc đời.
    Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể diễn tốt bất cứ vai diễn nào trong bốn vai diễn trên. Bởi vì, tuy trong tính cách của mỗi chúng ta dù ít dù nhiều đều chứa đựng tính cách của cả thảy 4 thầy trò Đường Tăng, song có một kiểu tính cách đóng vai trò chủ đạo. Nếu kiểu tính cách “cầu toàn” đóng vai trò chủ đạo, thì bạn nên chọn vai diễn Đường Tăng. Nếu kiểu tính cách “mạnh mẽ” đóng vai trò chủ đạo, thì bạn nên lựa chọn vai diễn Tôn Ngộ Không. Nếu kiểu tính cách “sôi nổi” đóng vai trò chủ đạo,thì bạn nên chọn vai diễn Trư Bát Giới. Nếu kiểu tính cách “ôn hòa”, thì bạn nên chọn vai diễn Sa Ngộ Tĩnh.
    Một điều cần chú ý, trong cuộc sống, chúng ta cần lựa chọn vai diễn thích hợp với bản thân. Việc chọn nhầm vai sẽ không mang lại lợi ích cho quá trình học tập và trưởng thành của chúng ta.

    Có lẽ trong mỗi người chúng ta từ thuở bé đã từng xem qua bộ phim truyền hình Trung Quốc nổi tiếng Tây Du Ký, được chuyển thể từ tập truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Tây…
    Khi Tôn Ngộ Không chuẩn bị giơ gậy giết yêu quái thì luôn có 1 vị phật nào đó xuống nói là: "thú cưỡi của người này"," Cháu của người kia", "Con của người nọ" ... Ý nghĩa: "mấy đứa làm chuyện ác toàn là Con Ông Cháu Cha".

    Trên đường đi thỉnh kinh tất cả các rắc rối đều do cái "ngu" của Đường Tăng mà ra. Ý nghĩa: mấy thằng ngu lúc nào cũng làm sếp.

    Bát Giới xua nịnh nhưng lúc nào cũng được ăn no, ngủ kỹ. Ý nghĩa: mấy thằng nịnh thường được sung sướng.

    Sa Tăng thật thà và lúc nào cũng bưng bê khuân vác, bao nhiêu việc nặng điều làm hết. Ý nghĩa: thật thà lúc nào cũng thiệt thòi.

    Tôn Ngộ Không: tài giỏi xuất chúng và bị Đường Tăng cho đeo1 cái vòng kim cô, nhưng lúc nào cũng là thằng đầu tiên phải xông vào hang cọp cứu "sếp". Ý
    nghĩa: người tài luôn bị sếp kìm hãm (vòng kim cô), không có cơ hội phát huy tài năng và gặp chuyện gì nguy hiểm gì thì cũng là thằng lĩnh đòn trước tiên.

    Bạch Mã: Chân dài đến nách nhưng cũng chỉ làm thú cưỡi cho"sếp". Ý nghĩa: Đẹp mà không có "cái đầu" thì cũng chỉ làm "thú cưng" cho "sếp" 1 thời gian. Khi già, yếu sẽ bị thải ra để tuyển "ngựa mới"
     
    ntdieu and tran ngoc anh like this.
  4. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Bạch mã là hoàng tử con của Tây Hải Long Vương cho nên cùng giới với "sếp" Đường tăng. Vì vậy với lý luận đượm màu phàm tục của bạn thì hóa ra "sếp" là PD à? :)

    Ý kiến cá nhân tôi thì BLM không phải là không có cái "đầu", dù gì cũng là hoàng tử cho nên sẽ được đào tạo đến nơi đến chốn. Vì vai trò và cũng đang trong thời gian thi hành án cho nên phải làm con ngựa cho "sếp" cưỡi, đang đóng vai ngựa cho nên không được phép hoạt động như người. Tuy vậy, có một lần (xem Hồi 30) chàng đã chủ động, năng động, sáng tạo trút bỏ lốt ngựa để cứu "sếp" khi "sếp" chỉ còn trơ trọi một mình.

    Screenshot_2019-05-25-14-01-04-51.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/5/19
    Missfly82 and tran ngoc anh like this.
  5. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Tôi không biết tác giả bài viết là ai, nhưng viết quá gượng ép.

    Việc giữ gìn thanh quy giới luật đâu phải là cầu toàn. Với tôi đó là "kiên định". Như trong truyện tiên hiệp dùng từ "đạo tâm" thì đạo tâm của Đường Tăng là vững chắc khó mà dao động, lay chuyển. Một lòng hướng Phật, phổ độ chúng sinh. Tương ứng với người thường thì đó là một người có lý tưởng rõ ràng, có nguyên tắc, có ý chí, có kỷ luật và đương nhiên là kiên định hướng về cái lý tưởng đó.

    Mấy ý bên dưới cũng vậy, ngay câu đầu tiên là thấy không ổn rồi. Gọi tu hành là "sở thích khám phá thế giới tâm linh" và "theo đuổi sự thưởng thức nghệ thuật ở mức độ chân thiện mỹ tuyệt đỉnh" sao?

    Vớ vẩn nhất là khúc cuối lại dùng từ "ngu". Trong mắt tôi thì những người kiên trì với lý tưởng của mình luôn đáng được tôn trọng. Ngược lại nếu họ không tiếp tục ngu nữa mà khôn ra mới là đáng thất vọng. Vì đó là khi họ đã bị hoàn cảnh, thời gian bào mòn để rồi trở thành loại người mà chính họ từng căm ghét.
     
    Missfly82 thích bài này.
  6. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Tào Tháo, Lưu Bị, Đường Tăng - 3 kiểu ông chủ điển hình: Việc chọn thủ lĩnh thế nào sẽ quyết định tương lai sự nghiệp của bạn thế đấy!




    [​IMG]
    Nói một cách đơn giản thì chọn Lưu Bị thì dựa vào may mắn, chọn Thào Tháo dựa vào năng lực, còn lựa Đường Tăng thì phải nhìn bối cảnh.


    Bạn đọc 1:

    Đầu tiên, loại bỏ Đường Tăng.

    Đường Tăng thiên về kiểu lãnh đạo hành chính, chức to nhưng quyền lực có hạn. Nói thật lòng, xem hết "Tây Du Ký" cảm thấy Đường Tăng hầu như chẳng có tý năng lực lãnh đạo nào.

    Đường Tăng chính là nguyên nhân xảy ra chuyện, chính vì sự quan liêu của Đường Tăng mà mọi chuyện trở nên phiền phức hơn.

    Làm việc với một lãnh đạo như vậy, quá trình làm việc quả thực sẽ rất khó khăn.

    Hơn nữa, nhìn vào kết quả, sau khi đến được Tây Thiên, 4 người đồ đệ ai chẳng phải cũng được chính quả như nhau sao, đây là ban thưởng mà không luận công.

    Tiếp theo, loại trừ Lưu Bị

    Lưu Bị trông thì có vẻ rất trung hậu nhưng tâm cơ quá sâu.

    Không đề cập đến việc Lưu Bị được cho là đã âm mưu loại bỏ Quan Vũ và Trương Phi, nhưng việc ông giết Lưu Phong cũng đủ cho thấy sự trung hậu của Lưu Bị giả dối như nào.

    Vì vậy, nói một cách tương đối thì Tào Tháo xứng đáng được theo hơn. Theo Dịch Trung Thiên (nhà sử học Trung Quốc) nói, Tào Tháo là một gian hùng đáng yêu.

    Ưu điểm lớn nhất của Tào Tháo đó là tài dùng người.

    Ở dưới trướng của Tào Tháo, bạn hoàn toàn có thể an tâm tung hoành, chỉ cần biết chừng mực (làm chuyện mà mình nên làm) thì sẽ không phải lo lắng chuyện về sau nữa.

    Yêu cầu của Tào Tháo đối với thuộc hạ của mình là: đối với người khác thì phải tỏ ra tinh anh, dũng cảm, đối với tôi thì phải phục tùng.

    Nói thực lòng, điều này khiến những người theo Tào Tháo cảm thấy thoải mái hơn.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nhân vật Tào Tháo trên phim.

    Bạn đọc 2:

    Tất nhiên là Lưu Bị rồi.

    Đường Tăng thì cơ bản là không phải suy nghĩ. Không có năng lực lãnh đạo, không có mắt nhìn người, không biết cách thu phục lòng người, lại còn suốt ngày thích niệm chú, người phiền phức nhất trên thế giới chính là kiểu người như này.

    Theo Đường Tăng lập nghiệp, trừ phi bạn là Tôn Ngộ Không, nếu không thì đừng hòng thành công, có khi còn rước thêm cả tức giận vào người.

    Tào Tháo cũng không ổn.

    Tào Tháo có rất nhiều ưu điểm, khôn ngoan, tài cán, biết tính toán, có thể dẫn dắt đoàn đội đi đến thành công.

    Nhưng kiểu lãnh đạo như vậy vô cùng độc tài, bất cứ lúc nào cũng có thể loại bỏ đi những ai là sự uy hiếp với mình. Đi theo Tào Tháo lúc nào cũng phải nơm nớp thận trọng, chẳng vui vẻ gì.


    Chỉ có Lưu Bị là lãnh đạo lý tưởng nhất.

    Lưu Bị có tài cán nhất định. Lưu Bị chỉ thua Tào Tháo, chư hầu bấy giờ không ai là đối thủ của Lưu Bị cả.

    Lưu Bị có khí phách. Điểm này rất quan trọng. Cả cuộc đời Lưu Bị luôn rất tin tưởng văn võ, tướng lĩnh dưới trướng của mình, quan hệ quân thần cũng rất tốt đẹp. Người như vậy, trong lịch sử rất hiếm có.

    Lưu Bị có tài dùng người, biết đặt người tài vào vị trí thích hợp với họ, phát huy tối đa năng lực của họ.

    Đi theo Lưu Bị, không lo người tài không gặp thời, cũng không phải lo bị thiệt thòi hay oan ức, ai tốt ai xấu, trong lòng Lưu Bị luôn rất rõ.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nhân vật Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ.

    Bạn đọc 3:

    Khác với nhiều người, tôi lựa chọn đi theo Đường Tăng

    Dưới trướng của tào Tháo, ai dám đảm bảo mình sẽ trụ được tới cuối cùng như Tư Mã Ý, hay Dương Tu.

    Dưới trướng Lưu Bị, nhìn thì có vẻ là tất cả mọi người đều bình đẳng nhưng sự "bình đẳng hơn" của Trương Phi, Quan Vũ cũng không tránh khỏi bị anh hùng cười chê.

    Dưới trướng Đường Tăng, một người đến trời cũng không sợ như Tề Thiên Đại Thánh thì ắt hẳn phải có gì đó để chế ngự rồi, niệm chú, vòng kim cô, bạn thực sự sợ mấy cái đó sao?

    Theo Đường Tăng, thậm chí đến cả một con ngựa, cuối cùng rồi cũng thành chính quả, tuyệt đối không phải kiểu chỉ cho bạn cái danh hiệu thôi là xong.

    Một ông chủ như Đường Tăng, vô cùng kiên định, vì mục tiêu cuối cùng có thể không màng đến bao nhiều khó khăn, nguy hiểm trước mắt, nếu không phải Đường Tăng, gặp phải bao nguy hiểm rình rập như vậy có lẽ sớm đã từ bỏ rồi.

    Nếu đến cả người dẫn dắt còn từ bỏ sớm thì đoàn đội làm sao được lâu dài.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bạn đọc 4:

    Nói một cách đơn giản thì chọn Lưu Bị thì dựa vào may mắn, chọn Thào Tháo dựa vào năng lực, còn lựa Đường Tăng thì phải nhìn bối cảnh.

    Người quyết định theo Đường Tăng, thích hợp với những công ty lớn, đã ổn định.

    Trong "Tây Du Ký", người thực sự bảo vệ Đường tăng không phải Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng hay Bạch Mã mà chính là chiếc áo cà sa.

    Đường Tăng dù sao cũng là người nhà phật, được Phật tổ Như Lai che chở, "thế lực" đằng sau không hề nhỏ.

    Lưu Bị và Tào Tháo là đại diện của hai kiểu khởi nghiệp, bất kể ra sao, thích hợp với những người trẻ tuổi thích xông pha.

    Tào Tháo đại diện cho kiểu công ty khởi nghiệp có nghiệp vụ ổn định.

    Đối với Tào Tháo mà nói, học lực, xuất thân không quan trọng, có tài cán là được. Nhưng, nếu người đó khiến Tào Tháo cảm thấy không dùng được nữa thì việc phải nghỉ việc chỉ là chuyện một sớm một chiều.

    Nói cách khác, Tào Tháo không bạc đãi những người tham gia vào "start-up" của mình và cũng sẽ thưởng hậu hĩnh cho những người có thể trụ lại tới cuối cùng.

    Nhưng: có thể "sống sót" được dưới trướng của Tào Tháo không, điều này không ai nói trước được.

    Vì vậy, làm việc trong một công ty có nghiệp vụ ổn định, EQ là thứ vô cùng quan trọng. Thắng làm vua, thua làm giặc, câu nói này nhất định không thừa.

    Lưu Bị đại diện cho kiểu công ty khởi nghiệp mà nghiệp vụ không ổn định cho lắm.

    Những kiểu ông chủ như này thường là kiểu "không đáng tin". Hôm nay làm cái này, ngày mai làm cái khác, nhưng bất kể là làm gì cũng đều không đáng tin. Tuy nhiên, ông chủ này nhất định sẽ không bạc đãi bạn.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  7. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Vì sao Đường Tăng là người trần mắt thịt nhưng lại là nhà lãnh đạo 'gánh cả team' trong Tây Du Ký?


    Từ ví dụ về bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh, những nhà lãnh đạo có thể thấy, lấy mình làm gương, dũng cảm gánh vác trách nhiệm là điều kiện cần thiết của người quản lí thành công. Đây cũng là yếu tố quan trọng để người quản lí lãnh đạo nhân viên bước đến thành công.


    [​IMG]



    Chúng ta đã rất quen thuộc với Tây Du Kí, thầy trò Đường Tăng trải qua bao nhiêu gian nan, nguy hiểm, cuối cùng mới đến được Tây Thiên lấy kinh. Nhưng có rất nhiều người không hiểu là: Trong quá trình đi Tây Thiên lấy kinh, tại sao Đường Tăng lại có thể đóng vai trò là người lãnh đạo? Vì trong cuộc hành trình của bốn người này, chỉ có Đường Tăng là người trần mắt thịt, còn ba người còn lại đều là thần tiên thần thông quảng đại.

    Hơn nữa trong số bốn người, Đường Tăng là người cố chấp nhất, yếu đuối nhất, kém cỏi nhất. Ba đồ đệ của ngài đều là người thần thông quảng đại, tại sao Bồ Tát lại chọn đội ngũ này? Trên thực tế, cho dù là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới hay Sa Tăng có võ công hơn người, nhưng chỉ thích hợp làm người chấp hành mệnh lệnh, chứ không thể trở thành người lãnh đạo.

    Vì trên đường lấy kinh gian khổ, bốn thầy trò họ phải trải qua 81 kiếp nạn, không chỉ cần có tài năng và phương pháp khắc phục khó khăn, mà còn cần có nguyên tắc đối mặt với khó khăn và thái độ khắc phục khó khăn. Nếu đứng trước khó khăn mà mất đi nguyên tắc và lập trường, cũng không có thái độ khắc phục khó khăn đúng đắn thì không những không khắc phục được khó khăn mà còn bị khó khăn áp đảo.

    Trong bốn thầy trò đi Tây Thiên lấy kinh, tính cách khác nhau của họ đại diện cho chức vị và vai trò thích hợp của nhân viên như sau:


    Tôn Ngộ Không là đại diện xuất sắc cho những người có sức mạnh. Tôn Ngộ Không luôn tràn đầy sức sống, luôn cố gắng vượt qua giới hạn của bản thân. Là người đại diện cho tính cách mạnh mẽ, thường là người làm việc giỏi, là nhân vật cốt cán, thích điều khiển mọi chuyện, coi trọng kết quả công việc, là người của chủ nghĩa anh hùng cá nhân điển hình, coi nhẹ tình cảm. Những người này thường có biểu hiện thô lỗ, bá đạo, lạnh nhạt. Những người như vậy trở thành lực lượng cốt cán của công ty, doanh nghiệp, nhưng không có lợi cho sự đoàn kết và tập hợp sức mạnh của doanh nghiệp, do đó không thích hợp làm lãnh đạo.

    Trư Bát Giới là đại diện cho những người có tính cách sôi nổi, hoạt bát, tình cảm, thích bộc lộ tình cảm, sống hướng ngoại, biết tìm niềm vui trong công việc. Họ thường là những ông vua kể chuyện và làm mọi người vui vẻ. Có họ, không khí trong công ty luôn tràn ngập tiếng cười và cuộc sống tràn đầy màu sắc. Nhưng những người có tính cách này lại là người nói nhiều làm ít, khi gặp khó khăn sẽ không thấy bóng dáng họ đâu. Họ là người thích hưởng thụ sợ làm việc, không có tinh thần kỉ luật, thiếu trách nhiệm, sợ gánh vác trách nhiệm. Đương nhiên, những người như vậy không có tư cách làm lãnh đạo.

    Sa Tăng là người đại điện cho những người có tính cách ôn hòa. Khi Tôn Ngộ Không lăn lộn với công việc, Trư Bát Giới cười cười nói nói thì Sa Tăng luôn lặng lẽ quan sát mọi việc. Khi Tôn Ngộ Không đấm đá, Trư Bát Giới quát tháo, chỉ có Sa Tăng là điềm tĩnh, thản nhiên đối mặt với cục diện đầy biến động, phức tạp. Người có tính cách như vậy luôn giữ được bình tĩnh trước sóng gió, có thể đối diện với mọi khó khăn, thách thức. Họ có nguyên tắc cao, tuân thủ quy tắc trò chơi, tránh những xung đột không cần thiết. Nhưng khuyết điểm của họ là không có chính kiến, thiếu nhiệt tình, thiếu chí tiến thủ, không thích thể hiện bản thân, không muốn nổi trội, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm. Người có tính cách như vậy không thích hợp làm lãnh đạo.

    Mặc dù Đường Tăng không thần thông quảng đại như ba đồ đệ, nhưng lại có những tố chất và năng lực trở thành người quản lí xuất sắc, đó chính là: Luôn lấy mình làm gương, khi đứng trước bất cứ khó khăn, thách thức nào cũng không tìm lí do hoặc cớ thoái thác, dũng cảm đối diện và chấp nhận, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm, không đùn đẩy trách nhiệm.

    Đường Tăng luôn có tâm niệm là: Chỉ cần những việc mình cho là đúng thì cần cố gắng làm, kiên trì làm đến cùng, quyết không bỏ cuộc. Ngài không để ý làm nhanh hay không, nhưng lại quan tâm xem có làm tốt hay không. Người với tính cách như vậy sẽ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và sự nghiệp, có thể gánh vác bất cứ trách nhiệm nào, không đạt mục tiêu là không bỏ cuộc.

    Chỉ cần điều này đã là điều kiện đủ để họ làm lãnh đạo vì đây chính là yếu tố quan trọng nhất, cần thiết nhất để trở thành người quản lí. Cho dù các phương diện khác của họ còn yếu kém cũng không quan trọng, vì họ đã có những thành viên khác trong công ty làm thay họ.
     
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đố vui về thằng heo này.
    Ai cũng biết nó là thằng lười biếng, ham ăn hốt uống, mê gái, khoái ngủ, thích đâm chọt, chuyên làm hỏng chuyện. Nhưng thật ra đó cũng chỉ là những lỗi thường.
    Đố mọi người cái tội nặng nhất của nó là gì? Tội này thì chắc chắn TNK sẽ không bao giờ phạm phải dù có muốn.
    :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  9. chumeo_di_hia

    chumeo_di_hia Lớp 3

    Lão Trư là nhân vật xuất sắc của bác Ân. Bác Lưu Đức Hoa cũng thể hiện xuất thần nhân vật này.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này