Thơ Việt Những bài thơ hay trong sách giáo khoa thế hệ 8x đi cùng năm tháng

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi Heoconmtv, 28/6/15.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Thế hệ 8X bây giờ đều là những người đã trưởng thành. Thời ấu thơ với họ có lẽ giờ đây đã là khoảng thời gian "xa lắc, xa lơ", chỉ còn đọng lại miền ký ức với những cảm xúc thật trong trẻo, thật nhiều ước mơ mỗi khi lật giở những trang sách từ những ngày đầu tiên đi học.

    [​IMG]

    Bài học đầu tiên về sự đoàn kết

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu với những vần thơ không thể nào quên “Chú bé loắt choắt. Cái xắc xinh xinh. Cái chân thoăn thoắt. Cái đầu nghênh nghênh...”

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Một hình ảnh Đà Lạt không lãng mạn mà rất mộc mạc trong những nét vẽ ngây ngô

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Những lời thơ trong bài Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Câu chuyện Trần Quốc Toản ra quân và bài học về lòng yêu nước của tuổi trẻ

    [​IMG]
    Bài thơ cái Máy tuốt lúa của nhà thơ Định Hải trong sách tiếng Việt lớp 3
    [​IMG]

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Mỗi trang sách lại là một chuyến phiêu lưu về miền ký ức tuổi thơ.
    Ấn tượng đầu tiên của mình là bài thơ này, nét chữ nét người mà:

    Quyển vở của em
    [​IMG]
    Quyển vở này mở ra
    Bao nhiêu trang giấy trắng
    Từng dòng kẻ ngay ngắn
    Như chúng em xếp hàng.

    Lật từng trang, từng trang
    Giấy trắng sờ mát rượi
    Thơm tho mùi giấy mới
    Nắn nót bàn tay xinh.

    Ơi quyển vở mới tinh
    Em viết cho sạch, đẹp
    Chữ đẹp là tính nết
    Của những người trò ngoan.

    (Quang Huy, Tiếng Việt 2, tập 1)

    Nhà thơ Quang Huy tâm sự: “Quyển vở của em” là bài thơ tôi viết cho cô con gái út. Hồi nó mới đi học, thường không cẩn thận, mỗi khi luyện chữ hay làm bẩn vở, viết mực thì rây ra tay. Chữ viết vì thế cũng lem nhem. Tôi viết bài thơ cho con bé để nhắc nó giữ vở cho sạch đẹp, bài thơ ra đời sau khi tôi vừa mắng con bé một trận vì cái tật cẩu thả ấy, qua đó cũng răn dạy các em học sinh việc giữ gìn sách vở cẩn thận, nó giống như tính cách con người. Vở đẹp là tính nết/ Của những người trò ngoan…”. Bài thơ đã có tác dụng không chỉ với cô con gái út nhà Quang Huy mà nó đã mang ý nghĩa uốn nắn cho tất cả các em học sinh. Đó là bài học về đức tính cẩn thận, về sự kiên trì trong luyện chữ, sự quý trọng ngay những dụng cụ học tập của mình dù chúng thật nhỏ bé.

    Với nhà thơ Quang Huy, mỗi bài thơ đều gắn với một kỷ niệm, nhất là những bài thơ thiếu nhi ông viết cho chính những đứa con yêu quý của mình… Bởi thế, bản thân nhà thơ và cả những người con của ông lúc bấy giờ dù còn rất nhỏ nhưng đều thuộc những “bài thơ kỷ niệm” rất nhanh và nhớ cũng rất lâu. Những bài thơ ấy như những bài học đầu tiên của một người cha thi sĩ dành cho những đứa con, chắp cánh cho thành công của những cô bé, cậu bé giờ đã làm cha làm mẹ…

     
    Chỉnh sửa cuối: 2/7/15
  2. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    “Mùa thu của em” – Món quà mừng con trai!

    Bài thơ “Mùa thu của em” được nhà thơ Quang Huy viết vào khoảng năm 1980 để tặng con trai. Khi đó con trai đầu của ông là Quang Anh mới lên 7 tuổi, bắt đầu chập chững vào lớp 1. Ông cho rằng, với mỗi một đứa trẻ, đến trường là một bước ngoặt vô cùng quan trọng, và ngày tựu trường mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Những ngày đầu đến trường, mỗi đứa trẻ đều mang trong mình cả sự háo hức, vui mừng lẫn những sợ sệt, lo lắng. Chúng vui vì được gặp bạn, thầy, trường, lớp nhưng cũng sợ vì lần đầu phải độc lập ngoài vòng tay của cha mẹ, ông bà… Bao nhiêu là lạ lẫm. Chính từ những điều đó ông đã dành cho con trai mình một món quà đặc biệt vào ngày tựu trường. Mà ngày tựu trường vào đúng mùa thu nên món quà ấy mang tên “Mùa thu của em” là vì thế.

    MÙA THU CỦA EM


    Mùa thu của em
    Là vàng hoa cúc
    Như nghìn con mắt
    Mở nhìn trời êm.

    Mùa thu của em
    Là xanh cốm mới
    Mùi hương như gợi
    Từ màu lá sen

    Mùa thu của em
    Rước đèn họp bạn
    Hội rằm tháng tám
    Chị Hằng xuống xem.

    Ngôi trường thân quen
    Bạn thầy mong đợi
    Lật trang vở mới
    Em vào mùa thu.


    (Quang Huy, Tiếng Việt 3, tập 1) Nhà thơ Quang Huy
     
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Cô giáo lớp em

    Sáng nào em đến lớp
    Cũng thấy cô đến rồi
    Đáp lời: Chào cô ạ!
    Cô mỉm cười thật tươi.

    Cô dạy em tập viết
    Gió đưa thoảng hương nhài
    Nắng ghé vào cửa lớp
    Xem chúng em học bài.

    Những lời cô giáo giảng
    Ấm trang vở thơm tho
    Yêu thương em ngắm mãi
    Những điểm mười cô cho.

    (Nguyễn Xuân Sanh, SGK Tiếng Việt lớp 2)

    Thơ của ba, cô giáo của con

    Để ý thấy một tấm ảnh chụp Bác Hồ đang vòng tay ôm một cháu nhỏ, treo trang trọng ở phòng khách, tôi gạn hỏi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, mới hay em bé mà Bác Hồ đang ôm đấy chính là con trai đầu của vợ chồng ông, liệt sĩ Nguyễn Việt Lưu.

    Ông như minh mẫn hơn khi kể về liệt sĩ Nguyễn Việt Lưu, người con mà mỗi khi nhắc đến khiến ông không chỉ nhói đau mà còn rất đỗi tự hào. Ông nói: Anh ấy bị địch bao vây rồi hy sinh trên đồi Mái nhà ở Phú Yên. Ngày bác viết bài thơ Cô giáo lớp em anh ấy đã lớn vổng rồi. Đến trường, thấy bài thơ của bác in trong SGK, về nhà anh hỏi, cô giáo trong bài thơ ba làm là cô giáo ngày xửa, ngày xưa của ba hả? Bác bảo không, thơ là của ba, còn cô giáo là cô giáo lớp con. Anh ấy lại hỏi, cô giáo lớp con sao ba lại đặt tên là Cô giáo lớp em? Bác giải thích, vì ba đứng ở vị trí của con để viết, để thể hiện tình cảm thì phải là cô giáo lớp em mới hợp lý, chứ ai là lại cô giáo lớp ba!

    Nhà văn Nguyễn Xuân Sanh không rõ Cô giáo lớp em được đưa vào SGK văn học năm nào. Ông chỉ biết tác phẩm của mình “được tái bản liên tục trong SGK” và được rất nhiều thế hệ học sinh yêu mến. Ông kể: Bây giờ, nhiều em nhỏ là hàng xóm của bác, biết bác làm bài thơ ấy “thi thoảng gặp nhau”, có cháu vui vẻ đọc lại cho bác nghe thì thấy xúc động lắm...

    Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh thổ lộ rằng chính bản thân ông cũng rất thích bài thơ Cô giáo lớp em. Và ông quả quyết đó là một bài thơ hẳn là luôn làm đẹp lòng tất cả các em học sinh, các thầy cô giáo và đẹp lòng cả với nhiều bạn đọc ở mọi lứa tuổi.
     
  4. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Mình thích bài:

    Nói với em

    Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
    Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
    Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
    Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

    Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
    Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
    Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
    Quả thị thơm cô Tấm rất hiền.

    Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
    Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
    Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
    Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.

    (Vũ Quần Phương)
     
  5. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Cái trống trường em

    Cái trống trường em
    Mùa hè cũng nghỉ.
    Suốt ba tháng liền
    Trống nằm ngẫm nghĩ.

    Buồn không hả trống?
    Trong những ngày hè
    Bọn mình đi vắng
    Chỉ còn tiếng ve.

    Cái trống lặng yên
    Nghiêng đầu trên giá,
    Chắc thấy chúng em,
    Nó mừng vui quá!

    Kìa trống đang gọi:
    Tùng! Tùng! Tùng! Tùng...
    Vào năm học mới
    Rộn vang tưng bừng.

    (Thanh Hào, trích Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
     
  6. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Đi học

    Hôm qua em tới trường
    Mẹ dắt tay từng bước.
    Hôm nay mẹ lên nương
    Một mình em tới lớp.


    Trường của em be bé
    Nằm lặng giữa rừng cây.
    Cô giáo em tre trẻ
    Dạy em hát rất hay.


    Hương rừng thơm đồi vắng,
    Nước dưới khe thầm thì...
    Cọ xoè ô che nắng
    Râm mát đường em đi.


    (Minh Chính, trích Tiếng Việt lớp 2, tập 1)

    [​IMG]
    (Chân dung liệt sĩ nhà thơ Hoàng Minh Chính)

    Như phần lớn các nhà thơ viết cho thiếu nhi, Minh Chính (1944 - 1970), người con xứ cọ miền trung du Phú Thọ, đã đặt tâm thế của mình vào trẻ thơ để cảm nhận việc “đi học” và biểu hiện ý tưởng của mình. Với câu thơ mở đầu “Hôm qua em tới trường”, tác giả đã đánh thức trong mỗi người những kí ức đẹp đẽ về ngày đầu tiên đi học. Lần đầu đến trường, em bé hãy còn e dè, bỡ ngỡ nên mẹ phải “dắt tay từng bước”. Ấy vậy mà “hôm nay”, khi mẹ bận việc “lên nương”, em đã can đảm và tự tin “một mình em tới lớp”, thật là ngoan ngoãn và dễ thương! Em khoe về ngôi trường nhỏ, mái gianh, lá cọ đơn sơ “nằm lặng giữa rừng cây”. Nơi đó, em có cô giáo dịu hiền, cứ ngày ngày “dạy em hát rất hay”! Thế giới mới mẻ ấy chan chứa niềm vui và tình người.

    [​IMG]
    Bài thơ: Đi học

    Chỉ ba khổ thơ ngũ ngôn, với những câu thơ đẹp, giàu tính thẩm mĩ, bài thơ đã dựng lên cảnh sắc đặc trưng của vùng trung du. Cảnh vật thân quen và cuộc sống còn gian nan vất vả đã được thi vị hóa, trở nên đẹp đẽ và đáng yêu biết mấy: rừng đồi vắng ngát hương thơm, nước khe suối “thầm thì”tâm sự, từng tán lá cọ xòe rộng ra làm ô che “Râm mát đường em đi”. Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, được lựa chọn phù hợp với việc biểu đạt tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng song cũng rất tinh tế, nhạy cảm. Các từ láy tượng hình, tượng thanh với khuôn vần nguyên âm /e/ và /i/ đã gợi lên những hình ảnh, âm thanh nhỏ nhắn, xinh xinh. Vần trong các cặp câu cứ đan xen ở mỗi khổ giữa câu một và ba, giữa câu hai và bốn đã tạo nên nhac tính dồi dào cho thơ, tạo âm điệu nhịp nhàng như từng bước đi của em bé từ nhà đến trường, giữa một quê hương đang nghèo nhưng thanh bình, yên ả.

    [​IMG]
    Cọ xoè ô che nắng

    Toàn bài thơ là một bầu không khí thanh khiết. Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở mỗi bước đường “em đi”. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ. Ta càng hiểu vì sao khi mà chiến tranh đang sục sôi, nóng bỏng, trước lúc vào chiến trường miền Nam lần thứ hai (1969), Minh Chính đã loại bỏ đi những câu thơ tả thực có trong bản thảo mang hơi thở thời cuộc của miền Bắc lúc bấy giờ: Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay ; Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng và Dù bom rơi đan nổ/ Em vẫn học vẫn hành… Phải chăng, trong ước vọng của người lính trẻ và trong tiên cảm của người nghệ sĩ, anh đã hướng tới tương lai cho các em: chiến tranh kết thúc, hòa bình sẽ trở về, các em phải được hưởng hạnh phúc tuổi thơ; được nuôi dưỡng, học hành để lớn lên trong một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên lí tưởng. Đáng khâm phục biết bao, điều mà bây giờ ta mới nêu lên: “Trường học thân thiên, học sinh tích cực” thì bốn mươi năm về trước, Minh Chính đã gửi gắm ước nguyện đó trong thơ của mình! “Đi học” được NXB Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” vào năm 1971, sau khi Minh Chính đã hi sinh một năm (1970). Bài thơ đã bước vào trang sách học trò tiểu học từ mấy chục năm nay. Nó cũng đã lọt vào mắt xanh nhạc sĩ Bùi Đình Thảo (1931 - 1997). Ông đã đồng cảm, đồng sáng tạo và phổ nhạc bài thơ này để các em có thêm ca khúc cùng tên vào năm 1976, sau khi đất nước hòa bình.

    [​IMG]
    Em tới trường hương theo

    Không chỉ thành công trong việc vận dụng âm hưởng dân ca Tày - Nùng, tạo nên những nốt nhạc trong sáng, sinh động, phù hợp giọng hát thiếu nhi, nhạc sĩ còn bổ sung vào ca từ một khổ thơ để kết hợp với khổ một làm lời cho bài hát: Chim đùa reo trong lá/ Cá dưới khe thì thào/ Hương rừng chen hương cốm/ Em tới trường hương theo. Dĩ nhiên, bốn dòng này để vào thơ thì sẽ trùng lặp nhưng ở ca khúc lại là cần thiết. Còn điệp khúc lời II, ông giữ nguyên khổ hai và ba, như bài thơ vốn có.

    Với ca từ và giai điệu đẹp, nhạc phẩm Đi học là ca khúc hay vào loại bậc nhất dành cho thiếu nhi. Nó sẽ sống mãi cùng thời gian để góp phần nuôi dưỡng bao thế hệ. Và mỗi khi giai điệu truyền cảm của bài hát vang lên thì ai cũng lắng nghe để cho tâm hồn mình được thăng hoa, thư thái và mát dịu. Và chắc rằng, liệt sĩ Hoàng Minh Chính và cố nhạc sĩ Bùi Đình Thảo cũng sẽ “ngậm cười chín suối” mừng “còn thơm lây”!
     
  7. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Đàn kiến nó đi

    Một đàn kiến nhỏ
    Chạy ngược, chạy xuôi,
    Chẳng ra hàng một,
    Chẳng thành hàng đôi.

    Đang chạy bên này
    Lại sang bên nọ
    Cắm cổ cắm đầu
    Kìa trông, xấu quá!

    Chúng em vào lớp
    Sóng bước hai hàng.
    Chẳng như kiến nọ
    Rối tinh cả đàn.

    (Theo Định Hải, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)

    Đàn kiến nó đi là một bài thơ có tính giáo dục cao, gửi gắm rất nhiều điều nhà thơ tâm đắc mà rất nhiều thế hệ học sinh mới chỉ hiểu sơ sơ hoặc thậm chí chưa “nghiên cứu” ra.

    Ngày xưa tôi cũng rất thích chơi kiến!

    Đàn kiến nó đi dụng ý muốn giáo dục cho các em học sinh tính kỷ luật mỗi khi xếp hàng đến lớp đến trường - nhà thơ Định Hải tâm sự - Và, rộng hơn là mong muốn các em ý thức được vấn đề xếp hàng đến những nơi công cộng nói chung như là một nét đẹp văn hóa…không chỉ khi còn nhỏ mà thậm chí ngay cả khi đã là người lớn.

    [​IMG]
    Nhà thơ Định Hải và cháu ngoại
    Năm 1961 nhà thơ Định Hải chuyển công tác về Hà Nội, tham gia giảng dạy lớp văn hóa bổ túc của Bộ Giáo dục Đào tạo. Ông kể: “Ngày đó, khi đến trường hay đi qua những trường học, tôi hay nhìn vào sân trường vì rất thích cảnh các em học sinh nô đùa, quây quần vui vẻ bên nhau. Vì còn bé nên chúng rất hiếu động, nghịch ngợm nên mỗi khi xếp hàng vào lớp hay ra về thường rất nhốn nháo, lộn xộn. Thấy vậy, trong đầu tôi chợt nghĩ phải tìm cách gì đó, hình ảnh nào đó để so sánh với việc xếp hàng của các em, uốn nắn các em, đưa các em vào nề nếp và rất nhanh tôi đã nghĩ đến đàn kiến và viết.

    Tôi chọn hình ảnh đàn kiến để so sánh với việc xếp hàng của các em là vì sinh hoạt của loài kiến rất gần với trẻ con. Hơn nữa ngày xưa tôi cũng rất thích chơi kiến và tôi chắc không riêng gì tôi mà rất nhiều trẻ em của nhiều thế hệ rất thích kiến, chơi với kiến, đặc biệt là quan sát đời sống cũng như sinh hoạt của chúng. Tôi mượn hình ảnh đàn kiến nó đi để làm điểm tựa, cấu tứ để đưa vào bài Đàn kiến nó đi. Nhưng đằng sau Đàn kiến nó đi là việc giáo dục cho các em tính kỷ luật, đưa các em vào nề nếp mỗi khi xếp hàng vào lớp, ra về hay đến những nơi công cộng”.

    Ngừng một lát, nhà thơ Định Hải giải thích vì sao lại tin rằng nếu đưa hình ảnh đàn kiến vào bài thơ sẽ giáo dục được các em cho chúng tôi nghe: “Trẻ em, như tôi đã nói, chúng rất hiếu động và khó uốn nắn. Đưa hình ảnh đàn kiến vào bài thơ sẽ giúp các em liên hệ trực tiếp với việc xếp hàng nói riêng và việc học của các em nói chung. Tôi quan niệm dạy dỗ các em nó phải nhẹ nhàng, thông qua hình ảnh của những loài vật để có cái so sánh, biết và nhận ra mình là người có ý thức, từ đó phải biết việc mình đang làm là đúng hay sai, nghiêm túc hay không nghiêm túc. Các em cần được uốn nắn ngay từ bé nên mượn hình ảnh đàn kiến nó đi để viết cho các em thấy rằng: À, chúng ta là những học sinh bé nhỏ đây nhưng chúng ta phải hơn lũ kiến bé nhỏ đó. Chúng ta phải có ý thức hơn lũ kiến không có ý thức. Nghĩa là chúng ta là con người mà con người sống cần có ý thức, có nề nếp, có giáo dục và tính tự giác.
     
    hddhdd, totoro, doannhuthat and 7 others like this.
  8. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    MẸ

    Lặng rồi cả tiếng con ve
    Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
    Nhà em vẫn tiếng ạ ời
    Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
    Lời ru có gió mùa thu
    Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
    Những ngôi sao thức ngoài kia
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
    Đêm nay con ngủ giấc tròn
    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.


    (Trần Quốc Minh, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
    Vịn câu thơ mà đứng dậy

    Nhà thơ Trần Quốc Minh sinh năm 1943 (Quý Mùi). Mỗi lần được hoặc bị ai nhắc lại tuổi thơ của mình, ông luôn trào nước mắt. Ông xúc động: “Cha tôi có hai người vợ. Tôi là cậu cả con bà hai, trên tôi là hai chị, dưới tôi là ba cô em gái. Mẹ tôi vốn là cô gái nhan sắc. Bà yêu bố tôi vì thương ông không có con trai khi chia tay với mẹ cả. Cha tôi vô cùng hạnh phúc khi tôi hiện diện trên đời! Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, năm tôi chưa tròn một tuổi sau một cơn sốt ác tính đã bị liệt hai chân, teo cơ tay! Cha mẹ tôi bàng hoàng và đau đớn. Ông cụ là người trầm tính, tuy không hốt hoảng như mẹ, những tôi biết ông vô cùng đau đớn. Chính ông đã tìm đường đi cho con mình: học chữ!

    Năm lên bốn tuổi, tôi đã bập bẹ đọc được báo. Bố dạy tôi hết lớp 1 cho tôi. Kể từ năm lớp 2 cho đến khi tôi học cấp 3 (THPT bây giờ) rồi vào Đại học Tổng hợp văn năm 1962, cha vẫn thường phải đèo tôi đến trường bằng xe đạp. Tuy nhiên vì lý do sức khỏe, tôi không thể theo học được nữa. Và cũng từ đấy, cuộc đấu tranh để tồn tại và tự khẳng định trong tôi đã bắt đầu!”

    Năm1959, cậu bé Trần Quốc Minh thi vào lớp 8 (tương đương lớp 10 hiện nay) bị điểm liệt môn Văn vì nhầm nghị luận sang miêu tả trần thuật khi chứng minh chủ đề tình cảm mẹ con. Ông nhớ lại: “Tôi đã kể mẹ tôi thương yêu tôi như thế nào! Giá là đề mở như bây giờ chắc là tôi đã đỗ. Một năm ở nhà, tôi suốt ngày trên thư viện thành phố đọc hầu hết các truyện nổi tiếng, thuộc rất nhiều bài thơ hay và năm sau thi vào lớp 8 tôi được điểm 5+ môn văn (thang điểm của Liên Xô cũ). Người chấm bài lần ấy cho tôi là nhà thơ Thúc Hà. Ba năm học cấp 3 tôi học văn rất giỏi, luôn được điểm cao nhất và cao hơn nữa tôi đã đỗ vào Đại học Tổng hợp (ban Văn) cùng với Nguyễn An Định và Đinh Tiếp - ba thí sinh duy nhất của cả miền duyên hải. Ấn tượng về môn Văn thời đi học thật lạ lùng. Thầy luôn “cháy” giáo án còn trò thì nghe say mê đến quên cả giờ ra chơi! Người truyền lửa văn chương cho chúng tôi thời đó cũng chính là nhà thơ Thúc Hà (giải nhất thơ tại Đại hội liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới năm 1956 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan): Bài Chờ con má nhé được nhà thơ lớn của Thổ Nhĩ Kỳ Nazim Hikmet làm chủ khảo rất khen ngợi). Cách giảng của Thầy luôn gợi mở, không áp đặt, vì thế ai đã yêu văn chương là yêu suốt đời. Học trò của Thầy Hà Thúc Chỉ (Thúc Hà) nhiều người đã trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như Phạm Đức, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Thụy Kha, Phạm Ngà, và tôi, Trần Quốc Minh. Riêng thầy vì lý do này khác nên chưa gia nhập Hội”.

    Nhà thơ Trần Quốc Minh bắt đầu làm thơ từ năm 1962, chủ yếu là những bài ca dao, vần vè... Đến năm 1965 hạnh phúc đến với ông là được gặp nhà thơ Vân Long. “Anh Vân Long coi tôi như em. Anh đèo tôi đi khắp thành phố Hải Phòng, khuyến khích, động viên tôi. Chính sự quan tâm, tình cảm của anh Vân Long dành cho đã là một phần rất lớn để tôi tự tin bước vào nghiệp văn chương khi mới 19 tuổi. Tôi đã gánh chịu và tự vượt để vào Đại học. Và đó cũng như là “tiêu chí” của đời tôi vậy. Cả cuộc đời tôi là triền miên những vất vả, đắng cay, tủi nhục. Tôi mong sống như một người bình thường lấy văn chương làm điểm tựa!
    “Vịn câu thơ mà đứng dậy!” (Phùng Quán)”

    Bài thơ cho nhiều thế hệ

    Nhà thơ Trần Quốc Minh cho biết: Bài thơ Mẹ ra đời trong một hoàn cảnh rất kỳ lạ: Ngày 16/4/1972 giặc Mỹ đánh phá ác liệt TP. Hải Phòng. Tôi theo gia đình em gái - bác sĩ Trần Thị Hồng sơ tán sang bệnh viện An Hải. Tôi nhớ rất rõ khi đó cô Hồng mới sinh cháu Nguyễn Đức Thiện (nay đã là doanh nhân thành đạt). Đêm ấy trời nóng. Còi báo động, bom nổ rung trời. Cháu Thiện khóc ngằn ngặt. Cô Hồng thương con, mắc võng vào hai thân cây, dùng chân đạp võng, tay quạt cho con. Cô quạt đến khi hai mẹ con thiếp đi thì cũng là lúc câu thơ đầu tiên hình thành trong đầu tôi: Lặng rồi cả tiếng con ve - Con ve cũng mệt vì hè nắng oi...Sáng ra, cô sang bệnh viện, tôi ở nhà cùng bố cháu Thiện. Tôi viết rất nhanh bài thơ Ngọn gió của con, sau này in SGK Tiếng Việt Lớp 2 - tập 1 tôi đổi lại đầu đề là Mẹ.

    Có một đêm tôi nhận điện thoại, đầu dây bên kia là tiếng trẻ con bi bô - chính là con của cháu Nguyễn Đức Thiện, cháu nội của em gái tôi. Nó nói: “Ông Minh ơi! Mẹ Thủy cháu bảo bài Mẹ cháu đang học thuộc lòng ông viết cho bố Thiện cháu phải không?” Tôi vừa trả lời cháu mà nước mắt giàn giụa “Đúng đấy cháu Nhân ạ!”. Giọng bé con vui sướng: “Mai cháu ra khoe với các bạn trong lớp cháu. Cháu chào ông và chúc ông ngủ ngon”.

    Đêm ấy những ngày gian khổ và tươi đẹp lại ùa về trong tôi. Con trai tôi năm nay 30 tuổi, là thủy thủ tàu viễn dương rồi nhưng vẫn thuộc làu làu bài thơ của bố sáng tác từ năm nảo năm nào. Con dâu tôi là một kỹ sư điện tử, ngày 12/10/2009 về làm dâu, câu đầu tiên con dâu tôi hỏi bố chồng, tức là tôi ấy mà, “Bố viết bài thơ Mẹ ạ?”. Hỏi có hạnh phúc nào hơn?

    Bài thơ Mẹ viết về mẹ nhưng nhân vật người mẹ trong bài thơ lại không phải là mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh mà là... em gái của nhà thơ, cô Trần Thị Hồng. Nhưng với nhà thơ, điều đó dường như không quan trọng, vì ông quan niệm rằng; “Các bà mẹ Việt Nam đều có đức hy sinh giống nhau. Tôi tự hào vì mẹ tôi - người đã sinh ra tôi và nuôi dạy tôi nên người. Tôi rất quý mến hai bà chị, ba cô em gái, vợ tôi, con dâu tôi; đấy là những người mẹ đã và sẽ là ngọn gió của con suốt đời! Tình yêu thương của người mẹ với con là nền tảng của mọi thứ tình cảm thiêng liêng có được trên đời. Ai được mẹ yêu thương chắc chắn người đó sẽ NÊN NGƯỜI”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/15
    totoro, doannhuthat, Forest and 7 others like this.
  9. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Làm anh

    Làm anh khó đấy
    Phải đâu chuyện đùa
    Với em gái bé
    Phải "người lớn" cơ.


    Khi em bé khóc
    Anh phải dỗ dành
    Nếu em bé ngã
    Anh nâng dịu dàng.


    Mẹ cho quà bánh
    Chia em phần hơn
    Có đồ chơi đẹp
    Cũng nhường em luôn.


    Làm anh thật khó
    Nhưng mà thật vui
    Ai yêu em bé
    Thì làm được thôi.

    (Phan Thị Thanh Nhàn, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)

     
    totoro, doannhuthat, Forest and 7 others like this.
  10. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Nhà em

    Em yêu nhà em
    Hàng xoan trước ngõ
    Hoa xao xuyến nở
    Như mây từng chùm.

    Em yêu tiếng chim
    Đầu hồi lảnh lót
    Mái vàng thơm phức
    Rạ đầy sân phơi.

    Em yêu ngôi nhà
    Gỗ, tre mộc mạc
    Như yêu đất nước
    Bốn mùa chim ca.


    (Tô Hà, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
     
    totoro, doannhuthat, Forest and 6 others like this.
  11. Hình như bài này hồi xưa không thấy trong sách giáo khoa nhỉ.

    Giờ đọc lại mấy bài cấp 1, đủ thứ cảm xúc, bồi hồi cùng sợ hãi (không bao giờ dám nói đi học là ký ức ngọt ngào)
     
    totoro and Forest like this.
  12. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Ôi, tuổi thơ của tôi.... :(
     
    Last edited by a moderator: 14/7/15
    Chroxr thích bài này.
  13. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Có mà! Lớp 2 hay 3 gì đấy. Không nhớ lắm. 3D_17
     
    Forest, ichono87 and lavender.ficland like this.
  14. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bài thơ Nói với em nằm trong sách tiếng Việt lớp 2, tập 1.
     
    Forest, trung_luoc, ichono87 and 2 others like this.
  15. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Đến những điều nhận ra “nếu nhắm mắt…”

    Viết bằng trí tưởng tượng của trẻ em, dựa trên những hình ảnh tuổi thơ trong miền cổ tích, bài thơ Nói với em (SGK Tiếng Việt 2 - Tập 1) của nhà thơ Vũ Quần Phương đã vượt ra ngoài khuôn khổ “nói với em” để nói với cuộc đời, về “cái lõi” của việc đời...

    Nhẹ nhàng như một khúc ru, bài thơ Nói với em đã đi vào lòng độc giả với những hình ảnh giản dị, những tư duy con trẻ giản đơn mà tràn ngập yêu thương.

    [​IMG]
    Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió
    Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay
    Tiếng lích rích chim sâu trong lá
    Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

    Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện
    Sẽ được nhìn thấy các nàng tiên
    Thấy chú bé đi hài bảy dặm
    Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền

    Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
    Đã nuôi em khôn lớn từng ngày.
    Tay bồng bế sớm khuya vất vả
    Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.


    Đi từ tư duy của người lớn, đến với trí tưởng tượng của trẻ con và viết những câu thơ về chính những điều tưởng tượng ấy, nhà thơ Vũ Quần Phương đã tạo được một thế giới tưởng tượng nhưng vô cùng gần gũi trong bài thơ Nói với em. Tuy nhiên, ở đó không hoàn toàn chỉ là những điều tưởng tượng, nó còn có một sự phát triển rất logic của yếu tố tình thương. Chính tình thương khiến hình dung về những người thân của mình bao giờ cũng thấy họ trong bối cảnh vất vả.

    Thơ Tố Hữu trong bài thơ Bầm ơi viết về anh bộ đội nhớ bầm là nhớ: “Bầm ra ruộng cấy bầm run/Chân lội xuống bùn tay cấy mạ non”. Còn đứa bé nhắm mắt lại là thấy bố mẹ vất vả, mà thực tế thì đúng là bố mẹ luôn là người vất vả nhất để lo cho con cái. Khi nhắm mắt lại, tất cả những hình ảnh về cô tiên, chú bé đi hài bảy dặm... làm chúng thích thú bao nhiêu, thì ngay tức khắc hình ảnh vất vả của bố mẹ đã choán lấy và vì thương bố mẹ, ngay tức khắc phải mở mắt ra. Chúng nghĩ đơn giản mở mắt ra bố mẹ sẽ không vất vả nữa. Tư duy ấy là tư duy trẻ con nhưng đằng sau tư duy con trẻ ấy người ta bỗng nghĩ đến những câu chuyện cuộc đời. Cái tư duy trẻ con làm chúng thích thú khi còn đi học, còn việc đời thì khi người ta lớn lên người ta mới hiểu.

    Nuôi dưỡng trí tưởng tượng

    Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết, khi hình thành ý tưởng viết bài thơ này, chính ông cũng gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ Nói với em được viết bằng chính tưởng tượng của trẻ em. Trẻ em rất hay tưởng tượng, mà cái thế giới trong tưởng tượng của trẻ thì khôn cùng lắm. Việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ là vô cùng quan trọng.

    Theo ông, dường như những đứa trẻ sinh ra từ nông thôn hay có cuộc sống khó khăn lại có trí tưởng tượng phong phú hơn trẻ con ở thành phố. Bởi lẽ trẻ ở thành phố có nhiều điều kiện để tiếp xúc với thế giới xung quanh qua ti vi, Internet... Hệ thống nghe nhìn hiện đại giúp trẻ dễ dàng hình dung một cách trực tiếp về những sự vật, hiện tượng bao quanh nó, nhưng cái nhìn đó lại bị bó hẹp, cố định bằng những hình ảnh ấy rồi. Khi đọc Kiều, ta có thể tưởng tưởng ra khuôn mặt cô Kiều nhưng nếu đã xem một diễn viên đóng Kiều thì khi tưởng tượng sẽ ra ngay khuôn mặt cô diễn viên ấy. Như vậy, nó vừa giúp ta hình dung một cách cụ thể nhưng lại làm nghèo đi cái mông lung trong hình ảnh gương mặt cô Kiều.
    Cho nên trẻ con nông thôn thường tưởng tượng được nhiều bởi nó ít có hình ảnh quy ước và không bị khuôn vào những hình ảnh quy ước ấy.

    Nhà thơ Vũ Quần Phương kể về một cậu bé sinh ra và lớn lên ở thành phố, gia đình giàu có và rất được chiều chuộng. Một lần cậu theo bố về quê và đi chơi cùng lũ bạn chăn trâu ngoài bãi tha ma. Thằng trẻ chăn trâu bảo cậu: “Hãy nhắm mắt lại, mày sẽ thấy những đám kiệu rước qua đây”. Cậu ta nhắm mắt lại nhưng không thấy gì thì đánh bạn vì cho rằng bạn đã nói dối mình. Chỉ một chi tiết nhỏ ấy thôi, cho thấy cần nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ khi trong đầu chúng chưa được lấp đầy kiến thức, song giàu mơ mộng. Để tạo trí tưởng tượng cho trẻ tốt nhất để nó gần thiên nhiên, và trong mỗi môn học dành cho trẻ phải làm sao để chúng có khả năng phát huy tối đa trí tưởng tượng của mình. Điều đó vô cùng quan trọng, bởi lẽ chính bằng trí tưởng tượng sẽ giúp trẻ đi rất xa, cho chúng những nhận thức hơn những gì chúng đã được học, được biết.
     
    totoro, doannhuthat, Forest and 4 others like this.
  16. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Quạt cho bà ngủ

    Ơi chích choè ơi!
    Chim đừng hót nữa,
    Bà em ốm rồi,
    Lặng cho bà ngủ.

    Bàn tay bé nhỏ
    Vẫy quạt thật đều
    Ngấn nắng thiu thiu
    Đậu trên tường trắng.

    Căn nhà đã vắng
    Cốc chén nằm im.
    Đôi mắt lim dim
    Ngủ ngon bà nhé.

    Hoa cam, hoa khế
    Chín lặng trong vườn,
    Bà mơ tay cháu
    Quạt đầy hương thơm.

    Thạch Quỳ
     
  17. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Đàn gà mới nở

    Lông vàng mát dịu
    Mắt đẹp sáng ngời
    Ôi! chú gà ơi!
    Ta yêu chú lắm!

    Mẹ giang đôi cánh
    Con biến vào trong
    Mẹ ngẩng đầu trông
    Bọn diều, bọn quạ.

    Bây giờ thong thả
    Mẹ đi lên đầu
    Đàn con bé xíu
    Líu ríu chạy sau.

    Con mẹ đẹp sao
    Những hòn tơ nhỏ
    Chạy như lăn tròn
    Trên sân, trên cỏ.

    Vườn trưa gió mát
    Bướm bay rập rờn
    Quanh đôi chân mẹ
    Một rừng chân con.

    (Phạm Hổ, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
     
    doannhuthat, Forest, An05 and 3 others like this.
  18. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Vẽ quê hương

    Bút chì xanh đỏ
    Em gọt hai đầu
    Em thử hai màu
    Xanh tươi, đỏ thắm.

    Em vẽ làng xóm
    Tre xanh, lúa xanh
    Sông máng lượn quanh
    Một màu xanh mát
    Trời mây bát ngát
    Xanh ngắt mùa thu
    Xanh màu ước mơ...
    Em quay đầu đỏ
    Vẽ nhà em ở
    Mái ngói đỏ tươi
    Trường học trên đồi
    Em tô đỏ thắm
    Cây gạo đầu xóm
    Hoa nở chói ngời
    A, nắng lên rồi!
    Mặt trời đỏ chót
    Lá cờ Tổ quốc
    Bay giữa trời xanh...
    Chị ơi bức tranh
    Quê ta đẹp quá!

    (Định Hải, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
     
    totoro, doannhuthat, Forest and 4 others like this.
  19. Conan-tieudao

    Conan-tieudao Lớp 5

    Cảm ơn các bạn đã đăng lại các bài này. Đã lâu lắm rồi mình mới có lại cái cảm giác này. Nó bâng khuâng hồi hộp như ngày mình mới đi học. Nó gợi cho người đọc tình cảm yêu thương đất nước, tình cảm gia đình. Mình thích nhất bài Ngôi nhà. Mình còn nhớ có bài hay lắm mà các bạn không đăng. Mình không nhớ đề bài nhưng nội dung nó là :
    Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi
    Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
    Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát
    Bến phà dào dạt chuyến nước bình ca
     
    totoro, Forest and tranthanhkiet like this.
  20. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Ta yêu quê ta

    Yêu từng bờ ruộng, lối mòn
    Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.
    Yêu con sông mặt sóng xao,
    Dòng sông tuổi nhỏ rì rào hát ca.
    Yêu hàng ớt đã ra hoa
    Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.
    Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,
    Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.


    (Lê Anh Xuân, Tiếng Việt lớp 2, tập 1)
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/7/15
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này