Lãng mạn Những Chiếc Cầu Ở Quận Madison - Robert James Waller

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi picicrazy, 10/10/13.

  1. picicrazy

    picicrazy Sinh viên năm I

    Tên truyện : Những chiếc cầu ở quận Madison
    Tác giả : Robert James Waller
    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)


    Giới thiệu về nội dung


    Những cây cầu ở quận Madison lấy bối cảnh từ những năm 60 của thế kỉ trước. Nó như một thước phim quay chậm đưa ta trở về vùng nông thôn Mỹ, bang Iowa. Câu chuyện bắt đầu với cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Robert Kincaid - một phóng viên ảnh của tạp chí National Geargraphic vốn đã quen với cuộc sống độc thân, thích tự do tác nghiệp trong nhiều năm - và Francesca Johnson - một phụ nữ Italy giản dị đã có gia đình. Vào một ngày nắng tháng 8 năm 1965, khi Robert Kincaid đang trên đường đi tìm những cây cầu mái cổ kính tại quận Madison - Iowa để làm tư liệu cho phóng sự ảnh Những cây cầu ở quận Madison, anh đã dừng chân trước cửa nhà Francesca để hỏi đường. Lúc này cô đang ngồi trên đu uống trà ở hiên trước, cả gia đình cô đã đến hội chợ bang Ilinois. Chỉ năm giây trôi qua trong ánh nhìn nhau thôi, nhưng Francessca biết rằng, Robert Kincaid có một cái gì đó khiến cô không thể rời khỏi anh.


    ***


    Tác giả:


    Robert James Waller sinh ngày 01/08/1939 là tác giả người Mỹ đồng thời cũng là nhà nhiếp ảnh và nhạc sĩ nổi tiếng. Hiện ông đang sống trong một nông trại hẻo lánh trên những chóp núi cao hoang vắng bang Texas và theo đuổi những sở thích của mình: viết văn, chụp ảnh, âm nhạc, kinh tế và toán học. Hồi trẻ, Waller là giáo sư đại học. Ông cũng là tác giả cuốn tiểu thuyết bán chạy Một ngàn con đường miền quê, phần kết của của cuốn Những cây cầu ở quận Madison. Ông có nhiều sách lọt vào danh mục bestseller của New York Times.
    (Trích: vinabook.com)


    Mời bạn đón đọc.
    Người viết bài: santseiya
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

    victra, 123phat, meetdak and 51 others like this.
  2. JonSnow

    JonSnow Lớp 2

    File prc ở trong file nén mà bạn, down về giải nén là ra thôi! Không thì bạn down file mình đính kèm dưới :) Have fun!! :)
     

    Các file đính kèm:

    bigfooot, Zing_Ruby, mon_94 and 17 others like this.
  3. Cải

    Cải Cử nhân

     

    Các file đính kèm:

  4. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Những cây cầu ở Quận Madison

    Tình yêu vượt thời gian với sức nặng của sự chờ đợi, hy sinh đã khiến cho tác phẩm đẹp lung linh như hình ảnh cây cầu Roseman trong nắng sớm.

    Đọc xong cuốn sách này, tôi phải tìm xem bộ phim chuyển thể để được trọn vẹn ngắm nhìn những nhân vật sống động trên màn ảnh, được nhìn thấy hành trình của nhân vật Robert Kincaid và những giằng xé đau đớn của Francesca. Đó là một câu chuyện tình đẹp như thơ nhưng trái ngang, tình yêu mãnh liệt đến trong dịu ngọt, nồng nàn. Nhưng cũng vì tình yêu cần được trân trọng mà cả hai phải chấp nhận xa nhau để những gì đẹp nhất sẽ được trường tồn.

    “Nếu bạn là người đã từng trải qua một tình yêu đích thực trong đời, một tình yêu vì lý do nào đó không toại nguyện, bạn sẽ hiểu vì sao cuốn tiểu thuyết xinh xắn này đã làm cho người đọc khắp nơi trên thế giới xúc động đến thế, đến nỗi nó trở thành một hiện tượng xuất bản”, bìa 4 cuốn sách phát hành hơn 10 triệu bản trên toàn thế giới này đã viết như thế.

    Những cây cầu ở quận Madison là cuốn sách “chiếm giữ con tim của toàn thế giới” với câu chuyện về tình yêu, hạnh phúc, nỗi đau, là một nốt lặng rất đẹp trên cung trầm thời gian.

    Cuốn sách được Robert James Waller viết bằng hình dung, xâu chuỗi qua lời kể, những bức thư và bất cứ dấu tích nào còn để lại của hai nhân vật chính: Francesca và Robert Kincaid.

    Trong gia sản để lại cho hai con, bà Francesca, còn để lại một câu chuyện được chôn giấu suốt mấy mươi năm. Đó là một tình yêu mãnh liệt.

    Có một gia đình yên ấm với vai trò là một người nội trợ, những tưởng cuộc sống của Francesca sẽ cứ thế yên bình trôi qua cùng với bao nhiêu người phụ nữ “tề gia” khác ở quận Madison. Cho đến khi bà gặp được nhiếp ảnh gia tự do Robert Kincaid - người đi tìm những cây cầu có mái ở vùng đất này. Một cuộc gặp gỡ tình cờ, một câu chuyện phiếm giữa hai người xa lạ để rồi sau đó là chuỗi ngày họ đi cùng nhau, đi tìm những cây cầu và rồi cũng là tìm thấy tình yêu của chính họ.

    Francesca - từ một người phụ nữ chỉ biết cặm cụi trong gian bếp nhà mình, chăm sóc cho chồng con đã được trở lại những ước mơ thời thiếu nữ khi sống những ngày ngắn ngủi bên cạnh một con người lãng tử, dịu dàng như Robert Kincaid. Tình yêu lớn lao hơn tất cả sự trói buộc nào, đến mức Francesca nghĩ đến việc cùng Kincaid bỏ trốn, bỏ lại Madison những chuỗi ngày nhàm tẻ với một người chồng thô vụng, bỏ lại gian bếp đã giam cầm những mong ước bay bổng, nổi loạn của một thời thiếu nữ.

    Francesca và Robert Kincaid cuốn người đọc theo hành trình của họ. Có lúc ta hồi hộp đến nghẹt thở trước ranh giới lựa chọn của Francesca. Vừa muốn Francesca bỏ trốn cùng Robert Kincaid vừa đau đáu nghĩ về sự lựa chọn, rằng nếu ra đi với hạnh phúc mới thì lỗi lầm của nàng có được tha thứ? Tình yêu có lý lẽ riêng của nó nhưng lý trí đã gọi nàng trở lại với hai đứa con vẫn còn rất nhỏ.

    Sức mạnh tình yêu có thể chiến thắng mọi thứ. Nhưng có những điều thiêng liêng hơn cả tình yêu. Francesca đã lựa chọn bằng sự giằng xé của trái tim. Nỗi đau của một tình yêu chia lìa khiến người đọc xót xa. Còn sự trở về của Francesca với gia đình cũng là điều khiến độc giả nhẹ nhõm.

    Để có hạnh phúc luôn cần có ai đó phải hy sinh. Francesca và Robert Kincaid đã có những ngày hạnh phúc bên nhau. Dù vậy, để bảo toàn hạnh phúc cho 3 con người khác, cả hai buộc phải lựa chọn những mảnh tan tác cho trái tim. Tất cả phải lặn sâu vào đáy tim, vì Francesca biết chỉ cần một cú điện thoại, một bức thư tay gửi cho nhau thôi thì mọi thứ sẽ bung vỡ hết. Nàng lặng lẽ dõi theo những bài báo của Kincaid, lặng lẽ tìm kiếm hình ảnh ông đã chụp trên các tờ tạp chí, lặng lẽ với tình yêu biết rằng chẳng bao giờ còn có thể.

    Cho đến khi người chồng qua đời, khi mái đầu đã bạc, Francesca mới thử một lần liên lạc với Robert Kincaid, nhưng đó lại là số điện thoại của công ty bảo hiểm - nơi Kincaid đã ký thác những gì muốn gửi cho bà sau khi ông ấy qua đời…

    Nhà văn cũng như Robert Kincaid, cũng đã có một “hành trình vĩ đại” khi đi xuyên qua miền Bắc nước Mỹ để có thể nắm bắt những chi tiết thật trong đời sống của nhà nhiếp ảnh lãng tử. Tình yêu vượt thời gian với sức nặng của sự chờ đợi, hy sinh đã khiến cho tác phẩm đẹp lung linh như hình ảnh cây cầu Roseman trong nắng sớm - bức ảnh mà Robert Kincaid đã chụp trong ngày đầu tiên gặp gỡ Francesca - ngân vang mãi mãi như chính khúc nhạc mang tên Francesca mà người thổi saxophone da đen bên eo biển Puget đã tặng cho Robert Kincaid.

    "Những cây cầu ở quận Madison" là tác phẩm kinh điển đã nằm trên giá sách cũ nhưng vẫn còn mãi sức sống với câu chuyện tình yêu làm rung động hàng triệu trái tim độc giả.

    Tiểu Quyên
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  5. h4n0ngtr01

    h4n0ngtr01 Mầm non

    Thêm một lựa chọn nhé
     

    Các file đính kèm:

    cam_tn, meetdak, amorphous and 6 others like this.
  6. machine

    machine Sinh viên năm I

    Tất cả ebook bên trên đều thiếu chương Mở đầu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/24
  7. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hình ảnh 6 cây cầu có mái che còn lại ở quận Madison
    covered bridges.png
     
    Phuong.ptt, Cent and SCCBAV like this.
  8. machine

    machine Sinh viên năm I

    [Các phiên bản bìa sách tiếng Việt]
    2009.jpg
    Bản 2009, Nhà xuất bản Phụ Nữ, dịch giả Thanh Vân, Phương Đông phát hành.
    2013.jpg
    Bản 2013, Nhà xuất bản Phụ Nữ, dịch giả Thanh Vân, Phương Đông phát hành.
    2014.jpg
    Bản 2014, Nhà xuất bản Văn Học, dịch giả Thanh Vân, Phương Đông phát hành.
    2016.jpg
    Bản 2016, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, dịch giả Mịch La, Phương Nam books phát hành.
    2018.jpg
    Bản 2018, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, dịch giả Mịch La, Phương Nam books phát hành.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/24
    sucsongmoi and amylee like this.
  9. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 8

    Bản dịch của Mịch La giờ mới biết! :D
     
    machine thích bài này.
  10. machine

    machine Sinh viên năm I

    Trong tiểu thuyết nhắc tới 7 cây cầu nhưng thực tế chỉ còn 6 cây cầu có mái che thôi.
    Link tham khảo:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    amylee thích bài này.
  11. machine

    machine Sinh viên năm I

    Tiểu sử Robert James Waller
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Robert James Waller (sinh ngày 1 tháng 8 năm 1939 tại Charles City, Iowa - mất ngày 10 tháng 3 năm 2017 tại Fredericksburg, Texas) là tác giả của tiểu thuyết lãng mạn nổi tiếng Những cây cầu ở quận Madison (1991), tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành bộ phim bom tấn cùng tên vào năm 1995, với sự tham gia của Clint Eastwood và Meryl Streep.
    Waller lớn lên tại thị trấn nhỏ Rockford của bang Iowa. Ông lấy bằng cử nhân năm 1962 về kinh doanh giáo dục và lấy bằng thạc sĩ giáo dục vào năm 1964 tại State College of Iowa (nay là Đại học Northern Iowa). Sau đó, ông làm nghiên cứu sinh tại Đại học Indiana (Tiến sĩ, năm 1968). Ông gia nhập Đại học Northern Iowa vào năm 1968, nơi ông dạy các môn: Kinh tế, Toán ứng dụng và Quản trị và giữ chức vụ là hiệu trưởng trường kinh doanh (1980–86). Vào đầu những năm 1980, ông bắt đầu viết các bài tiểu luận về du lịch, thiên nhiên và cá nhân cho tờ The Des Moines Register. Các bài viết sau đó được tập hợp lại và in thành sách với tựa đề Just Beyond the Firelight: Stories and Essays (1988) và One Good Road Is Enough (1990). Ông ngày càng không hài lòng với sự nghiệp của mình theo thời gian và vào năm 1989, ông đã xin nghỉ không lương. Hai năm sau đó, ông thực hiện một nghiên cứu cho tiểu bang, Iowa: Perspectives on Today and Tomorrow.
    Trong khi chụp ảnh những cây cầu có mái che ở quận Madison bang Iowa, Waller đột nhiên nảy sinh cảm hứng và trong khoảng thời gian chưa đầy hai tuần, ông hoàn thành (tiểu thuyết đầu tay) Những cây cầu ở quận Madison. Lấy bối cảnh vào giữa những năm 1960, tác phẩm kể về câu chuyện của một phụ nữ trung niên gốc Ý và là một người vợ làm nông, Francesca, người có niềm đam mê được nhen nhóm bởi một nhiếp ảnh gia lưu động Robert Kincaid. Cặp đôi này đã có một mối tình sâu sắc kéo dài bốn ngày trước khi Francesca chọn ở lại với gia đình thay vì theo đuổi cuộc sống mới với Kincaid. Các nhà phê bình thường chê bai cuốn sách, nhưng nó lại gây ấn tượng với nhiều độc giả (trong đó có Oprah Winfrey), và trở thành sách bán chạy nhất năm 1992, giữ nguyên hoặc gần đứng đầu danh sách trong một năm và nằm trong danh sách sách bán chạy nhất của tờ Thời báo New York trong ba năm. Cuốn sách và bộ phim cùng tên đã biến quận Madison thành một điểm đến du lịch và những cây cầu có mái che trở thành địa điểm tổ chức đám cưới phổ biến.
    Tiểu thuyết thứ hai của Waller, Slow Waltz in Cedar Bend (1993), cũng nằm trong danh sách những cuốn sách bán chạy nhất. Các tiểu thuyết sau này của ông, tất cả đều là tiểu thuyết lãng mạn, bao gồm Puerto Vallarta Squeeze: The Run for el Norte (1995) và Border Music (1995). Các nhân vật trong tiểu thuyết đầu tay của Waller đã được tái hiện trong A Thousand Country Roads: An Epilogue to The Bridges of Madison County (2002) và High Plains Tango (2005). Tác phẩm cuối cùng của ông, The Long Night of Winchell Dear (2006) là một tác phẩm kinh dị miền Tây.
     
    amylee thích bài này.
  12. machine

    machine Sinh viên năm I

    Một bài báo từ năm 1995 của Thời báo Los Angeles
    (Google dịch)
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    GIẢI TRÍ: Nhiếp ảnh gia hư cấu có sức ảnh hưởng lớn hơn người thật: Tạp chí National Geographic đã rất bận rộn để làm rõ sự thật rằng nhân vật Robert Kincaid trong phim Những cây cầu ở quận Madison không hề tồn tại.
    By David Lamb
    June 20, 1995 12 AM PT
    WASHINGTON — Vài lá thư đầu tiên đã khiến National Geographic bàng hoàng. Chúng đến từ những độc giả muốn biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhiếp ảnh gia Robert Kincaid, người mà - theo những độc giả này - đã thực hiện phóng sự ảnh về những cây cầu có mái che ở bang Iowa và có ảnh chụp được đăng trên trang bìa của tạp chí National Geographic vào tháng 5 năm 1966.
    Susan Canby, người phụ trách bộ phận lưu trữ, đã rà soát lại các số báo lưu chiểu của National Geographic. Cái tên Kincaid duy nhất mà bà tìm thấy là Don Kincaid, người đã viết một câu chuyện về những chiếc thuyền buồm ma vào năm 1982. Và kể từ khi thành lập vào năm 1888 với tư cách là một tạp chí kỹ thuật, National Geographic chưa bao giờ đăng bất kỳ bài viết nào về những cây cầu có mái che - ở Quận Madison, bang Iowa hay bất kỳ nơi nào khác.
    Sự thật đáng buồn là nhiếp ảnh gia (được cho là) nổi tiếng nhất của National Geographic, Robert Kincaid - nhân vật chính trong cuốn sách “Những cây cầu ở Quận Madison” của Robert James Waller và nhân vật do Clint Eastwood thủ vai trong một bộ phim cùng tên - không hề tồn tại. Sự thật này đã làm tan nát trái tim những người mến mộ Kincaid đến nỗi nhiều người đã chọn không tin vào điều đó.
    “Đến nay mỗi ngày vẫn có tám hoặc chín người tìm đến và muốn mua số tạp chí có câu chuyện về những cây cầu của Kincaid”, Pat Tobin, một nhân viên lễ tân tại trụ sở chính của National Geographic ở Washington cho biết. “Khi tôi nói với họ rằng đó là câu chuyện hư cấu trong một cuốn tiểu thuyết, họ nói, ‘Tôi hiểu điều đó. Nhưng tôi vẫn muốn xem một số điều anh ấy (Robert Kincaid) đã làm’.”
    Joseph Blanton, người có 11 nhân viên chịu trách nhiệm trả lời 50.000 câu hỏi mà National Geographic nhận được mỗi năm từ 9 triệu độc giả, đã nhận được hàng nghìn lá thư yêu cầu thông tin về Kincaid kể từ khi cuốn sách bán chạy nhất của Waller được xuất bản vào năm 1992.
    Mỗi người đều nói về Kincaid với sự tôn kính, như thể Waller đã tạo ra một nhân vật đáng tin đến mức anh ta vượt ra khỏi phạm vi hư cấu và trở nên có thật như nhân vật cô đơn trong truyền thuyết của chúng ta. Anh ta có thật đó chứ; Rõ ràng là bộ phim có chiếu hình ảnh hoàn chỉnh của tờ tạp chí National Geographic phát hành tháng 5 năm 1966, với viền lá sồi và nguyệt quế trong đó có phóng sự của Kincaid về những cây cầu có mái che cơ mà? (Thực tế: tờ Tạp chí National Geographic trong phim chỉ là đạo cụ mô phỏng; ấn bản thực sự của tờ tạp chí phát hành tháng đó có Cầu Cổng Vàng trên trang bìa.)
    “Lá thư này từ Barcelona, Tây Ban Nha, lá thư này từ Anh... Israel, California, Úc, Milan, Ý,” Blanton vừa nói vừa lật một chồng thư trên bàn làm việc. “Dù muốn hay không, Robert Kincaid đã trở thành một phần của thế giới chúng ta.” Blanton hiện có một lá thư mẫu soạn sẵn để trả lời độc giả và kết thúc bằng: “Tôi hy vọng lời kể lại những sự thật lạnh lùng này không làm mất đi niềm vui thích của bạn đối với câu chuyện nổi tiếng của Waller.”
    Mặc dù National Geographic ban đầu không muốn tận dụng sự nổi tiếng của Kincaid - Kincaid đã ngoại tình với một phụ nữ đã có chồng, và cuốn sách không nhận được nhiều lời khen ngợi về mặt văn học - nhưng tờ tạp chí sau đó đã dựng một chương trình truyền hình đặc biệt dài một giờ về các nhiếp ảnh gia của tạp chí - công chiếu vào Chủ Nhật trên chương trình truyền hình cáp “National Geographic Explorer” và ấn bản tháng 8 của tạp chí sẽ có một câu chuyện về những Robert Kincaid trong đời thực của tạp chí.
    Có nhiều phòng khách sạn cô đơn hơn và ít lãng mạn hơn nhiều so với những gì mọi người có thể biết khi đọc về Robert Kincaid, nhiếp ảnh gia Robert Caputo, một chuyên gia về châu Phi đã dành nhiều tháng sống một mình với bộ tộc Dinka ở Sudan và theo dõi sông Nile từ Burundi đến Ai Cập, cho biết. Ông đã bị sốt rét chín lần và trong nhiệm vụ cuối cùng của mình, ông đã bị sốt xuất huyết.
    Khi hương trình truyền hình đặc biệt được công chiếu vào đầu tháng này, National Geographic đã đưa 30 nhà quảng cáo hàng đầu của mình đến Washington để công chiếu và tổ chức một bữa tối gồm tám bàn trong đó mỗi bàn đều có một nhiếp ảnh gia của tạp chí ngồi cùng các nhà quảng cáo.
    Trớ trêu thay, ngay cả khi các nhiếp ảnh gia đang được tôn vinh, mối quan hệ giữa họ và National Geographic đáng kính đã trở nên căng thẳng.
    Khi tạp chí tìm cách cắt giảm chi phí, một vụ mua lại tự nguyện đã giảm số lượng phóng viên ảnh của tạp chí từ 12 xuống còn hai và 50 đến 60 phóng viên ảnh hợp đồng và tự do của tạp chí đã bị kẹt trong một cuộc tranh chấp với National Geographic trong hai năm về quyền kiểm soát các bức ảnh của họ. Họ muốn giữ quyền sở hữu những bức ảnh họ chụp theo nhiệm vụ mà không được xuất bản trên tạp chí - một nguồn thu nhập quan trọng cho những người làm việc tự do - trong khi National Geographic muốn nắm bản quyền các bức ảnh đó. Đây là một chút thực tế mà Robert Kincaid của Waller dường như chưa bao giờ phải đối mặt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/11/24
    amylee thích bài này.
  13. vuimotminh

    vuimotminh Lớp 5

    Tôi lại nhớ đến một cuốn phim ưa thích là "Những chiếc cầu ở quận Madison", có nội dung về một chuyện tình khá kỳ lạ, với bối cảnh những năm 1960. Francesca đang sống bình yên bên gia đình nhỏ, chăm con và chồng. Robert Kincaid là một nhiếp ảnh gia theo chủ nghĩa xê dịch, đang thực hiện bộ sưu tập ảnh chụp cầu. Họ gặp nhau vào một ngày hè tháng Tám, khi cả chồng và con Francesca đi vắng. Robert dừng xe trước cổng nhà Francesca để hỏi đường đến cây cầu có mái che nổi tiếng thuộc quận Madison. Từ đó, hai người bắt đầu bốn ngày định mệnh trong cuộc đời.

    Francesca đi theo Robert chụp ảnh, rồi chuyện gì đến sẽ đến, họ ngoại tình với nhau, rồi Robert rủ Francesca bỏ đi, nhưng bà không đi do còn nghĩ đến 2 đứa con. Sau này bà ôm mối tình đó đến chết, con cái chỉ biết khi đọc lại thư từ. Họ không thể ngờ người mẹ đơn giản và cam chịu của mình lại có một mối tình lãng mạn như vậy.

    Thực ra các nhà làm phim cài chi tiết rất khéo, không phải tự nhiên mà Francesca lại ngoại tình. Ngay đầu phim, có cảnh sinh hoạt gia đình, Francesca lo nấu ăn cho cả nhà, nhưng chẳng ai để ý đến mẹ, thậm chí bà luôn nhắc cả chồng cả con là nhẹ tay với cái cửa, nhưng ai cũng đóng sầm lại rất mạnh. Nhìn mặt Francesca lúc đó thấy cả một sự cam chịu của người đàn bà nội trợ.

    Nên khi gặp Robert, có gì đó trong người đàn bà đó đã tỉnh dậy, và sau này cô sống nốt cuộc đời còn lại chỉ cho xong trách nhiệm với con.
    Dĩ nhiên cũng chẳng biết là bỏ đi với Robert thì Francesca có hạnh phúc hơn không, nhưng đúng là...

    Cách duy nhất để thoát khỏi cám dỗ là đầu hàng nó.

    Nhất là vào những ngày sống nay chết mai như thế này, các bạn đang yêu ạ.
     
    Phuong.ptt, machine and amylee like this.
  14. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hôn nhân cần sự an toàn, ổn định. Tui thấy Francesca chọn ở lại là hợp lý.
    Chợt nhớ đến bài viết này của Nguyễn Thiên Ngân
     
  15. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Gửi các bạn bản scan mình lấy trên archive. Dịch giả Mịch La.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    vinaguy, tranhoainam, machine and 3 others like this.
  16. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Em gái này cũng là thành viên của bút nhóm VMX của báo MT. Viết truyện, làm thơ đều hay, lại xinh đẹp quá chừng luôn! :)
     
    machine thích bài này.
  17. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Nghe nói đây là phần tiếp theo của cuốn trên.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  18. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 8

    Dự tính tìm bản này, thank you so much, Amy.
    :rose:
     
    machine and amylee like this.
  19. machine

    machine Sinh viên năm I

    Nhà thơ đương đại nổi tiếng, thơ được trích dẫn khắp nơi :D
     
    hungbc1010 thích bài này.
  20. machine

    machine Sinh viên năm I

    Công đức vô lượng :rose:
    Vậy ebook ở mấy post trên là bản dịch của Mịch La, mà thiếu phần mở đầu từ trang 5 đến trang 11 (7/200 đến 13/200 trong file pdf). Và sai ảnh bìa nữa, ảnh bìa là cho bản dịch của Thanh Vân.
    Bản dịch của Mịch La: Những chiếc cầu ở quận Madison
    Bản dịch của Thanh Vân: Những cây cầu ở quận Madison
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/11/24
    amylee thích bài này.

Chia sẻ trang này