Hồi ký Những chuyện không thể quên - tichtuongnhule

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi machine, 12/1/25.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký của một người lính trinh sát thời kỳ chống Mỹ, chủ yếu hoạt động ở khu vực Huế - Quảng Trị.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  2. machine

    machine Sinh viên năm I

    Hồi ký của họa sỹ Nguyễn Trọng Thập - một cựu chiến binh mặt trận Tây Nguyên.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  3. machine

    machine Sinh viên năm I

    Vài kỷ niệm của người đồng đội thân thiết và tác giả
    Chuyện rỉ tai của lính
    Đã 45 năm ngày giải phóng Đà Nẵng, lòng tôi chùng lại và lắng xuống một góc khuất với người bạn đã ra đi - Phó giáo sư Tiến sỹ Lê Minh - anh lính sinh viên khoa vật lý Đại học tổng hợp Hà Nội nhập ngũ 6-9-1971…
    Một buổi chiều ngày 5-4-1975, ở Liên Chiểu, trước khi Quân đoàn 2 bước vào chiến dịch Duyên Hải, Lê Minh rỉ tai tôi: Ông có biết vụ một thằng lính ta không rõ của sư nào, sáng hôm kia, ông tướng cùng với mấy lính khác, nhảy lên chiếc M48 nổ máy, kéo cần lái, thế đếch nào nó lao sang đường nghiền nát cả một vạt khu ổ chuột của Dân có chết không. Mà chuyện động trời hơn là có một ông tướng còn cả gan nhảy đại lên chiếc trực thăng ở Sân bay Nước Mặn loay hoay thế quái nào, nó bốc lên, giông thẳng ra biển làm bạn với… cá Mập.
    Đó là chuyện rỉ tai của Lính. Còn chuyện Lính ta, sau khi giải phóng Bán Đảo Sơn Trà đã vô tình vãi cả đạn lên Tổ hợp Ra Đa khổng lồ-lớn nhất, hiện đại nhất Đông Nam Á của Mỹ khi đó thì thật đau sót. Cũng là Lê Minh nói với tôi chuyện đó khi đọc Báo QĐND sau này. Nhưng quả là ở trong cuộc, lúc say máu chiến trận thì những góc khuất của Lính, đôi khi như một căn bệnh khó tránh. Chính tôi và Lê Minh đã suýt nữa… lao ra biển cùng chiếc trực thăng. Đó là buổi trưa ngày 18-4-1975, sau khi xục vào Dinh tỉnh trưởng ở thị xã Phan Thiết với những căn phòng ngổn ngang hồ sơ chưa kịp tiêu hủy cùng những trái lựu đạn tự sát cài túi áo ngực đẹp như một món đồ chơi nằm lăn lóc trong các ngăn kéo. Đang định nhón chân lên lầu trên thì đột nhiên Minh lôi tay tôi ra phía bờ sông sát Dinh, hắn nháy mắt tinh quái: Lâm ơi thử nhé. Minh vốn rất hay tò mò những gì về máy móc, đúng là con trai vị Cục phó Cục xe máy Tổng cục hậu cần. Đó là chiếc trực thăng cá nhân có vẻ như của gã Tỉnh trưởng hay của Viên sỹ quan phái viên Bộ tổng tham mưu QLVNCH nào đó bay ra từ Sài Gòn chưa kịp bốc lên. Máy của chiếc trực thăng vẫn nổ nhẹ, một chân tôi đặt lên càng rung rung êm ái duy cánh quạt chém gió là vù vù lạnh lùng. Thốt nhiên Tôi giật mình quát lên một cách vô thức: Thôi, xuống đi, hết mẹ nó xăng rồi! Đôi mắt Minh đờ ra nhìn tôi, khẩu AK báng gập vướng vào dây đai an toàn của ghế lái làm Minh chột dạ. Hắn lẩm bẩm: ừ tiếc thật, chẳng mấy khi được lái thử trực thăng Mẽo ông ạ. Thôi, cho nó nổ máy hết xăng thì đứng im làm chiến lợi phẩm chứ tôi cũng đếch dám tắt máy. Nhưng nói thế chứ bàn tay Minh lại tý toáy giật mấy công tắc gật gù bóng loáng và bỗng nhiên máy tắt lịm, hắn nhìn tôi phá lên cười khoái trá…
    Trước khi từ trần một tuần, khi đã ngà ngà, mà chẳng mấy khi Minh uống đến say, vị Phó giáo sư Đại học giao Thông vận tải Hà Nội ghé tai tôi: Tôi vẫn tiếc cái vụ lái hụt chiếc trực thăng ở Dinh tỉnh trưởng Phan Thiết ông ạ. Xe GMC, xe Jeep thì lái đại rồi còn mỗi cái “thằng chuồn chuồn” ấy là chưa thử, thế mới tiếc chứ!
    Hắn không phá lên cười như mấy chục năm trước trong cái nắng nồng nàn đầu mùa mưa ở Phan Thiết nữa.
    50.jpg
    (Lê Minh, bạn tôi hôm 5-5-1975 trước cửa Hạ viện Sài Gòn…)
     
  4. machine

    machine Sinh viên năm I

    Khoảnh khắc lịch sử
    Chỉ là sự tình cờ của Lịch Sử thôi, tôi nghĩ như vậy. Ngay cả Bùi Quang Thận - người cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập vào thời khắc thành biểu tượng cho ngày toàn thắng 30-4-1975 cũng chỉ là tình cờ Lịch Sử đã “chọn” và sắp đặt thôi - không có anh thì sẽ có một Bùi Quang Thận khác - không có Lính của Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 thì sẽ có những người Lính khác của Quân đoàn khác có mặt đầu tiên ở sân cỏ trước Dinh Độc Lập - một mục tiêu mang tính biểu tượng “Quốc Gia” chứ không phải là ổ đề kháng như đúng 30 năm trước đó tại tòa nhà Quốc hội Đức quốc xã ở Berlin đã điên cuồng chống trả đến tận cửa hầm ngầm Adolf Hitler để hàng ngàn chiến sỹ hồng quân Liên Xô vẫn phải ngã xuống trước binh minh nhân loại hồi sinh. Tuy nhiên chân dung của các anh cùng những chiếc xe tăng dũng mãnh húc tung cánh cổng Dinh độc lập mãi mãi phải được khắc ghi như một tượng đài chiến thắng của Dân tộc này, không được phép lẫn lộn.
    Hôm ấy và những ngày đầu giải phóng đó không phải anh lính nào cũng được lưu lại chân dung mình giữa cái không gian kỳ vỹ đó. Biết làm sao được nhưng, khi mà tất thảy họ đều nghĩ Lịch sử đã thuộc về họ, dù họ có đứng ở vị trí nào trong cái khoảnh khắc đó cũng là hạnh phúc rưng rưng và bay bổng rồi vì Đất nước đã thống nhất. Còn chúng tôi, giản đơn mỗi người lính đều nghĩ thế là chiến tranh đã chấm hết, ta lại được về với mẹ, với Quê hương cho dù Đất nước tội thương này vẫn còn những cuộc chiến tranh khốc khổ khác đang đợi chúng tôi phía trước ở hai đầu Nam - Bắc. Chúng tôi đã vét túi những đồng lẻ cuối cùng chụp một vài bức ảnh lưu niệm gửi về nhà để như một chỉ dấu của sự sống sót qua ngàn ngày bão lửa ngút trời cho cha cho mẹ, cho vợ con làng xóm chứ tuyệt nhiên không ai nghĩ đó sẽ là chỉ dấu của Lịch sử một thời bi tráng. Nhưng điều đó lại chính là những lát cắt nơi khúc ngoặt của Lịch sử. Cũng như bức ảnh ba đồng đội và tôi chụp vào những ngày trọng đại trước Hạ Viện Sài Gòn bên đống betol vỡ vụn của bức tượng đài thủy quân lục chiến vừa bị người dân đập vỡ đầu và thòng dây kéo sụp cũng chỉ là sự tình cờ mà thôi - chỉ không tình cờ khi mà chúng tôi đều biết trong cuộc trường chinh 30 năm của Dân tộc, hàng triệu người Việt Nam đã nằm xuống để có được cơ duyên trong khoảnh khắc Lịch sử đã vô tình chọn ai đó đứng ở hàng đầu của Đạo Quân Giải Phóng…
    17.jpg
    (Những người trong ảnh: hàng đứng từ trái qua: Tạ Đình Nghiêm lính trinh sát kỹ thuật người Vĩnh Phú, nhập ngũ 5-1971. Hơn mười năm trước Nghiêm vẫn công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc. Người đứng ngoài cùng bên phải là Lê Minh - lính nhập ngũ 6-9-1971, nguyên là sinh viên khoa lý đại học tổng hợp. Sau chiến tranh học tiếp và về trường Đại học GTVTHN làm giảng sư với học hàm Tiến sỹ. Minh tạ thế đã 5 năm rồi. Người ngồi phía trái ảnh là Nguyễn Văn Điều chiến sỹ nuôi quân, nhập ngũ 5-1971; Điều là người dân tộc Sán Rìu Quảng Ninh. Đã 45 năm chúng tôi chưa gặp lại nhau. Và cuối cùng là tôi - tác giả bài viết này.
    Cả bốn chúng tôi đều là lính của Đại đội trinh sát thuộc phòng tham mưu Sư đoàn 325, Quân đoàn 2).
     
  5. machine

    machine Sinh viên năm I

    Lê Minh
    Hôm nay, Nguyễn Dũng, một lính sinh viên 6971, một cựu chiến binh thành cổ Quảng Trị nữa ra đi, như một lẽ Tử-Sinh hậu chiến. Tôi không có duyên gặp Dũng dù năm 1972 cùng chiến đấu tại Quảng Trị trong một Trung đoàn, cái Trung đoàn được mệnh danh là “Rồng đất Quảng Trị”. Tôi chợt nhớ câu chuyện của Lê Minh cũng Lính sinh viên 6971, đã ra đi trước Dũng 6 năm nay và cũng là bạn và biết “Dũng khùng” nên đăng lại bài viết về Lê Minh để như câu chuyện kể lại mỗi lần có một người thân ra đi đột ngột trong niềm thương tiếc cho những người ở lại…
    LÊ MINH (Bút danh Như Lệ)
    Khi tôi rời trung đoàn 95, bỏ lại sau lưng tiếng trọng liên xa dần ở Như Lệ, Tích Tường thì Lê Minh cũng vừa tập huấn binh địa từ Cục 2 vào đến Ái Tử và nhận lệnh tới Nhan Biều bám địch ngay vì trinh sát Quân khu báo về có khả năng tiểu đoàn 6 TQLC - (cái tiểu đoàn được TT Thiệu vừa phong anh hùng khi 2 tháng trước đã cắm cờ trên cổ thành Quảng Trị) sẽ vượt sông chiếm Nhan Biều và thọc vào Ái Tử… Chiến dịch này Tiểu đoàn 6 TQLC đó đã bị E 18 đánh què vào tháng 11-1972 ấy…
    Sau đó Minh đã nằm lỳ ở tuyến Thượng Phước cùng Trung đoàn 95 với những trận đánh phản kích lính Dù và TQLCSG khốc liệt không hề kém 2 tháng trước ở Thành cổ. Và tôi hiểu vì sao Minh lấy bút danh là Như Lệ.
    Sau Hiệp định Paris đầu 1973, tôi gặp Minh ở làng Trà Liên Tây. Ấn tượng đầu tiên với tôi về Lê Minh là sự thân thiện rất sang trọng của một cựu sinh viên đại học tổng hợp Hà Nội, mặc dù Minh cực kỳ giản dị…
    Chúng tôi đều là “Dân binh địa” tập huấn nghiệp vụ ở Cục2 nên thường được Ban2 Sư đoàn “tóm” và “ném” vào những mũi thọc sâu khác nhau của mặt trận Trị - Thiên vì vậy tiếng là cùng một đại đội với nhau mà thảng hoặc mới gặp nhau ở hậu cứ mỗi lần về Ban báo cáo.
    Lần gặp cuối cùng với Minh cách nay đã 6 năm khi Phó giáo sư tiến sỹ Lê Minh - giảng viên trường Đại học giao Thông Hà Nội vừa về hưu dc gần một năm. Nghe nói Minh đột tử vì cảm lạnh. Tôi cứ tưởng tượng Minh ra đi vì sự uất ức, vì lực bất tòng tâm khi dở dang những cuộc “bút chiến”trên mạng với những cây bút hải ngoại bóp méo Lịch sử, nhất là giai đoạn cuối cùng của chiến tranh chống Mỹ.
    Hôm đó Minh đến mời tôi và mấy anh bạn lính sinh viên trong hội 6971 (Nhập ngũ ngày 6-9-1971) ra quán bia tươi Hoa Viên. Tôi nói vui: Chắc góp mấy tháng lương hưu khao bọn tôi chứ gì? Minh cười hiền, nói nhỏ.: - Là có ba tháng trợ cấp thương binh đầu tiên đấy! Rồi có vẻ ái ngại, nhìn tôi phân trần: Tôi có mấy phần trăm thương tật ở trận tao ngộ chiến trên Lộ2 mà ông cũng có mặt và mới tái khám đấy… mà căn bản là Hội đồng giám định y khoa toàn là lính cũ của “Thằng 325 mình… ngượng với mấy đứa nằm lại Quảng Trị quá… mà sao ông không tái khám đi, ông 16% cơ mà. Tôi nhìn Minh ngạc nhiên. Minh chợt nhìn cốc bia tươi sủi bọt trắng vẻ lảng đi. Trong cuộc nhậu hôm ấy, Minh thúc tôi: - Ông phải tham gia viết với tôi, ông là dân văn nghệ, tôi biết ông viết dc mà viết từ thuở chiến tranh, lại rất giàu vốn liếng chiến trận. Tôi rất sốc với bọn bồi bút hải ngoại, uất lắm, chúng nó trơ trẽn bẻ cong Lịch sử mà thậm chí ngay những trận mình tham gia trực tiếp mới đau…
    Hôm ấy Minh nói nhiều bất thường. Lúc chia tay, tôi nhất định ấn cái mũ bảo hiểm vào đầu Minh dù giọng Minh đã hơi méo: ôi dào, bọn cảnh sát GT có toét còi thì tôi đã có cái thẻ “Què” này rồi! Tôi nhìn Minh lạ lẫm - vị phó giáo sư như chợt nhớ sự quá lời, nắm chặt tay tôi dặn lại: nhớ nhé, lại sát cánh bên nhau trên mạng trong cuộc bút chiến với bọn bồi bút ấy đấy! Hôm sau, trả lời Minh qua Email, tôi chỉ nói ngắn gọn như đã nói ở quán bia Hoa Viên: Chiến tranh đã lùi đủ xa để mọi người không ngộ nhận nó. Tôi sẽ viết về “nó” dưới dạng những bút ký, hồi ký như vốn dĩ Lịch sử đã như vậy, không tô hồng hay bôi đen bởi mọi người đều có cách và có quyền phán xét “nó”, chúng ta không dc áp đặt. Lịch sử cũng rất cần có cái nhìn nhiều chiều dù bản chất và sự thật trần trụi chỉ có một. Nhân dân đủ tỉnh táo, đủ trí tuệ và lòng bao dung để phán xử Lịch sử. , Bởi chính Lịch sử thuộc về họ mà…
    Tôi biết Minh sẽ đồng ý với tôi vì Minh đã hồi đáp ngắn gọn, dứt khoát: Đồng ý với Lâm, chúng mình sẽ bắt đầu trận tuyến mới.
    Qua bạn bè, chỉ một tuần sau, tôi nghe tin Minh đã ra đi. Hình ảnh Minh với cái mũ tai bèo mềm mại giữa rừng trong hậu địch ở vùng Tây Huế năm 1974 và ngày giải phóng SG 30-4-1975 cứ trám mãi vào ngòi bút tôi mỗi khi viết và vẽ về chiến tranh.
    50.jpg
    (Chân dung Lê Minh ngày đầu giải phóng Sài Gòn)
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  6. machine

    machine Sinh viên năm I

    Ghi chép tản mạn (hồi ký, tản văn, truyện ngắn) của cựu chiến binh Lâm Quách - đồng đội của cựu chiến binh tichtuongnhule.
     

    Các file đính kèm:

    minhnghenhac, atdau, amylee and 2 others like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này