Trước lúc lâm chung, một cụ già đã viết lại những suy nghĩ về cuộc đời của mình: “Nếu được sống một lần nữa, tôi sẽ cố gắng mắc lỗi nhiều hơn, tôi sẽ không cố chấp theo đuổi sự hoàn hảo như đã từng, tôi muốn nghỉ ngơi nhiều hơn và thỏa mãn trong mọi hoàn cảnh. (Điềm tĩnh & nóng giận)
Quan niệm của phương Tây về thời gian là dòng chảy một chiều, đã trôi qua là không trở lại. Thế nên triết gia Hy Lạp cổ Heraclitus mới có câu nói nổi tiếng: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Triết học Ấn Độ cổ thì lại cho rằng thời gian không phải đường thẳng mà như vòng quay bốn mùa nối tiếp nhau, như chu kỳ trăng cứ tròn lại khuyết. ... Mọi sinh vật từ ngày mở mắt chào đời đều được định sẵn sẽ lớn lên, già đi rồi qua đời, đó là sinh - lão - bệnh - tử. Mọi nền văn minh và triều đại, khi lên đến tột đỉnh vinh quang, sẽ dần trượt dốc rồi tàn lụi, đó là hưng - thịnh - suy - vong. Thế nhưng, người ta vẫn bảo thời khắc tăm tối nhất là trước lúc mặt trời ló dạng. Khi cánh rừng bị cháy rụi, những mầm non mới sẽ mọc lên từ đống tro tàn. Sau mùa đông lạnh lẽo sẽ là mùa xuân tươi đẹp, báo hiệu một năm mới, một vòng tuần hoàn mới của thời gian. ... Đổi thay chính là quy luật chung của tạo hóa. Nếu đang viên mãn đủ đầy, hãy tận hưởng và quý trọng, vì một ngày nào đó, những điều tốt lành sẽ mất đi. Nếu đang chìm trong thống khổ, hãy kiên trì giữ vững ngọn đuốc hy vọng và tiếp tục tiến lên, vì đêm tối nào rồi cũng qua đi và bình minh sẽ đến. (Ths-Bs Lan Hải)
Khả năng đọc sách không chỉ hỗ trợ việc tiếp thu tri thức mà còn giúp chúng ta hiểu tâm lý và cảm xúc của người khác – một khía cạnh quan trọng của sự đồng cảm và kết nối xã hội. Trong một thế giới ngày càng phụ thuộc vào nội dung thị giác và thông tin tức thời, con người có nguy cơ mất đi khả năng suy ngẫm sâu sắc và giải thích ý nghĩa phức tạp của thế giới xung quanh. Điều này không chỉ là một mất mát cá nhân mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nhân loại. Thói quen đọc sách không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là yếu tố quan trọng định hình não bộ và trí tuệ con người. Việc dành thời gian cho những trang sách có thể giúp chúng ta duy trì và phát triển các kỹ năng cần thiết, từ khả năng suy luận logic đến sự hiểu biết sâu sắc về cảm xúc con người. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe não bộ và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội, hãy chọn một cuốn sách hay, ngồi xuống ghế bành, và dành những phút giây yên bình để lật mở từng trang sách. Đó không chỉ là món quà cho bản thân mà còn là sự phục vụ cho cả nhân loại. Thói quen đọc sách không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là yếu tố quan trọng định hình não bộ và trí tuệ con người. Việc dành thời gian cho những trang sách có thể giúp chúng ta duy trì và phát triển các kỹ năng cần thiết, từ khả năng suy luận logic đến sự hiểu biết sâu sắc về cảm xúc con người. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe não bộ và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội, hãy chọn một cuốn sách hay, ngồi xuống ghế bành, và dành những phút giây yên bình để lật mở từng trang sách. Đó không chỉ là món quà cho bản thân mà còn là sự phục vụ cho cả nhân loại.
MÁI TRƯỜNG XƯA EM trở về với mái trường xưa yêu dấu Với thầy cô, bạn hữu lâu ngày Em trở về với bé dại thơ ngây Với trang vở hồng dòng chữ xanh tròn vặn Với dàn nhạc ve, bông phượng hồng đỏ thắm Với những chiếc nơ to với tà áo trắng Với những nụ cười trong trẻo vô tư Đáng yêu ghê từng chiếc lá xà cừ Nhuộm thu vàng ngập ngừng vương vai áo Mái trường ơi cho em bao hoài bão Và thầy cô cho em lớn thành người TRẦN NGỌC HÀ (12B) HHT #9
Giá trị học Giá trị học là nhánh triết học liên quan đến các học thuyết về giá trị, được phân thành đạo đức học - nghiên cứu về cuộc sống tốt đẹp, và mỹ học - nghiên cứu về nghệ thuật. Cuộc sống và nghệ thuật phản chiếu lẫn nhau. Có một câu hỏi đã tồn tại từ rất lâu: Nghệ thuật tái hiện cuộc sống hay cuộc sống phản ánh nghệ thuật? Khơi Sự Triết Học Từ Athens Tới AI