Kinh điển Ôsin - Kiều Hạ Điền Thọ Tử

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi amylee, 20/7/24.

  1. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    osin.jpg

    ÔSIN

    Tác giả: Kiều Hạ Điền Thọ Tử
    Lê Bầu dịch
    Nhà xuất bản Hà Nội - 1994
    Nguồn pdf scan: Công tử M. :rose:

    Chuyển text: amylee
    Giới thiệu:
    Tác giả kịch bản Ôsin là nữ văn sĩ Kiều Hạ Điền Thọ Tử. Bà sinh năm 1929, đã tốt nghiệp hệ Nghệ thuật Văn khoa và là tác giả kịch bản nổi tiếng của Nhật Bản. Ôsin đã thành công tiếp nối những thành công trước của bà như: Hàng xóm, Vợ chồng, Nữ thái các ký, Ngày mai...

    Bộ phim truyền hình Nhật Bản Ôsin rất nổi tiếng, được phát sóng lần đầu vào năm 1983. Bộ phim dài 297 tập, kể về cuộc đời của một cô gái tên Ôsin từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành và trở thành một doanh nhân thành đạt. Cốt truyện của phim trải dài từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, qua nhiều biến cố lịch sử của Nhật Bản.

    Ôsin sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở vùng nông thôn Nhật Bản. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi mới 7 tuổi, cô đã phải đi làm thuê, ở đợ cho một gia đình giàu có để kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

    Khi lớn lên, Ôsin rời nhà đi làm. Tại đây, cô gặp nhiều khó khăn nhưng cũng học hỏi được nhiều điều và phát triển tính cách kiên cường.

    Ôsin kết hôn với Ruyzo. Họ cùng nhau mở một cửa hàng cá và trải qua nhiều thăng trầm trong kinh doanh lẫn cuộc sống trong Thế chiến 1 và 2.

    Trong Thế chiến 2, gia đình Ôsin phải đối mặt với nhiều khó khăn do chiến tranh và sự tàn phá. Sau chiến tranh, họ phải tái thiết lại cuộc sống từ đầu. Với sự kiên trì và quyết tâm, Ôsin đã vượt qua mọi khó khăn và trở thành một doanh nhân thành đạt.

    Ôsin không chỉ phản ánh cuộc đời của một người phụ nữ mạnh mẽ và kiên cường mà còn khắc họa sâu sắc bối cảnh xã hội Nhật Bản qua nhiều giai đoạn lịch sử.
    Cuốn Ôsin trên tay các bạn căn cứ vào kịch bản trên và được nhà văn Trung quốc Chung Triệu Chính viết lại thành tiểu thuyết. Chung Triệu Chính, người tỉnh Đào Viên, Đài Loan là một tiểu thuyết gia lớn, có ảnh hưởng sâu rộng và được tôn xưng là “Văn đàn quốc bảo” (vốn quý của đất nước trên văn đàn). Bản Ôsin của ông do Nhà xuất bản Văn Kinh ấn hành lần đầu năm 1984 và được tái bản thêm hai lần trong năm 1994.

    Trân trọng gửi đến tất cả các bạn!
    {:Bang Tang Du Tu 2:}
     

    Các file đính kèm:

  2. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm IV

    Bà này là Sugako Hashida (họ trước tên sau), tức 橋田 壽賀子 phiên âm Hán Việt là Kiều Điền (Hashida) Thọ Hạ Tử (Sugako), sinh năm 1925 (chứ không phải 1929) và mất năm 2021.

    [​IMG]



    Lúc bà mất báo Việt Nam có lên bài
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Còn Chung Triệu Chính (1925-2020) thì coi là nhà văn người Đài Loan mới đúng, chứ không phải TQ. Ông được xem là "cha đẻ của văn học Đài Loan".

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/7/24
    htnt2005, 123phat, amylee and 3 others like this.
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Do quan hệ ngoại giao với TQ, không rõ là phía TQ bắt buộc hay là luật bất thành văn gì đó, báo chí Việt Nam luôn mở ngoặc (Trung Quốc) phía sau Hồng Kông và Đài Loan để khẳng định 2 nơi đó thuộc về TQ.
     
  4. imnubie

    imnubie Lớp 3

    Đọc xong cuốn này, nhớ tới 1 bài viết trên facebook của mình thời điểm cách ly tại nhà vì COVID (10/08/2021).

    NOTE: Bài viết dưới dây là những chia sẻ từ tâm, trong thời gian giãn cách ở nhà rảnh rỗi nghĩ tới sự đời, nghĩ tới cảnh sinh ly tử biệt mà viết... mình không phải dân văn nên dấu chấm phẩy có tùm lum, câu chữ có lủng củng,.. mong các bác đừng cười :D


    [NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI # 2]

    Những ký ức về tuổi thơ - cực khổ là gì khi ta chưa từng trải và chưa biết sự tồn tại của nó.

    Tiếp theo kỳ trước, thời điểm khoảng năm 1988-1990.

    Sau khi dựng được túp lều tranh, đào được cái ao cá thì lượng gạo dự trữ cũng cạn, tiền thì chẳng còn bao nhiêu, ba mẹ tôi phải tính kế mưu sinh.

    Ở thời đó khi bạn dứt áo ra đi, đến sống ở một nơi xa lạ cách quê hương cả ngàn dặm (~1500 km) thì bạn sẽ không được ai cấp ruộng cho mà làm, xin làm thuê cũng khó vì hầu hết mọi người đều tự làm tự ăn, ít người dư dả mà thuê nhân công, nên ba mẹ tôi phải làm bất cứ việc gì có thể, ai thuê gì làm nấy: cắt cỏ, chặt củi, gánh nước, hái dưa, bẻ bắp, nhổ đậu.. thậm chí lúc không có người thuê còn phải đi mót lúa, bữa có bữa không để kiếm cái ăn hằng ngày cho gia đình.

    Có thể nói quãng thời gian đó là quãng thời gian cực khổ nhất của cả gia đình - trừ tôi, - vì tôi còn quá nhỏ nên không phải làm gì, cả ngày ba mẹ và 2 anh đi làm, đi học, thì tôi ở nhà chơi có bà ngoại trông. Và vì chưa nhận thức được cái khổ nên tất cả những gì tôi nhớ về đau khổ thời gian đó là khi ba đi chặt củi, dao trượt vào chân; là khi ba đi làm đêm về mắc cái áo lên tường bị bọ cạp bầu chích hành ba sốt cả tuần; là khi ông anh tôi đi mò chem chép bị té, vỏ chem chép cứa một vệt dài ở chân,.. và là khi sau bao ngày ăn khoai độn thì tôi ngán tận cổ, và với giọng trách móc của đứa trẻ ngây thơ nói với mẹ mình là: "Mẹ ơi! Mai mẹ đừng hấp khoai vào cơm nữa, con ngán khoai lắm rồi", lúc đó mẹ tôi chỉ biết nuốt nước mắt và nhường phần cơm ít ỏi trong chén của mẹ cho tôi, rồi ăn phần khoai tôi bỏ ra, trong khi ba mẹ mới là người cần ăn cơm để lấy sức đi làm.. (thực ra lâu lâu mẹ có hay kể về cuộc đời của mẹ lúc còn ở ngoài quê những năm đói, ai ai cũng khổ, ai ai cũng đói, nhưng trong khuôn khổ bài viết chỉ đề cập tới những ký ức của tôi từ lúc có trí nhớ.)

    Bây giờ thì xã hội phát triển chóng mặt rồi, như việc tôi đang ngồi viết những dòng này trên máy tính thì khoảng 30 năm trước, trong những giấc mơ hư cấu nhất tôi cũng không thể nào hình dung ra được (mặc dù hồi đó tôi hay mơ mình biết bay).

    Cho đến tận bây giờ mặc dù anh em tôi ai cũng đầu hai thứ tóc, nhưng mẹ vẫn coi tụi tôi là những đứa con bé bỏng, đáng thương ngày ấy; vẫn ngày ngày lo lắng, động viên, khuyên bảo và giúp đỡ, chỉ mong cuộc sống của chúng tôi được đầy đủ, khỏi phải chịu cảnh khổ như ba mẹ ngày xưa phải trải,.. không cần chúng tôi phải báo đáp hay trả ơn cha mẹ, chi cần chúng tôi sống tốt là ba mẹ mãn nguyện rồi.

    Đàn ông thì ít ai thể hiện tình cảm ra ngoài, nhưng trong lòng anh em chúng tôi, lúc nào cũng kính trọng, yêu thương và lo lắng cho ba mẹ, những người đã hi sinh cả cuộc đời để lo lắng cho chúng tôi. Hạnh phúc là khi được sinh ra trong một gia đình mà mọi người đều yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, ngay cả khi các thành viên đã có những gia đình riêng khác.

    . . .

    Có những lúc mình chỉ cần sống chậm lại, than vãn ít đi, và yêu thương nhiều hơn. Như thông điệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Hãy an trú trong hiện tại".

    "... chúng tôi không hứa hẹn với họ thiên đường hạnh phúc trong tương lai. Chúng tôi nói hạnh phúc, thảnh thơi... phải tìm ngay trong giây phút hiện tại. Khi nhìn người thân của mình, phải thấy có phước lắm vì người thân của mình còn đang có mặt bên mình. Hãy trân quý người thân, trân quý trời xanh mây trắng, trân quý chim hót thông reo hoa nở mây bay mà không cần nghĩ rằng sau này có tiền nhiều thì mới hạnh phúc..." (trích bài phỏng vấn trên báo của Thiền sư Thích Nhất Hạnh).
     
    amylee thích bài này.
  5. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Liên hợp quốc họ không công nhận Đài Loan là một quốc gia, chỉ là một tổ chức độc lập. Còn Trung Quốc thì luôn nói Đài Loan thuộc Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử thì đúng là thế. Đều là con đẻ của Trung Hoa, chỉ chia ra thành Tàu Mao và Tàu Tưởng. Nói chung ai ủng hộ Trung quốc quy về một mối thì mở ngoặc thêm chữ Trung Quốc vào. Còn Hông Kông hiện tại là một quốc gia 2 chế độ.
     
    hoanghainh thích bài này.
  6. Văn phong cứ kiểu tường thuật nhỉ, thấy thiếu thiếu khi kỳ vọng một tác phẩm tiểu thuyết
     
  7. tientan

    tientan Mầm non

    Có phải là cái phim Osin từng chiếu ở VN những năm 199x không cả nhà?
     
    amylee thích bài này.

Chia sẻ trang này