AN-Khác Phạm Duy - Ngày Đó Chúng Mình Yêu Nhau

Thảo luận trong 'Tủ sách Âm nhạc - Hội họa' bắt đầu bởi tommy1512, 23/6/23.

Moderators: vqsvietnam
  1. tommy1512

    tommy1512 Lớp 2

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Hôm nay cho mọi người nghe nhạc, văn học quá cũng nhức đầu.
     
  2. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Mình thấy văn học rất là relax, sao lại nhức đầu haha. Mong chờ các cuốn tiếp theo của bạn [​IMG].
     
    nhanjkl and tommy1512 like this.
  3. tommy1512

    tommy1512 Lớp 2

    coi như nghe nhạc relax trước đi ^^. Sắp tới là Albert Camus nè. Tác phẩm "Sứ mệnh văn nghệ hiện đại".
     

    Các file đính kèm:

  4. tommy1512

    tommy1512 Lớp 2

    qt-i3884.png
     
    amylee thích bài này.
  5. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Ông này thì đúng là nhức đầu thiệt. :p
     
    tommy1512 thích bài này.
  6. DgHien

    DgHien Lớp 4

    Trong tập nhạc PD có bài Tình kỵ nữ. Sao lại là kỵ nữ, phải là kỹ nữ mới đúng chứ nhỉ?
    [​IMG]
     
  7. tommy1512

    tommy1512 Lớp 2

    chắc là nhiều biến thể, dị bản. Nhưng theo mình thấy ban biên tập hồi xưa không thể sai hết như vậy.
    Bạn tham khảo, vẫn còn người xài chữ này:
     
  8. tommy1512

    tommy1512 Lớp 2

    Trước hết, thử nói về chữ “cavalière”. Ngày xưa ở Pháp, vào đầu thế kỷ 17, “cavalier” (giống cái là “cavalière”) có nghĩa là “người cưỡi ngựa” (homme monté à cheval), rồi chữ này mang thêm nghĩa là “người đàn ông lịch lãm, một trang nam tử” (galant homme, homme du monde). Đến năm 1688 thì nó lại thêm nghĩa là “người đàn ông tháp tùng một phụ nữ” (celui qui accompagne une dame), và đến năm 1690 thì nó có thêm nghĩa là “người đàn ông khiêu vũ với một phụ nữ” (celui qui danse avec une dame).

    Sau đó, chữ “cavalier” được dùng cho cả phái nữ (gọi là “cavalière”), và có nghĩa là “người bạn khiêu vũ”. Trong một đôi nam-nữ khiêu vũ, thì người nam là “cavalier”, người nữ là “cavalière”.Thuở ấy, nhạc sĩ Phạm Duy chơi nhạc ở một trong hai phòng trà đầu tiên ở Hà Nội là Quán Thiên Thai ở phố Hàng Gai. Theo lời ông kể, ông có dan díu và sống chung với một vũ nữ của phòng trà Hanoi Bar. Nàng tên là Định. Năm 1946, trong thời gian sống cung với nàng, ông đã sáng tác bài “Tình Kỵ Nữ”.

    Trong tập Ngày Đó Chúng Mình Yêu Nhau của Phạm Duy in tại Sài Gòn năm 1970, nhan đề của ca khúc này được in là “Tình Kỵ Nữ”, nhưng trong những năm gần đây lại thấy có nơi ghi là “Tình Kỹ Nữ”. Nhan đề “Tình Kỵ Nữ” thật là thú vị, vì chữ “kỵ nữ” là do Phạm Duy dịch từ chữ “cavalière” mà ra. Sau này, khi bài hát “Tình Kỵ Nữ” đã bị các ca sĩ tự ý đổi thành “Tình Kỹ Nữ”, thì Phạm Duy có giải thích: “Ðáng lẽ ra, phải gọi bài này là TÌNH KỊ NỮ thì mới đúng với nghề ‘cavalière’ tức là nghề ‘taxi girl’ của nàng.”
     
Moderators: vqsvietnam

Chia sẻ trang này