LS-Thế giới Phẩm tam quốc - Dịch Trung Thiên (02 Tập)

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi tamnt, 9/9/14.

Moderators: Bọ Cạp
  1. tamnt

    tamnt Lớp 2

    Nếu đã trùng xin mod xóa đi giúp mình nhé, mình cảm ơn :)
    Lời tựa:
    Lịch sử Tam Quốc đầy kịch tính khiến nó trở thành đề tài hấp dẫn của văn học nghệ thuật. Trong dân gian, nó cũng trở thành một đề tài người người ưa chuộng, thích thú.
    “Phẩm Tam Quốc” - Bộ sách gây ra cơn sốt văn hoá với số lượng phát hành hàng triệu bản ở Trung Quốc. Nền chính trị Trung Quốc cổ đại là nền chính trị bí mật còn ẩn giấu quá nhiều bí ẩn. Những tài liệu đã công bố thường không nói rõ chân tướng sự việc, thậm chí còn che giấu nhiều sự thật khác. Bộ sách này được nhà nghiên cứu Dịch Trung Thiên khai mở nhiều bí ẩn và những ngộ nhận lịch sử chết người trong Tam Quốc.
    Đây là thời đại có nhiều anh hùng, một giai đoạn lịch sử bộn bề khó phân, một câu chuyện vô cùng hấp dẫn, một đề mục vô cùng thú vị. Chính sử ghi chép, dã sử truyền miệng, hí kịch biên soạn, tiểu thuyết diễn nghĩa. Mỗi thời kỳ có sự đánh giá khác nhau. Đúng sai thật giả bàn luận sôi nổi, thành bại được mất nghi hoặc phân vân. Rốt cuộc thì diện mạo Tam Quốc là thế nào? Hãy khám phá những ngộ nhận chết người trong thời đại Tam Quốc.
    ...Đúng sai thật giả bàn luận sôi nổi, thành bại được mất nghi hoặc phân vân. Rốt cuộc thì diện mạo của Tam Quốc là thế nào? Hãy khám phá những "ngộ nhận chết người" trong thời đại Tam Quốc.
    Trích dẫn nguồn:
    Đánh máy: khanhnghien

    Hiệu chỉnh & Đóng gói: thanhtradn91
    Nguồn: VTBT
    Ebook: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

  2. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Gửi mọi người bản epub
     

    Các file đính kèm:

  3. quocsan

    quocsan Sinh viên năm I

    Cảm ơn @vancuong7975,
    Từ 2 file bạn đăng, tôi lấy về, điều chỉnh tí xíu rồi gom lại thành 1 file. Mục đích là để cho gọn.
    Có chi không phải, các bạn bỏ qua nhé!
     

    Các file đính kèm:

  4. banycol

    banycol Lớp 6

    Công nhận bộ này hay. Dài nhưng đọc cảm thấy thú vị thật. Cám ơn bạn @tamnt đã post lên.

    Mình có cuốn Khảo Luận Tam Quốc Diễn Nghĩa bàn về các sự kiện, chi tiết trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, khá hay. Người thích Tam Quốc Diễn Nghĩa đọc xong thì cảm thấy hiểu truyện hơn rất nhiều. Mình rất muốn làm ebook cuốn này mà bận quá nên chưa dám bắt tay vào việc.
     
  5. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Thấy có bản người Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link của Dịch Trung Thiên mà tìm mãi không ra. Đọc cuốn đó chắc thú vị, mà không thấy bản PDF hay mobi gì đọc :Đ
     
  6. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Sao cuốn này (và khá nhiều tài liệu khác, cả game RTK nữa :D) cũng ghi là Khổng Minh 5 lần ra Kỳ Sơn nhỉ

    Bản dịch Phan Kế Bính mà mình đọc ngày xưa còn cẩn thận chú thích 6 lần ra Kỳ Sơn, mình nhớ nguyên nhân thất bại là:

    1. Mã Tốc nhất Nhai Đình.
    2. Hác Chiêu Vương Song thủ Trần Thương, hết lương phải về.
    3. Trương Bào ngã ngựa chết, Khổng Minh đau buồn phải về.
    4. Lý Nghiêm tung tin vịt
    5. Hậu chủ nghe lời hoạn quan.
    6. Sao rơi gò Ngũ Trượng

    bài thơ Tam quốc diễn nghĩa mạt thi cũng viết là:

    Khổng Minh lục xuất Kỳ Sơn tiền

    ...

    Thế tóm lại là 5 lần hay 6 lần nhỉ?
     
  7. banycol

    banycol Lớp 6


    Trong cuốn Phẩm Tam Quốc này mình không nhớ được là có nói xuất chiến Kỳ Sơn mấy lần, hình như chỉ dùng từ "nhiều lần" hay "mấy lần" gì đó mà thôi.

    Tam Quốc Chí - Thục thư - của Trần Thọ thì ghi là 5:

    Lần 1: xuân 228, Thục thế thắng như chẻ tre, chiếm 3 quận ở Lũng Hữu, dụ hàng Khương Duy, chấn động Quan Trung. Nhưng vì tiến sâu vào đất địch, vận lương khó khăn, đỉnh điểm là thất thủ Nhai Đình nên phải rút, không giữ được đất đã chiếm.

    Lần 2: đông 228, Lục Tốn đánh Ngụy ở mặt Đông, Thục thừa cơ đánh mặt Tây. Ngụy đã có chuẩn bị nên 2 bên giằng co ở ải Trần Thương. Sau 20 ngày, viện binh của Ngụy tới, Thục rút.

    Lần 3: xuân 229, Thục đánh chiếm được 2 quận ở Lũng Hữu rồi dừng. Xuân 230, Ngụy phản công đánh qua Hán Trung, thừa cơ thu lại 2 quận đã mất, nhưng mùa mưa tới sớm, đường đi khó khăn nên bãi binh.

    Lần 4: xuân 231, Thục dùng trâu gỗ vận lương tiếp tục đánh Lũng Hữu. Tư Mã Ý thay thế Tào Chân thống soái quân Ngụy, dùng phương án phòng thủ đợi Thục hết lương. Đến tháng 6/231, do mưa to, địch phục kích, đường vận lương bị đứt, lại thêm Lý Nghiêm mạo chiếu thiên tử lệnh cho rút nên phải lui quân.

    Lần 5: đông 234, Thục liên kết Ngô cùng tiến đánh. Ngụy dùng phương án cũ, cố thủ chờ Thục hết lương. Khổng Minh cho quân làm ruộng để làm kế trường kỳ. Tháng 7/234, quân Ngô thất bại, rút về Giang Đông. Khổng Minh lo lắng, rồi mất trong quân ở tuổi 54. Khương Duy và Dương Nghi y kế của Khổng Minh mà thu quân về an toàn.


    Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, vì xem lần phòng thủ trước quân Ngụy năm 230 là một lần xuất chiến nên mới thành ra 6 lần. Các văn nhân, thi sĩ đời sau chuộng Tam Quốc Diễn Nghĩa nên nói theo thôi, không nên tính vào.


    Về lý do thất bại thì Tam Quốc Diễn Nghĩa:
    - Đúng ở lần 1 (thất thủ Nhai Đình).
    - Đúng 50% ở lần 2: Hách Chiêu cố thủ là có thật nhưng lý do chính là Ngụy đã có chuẩn bị còn Thục thì đã bị hao hụt sau thất bại lần 1 (nhưng vẫn ráng ra quân để chớp thời cơ Ngô đánh Ngụy).
    - Đúng 50% ở lần 4: Lý Nghiêm mạo chiếu là có thật, nhưng nếu không có sự kiện này thì Thục cũng phải rút quân vì đứt đường lương.
    - Đúng lần cuối (Khổng Minh mất)
    - 2 lần kia thì hơi lộn xộn, thêm thắt tùm lum.


    Riêng mình thì mình thấy Thục thất bại liên miên cũng chỉ vì một lý do: thiếu tiếp vận. Chiến tranh phần lớn là vấn đề về kinh tế chứ không phải quân sự. Lẽ ra Khổng Minh phải ý thức về năng lực của nước mình, biết tự lượng sức hơn. Thục nước nhỏ, đường xa hiểm trở lại chọn thế tấn công, đi sâu vào đất địch, gây chiến tranh liên miên, tự hủy hoại lực lượng lao động của mình, không thất bại mới là lạ. Ai đã từng đọc Bình Chuẩn Thư trong Sử Ký Tư Mã Thiên thì ắt hiểu cái chiến tranh (dù thắng) nó hủy diệt kinh tế và nguồn lực quốc gia đến như thế nào. Vì vậy, dù Khổng Minh có giỏi đến mấy đi nữa thì mình cũng không thấy ông là người có nhân và toàn vẹn về trí.
     
  8. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Chuyện này cãi nhau mãi rồi, trong Phẩm tam quốc cũng có nói, mình cũng là gom góp ý kiến của mọi người lại thôi:

    - Khổng Minh và sau này Khương Duy phải ra quân đánh Ngụy là quyết sách đúng đắn, bởi thế nước Thục mà không mang chiến tranh vào nước địch thì không thể giữ được. Quân Thục ít hơn hẳn quân Ngụy mà ép cho Ngụy phải giữ thế thủ, không đặt chân vào được Hán Trung là giỏi rồi.

    - Khổng Minh không hề mong đánh thắng. Xuất sư biểu của ông cũng có viết (mình nhớ láng máng): "Đông Ngô bội ước, Quan Vũ chết trận, thế lớn đã mất, không làm sao có thể xoay lại được nữa. Thần chịu ơn thác cô của tiên đế, chỉ biết cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, còn việc được mất thắng thua, thật không phải sức thần có thể liệu được vậy". Thục lộ nan, tới thời Lý Bạch còn khủng khiếp như vậy, thì thời Khổng Minh, quân Thục có muốn ra Quan Trung hay quân Ngụy có muốn đánh vào đều rất khó khăn, việc vận lương mà không có xe cơ giới thì ai cũng phải chịu bó tay cả.

    Long Trung sách của Khổng Minh đặt trọng tâm vào Kinh châu, là đất binh gia tranh giành, ra quân dễ dàng, thẳng đường tiến lên. Như Quan Vũ đánh một trận là làm Tào Tháo rúng động. Sau này mất Kinh châu, kẹt vào đất Tây Thục thì còn xoay xở làm sao được nữa.

    - Nói về nhân: nhân thì có nhiều cách hiểu, bàn nữa e dài. Gây chiến tranh cũng có thể tự xưng là nhân nghĩa, không gây chiến tranh cũng có thể xem là nhân nghĩa. Việc này xin hẹn bài khác nếu bạn có hứng.

    - Ý cuối: đời Khổng Minh thì chưa có Bình chuẩn thư, nhưng binh pháp Tôn tử nói vấn đề này rất rõ, không lẽ một nhân vật như Gia Cát Lượng lại không biết. Nhưng cái tình thế nó như vậy thì phải liệu cơm gắp mắm.
     
    nghiabros thích bài này.
  9. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Thế còn lần nào là cái vụ hậu chủ nghe gièm, đòi Khổng Minh bãi binh bác nhỉ?
     
  10. banycol

    banycol Lớp 6

    Nói thiệt là mình cũng chẳng biết là lần nào nữa. Chi tiết này chắc phải hỏi La Quán Trung (^_^)

    À, cho đính chính xíu: Tư Mã Thiên sống dưới thời Hán Vũ Đế, chắc cũng trước Khổng Minh gần 300 năm.
     
  11. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Chết, khuya khoắt rồi nên đầu óc nó "nẫn nộn", các bác thông cảm, đừng cười nhé
     
  12. dinhconghonghai

    dinhconghonghai Lớp 3

    Mình biên tập lại từ file của quocsan.
     

    Các file đính kèm:

  13. takkkb

    takkkb Lớp 1

    Bạn chỉnh sửa lại đẹp quá.
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này