TH-Khác Phản Triết Học Nhập Môn - Gen Kida

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi sucsongmoi, 1/8/24.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 8


    Tên sách: PHẢN TRIẾT HỌC NHẬP MÔN
    Tác giả: Gen Kida
    (Mộc Điền Nguyên)
    Dịch giả: Huỳnh Ngọc Chiến
    Số trang: 318 trang
    Năm xuất bản: 2019
    Khổ sách: 13,5x20,5 cm
    Nhà xuất bản: Hồng Đức
    Nguồn: 'huynhngocchien chấm com'

    upload_2024-8-1_9-6-55.png

    Đã từ lâu, đối với người phương Đông chúng ta, những trào lưu triết học được du nhập từ phương Tây vẫn luôn được xem là một cái gì đó có vẻ “cao siêu”, “hàn lâm” chỉ dành cho một số ít người có tư chất đặc biệt (?). Hễ cái gì khó hiểu thì thường được chúng ta xem như thuộc vào “tầm triết học”, khiến triết học đã bí hiểm lại càng thêm bí hiểm, để bàn dân thiên hạ phải “kính nhi viễn chi”, mặc dù chúng ta hiếm khi thấy được một chút gì có thể gọi là ảnh hưởng của nó trong đời sống thực, ngoài một số thuật ngữ đao to búa lớn đầy rối rắm, nhưng nội dung thường sáo rỗng và rất xa lạ với nếp suy tư phương Đông.
    (...)
    Theo tác giả Gen Kida, “phản triết học” ở đây không có nghĩa là hủy bỏ triết học, mà là đưa triết học trở về uyên nguyên chân chính của nó trong cõi tư tưởng Hy Lạp ban sơ. Ở cõi đó, những ai đã từng tiếp xúc được với các trang cổ lục phương Đông, nhất là kinh điển Phật giáo, có thể tìm được một đôi điều tương cảm, và có thể có cơ duyên nghe ra sự tương ứng giữa cõi tư tưởng Hy Lạp uyên nguyên với “pháp nhĩ tự nhiên” trong cõi đạo sơ thủy phương Đông. Phản triết học có nghĩa là quay về lại ý nghĩa của từ “tự nhiên” trong cõi đạo phương Đông. Phản triết học nhập môn cũng là một tác phẩm trình bày lịch sử triết học phương Tây từ sơ thủy đến hiện đại một cách đơn giản mà súc tích, bằng một loại ngôn ngữ tương đối bình dị, giúp ta có thể nắm bắt được phần nào cốt lõi của triết học phương Tây mà không phải rơi vào cái mê cung ngôn ngữ của một số biên khảo sách triết học phương Tây hiện nay với những ngôn từ đầy rối rắm, và hoàn toàn xa lạ với phương thức suy tư phương Đông. Những gì ông trình bày về hai triết gia “phản triết học” tiêu biểu là Nietzsche và Heidegger, dù quá giản lược và có ít nhiều cay đắng, nhưng cũng giúp cho ta thấy cần phải đọc lại hai nhà tư tưởng vĩ đại đó bằng một đôi mắt khác. Với những người ngoại đạo về triết học như chúng ta thì sau khi đọc xong Phản triết học nhập môn, ta sẽ thong dong nghe ra câu nói của Heidegger :

    Tư Tưởng tương lai sẽ không phải là triết học nữa, bởi vì Tư tưởng ấy còn suy tư một cách uyên nguyên hơn là siêu hình học ... Tư tưởng sẽ vạch ra trong ngôn ngữ những luống cày còn mờ nhạt dấu tích hơn là những luống cày mà người nông dân đào xới khi chậm rãi bước qua cánh đồng.

    Về tác giả

    Tác giả Mộc Điền Nguyên 木田元, hay Gen Kida, (1928 − 2014) là một nhà nghiên cứu triết học nổi tiếng của Nhật Bản, chuyên về hiện tượng học. Ông tốt nghiệp khoa Triết học của Đại học Đông Bắc Nhật Bản, sau là giáo sư danh dự của Đại học Trung ương Nhật Bản. Ông được nhiều độc giả biết đến với những bản dịch dễ hiểu về các tác phẩm của các triết gia phương Tây hiện đại như Martin Heidegger, Edmund Husserl, Merleau-Ponty. Sau Thế Chiến II, ông phải bươn chải kiếm sống bằng cách buôn bán ở chợ đen, điều đó cũng trở thành giai thoại. Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Hiện tượng học, Lịch sử phản triết học, Tư tưởng của Heidegger, Tư tưởng của MerleauPonty, Nietzsche chơi dương cầm, Triết lý có ích gì trong cuộc sống hay không, Phản triết học nhập môn, v.v... Ông nghỉ hưu năm 1999 và trở thành giáo sư danh dự. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2013, ông qua đời vì bệnh viêm phổi tại một bệnh viện ở thành phố Funabashi.

    Về bản dịch

    Tác phẩm Phản triết học nhập môn 反 哲 學 入 門 nguyên tác bằng tiếng Nhật. Bản dịch tiếng Việt được thực hiện qua bản dịch tiếng Trung của dịch giả Lộ Tú Lệ 路 秀 麗, do Trung Tín xuất bản xã 中 信 出 版 社 xuất bản vào tháng 10.2011.
    (Trích)
    Mục Lục

    Lời ngõ
    Lời nói đầu

    Chương 1: Triết Học Chỉ Là Phương Pháp Suy Tư Của Người Âu - Mỹ
    Chương 2: Sự Việc Phát Sinh Trong Hy Lạp Cổ Đại
    Chương 3: Triết Học Với Uyên Nguyên Cơ Đốc Giáo
    Chương 4: Triết Học Cận Đại Phát Triển
    Chương 5: “Phản Triết Học” Ra Đời
    Chương 6: Heidegger Với Thế Kỷ 20
    Thay lời bạt
    Phụ lục



     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 1/8/24
    cam_tn, Vinhzz05, skyBi and 17 others like this.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này