Phật Giáo Phật học và tâm thức - Đặng Hoàng Xa

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi cuadedanh, 19/10/23.

Moderators: mopie
  1. cuadedanh

    cuadedanh Mầm non

    [​IMG]

    Cuadedanh: Nếu bạn muốn tiếp cận Phật học một cách khoa học, logic, giống như một nhà khoa học tìm hiểu về Phật giáo như một môn triết học hay tâm lý học, gạt bỏ yếu tố thần thánh mê tín dị đoan thì nên đọc cuốn này.
    Là trí thức chắc bạn sẽ có hứng thú với pháp môn được xếp vào dạng khó và thú vị nhất của Phật giáo là "Duy thức học", ít ra thì nó có một đặc điểm chung là "thức", chắc chắn là không ngủ rồi :)
    Sách được viết bởi nhà khoa học máy tính người Việt tại thung lũng Silicon - Đặng Hoàng Xa.
    Sách được convert OCR từ PDF qua, mình đã cố gắng sửa lỗi chính tả nhưng chưa hết, mình sẽ sửa lại khi có thời gian.
    Hoặc bạn nào có thể sửa giúp, bản PDF gốc ở đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Tóm tắt tác phẩm
    “Ta là tỉnh thức” - câu nói này của Đức Phật, cho dù câu chuyện trên có thực hay không, chính là cốt lõi của Đạo Phật. “Tỉnh thức”, như Đức Phật giảng, tức là nhìn và hiểu sự vật không phải trên bề mặt của nó, mà đúng như nó có. Sống trong tỉnh thức sẽ giúp chúng ta thoát khỏi cái nhìn giả tạo về bản ngã và thực tại, từ đó hướng đến một hạnh phúc tự tại an lành.

    Phật là ai, Giáo lý Phật Giáo có những tinh túy gì, mà đã lôi cuốn con tim và linh hồn của hàng trăm triệu tín đồ trên toàn thế giới. Suốt bao nhiêu thế kỷ nay, đây là những đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm của hàng triệu triệu độc giả, của những ai đang theo và đang muốn tìm hiểu về Phật Pháp, đang tìm tòi con đường để khai sáng tâm linh; thu hút cả đam mê của rất nhiều học giả Đông và Tây đang cố gắng khảo cứu Phật Pháp dưới ánh sáng của khoa triết học và tâm lý học hiện đại.

    Chúng ta không thể nào đọc những lời kể về cuộc đời Đức Phật mà lại không có ấn tượng rằng chúng ta hiện đang được tiếp cận một nhân cách vĩ đại nhất của nhân loại. Điều nổi bật nhất của Đức Phật là sự kết hợp của một cái đầu “lạnh” với một trái tim ấm áp. Hiển nhiên rằng Ngài là một nhà lý luận đặc sắc. Mọi vấn đề đến với Ngài đều được đặt dưới một nhãn quan phân tích điềm tĩnh và công bằng. Tuy thế cái tài năng “lạnh” và từng bị phê phán này lại được cân bằng bởi một trái tim dịu dàng và bao dung, tới mức mà nhân loại đã gắn cho Đạo Phật của Ngài cái phụ đề “tôn giáo với lòng từ bi vô lượng”.

    Giới thiệu những tinh túy của Phật Học bằng một ngôn ngữ trong sáng và mạch lạc, đụng chạm những khái niệm siêu hình và tâm lý vi tế của Phật Học bằng cách trình bày giản dị và dễ hiểu, chính là động cơ của tác giả và có lẽ là một trong những lý do để cuốn sách khiêm tốn này ra mắt bạn đọc.

    Theo bố cục cuốn sách được chia làm 6 chương: từ chương I đến chương IV giới thiệu chung về Đức Phật và Phật Giáo, lược sử các thời kỳ Phật Giáo, và những triết lý cốt lõi của Phật Giáo như Tứ Thánh Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, nghiệp, tái sinh… Chương V giới thiệu “Luận đề Tâm thức-Cơ thể” (mind-body problem). Đây là một trong những đề tài rất nóng từ rất lâu nay trong các tranh luận triết học liên quan đến vấn đề quan hệ giữa tâm thức đối với bộ não và hệ thống thần kinh của con người. Những câu hỏi như tâm thức là gì, tâm thức cư ngụ ở đâu trong cơ thể con người, nhận thức của con người được hình thành như thế nào, vui buồn yêu ghét do đâu mà có… sẽ luôn luôn là thách thức rất lớn cho cả triết học, khoa học và các tôn giáo, hiện tại và cả trong tương lai. Chương VI “Bàn về Duy thức học” là chủ đề chính của cuốn sách. Có thể nói tất cả những hiểu biết từ chương I đến chương V là để chuẩn bị cho chương cuối cùng này. Đây là một đề tài rất thâm sâu trong triết lý Phật Giáo. Trong khuôn khổ giới hạn của cuốn sách, chúng tôi không có ý định trình bày toàn bộ nội dung của Duy thức học mà chỉ gói gọn trong cách nhìn của Duy thức học về sự hình thành nhận thức trong thế giới tâm linh của con người. Theo Duy thức học, tất cả sự vật hữu hình và vô hình trên thế gian, kể cả những vui buồn khổ đau của con người, đều không thật có, chỉ do tâm thức biến hiện mà thành. Phật Giáo khuyên chúng ta hãy hướng mình vào bên trong, gạn lọc những bụi dơ còn bám dính trong tâm thức. Chỉ khi đó, Đức Phật khẳng định, bóng tối của vô minh sẽ chấm dứt và ánh sáng của an lạc sẽ trở về.

    Chắc chắn rằng cuốn sách của tôi không thể hoàn hảo và không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Đối với tôi, một nhà nghiên cứu khoa học vi tính, viết về đề tài uyên thâm này của Phật Giáo, quả thật là một sự liều lĩnh. Tôi mong các vị học giả và các nhà nghiên cứu Phật Giáo rộng tâm lượng thứ và, nếu có thể xin góp ý bổ xung, mở rộng cho cuốn sách, chia sẻ suy nghĩ để mọi người có cơ hội học hỏi thêm những hiểu biết của các bạn.

    Đặng Hoàng Xa
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 20/10/23
  2. Dara.P

    Dara.P Mầm non

    Sách này rất hay, đã dừng xuất bản khi tác giả mất. Ai mới chập chững bước vào con đường tìm hiểu về Phật giáo nên đọc. Cảm ơn chủ topic đã đưa lên.
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này