Giới thiệu sách Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Thảo luận trong 'Giới thiệu sách hay chưa có trên TVE-4U' bắt đầu bởi Sát Thủ Giấu Mặt, 20/7/15.

Moderators: CreativeIdiot
  1. Tên sách giới thiệu: Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
    Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên)
    Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 2007.

    image004.gif

    Đôi lời giới thiệu.
    Các nước Đông Á bước vào thế kỷ XX với những gam mầu sáng và tối. Nhật Bản nhanh chóng hội nhập với văn minh phương Tây, tiến hành công cuộc Duy tân từ nửa sau thế kỷ XIX đã vươn lên hàng ngũ các nước tư bản chủ nghĩa. Vương quốc Xiêm tiến hành cải cách, trong chừng mực nhất định đã thoát khỏi tình cảnh nô dịch ngoại bang, không bị biến thành thuộc địa như các nước láng giềng. Cùng năm 1868 trên bầu trời Đông Á đã xuất hiện hai ngôi sao duy tân – Minh Trị ở Đông Bắc, Chulalongkorn ở Đông Nam.
    Trong khi đó, nước Trung Hoa rộng lớn, sau Chiến tranh thuốc phiện đã trượt dài trên con đường lệ thuộc tư bản phương Tây. Và ở Việt Nam, những cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm đều bị dập tắt, đất nước cũng không thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Nhiều cố gắng tìm kiếm con đường cải cách như Vận động Mậu Tuất 1898 ở Trung Quốc, những ý tưởng canh tân ở Việt Nam từ Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện… cuối thế kỷ XIX đến phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu, Lương Văn Can… và xu hướng dân chủ, dân quyền của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đều không trở thành hiện thực.
    Đã có không ít cuốn sách, bài báo đề cập đến những vấn đề trên với nhiều quan điểm khác nhau, nhiều cách đánh giá khác nhau. Trước yêu cầu ngiên cứu những kinh nghiệm lịch sử phục vụ công cuộc Đổi mới của nước nhà, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đề xuất một đề tài khoa học đặc biệt mang tên Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Chủ đích của công trình nghiên cứu nhằm xem xét vấn đề từ bối cảnh chung của thế giới và khu vực, xu thế phát triển và những khả năng vận động trong thời đại mà chủ nghĩa tư bản đang mở rộng phạm vi kiềm toả trên quy mô thế giới, cách ứng xử của các chính quyền quốc gia phương Đông và hệ quả của nó. Từ góc độ tiếp cận như vậy mới có thể tìm lời giải đáp trong phương sách khác nhau và kết quả thành bại của những phong trào cải cách đã từng diễn ra ở Đông Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Hoa và Việt Nam. Các chương viết về tình hình chung và đi sâu vào từng quốc gia được lựa chọn đều nhằm mục tiêu chung đó.
    Lịch sử đã đi qua song kinh nghiệm người xưa để lại với sự hưng thịnh và suy vong của các vương triều mãi mãi là những bài học bổ ích và có ý nghĩa thiết thực. Từ phong trào cải cách ở Đông Á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có thể thấy nổi lên những kinh nghiệm về sự lựa chọn mô hình và chiến lược cải cách, về sự phát huy yếu tố nội lực kết hợp với việc tiếp thu yếu tố bên ngoài, về những bước đi tạo nên nhịp điệu hợp lý cho tiến trình cải cách và phát triển, về sự đào tạo và trọng dụng nhân tài - lực lượng có tầm quan trọng đặc biệt đối với kết quả của đường lối chủ trương, cuối cùng là bài học về sự giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và giữ vững chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc…. Hy vọng cuốn sách Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX sẽ đem lại cho bạn đọc đôi điều bổ ích.
    Xin trân trọng giới thiệu bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: CreativeIdiot

Chia sẻ trang này