Y học thường thức Phương pháp tự chữa bệnh - nhịn ăn nên biết tập 2

Thảo luận trong 'Tủ sách Y học - Sức khỏe' bắt đầu bởi chelsky_ngoann, 4/4/16.

Moderators: thichankem, Zhiqiang
  1. chelsky_ngoann

    chelsky_ngoann Lớp 4

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nhiều người từng nghe nói có những người chữa bệnh bằng cách nhịn đói, thậm chí có các bệnh viện chuyên chữa bệnh bằng cách cho nhịn đói với đủ chuyện vừa đáng sợ vừa hấp dẫn quanh hai chữ "nhịn đói". Hai chữ ấy có gì đáng sợ và có gì hấp dẫn người ta vậy?
    Khi chính tôi bị bỏ đói, khi chính tôi bắt đầu thử nhịn đói, tôi dần dần hiểu ra chân lý. Tất cả các tài liệu hướng dẫn cách nhịn đói nói chung đều miêu tả ảnh hưởng của nói tới sinh lý và tinh thần của con người, nhưng chẳng ai nói rõ rằng công việc chính của sự nhịn đói được thực hiện trong ý thức của con người. Cái đói cho phép tác động tới tình cảm và trí tuệ của chúng ta, với những cảm giác đã "ăn sâu" trong ý thức của chúng ta, đang đòi được thỏa mãn và buộc con người phải phục tùng chúng. Người ta chỉ làm mỗi một việc là thỏa mãn các yêu cầu đỏng đảnh của chúng - nào ăn phải ngon, ngửi phải thơm, mọi cái phải tiện nghi, phải có khoảnh sex. Trí tuệ của chúng ta, thứ mà chúng ta vẫn lấy làm tự hào, thường xuyên lo cái việc lắng nghe và tuân lệnh các cảm giác, thỏa mãn từng đòi hỏi nhỏ nhất của nó, tìm mọi cách né tránh đạo đức, an ủi lương tâm, biện hộ và tự thanh minh. Và bạn biết không, rốt cuộc điều đó dẫn đến sự thái quá và sự chán ngán là hai thứ đẻ ra của bệnh tật.
    Thế rồi khi con người bắt đầu nhịn đói, họ sẽ đấu tranh không phải với bệnh tật mà là với cảm giác, với sự xoay xở khôn khéo của trí tuệ đã đẻ ra bệnh tật. Ngay ngày nhịn đói đầu tiên, cẩm giác không được thỏa mãn bắt đầu phản kháng thông qua mọi kênh ảnh hưởng của nó. Trong óc luôn luôn lẩn vẩn ý nghĩ bất mãn, khó chịu, nuối tiếc, thương hại, hoảng sợ v.v... Đó có phải là điều mà Tâm Trí bạn muốn hay là Cảm Giác nó muốn Tâm Trí của bạn phải làm đầy tớ cho nó?
    Y học tác động tới thể xác, không bao giờ có thể giải thoát chúng ta khỏi những căn bệnh mà nguyên nhân đích thực chẳng phải do thể xác của con người mà là do dạng trường năng lượng (ý thức) của nó gây nên. Nhịn đói là cách mà nhờ đó ta có thể tự xử lý được bệnh lý học cảm giác và hậu quả của nó ở thể xác. Nếu ta muốn được giải thoát khỏi mọi thứ bệnh tật thì ta phải thay đổi nhân cách.
    Tác giả hy vọng rằng tập sách này sẽ làm thay đổi nhiều điều trong ý thức của bạn, trong thái độ đối với cơ thể của mình và đối với cuộc sống nói chung. Rồi bạn sẽ hiểu và thấy câu tục ngữ sau đây quá đúng: "Cái đói không phải mẹ ghẻ, cái đói là mẹ đẻ."
     
  2. chelsky_ngoann

    chelsky_ngoann Lớp 4

    Phần I
    LÝ LUẬN NHỊN ĐÓI

    Chương 1
    CÁI ĐÓI TRONG TỰ NHIÊN
    Cái đói là hình thức liệu pháp tự nhiên, năm trong số những liệu pháp đáng tin cậy và vô hại nhất nếu được vận dụng đúng cách.
    Chúng ta hãy để ý tới thiên nhiên xung quanh ta. Trên trái đất, các mùa cứ liên tiếp thay thế nhau. Mùa thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của thực vật và động vật bị thay thế bằng mùa bất lợi. Mùa xuân và mùa hè chan hòa ánh sáng ấm áp, cây cỏ phủ xanh mặt đất, tha hồ sinh sôi nảy nở. Mùa đông thì thiếu ánh sáng và sự ấm áp. Cây cỏ kết thúc hoạt động sống, trút lá, khô héo. Động vật, côn trùng không còn thức ăn. Vậy mà chúng thích nghi tốt với thời kỳ bất lợi đó. Hầu hết các loài côn trùng và một số động vật đi vào giấc ngủ đông. Những loài động vật không ngủ đông thì chịu đựng thời kỳ bất lợi với số thức ăn tối thiểu, có những giai đoạn nói chung chúng không ăn gì cả.
    Như vậy là trong tự nhiên có hai cơ chế chính cho phép sinh giới của Trái Đất chống chọi có hiệu quả với điều kiện bất lợi lặp lại theo chu kỳ. Cơ chế thứ nhất là giấc ngủ theo mùa (ngủ đông), cơ chế thứ hai là tạm thời nhịn đói. Chúng ta hãy xem xét đặc trưng của hai cơ chế ấy.
    1) Giấc ngủ theo mùa
    Ở động vật, thời gian ngủ đông (trong đó chúng không ăn uống gì) thường có ba kiểu tình trạng: tiềm sinh, ngủ chập chờn, ngủ sâu.
    a. Tiềm sinh
    Thuật ngữ này tiếng Hy Lạp là "anabios" (trong đó ana là ngược lại, bio là sống), chỉ tình trạng cơ thể khi mà các quá trình sóng chậm chạp tới mức không thấy dấu hiệu rõ ràng của sự sống. các nhà khoa học ghi nhận rằng đặc treng của tiềm sinh là sự lạnh giá hoặc sự mất nước của cơ thể. Nước trong tế bào khi lạnh giá sẽ chuyển thành khối lượng có dạng thủy tinh không kết tinh, không phá vỡ chất nguyên sinh của tế bào, như các tinh thể nước đá. Khi nước đá tan, các quá trình sống trong tế bào được phục hồi trọn vẹn. Khi cơ thể mất nước, chất nguyên sinh của tế bào (chất đạm sống) từ trạng thái hidrozol (chất lạnh lỏng) sẽ chuyển sang trạng thái hidtegel (giống như thạch khô) và trong một thời gian dài duy trì khả năng chuyển hóa ngược trở lại khi gặp điều kiện bên ngoài thuận lợi. Ngay khi có điều kiện như thế, chất nguyên sinh lập tức hút lấy nước, phình ra, phục hồi các quá trình sống.
    Trạng thái tiềm sinh đặc tring cho các vi khuẩn, hạt thực vật, côn trùng, động vật dưới nước và loài bò sát. Các sinh thể ấy có khả năng sống sót ở dạng tiềm sinh trong điều kiện băng giá vĩnh cửu, nóng khô và bức xạ cao. Chẳng hạn hạt sấy khô của một số loài thực vật có thể 50 năm sau hoặc lâu hơn lại nảy mầm.
    b. Ngủ chập chờn
    Trong thời gian ngủ chập chờn, nhiệt độ cơ thể, số lần vận động hô hấp và mức độ các quá trình trao đổi chất giảm hẳn đi. Khi tình hình thay đổi hoặc bị đánh thức, giấc ngủ chập chờn dễ dành bị gián đoạn và con vật trở nên tích cực. Đây là kiểu ngủ của loài gấu, gấu trúc, chồn. Về trạng thái ngủ của loài gấu đen Mỹ có thể xác định qua các số liệu sau: Khi nhiệt độ không khí âm 8 độ C, thì da gấu có nhiệt độ 4 độ C, trong ruột non 22 độ C, trong khoanh miệng 25 độ C (khi nó tỉnh là 35 độ C). Số lần thời giảm còn 2-3 lần/phút (khi nó tỉnh là 8-14 lần/phút).
    c. Ngủ sâu
    Đặc trung của trạng thái ngủ sâu là mất khả năng điều chính nhiệt, giảm hẳn số lần thở và số lần co bóp của tim, giảm hẳn mức độ trao đổi chất. Ví dụ ở loài chuột vàng số lần thở từ 100-360 lầ/phút khi tỉnh tụt cuống còn 1-15 lần khi ngủ sâu; số lần tim đập từ 100-350 lần/phút khi tỉnh xuống còn 5-19 lần khi ngủ sâu; nhiệt độc cơ thể từ 35-39 độ C khi tỉnh giảm còn 1-13 độ C lúc ngủ sâu.
    Trong thời gian ngủ sâu không có chuyện ngừng hoàn toàn việc trao đổi chất. Động vật sống nhờ tiêu hao dự trữ năng lượng của cơ thể. Ví dụ, người ta xác định được sự tiêu hao (%) các mô trong thời gian ngủ sâu của con cu li như sau: mô mỡ: 99%, gan - 59, cơ hoành - 46, phổi - 45, các cơ- 30, tim - 27, bộ xương - 12.
    Trong thời gian ngủ chập chờn và ngủ sâu, cơ thể động vật có khả năng chống đỡ cao với các yếu tố bất lợi khác nhau. Ví dụ các con vật được thí nghiệm chịu đựng liều chất độc khá cao, tia phóng xạ mạnh mà chúng không bị ảnh hưởng gì tới sức khỏe; chúng không bị lây nhiêm virut khi bị gây bệnh nhân tạo.

    2) Tạm thời nhịn đói
    Kiểu thích nghi này của động vật đối với các yếu tố bất lợi của môi trường bên ngoài thường có hai loại: bị bắt buộc và tự nguyện.

    a. Bị bắt buộc
    Kiểu nhịn đói này đến lượt mình lại có thể chia thành hai loại. Thứ nhất là động vật không có đủ thức ăn cần thiết vì chỉ có một ít thức ăn. Tình trạng đó làm cho cơ thể gầy mòn dần, sức đề kháng giảm sút. Thứ hai là trong một số ngày con vật không thể tìm được thức ăn. hệ thống không có thức ăn, khi đó nó vẫn sống khi không cần ăn gì. Chẳng hạn chó sói và một vài loài thú dữ có thể săn mồi mấy ngày liền không được gì. Tình trạng nhịn đói như thế đối với chúng là quen thuộc và chịu đựng tương đối dễ dàng. Hơn thế, người ta ghi nhận rằng nếu cho chó sói ăn đầy đủ thì tuổi thọ của nó giảm đi 1/3.

    b. Tự nguyện
    Có khá nhiều động vật "tự nguyện" nhịn đói do đặc điểm sống của chúng. Khi ít thức ăn chúng nhịn đói luôn. Ví dụ loài hươu vào cuối mùa đông. Một số động vật trong thời gian nhịn đói thì quan tâm đến con cái chúng. Ví dụ chim cánh cụt khi chúng ấp trứng và nuôi con mới nở. Sau khi con chim cánh cụt cái đẻ trứng, nó ra biển kiếm ăn. Con bố bắt đầu ấp trứng. Suốt 4 tháng trời (!) con bố không ăn gì hết. Nó mất đến 40% trọng lượng, gầy rộc, lông trỏe nên bẩn thỉu. Lúc đó thì con mẹ trở về, con bố mới vội vã ra biển kiếm ăn. Ngoài ra, cuối tháng 11 chim cánh cụt thay lông. Đợt thay lông kéo dài 20 ngày. Trong thời gian đó chúng nhịn đói.
    Một số trường hợp khi con vật bị ốm đau, chúng cũng tự nguyện nhịn đói cho đến khi khỏi bệnh.
    Cả hau kiểu nhịn đói đều khá tiêu biểu cho loài động vật có vú. Song con vật hoàng toàn nhịn đói mà ở trạng thái tỉnh táo, trong cơ thể nó diễn ra một sự tổ chức lại đặc biệt, bảo đảm chế độ dinh dưỡng bên trong đầy đủ. Chế độ dinh dưỡng bên trong góp phần phục hồi bộ máy miễn dịch và di truyền. Thường là vào thời kỳ đó con vật không đau ốm gì hết.
    Do đó, có thể nói, nếu chúng ta muốn có sức đề kháng và khả năng sống sót cao, thì vào những mùa bất lợi (trong lúc ốm đau) cần phải nhịn đói. Một cuộc sống no nê, không có stress làm cho mọi cơ thể yếu ớt, không được bảo vệ. Đó là một trong những Quy luật Vĩ đại của tự nhiên mà việc không tuân theo nó đã làm cho các dân tộc no nê và giàu sang bị đủ thứ bệnh.
     
  3. chelsky_ngoann

    chelsky_ngoann Lớp 4

    Chương 2
    CÁI ĐÓI TRONG LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI

    Nhịn đói đòi hỏi một quyết tâm cao và một ý chí lớn, đó là cuộc đấu tranh giữa lý trí với thể xác.
    Nếu nhìn lại lịch sử loài người, ta sẽ thấy có hai cách tiếp cận vấn đề nhịn đói.
    Cách thứ nhất mang tính tiêu cực. Trong lịch sử loài người có vô số ví dụ về sự chết đói vì thiếu hoặc không có thức ăn. Đó là những trường hợp chế vì mất mùa, vì bị đắm tàu v.v... Ngoài ra, mỗi người khi không có thức ăn lại cảm thấy một độ khó chịu nhất định. Chẳng hạn lúc đói thì chóng mặt, chân tay bủn rủn. Thế là hình thành và ăn sâu trong ý thức mỗi người thái độ tiêu cực đối với việc bị buộc phải nhịn ăn.
    Cách tiếp cận thứ hai trái ngược với cách tiếp cận thứ nhất và do đó gây khó hiểu. Thì ra có rất nhiều ví dụ về những người tự nguyện nhịn đói để hoàn thiện tâm hồn hoặc để được giải thoát khỏi các căn bệnh nguy hiểm. Lịch sử loài người không hiếm các trường hợp như vậy.
    Các nhà thông thái thời xưa đã biết rằng con người là một phức hợp các dạng năng lượng nhất định, các dạnh năng lượng ấy có tỉ lệ nhất định hài hòa với nhau (tạo nên cơ cấu thông tin-năng lượng mà tôi gọi là dạng trường năng lượng của con người). Khi vì một lý do nào đó sự hài hòa ấy bị phá vỡ, bệnh tật liền xuất hiện. Sự xuất hiện của một loại bệnh nào đó là do loại năng lượng tương ứng bị thiếu hoặc thừa, làm méo mó dạng trường năng lượng của con người.
    Lê-ô-na đờ Vanh-xi từng nói:
    Cần hiểu con người là gì, sự sống là gì, sức khỏe là gì, sự cần bằng hòa hợp giữa các yếu tốt tự nhiên duy trì con người như thế nào, và sự mâu thuẫn giữa các yếu tố ấy sẽ hủy hoại, giết chết con người như thế nào.
    Chân lý đó đã, đang và sẽ còn đúng với mọi con người cụ thể muốn được mạnh khỏe.
    Một trong những đặc điểm quan trọng của lời khuyên nhịn đói là phải căn cứ vào từng cá nhân. Cơ thể của mỗi người có một tỉ lệ nhất định giữa các dạnh năng lượng (mà người xưa gọi là pracriti); tỉ lệ này sẽ thay đổi theo kiểu nào đó trong thời gian đói. Căn cứ vào đó mà mỗi người sẽ tiến hành nhịn đói với điều kiện và thời hạn khác nhau.
    Từ Vũ trụ bao quanh ta luôn có các bức xạ khác nhau đi tới, năng lượng của chúng hoặc bóp méo hoặc củng cố dạng trường năng lượng của con người. Các nhà thông thái thời xưa đề nghị chống lại hiện tượng đó bằng cách nhịn đói. Do đặc trưng của sự bức xạ ấy liên quan đến không gian (được biểu thị cho để hiểu bằng Cung hoàng đạo), với các hành tinh và một vài đặc điểm khác của vũ trị, người ta đã đề nghị và sau đó được ghi nhận bằng hình thức tôn giáp là tiến hành nhịn đói - tuần chay vào những ngày trên cung độ nào đó của Hoàng đạo có một hành tinh hoạt động mạnh. Toàn bộ khoa học thuần chay dựa trên năng lượng con người, vũ trụ và tác động qua lại giữa đôi bên. Từ đó đạo Hồi và đạo Thiên chưa đưa ra những ngày (của người da đỏ), những tuần (của đạo Thiên chúa), hoặc tháng ăn chay (của đạo Hồi) nhất định.
    Ngày xưa cho rằng tuần chay ảnh hưởng tốt đến thể xác và tinh thần con người. Giới quý tộc Ba Tư, những người Spác-ta-quít trẻ tuổi từng phải nhịn ăn nhịn uống một số ngày. các dân tộc thời cổ mỗi ngày nhìn chung chỉ ăn hai bữa. Dân Ba Tư, theo Herodot, dường như chỉ ăn một bữa (thời nay một vài dân tộc hoang dã vẫn chỉ ăn một bữa như thê). Socrat gọi những ai ăn hơn hai bữa một ngày là những kẻ dã man. Cho đến thời trung cổ, ngày hai bữa là hiện tượng thông thường. Nhiều nhân vật nổi tiếng cao quý thuộc các thời đại khác nhau cho biết học chỉ ăn ngày hai bữa, thậm chí nhiều người chỉ ăn một bữa. Trong bản chép tay Kinh Thánh được in lại thời nay, có bốn trang ghi lại lời dạy của Chúa Jesu Kito về việc nhịn đói và hiệu quả chữa bệnh bằng cách nhịn đói.
    Herodot miêu tả Ai Cập đã viết:
    Người Ai Cập, những người khỏe mạnh nhất trên thế gian, mỗi tháng, trong vòng ba ngày, tiến hành làm sạch cơ thể bằng cách nôn và thụt, vì họ cho rằng mọi bệnh tật của con người đều là do thức ăn mà ra.
    Ông tổ y học Hipocrat viết:
    Nếu cơ thế không được làm sạch, thì càng cho nó ăn nhiều bao nhiêu, càng làm hại nó bấy nhiêu.
    Khi bệnh đột phát mạnh nhất, để giảm nhẹ tình trạng nguy cấp cho người bệnh, Hipocrat khuyên họ đừng ăn.
    Nhìn chung, nhiều thầy thuôc thời xưa áp dụng cách nhịn đói để chữa bệnh. Sellsus đã sử dụng cách đó để chữa bệnh vàng da và bệnh động kinh. Avisenna khuyên bệnh nhân nhịn đói trong vòng 3-5 tuần.
    Muộn hơn, vào thế kỷ 16, thầy thuốc nổi tiếng Parasells khẳng định, rằng nhịn đói là phương thuốc hay nhất chữa khỏi nhiều thứ bệnh.
    Các nhà thông thái thời cổ còn ghi nhận một khả năng khác của việc nhịn đói, đó là tăng cường trí thông minh của con người. Hai triết gia Hy Lạp Platon và Socrat thường xuyên nhịn đói mỗi lần 10 ngày để tri giác tốt hơn các chân lý tinh thần và duy trì thể lực cho mình. Để cải thiện trí thông minh của mình Pitagor đã nhịn đói 40 ngày trước khi dự thi vào trường đại học Alechsandri. Đối với các học trò tương lai của mình, ông yêu cầu họ nhịn đói một thời gian nhất định. Nhờ sự chọn lọc nghiêm khắc đó, chỉ những ai có khả năng chịu đựng cao mới trở thành học trò của ông, mới đủ sức nhận thức các quy luật tự nhiên, các công thức toán học trừu tượng.
    Vào thời kì muộn hơn, hiện tượng nhịn đói đã lôi cuốn suej chú ý của nhiều bậc thầy ngành y. Nó được nghiên cứu, làm thí nghiệm, và người ta phát hiện hàng loạt đặc điểm quan trọng cho phép xác định hiệu quả chữa bệnh nếu được áp dụng đúng cách và tác hại nếu bị áp dụng sai cách.
    Các nhà y học Nga đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển khoa học nhịn đói. Giáo sư trường đại học Moskva Piotr Veniaminov trong bài Bàn về ăn chay như một phương tiện ngăn chặn bệnh tật viết năm 1769 đã viết:
    Những người thể tạng yếu sẽ nói tốt về sức khỏa của mình, khi họ đang cảm thấy yếu mệt, chịu giảm khẩu phần ăn thường ngày đi một chút; và họ sẽ càng dễ chịu hơn, khi sau đó một thời gian họ hoàn toàn nhịn đói. sau khi hòa hoãn một cách nhất định với dạ dày, nó sẽ có sức nhiều hơn để tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn.
    Năm 1822, giáo sư Trường đạu học Iuri L. A. Struve tích cực tuyển truyền tư tưởng nhịn đói để chữa nhiều căn bệnh khác nhau.
    Giáo sư trường đại học Moskcw I. G. Spasski đã áp dụng thành công phương pháp nhịn đói khi một số bệnh mãn tính kéo dài.
    Năm 1877-1888 trên hàng loạt tạp chí xuất hiện các bài báo của bác sĩ thực nghiệm N. L. Zeland từ Alma Ât viết về ảnh hưởng của cái đói đối với động vật và với chính bản thân ông.
    Những con gà được bỏ đói định kỳ, trở nên nặng cân hơn và có sức chịu đựng tốt hơn những con gà không bị bỏ đói. Những chú gà trống đánh nhau ngoan cường hơn và chịu rét giỏi hơn.
    Bản thân Zeland phải nhịn đói định kỳ vì ông bị các cơn đau đầu hành hạ từ nhỏ, càng lớn lên các cơn đau ấy càng tăng thêm. Những cơn buồn bất chợt kéo đến đè nén thể xác và tinh thần ông. Ông chống chọi với hai thứ đó bằng cách nhịn đói. Ông miêu tả như sau:
    "Một ngày trong tuần, nói đúng ra khoảng 36 giờ, tôi không ăn uống gì cả. Như thế nửa năm. tỏng thời gian nhịn đói, thoạt tiên cơn đau dữ hơn nhưng sau đó dễ chịu dần. Điều đáng mừng và củng cố ý định của tôi, đó là tâm trạng của tôi khá lên. Mỗi lần nhịn đói xong, hôm sau tôi lại cảm thấy linh hoạt và tràn trề hy vọng, như một cậu bé 15 tuổi vậy. Vào mùa hè nóng nực, tôi thowngf tăng cường cảm giác khát bằng cách cố ý ăn mặn, đi bộ nhiều hơn ngoài nắng, nhịn đói từ sáng đến 5-6 giờ chiều mới ăn. Bây giờ, 15 năm qua rồi mà tôi vẫn có thói quen mỗi tuần một lần, buổi sáng chỉ uống một cốc trà hoặc cacao rồi nhịn đói đến 5 giờ chiều. Cuối năm đầu tiên chữa bệnh bằng cách nhịn đói, các cơn đau đầu xuất hiện 6 tuần một lần, sau đó 2-3 tháng một lần, rồi chấm dứt hẳn. Hiện nay tôi ít bị đau đầu hơn hẳn hồi bé. Nhờ thế đã có sự thay đổi tốt hẳn không chỉ về hệ thần kinh mà còn về tình trạng sức khỏe nói chung, về tiêu hóa và thành phần máu nói riêng. Đối với tôi, nhịn đói nhịn khát mỗi tuần một lần là rất nặng nề, phải cố gắng. Nhưng tôi tin rằng y học chưa có các chữa nào khác đạt hiệu quả tới hệ thần kinh của tôi bằng một nửa như cách nhịn đói. Thoạt đầu nặng nề thật, nhưng sau cũng không khó chịu lắm. Nhất là vào ngày nhịn đói chỉ làm việc nhẹ nhàng, hoặc vui chơi cho quên đi. Kinh nghiệm và quan sát cá nhân tôi dần dần khiến tôi tin rằng việc nhịn đói đáng được chú ý không cbhir như một phương pháp chữa bệnh, mà còn có giá trị lớn hơn từ góc độ vệ sinh học và giáo dục học".
    Đóng góp đáng kể vào khoa nhịn đói là của giáo sư V. V. Pashutin (năm 1902) và các học trò của ông. Ở Học viện Quân y nước Nga, Pashutin đã tiến hành nhiều thí nghiệm bỏ đói các động vật khác nhau và qua đó ông nêu ra bản chất sinh lý của các cơ chế nhịn đói. Pashutin đã đề ra học thuyết về các giai đoạn nhịn đói, vì thế ông được coi là cha đẻ của loại thuyết sinh lý học nhịn đói. Học thuyết này xác định rằng các động vật khác nhau có giai đoạn nhịn đói khác nhau, không được vượt ngoài giới hạn, nếu không cái đói từ chỗ là yếu tố tích cực sẽ biến thành tai họa. Các thí nghiệm ấy đã xác định những thời hạn nhịn đói có lợi về mặt sinh lý, có tác dụng kéo dài tuổi trẻ và tuổi thọ.
    Đầu thập niêm 30 của thế kỷ 20, một người có đóng góp lớn vào khoa nhịn đói là A. Xuvorin. Đó là một trong những hậu duệ của dọng họ Xuvorin nổi tiếng từng làm chủ các nhà nin ở Saint Petersburg. Xuvorin say mê nghiên cứu các phương pháp tự hoàn thiện và cách chữa bệnh không dùng thuốc của phương đông. Xuvorin đọc các tài liệu y học của Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc và các nước khác, các sách về khoa vệ sinh của phương Tây. Xuvorin tự biên soạn không ít sách (lấy bút danh Aleksei Poroshin), nổi tiếng nhất có Chữa bệnh bằng nhịn đói và bằng thức ăn, Chữa bệnh bằng nhịn đói, Thực hành nhịn đói.
    Sau nội chiến ở Nga, Xuvorin di cư sang Nam Tư, nơi ông bị đói khổ khá lâu. Ông quyết định in một trong các quyển sách của mình. Nhà xuất bản không chịu trả tiền cho một Nga kiều; và vì một bức thư vu cáo của kẻ xấu, ông bị tống giam không qua xét xử. Trong tù, Xuvorin áp dụng cách nhịn đói. Ông giải thích: "Tôi muốn trẻ lại, muốn đổi mới chút sức tàn của mình". Nhờ đó hồ sơ về ông đến tai các quan chức tối cao ngành pháp lý Nam Tư. Khi nhịn đói đến ngày thứ 35, Xuvorin được phép tự bào chữa cho mình tại phiên tòa. Ông thắng kiện và tiếp tục nhịn đói đến ngày thứ 42. Những người xung quanh chứng kiến không chỉ quá trình nhịn đói của Xuvorin mà cả sự thay đổi cơ thể của ông: kết quả thật là kỳ diệu. Chỉ huy nhà tù, người phó của ông ta, nhiều cai ngục đều bắt chước nhịn đói. Rất nhiều bệnh nhân từ khắp nơi trong nước tìm đến Xuvorin.
    Xuvorin tích cực triển khai việc chữa bệnh bằng nhịn đói. Ông trao đổi thư từ với hàng chục ngàn người tự dùng cách nhịn đói để chữa đủ thứ bệnh khác nhau. Trong số 10 ngàn người chữa bệnh dưới sự hướng dẫn (chủ yếu qua thư từ) của Xuvorin, chỉ có bốn người chết, trong khi tỉ lệ tử vong theo cách chữa khác cao hơn thế rất nhiều.
    Xuvorin được mời sang Pháp để áp dụng phương pháp của ông vào thực tiễn ý học. Nhưng không rõ vì sao việc đó dây dưa mãi không xong. Cô đơn trên đất nước Nam Tư xa lạ, không có tiền sinh sống. Xuvorin đã tự tử bằng hơi đốt. Cái chết của ông đãy thay đổi việc áp dụng phương pháp nhịn đói chữa bệnh ở nước Pháp thành một trường phái có tiếng.
    Sách của Xuvorin in bằng tiếng Nga ở Nam Tư được đem sang Belorussia. Ở đí, trong thập niên 30 thế kỉ 20 đã xuất hiện những người kế tục sự nghiệp của Xuvorin, trong đó có M. R. Ziazul, đã chữa những trường hợp nặng của bệnh lao theo phương pháp miêu tả trong sách của Xuvorin. trong vòng 11 tháng, bệnh nhân nhịn đói hơn 100 ngày, và tất cả khỏi bệnh. Trên cơ sở đó, Georgi Aleksandrovich Voitovich đã sáng lập phương pháp nhịn đói phân đoạn.
    Hiện nay ở nước Nga, người có kinh nghiệm thực tiễn nhiều nhất về cách nhịn đói chữa bệnh la Iuri Sergeevich Nikolaev. Nikolaev mở trường đào tạo các chuyên gia về liệu pháp nhịn đói.
    Những người di cư từ châu Âu sang Bắc Mỹ thực hiện phương pháp nhịn đói khá rộng rãi. Chẳng hạn, Herbert Shellton viết như sau về những người đi tiên phong nghiên cứu và áp dụng phương pháp nhịn đói.
    Trong vòng hơn 140 năm các nhà vệ sinh học tự nhiên đã áp dụng cách nhịn đói như một phương pháp phục hồi sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng khỏi bệnh. Họ đã tích lũy những kinh nghiệm lân sàng vô cùng quan trọng trong lĩnh vực này. Những kết quả ấy dẫn đến niềm tin có căn cứ rằng nhịn đói là một sức mạnh sáng tạo cần được sử dụng và phát huy bằng cách luyện tập thường xuyên suốt đời.
    Một trong những người đầu tiên áp dụng cách nhịn đói chữa bệnh ở Mỹ năm 1877 là bác sĩ Eduard Duyy ở bang Pensilvania. Từ thực tiễn của chính mình, ông đã kết luận rằng các loại thuốc đối chứng lẫn thuốc vi lượng đồng căn đều không giúp gì nhiều khi bị các bệnh cấp tính, rằng việc sút cân khi bị các bệnh đó diễn ra hoàn toàn không lệ thuộc vào chỗ bệnh nhân ăn uống như thế nào. Tình trạng sốt bao giờ cũng đi kèm sự sút cân. Khi bệnh nhân muốn ăn tức là sức lực đang hồi phục, và lại hoàng toàn không lệ thuộc vào chỗ người bệnh ăn nhiều hay ít. Ông tin như thế qua trường hợp một nữ bệnh nhân mắc bệnh thương hàn rất nặng. Trong vòng ba tuần lễ, bệnh nhân không ăn được bất cứ thứ gì. Vậy mà vẫn khỏe lại. Ngày thứ 35, chị ta muốn ăn và được cho ăn. Lúc này nhiệt đỗ cơ thể của chị ta trở lại bình thường và lưỡi trở nên rất sạch.
    Trường hợp đó gây ấn tượng mạnh tới bác sĩ Duyy. Sau lần đó ông khuyên những người bệnh cấp tính nhịn đói hoàn toàn và làn nào cũng kết quả. Cũng bằng cách đó ông đã chữa khỏi bệnh bạch hầu cho đứa con trai ba tuổi của mình.
    Bằng cách nhịn đói, bác sĩ Duyy đã chữa khỏi bệnh cho một phụ nữ kiệt sức vì bệnh thấp khớp nặng. Trong thời gian người bệnh nhịn đói, ông theo dõi, ghi nhận căn bệnh khỏi dần, nước da từ màu vàng tái chuyển thành màu hồng khỏe mạnh. Một tháng sau người bệnh đã có thể rời giường bệnh, ngồi ghế bành. Ngày thứ 46 chị có thể tự đi lại trong nhà, tuy đó là lần đầu tiên sau suốt thời gian dài bị bệnh chị ta mới ăn một ổ bánh mì kẹp thịt và ăn một cách ngon lành. Sau khi nhịn đói, chị ta đã lại sức, khỏi bệnh và tăng 18 kg thể trọng.
    Bác sĩ Duyy nhận ra bí quyết của quá trình nhịn đói khi trong một cuốn sách giáo khoa sinh lý học ông đọc thấy bảng liệt kê sự tổn hao các bộ phận của cơ thể trong trường hợp chết đói như sau (đơn vị tính là %)
    Mỡ 97
    Lá lách 63
    Gan 56
    Các cơ 30
    Máu 17
    Thần kinh TW 0

    Bảng trên cho thấy, tất cả các mô đều bị thiệt hại nhiều hoặc ít vì đói, trừ bộ não. Từ sự thực đó, bác sĩ Duyy kết luận rằng cơ thể con người có tích lũy một nguồn dự trữ lớn chất dinh dưỡng đã hấp thụ, và bộ não có khả năng sử dụng nguồn ấy khi thiếu thức ăn khác hoặc khi khả năng tiêu hóa bị suy yếu. Bằng cách đó bộ não có thể duy trì sự an toàn vật chất của mình. nhờ đặc trưng này của cơ thể mà con người vẫn duy trì được hoạt động trí óc ngay cả khi thể xác đã biến thành một bộ xương, chỉ còn da bọc xương. Từ đó, bác sĩ Duyy kết luận, và kết luận này được củng cố bởi sự quan sát lâu dài: muốn chết đói, không phải sau mấy ngày mà phải sau nhiều tuần, nhiều tháng. Thời gian đó dài hơn hẳn độ dài trung bình của các bệnh cấp tính. Để chứng minh, bác sĩ Duyy đưa ra các bằng chứng sau:
    Một cậu bé bốn tuổi do uống xút nên thực quản và dạ dày bị hủy hoại hoàn toàn, tới mức không một chút thức ăn hoặc chất lỏng nào có thể lọt vào được dạ dày. Ngày thứ 75 cậu bé mới chết trong lúc hoàn toàn tỉnh táo, thân hình đúng là chỉ còn toàn da bọc xương.
    Một phụ nữ bị liệt nơ cơ nuốt vì một cơn đột quỵ, không thể nuốt một giọt nước, vậy mà phải bốn tháng sau mới chết.
    Hai bằng chứng đó buộc bác sĩ Duyy có cách nhìn khác đi về chức năng của bộ não. Ông bắt đầu lập luận như sau: từ sáng sớm đến đêm khuye, sức lực của cơ thể giảm dần không lệ thuộc vào việc ăn nhiều hay ít. Chỉ có giấc ngủ mới cho phép phục hồi sức lực. Thức ăn không thể thay thế giấc ngủ. Bộ não không chỉ là cơ quan tự nuôi nó mà còn là thứ máy đinamô tự nạp năng lượng cho mình trong lúc ngủ.
    Thức ăn không thể là nguồn tạo sức sống khi trung tâm xử lý thức ăn là bộ não bị bệnh tật làm cho tê liệt. Vì quá trình tiêu hóa và hấp thụ thúc ăn đòi hỏi hao tổn năng lượng cho nên rõ ràng khi ốm nặng mà ăn vào thì thức ăn chỉ làm hao tốn năng lượng sống và cản trở sự lành bệnh. Nguồn dự trữ thức ăn trong cơ thể (dưới dạng mỡ, bắp cơ, các mô và các cơ quan khác) hoàn toàn đủ để nuôi bộ não trong thời gian bị bệnh. Khi bệnh nhân không muốn ăn mà ta ép họ ăn, tức là ta chỉ làm cho bệnh nặng thêm.
    Bác sĩ Duyy có viết một cuốn sách về phương pháp nhịn đói, lời nói đầu có những dòng như sau:
    Cuốn sách này là câu chuyện về những gì diễn ra trong tâm hồn một người thầy thuốc suốt cuộc đời hành nghiệp của mình. Tôi khởi đầu nghề nghiệp trong màn sương mù của niềm tin y học, cuối cùng tôi đi tới một niềm tin chắc chắn, rằng bản thân tự nhiên (nhờ cái đói) có thể chữa khỏi bệnh tật. Phương pháo nhịn đói mà tôi trình bày trong cuốn sách này mang tính độc đáo và tính cách mạng. Nó đã được áp dụng vào thực tế và giá trị của nó là hiển nhiên. Mỗi dòng trong cuốn sách này đều được viết với niềm tin sâu sắc, rằng các loại thuôc men chữa bệnh và cách nuôi bệnh nhân phổ biến trong thời hiện nay là hoàn toàn không thích đáng".
    Bác sĩ Tainer (năm 1880) gọi cách nhịn đói là "tiêu đan của tuổi trẻ". Trước khi nhịn đói, bản thân Tainer là người rất ốm yếu. Nhưng ở tuổi 52, khi chẳng còn gì để mất, ông nhịn đói 40 ngày và được giải thoát khỏi nhiều thứ bệnh. Ông sống thêm được 31 năm nữa.
    Bác sĩ Adollf Mainer năm 1901 viết cuốn sách Nhịn đói - một cách diều trị kỳ diệu, trong đó từ quan điểm sinh lý học đưogn thời ông miêu tả tác dụng có lợi của việc nhịn đói đối với cơ thể con người.
    Băm 1911 ở Mỹ xuất bản cuốn sách Chữa bệnh bằng cách nhịn đói, sách mau chóng nổi tiwwngs và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tác giả là nhà văn E. Sinkler. Tác giả viết như sau:
    Hoàn cảnh đã đưa đẩy khiển tôi được gặp một phụ nữ mà nước da mặt và sức khỏe lạ lùng của nàng đập ngay và mắt mọi người. Tôi ngạc nhiên khi nghe kể rằng mười lăm năm trước nàng nằm liệt giường như một kẻ tàn phế... Hồi đó nàng bị bệnh thấp khớp hồng cấp tính, bệnh đường ruột mạn tính mà các bác sĩ gọi là bệnh viêm phúc mạc, rồi vì thần kinh suy nhược, buồn chán và bệnh viêm chảy mà nàng bị điếc. Vậy mà nay người phụ nữ ấy lại có thể cưỡi ngựa lên núi Hamington ở California cách nhà 28 dặm giữa lúc trời mưa bãi dữ dội chưa từng thấy. Và khi xuất phát, nàng ta đã nhịn đói sang ngày thứ tư. Đây là cách phục hồi sức khỏe: nàng đã tự chữa bệnh bằng cách nhịn đói. Hồi trước nàng nhịn đói 8 ngày thì mọi thứ bệnh tự nhiên khỏi hẳn.
    Trước kia tôi từng nghe nói về cách chữa bệnh bằng nhịn đói, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thử nhịn đói... Và tôi thấy nhịn đói là điều rất quen thuộc đối với tôi. Song tôi cho rằng đối với bạn đọc điều đó rấ mới lạ, nên tôi xin phép miêu tả các cảm giác của tôi trong thời gian nhịn đói.
    Ngày nhịn đói đầu tiên, tôi có cảm giác đói mà có lẽ tất cả mọi người bị chứng khó tiêu đều biết. Sáng hôm sau tôi thấy không đó lắm. Sau đó, ngạc nhiên biết mấy, tôi không còn cảm thấy đói nữa. Tôi chẳng thiết ăn uống gì hết, tưởng chừng trước đây tôi chưa hề biết đến mùi vị thức ăn. Trước khi nhịn đói, ngày nào tôi cũng đau đầu, mỗi đợt kéo dài 2-3 tuần. Bây giờ tôi chỉ bị đau đầu vào ngày thứ nhất, sau đó hết hẳn. Tôi cảm thấy cơ thể rất yếu vào ngày thứ hai, hơi chóng mặt khi đứng dậy. Tôi liên nằm phơi nắng ngoài trời gần như cả ngày. Ngày thứ ba thứ tư cũng vậy, thể xác thì rất yếu, nhưng đầu óc thì rất tỉnh táo. Sáng ngày thứ sáu tôi cảm thấy dễ chịu hơn, tôi đi bộ nhiều và bắt đầu viết vài trang. Điều khiến tôi kinh ngạc nhất là đầi óc rất rõ ràng và hăng hái: tôi đọc và viết với năng suất cao mà những năm trước đây tôi chưa bao giờ đạt được.
    Trong thời gian nhịn đói, tôi ngủ ngon. Hàng ngày, lúc gần trưa, tôi cảm thấy hơi mệt, nhưng xát xa và tắm nước lạnh lập tức phục hồi sức lực cho tôi. Đến ngày thứ 12 thì tôi chấm dứt việc nhịn đói, uống một ly nước cam...
    Cảm giác của tôi khi ăn uống trở lại cũng thù vị. Trước hết đó là cảm giác thfnh bình và yên ổn lạ thường, bời vì mỗi sợi dây thần kinh của cơ thể tôi đều vô cùng tỉnh táo. Hiện tượng tiêu biểu khác là tính tích cực của trói óc - tôi đọc và viết liên tục. Và cuối cùng là ý muốn làm việc chân tay. Những ngày trước kia tôi từng đi bộ xa và leo núi, nhưng đó là bắt buộc, miễn cưỡng. Còn bây giờ sau khi làm sạch cơ thể bằng việc nhịn đói, tôi tới phognf tập thể dục thể thao và thực hiện bài tập với khối lượng hết sức nặng nề, vậy mà tôi cả thấy thích thú và đạt kết quả đang kinh ngạc. Các bắp cơ cứ như nhảy múa, và tự dưng tôi phát hiện mình có khả năng trở thành lực sĩ. Tôi vốn gầy gò và trông rất ốm yếu, bạn bè vẫn gọi tôi là "mèo hen", còn bây giờ thì da dẻ tôi hồng hào tới mức tôi luôn bị mọi người trêu chọc về sức khỏe của mình".
    Herbert Shellton tác giả những bộ sách nổi tiếng về cách tăng cường sức khỏe (như Hệ thống vệ sinh, Nhịn đói có thể cứu sống bạn, Đời người, Triết lý và các quy luật của nói v.v...) bắt đầu nghiên cứu thực hiện cách nhịn đói tử mùa hè năm 1920. Trong gần 45 năm, ông đã thực hiện hàng ngàn lần nhịn đói, mỗi lần từ vài ngày đến 90 ngày, để giảm cân, cũng như để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe đã mất. Sách của H. Shellton được coi là kinh điển về phương pháp tăng cường sức khỏe tự nhiên. Sau này chúng tôi sẽ thường xuyên viện dẫn sách của ông.
    Khoa học hiện đại luôn luôn phát hiện các cơ chế ảnh hưởng có lợi của việc nhịn đói tới sức khỏe và tuổi thọ của con người. Sẽ có nhiều ví dụ ở các mục tương ứng.
    Cách nhịn đói của con người cũng giống như cách nhịn đói đã nói ở động vật. Ví dụ, đã và đang có những người rơi vào trạng thái tiềm sinh (anabios) và ở trong trạng thái đó một tháng hoặc lâu hơn. Có những người như động vật ngủ đông, ở trong tình trạng ngủ lịm vài năm liền. Có các trường hợp cá biết, con người có lối sống thông thường, song hàng chục năm không ăn gì cả hoặc chỉ ăn một chút xíu không đáng gọi là thức ăn. Và cuối cùng, ai cũng biết có những người đã hoặc đang nhịn đói từ 10 ngày đến 40 ngày đêm không phải một lần. Tất cả những người ấy chẳng hiểu tại sao không kiệt sức và không chết; ngược lại, trông họ tươi tỉnh và dồi dào sức sống.
    Dưới đây là một số ví dụ hùng hồn về các hiện tượng nhịn đói:
    Tiềm sinh (anabios)
    Elena Blavatskaia trong cuốn sách Từ các hang động xứ Ấn Độ có nhắc đến những khả năng kì lạ của những người kiên trì luyện yoga.
    Cách đây không lâu chúng tôi nghe kể các nhà yoga và các thuật sĩ huptavidi ở Ấn Độ lừng danh về việc họ nín thở từ 21 đến 43 phút mà không bị chết! Một số người nhờ ngày ngày rèn luyện, sau nhiều năm có thể ở trong trạng thái ngủ đông như một vài loài động vật: họ gần như không thở và không có dấu hiệu nhỏ nhất của sự sống, họ cho phép người ta chôn họ xuống đất vài tuần, thậm chí vài tháng. Sau đó họ sống lại!
    Trong cuốn Thuật thôi miên trong tâm lý các dân tộc (năm 1940) của nhà dân tộc học nổi tiếng người Thụy Sĩ, O. Stoll, có kể rằng năm 1834, từng xảy ra cuộc tranh luận giữa nhà yoga tên là Kharid với quận công Runzit Xing. Quận công không tin rằng con người có thể bị chôn dưới đất sáu tuần, sau vẫn sống lại được. Nhà yoga quyết định chứng minh cho quận công thấy điều đó.
    Trước khi "đi ngủ" sáu tuần, trong vòng bảy ngày, Kharid chỉ uống sữa, rồi hôm chui vào quan tài thì Kharid rửa ruột và dạ dày. Kharid đi vào giấc ngủ bằng cách ở tư thế thả lỏng cúi đầu xuống ngực, nhìn bằng ý nghĩ xuống sống mũi, miệng lặp đi lặp lại đơn điệu nhiều lần các tiếng "Baam, Gaam, Zaam, Giaam, Naam", bắt đầu nín thở. Khi ông đã "ngủ" môn đệ của ông dùng sáp bịt kisn hai mắt, miệng, mũi ( để côn trùng khỏi bò vào), đặt ông vào trong một cái bao rồi đặt nằm vào trong quan tài bằng gỗ.
    Quận công hạ lệnh chôn chiếc quan tài đó xuống đất. Trên mộ người ta còn gieo lúa mì và cử người canh gác.
    Sáu tuần sau đến lúc nhà yoga tỉnh dậy. Tất cả dân chúng thành phố Lahor và các làng mạc lân cận đều kéo đến xem kết quả cuộc tranh cãi.
    Khi quan tài được mở nắp, chỉ thấy chiếc bao vài được khâu kín, bọc một hình người ở tư thế chẳng tiện lợi chút nào. Bao vải được mở ra và mọi người nhìn thấy nhà yoga. Hai tay của nhà yoga nhăn nheo, sờ vào thấy cứng đờ; đầu của Kharid nghẹo sang một bên vai. Một bác sĩ cầm lấy cổ tay nhà yoga để bắt mạch. Không có mạch. Môn đệ của Kharid bắt đầu lấy nước ấm dội lên người thấy và xoa hai cánh tay cho ông, đặt lên đầy ông một tấm bột nhào nóng, cậy sáp bịt lỗ mũi lỗ tai, cậy miệng và kéo lưỡi ra. Sau đó môn đệ lấy dầu bôi lên mắt nhà yoga, vạch mí cho mở ra; nhưng con ngươi mắt thoạt tiên vẫn đờ đẫn như chết, lòng đen không động đậy, không có phản ứng trước ánh sáng. Sau khi thay tấm bột nhào thứ hai, đặt tấm thứ ba lên đầu nhà yoga, thấy cơ thể ông giật mạnh một cái (chứng tỏ dạng trường năng lượng của con người đã nhập vào ông), bắt đầu thấy ông có cử động hô hấp yếu ớt, lỗ mũi hơi phập phồng; tứ chi nở dần, mạch bắt đầu đập rõ, tuy còn rất yếu. Tiếp đó môn đệ nhét một miếng bơ vào miệng thầy và bắt ông nuốt xuống. Đến lúc này hai mắt he hé của Kharid mở hẳn ra, đã có ánh sống động. Nửa giờ sau, khi biết ngồi trước mặt mình là quận công R. Xing, nhà yoga lên tiếng, giọng rất thều thào, nhưng nghe tạm rõ: "Sao, giờ thì ngài tin tôi chưa?" Chừng một giờ sau khi được đưa ra khỏi quan tài, nhà yoga Kharid đã hoàn toàn tỉnh táo.
    Sau này các bác sĩ có nhiều dịp quan sát các nhà yoga trong tình trạng tương tự. Tờ báo Hindustan Times của Ấn Độ ra ngày 27- 28 tháng 10 năm 1958 có đăng bài phóng sự từ nơi "chôn sống" nhà yoga 52 tuổi Babasra Ramdagia Zhirnara. Sau mười ngày nhịn đói, ông ta được chôn xuống trong trạng thái tiềm sinh (anabios) trong 24 giờ. Trước đó năm 1950 với sự tham gia của chính nhà yoga đó, đã tiến hành cuộc thí nghiệm đọc đáo, được bác sĩ Ấn Độ Veikel miêu tả trong tạp chí Lantset. Tại thành phố Bombay, trước sự chứng kiến của mười ngàn khán giả, nhà yoga đã ngồi xuống hầm mộ rồi hầm mộ được bít kín bằng xi măng trong vòng 56 tiếng đồng hồ. Như thế vẫn chưa hết, tiếp đó người ta bơm nước vào ngập hầm mộ, và nhà yoga ở đó thêm sáu giờ rưỡi nữa, rồi ông được đưa lên và được đưa về một bệnh viện ở thành phố Bombay, nơi ông sống lại như thường.
    Ngủ đông
    Lịch sử loài người đã ghi nhận có những giấc ngủ cực dài.
    Cô gái Patricia Maguira khi nghe tin chồng chưa cưới bị chết, cô bỗng nhiên bắt đầu ngáp liên tục. Patrica đi nằm và ngủ một giấc mười tám năm!
    Cô gái Na Uy Avgustina Langard ngủ một giấc từ năm 1919 đến năm 1941. Suốt hai mươi hai năm đó cô hoàn toàn không thay đổi. Nhưng từ khi tỉnh dậy, cô già đi trông thấy và chết năm năm sau đó.
    Cô Nadezhda Lebedina ở thành phố Dnepetrovsk (nước Nga) ngủ một giấc dài hai mươi năm. Cô tỉnh dậy vào ngày mai táng mẹ cô. Phải mất tám tháng cô mới phục hồi được khả năng vận động. Trông cô trẻ hơn hẳn lứa tuổi của mình và hoàn toàn không phàn nàn gì về sức khỏe.
    Các trường hợp đó chứng tỏ con người có khả năng giống như động vật, thực hiện giấc ngủ đặc biệt và không cần ăn uống trong một thời gian dài.
    Nhịn đói tự nguyện
    Một người bình thường có thể sống không cần ăn uống một thời gian khá dài. Thời gian nhịn đói của mỗi người cụ thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Tình hình an toàn, kiến thức về cách tiến hành nhịn đói, thể tạng (cơ địa) của mỗi người và lứa tuổi.
    Tình hình an toàn
    Nếu con người bất ngờ rơi vào hoàn cảnh không có gì để ăn uống, thì họ sẽ chết trước hết không phải vì đói mà vì kinh sợ và vì không biết cách hành xử khi không có thức ăn.
    Mùa hè năm 1942, bốn thủy thủ Nga trên biển Đen bị lâm vào tình huống cách xa bờ mà không có nước ngọt và thức ăn dự trữ. Ngày thứ ba, họ thử uống nước biển. Nhờ nước biển Đen có độ mặn chỉ bằng một nửa so với trên đại dương, nên từ ngày thứ năm trở đi họ quen được với nó. Mỗi ngày họ uống gần hai bi đông nước biển. Song nỗi sợ hãi, tình huống bất lợi v.v... đã tác động rất xấu tới họ. người thứ nhất tắt thở vào ngày thứ 19. Người thứ hai vào ngày thứ 24, người thứ ba vào ngày thứ 30. Người cuối cùng là đại úy bác sĩ, được một chiếc tàu tìm thấy trong trạng thái thoi thóp nửa tỉnh nửa mê vào ngày thứ 36. Trong thời gian qua, người này bị mất 22 kg thể trọng tức 32% trọng lượng cơ thể ban đầu của anh ta.
    Đầu thế kỷ 20, một nhóm tù nhân gồm 11 người tuyên bố tuyệt thực trong nhà tù thành phố Corca (xứ Ailen). Đến ngày thứ hai mươi, báo chí bắt đầu đưa tin rằng có người tù chết. Sự việc tiếp diễn, báo đưa tin tù nhân chết vào các ngày thứ 30, 40, 50, 60 và 70. Thực ra thì người tù đầu tiên chết vào ngày thứ 74, người tù thứ hai chết vào ngày thứ 88, những người còn lại (9 người) đến ngày thứ 94 thì ngưng tuyệt thực và lại sức dần.
    Ở thành phố Odessa (Nga) có một phụ nữ bị bệnh tật dày vò, tinh thần bế tắc, đã quyết định tự tử bằng cách nhịn đói cho đến chết. Chị ta chỉ việc nằm xuông giường mà chờ chết. Chị ta nằm như thế suốt ba tháng, mất 60% thể trọng! Khi đó người ta mới phát hiện chị ta trong trạng thái chỉ còn da bọc xương, liền chở chị ta đến phòng mạch bác sĩ V. Ia. Davydov. Bác sĩ đã điều trị, phục hồi thể trọng cho chị ta bằng một chế độ ăn đặc biệt. Ngoài ra còn phát hiện là các thứ bệnh trước đây từng hành hạ chị ta bây giờ không còn nữa!
    Biết cách tiến hành nhịn đói
    Nếu người ta không sợ đói và biết cách hành xử trong thời gian nhịn đói thì có thể nhịn đói rất nhiều ngày một cách có kết quả. Ví dụ, nhà ảo thuật Braxin Adelinu da Silva trong vòng 50 năm hành nghề kiếm sống đã thường xuyên nhịn đói. Đến tuổi 57, ông đã nhịn đói tổng cộng 3 năm. Riêng năm 1969 có lần ông nhịn đói 111 ngày!
    Một người tên là Suchi trong thời gian từ năm 1886 đến năm 1904 đã được người ta thuê thực hiện mười cuộc thí nghiệm nhịn đói, mỗi lần từ 20 đến 45 ngày.
    Một người tên là Marletti từng mấy lần thực hiện các đợt nhịn đói 50 ngày.
    Bản thân tôi chưa lần nào nhịn đói quá 27 ngày, nhưng tôi đã gặp, đã đọc, đã nghe kể về những người sống ở nước Nga, nhịn đói từ 30 đến 50, thậm chí 91 ngày đêm, nhằm mục đích chữa bệnh, hoàn thiện tinh thần. Ở một số người, việc nhịn đói trở thành hệ thống.
    Thể trạng riêng và lứa tuổi
    Vì trong thời gian nhịn đói, cơ thể tiêu hao các mô, cho nên người nào càng nhiều cân thì càng có thể nhịn đói dài ngày. Helein John ở Los Angeles bị bệnh béo phì (nặng 143 kg) đã nhịn đói 119 ngày. Trong thời gian nhịn đói, mỗi ngày bà uống 3 lít nước và mỗi tuần tiêm vitamin 2 lần. Bà đã giảm được 81 kg và cảm thấy người khỏe khoắn.
    Năm 1976, hai bà ở thành phố Glazgo bị bệnh béo phì, để giảm cân, đã nhịn đói, một bà 236 ngày, một bà 249 ngày.
    Nếu nói về quan hệ giữa lứa tuổi và việc nhịn đói, thì có thể căn cứ vào ý kiến của Hippocrat qua câu nói sau:
    "Những người già dễ dàng chịu đựng cái đói; thứ đến những người đứng tuổi, khó nhất là thanh niên, đặc biệt là trẻ con; mà trong số trẻ con thì những đứa trẻ hiếu động chịu đói kém hơn cả".
    Bạn thấy đấy, con người có thể sống không cần ăn uống, nhờ sử dụng các cơ chế hoàn toàn khác nhau - từ việc "ăn thịt" chính mình đến việc tiếp nhận năng lượng ánh sáng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/4/16
  4. chelsky_ngoann

    chelsky_ngoann Lớp 4

    Chương 3
    GIẢI THÍCH KHÁI NIỆM "NHỊN ĐÓI"
    Arnold de Vriz trong sách Liệu pháp nhịn đói (Los Angeles năm 1963) có miêu tả khái niệm "nhịn đói" như sau:
    Khái niệm "nhịn đói" được hiểu là việc nhịn ăn nhịn uống một phần hoặc hoàn toàn, vì một lý do nào đó. Ví dụ, có các loại nhịn ăn trái cây, nhịn ăn rau, nhịn uống sữa, nhịn uống nước... Tùy lý do nhịn ăn uống có thể phân loại theo kiểu khác, như nhịn ăn tôn giáo, nhịn ăn chuyên nghiệp, nhịn ăn vật lý và nhịn ăn thí nghiệm.
    Nhịn ăn trái cây, rau, nhịn uống nước uống sữa quá dễ hiểu, tức là kiêng ăn uống các thứ đó. Nhịn ăn tôn giáo (ăn chay) tức là nhịn ăn để phát triển tinh thần tư tưởng hoặc để thực hiện lễ nghi tôn giáo. Nhịn ăn chuyên nghiệp tức là nhịn ăn để nổi danh hoặc để quảng cáo. Nhịn ăn sinh lý là sự nhịn ăn một cách tự nhiên, có trong tự nhiên, ví dụ trong thời gian ngủ đông hoặc không ăn của một số loài động vật. Nhịn ăn bệnh lý tức là có liên quan đến các căn bệnh làm cho cơ thể không thể ăn uống hoặc hấp thụ thức ăn. Nhịn ăn thí nghiệm tức là cố ý không cho người hoặc động vặt ăn nhằm mục đích nghiên cứu khoa học. Nhịn ăn chữa bệnh tức là hoàn toàn nhịn ăn, có thể vẫn uống, nhằm mục đích củng cố và phục hồi sức khỏe.
    Sự phân loại "nhịn đói" theo kiểu A. Vriz cho thấy người ta rất dễ lẫn lộn vấn đề này. Muốn đạt tới các thay đổi sinh lý nhất định trong cơ thể, rồi sau đó duy trì chúng một thời gian dài nhằm mục đích chữa bệnh hoặc phòng bệnh, cần phải nhịn đói hoàn toàn. Việc nhịn ăn trái cây, nhịn ăn rau, nhịn uống sữa (có thể thêm vào đây cả việc nhịn ăn thịt, nhịn ăn bánh mỳ v.v...) vẫn là việc ăn uống thông thường, không có khả năng để cơ quan tiêu hóa ngừng hoạt động và khởi động các cơ chết đổi mới, hồi phục ở bên trong tế bào. Đó chẳng qua chỉ là cách ăn kiêng mà bạn đừng nên lẫn với khái niệm nhịn đói đúng cách.
    Khái niệm "nhịn đói" có nghĩa: con người tự nguyện khước từ việc ăn và có khi cả việc uống trong một thời gian nhất định nhằm mục đích làm sạch cơ thể, điều trị bệnh tật hoặc hoàn thiện tinh thần. Giới hạn thời gian nhịn đói không được làm cho cơ thể kiệt sức hoặc không để xảy ra những biến đổi không thể cứu vãn.
    Có những cách khác biểu thị việc tự nguyện nhịn đói như "tuần chay", "liệu pháp ăn kiêng", "liệu pháp nhịn đói sinh lý". Chúng tôi xin giải thích nguồn gốc các thuật ngữ ấy và loại bỏ vài sự hiểu lầm liên quan đến chúng.
    Thuật ngữ "tuần chay" bắt nguồn từ chữ "Post" trong tiếng Pháp có các nghĩa: 1) chức vụ có trách nhiệm rõ ràng; 2) người lình gác; 3) trạm gác. Nhưng điều cơ bản cần hiểu rằng người lính gác thực hiện chức năng gì. Suy cho cùng đó là chức năng cấm những người, những vật, những hành động không muốn có đi qua trạm gác.
    Tu sĩ Niligor trong Bách khoa toàn thư Kinh Thánh (Moskva, năm 1891) miêu tả khái niệm "tuần chay" như sau:
    Người Do Thái có phong tục ăn chay và được coi là nghĩa vụ tôn giáo, tức là phải nhịn ăn, phải cầu nguyện và dâng vật tế thần... Người Do Thái tuân thủ rất nghiêm caaran, và họ không chỉ nhịn ăn mà còn "nhịn" mọi nhu cầu cảm giác khác.
    Khi bảo một người đang "ăn chay" thì điều đó có nghĩa là người ấy tự nguyện ngăn chặn việc đáp ứng mọi đòi hỏi của cảm giác, buộc chúng phải tuân phục. Bằng hành động ấy, người đó nâng mình lên cao, làm chủ bản thân mình, loại bỏ những giả dối và xa lạ.
    Nếu không làm việc đó một cách tự nguyện, có ý thức mà cứ dung túng đáp ứng mọi nhu cầu của cảm giác (thèm ăn, thèm rượu, thèm sex, thèm tiện nghi v.v...) thì con người sẽ trở thành nô lệ cho cảm giác, để chúng hủy hoại dần cơ thể. Điều đó diễn ra lặng lẽ khiến con người không thế nào ngờ tới. Trong Kinh Thánh có đoạn thế này:
    ..."Vô số tai họa và hiểm nguy rình rập Con Người. Satăng, đại ác quỷ, nguồn gốc của mọi cái ác, nằm ngay trong thể xác của Con Người. Nó là cội nguồn của cái chết, nó sinh ra mọi bất hạnh, nó khoác cái mặt nạ đẹp đẽ để quyến rũ Con Người. Nó hứa hẹn đem lại cho Con Người sự giàu sang và quyền lực, những cung điện huy hoàng, những bộ y phục bằng vàng và bằng bạc, vô số tôi đòi và hết thảy những gì Con Người thèm muốn; nó còn hứa hẹn vinh quang và tôn kính, những khoái lạc xa hoa, những của ngon vật lạ, những hội hè nhàn hạ và linh đình. Nó cứ thế quyến rũ hết thảy những ai có xu hướng thèm khát, rồi khi Con Người đã hoàn toàn trở thành nô lệ của tất cả những thứ đê hèn kia, thì nó liền bắt Con Người phải trả giá cho các trò mình đã được thỏa mãn. Nó lấy đi hơi thở, máu, xương, nội tạng, mắt và tai của Con Người.
    Hơi thở của Con Người trở nên bẩn thỉu, hôi hám như hơi thở của những con vật bẩn thỉu, trở nên ngắn và bệnh hoạn. Máu của Con Người đặc lại, phả ra mùi khăn khẳn như nước tù động, đông dần và sẫm đen như đêm tối. Xương của Con Người bị biến dạng, lỗ chỗ bên ngoài và mục ruỗng bên trong, sau đó gãy vụn. Da của Con Người bị sưng phù, lở loét. Nội tạng chứa đầy những gì hôi thối chảy thành dòng. trong đó lúc nhúc vô số giun sán ghê tởm. Cặp mắt của Con Người đờ đẫn rồi bị đêm tối ngự trị. Tai của Con Người trở nên điếc đặc, nơi sự câm lặng ngự trị.
    Thế là cuối cùng Con Người đánh mất sự sống vì sai lầm của chính mình, vì đã không học cách tôn trọng quy luật của Bà Mẹ - Trái Đất. Bởi vậy Bà Mẹ - Trái Đất tước đi của y những gì y đã có: hơi thở, máu, xương, da, nội tạng, mát và tai rồi rốt cuộc là sự sống mà Bà Mẹ - Trái Đất dành cho y.
    Nhưng nếu Con Người biết nhậ lỗi, biết hối lỗi, nếu nanh vuốt của Satăng và đứng vững trước mọi cám dỗ của nó thì Bà Mẹ - Trái Đất sẽ nhận lại y, đứa con từng lầm lạc của mình, sẽ ban tặng tình yêu cho y và gửi y đến chỗ các thiên thần của mình để họ phục vụ y.
    Ta nói thật với các con: ngay khi con người chống lại con quỷ Satăng nằm trong lòng y, ngừng phục tùng ý muốn của nó, thì các thiên thần của Bà Mẹ - Trái Đất sẽ lập tức mạnh lên và phục vụ y hết lòng, giải thoát y khỏi quyền lực của Satăng.
    Bởi lẽ không ai có thể quy phục hai chủ nhân. Chỉ có thể phục vụ hoặc quỷ Satăng hoặc Bà Mẹ - Trái Đất và sự sống mà thôi".
    Như vậy "tuần chay" cũng là sự nhịn đói, nhưng nó phản ánh tinh tế hơn khía cạnh động cơ của con người. Người ta dễ dàng lẫn lộn "tuần chay" với "ăn chay", "tuần chay" là nhịn đói, còn "ăn chay" là chỉ kiêng ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật, chứ vẫn ăn như thường. Thành thử thay vì nhịn đói, người ta lại vẫn cứ ăn.
    Dưới đây tôi xin dẫn một cuộc trao đổi giữa phóng viên với một kinh mục.
    Phóng viên: "Tuần chay" của đạo Thiên chúa khác với việc nhịn đói chữa bệnh mà nhiều người đang áp dụng ở điểm gì?
    Linh mục: "Tuần chay" và việc nhịn đói chữa bệnh nhằm mục đích hoàn toàn khác nhau. Hai việc đó không có mâu thuẫn đáng kể với nhau song tôi vẫn muốn tỏ thái độ thận trọng và e ngại đôi chút về mặt kỹ thuật. Vì sao? Vì ngay trong "tuần chay" cũng vẫn có một thực tế là đôi khi linh mục cấm một con chiên nào đó thực hiện "tuần chay". Không phải vì việc nhịn đói có thể gây bệnh. Về mặt thể xác, có điều thế này: một người hoàn toàn khỏe mạnh, song việc thực hiện "tuần chay" có thể gây nguy hại cho người đó. Đó là vì, thể xác con người có ảnh hưởng tới tâm hồn họ. Trong thời gian thực hiện "tuần chay", có thể gặp những người dễ dàng tức giận, chửi bới đánh đập người thân của mình. (Lời bàn của Genesha (tác giả bộ sách này): Cái đói cho phép phát hiện và kích hoạt những "vết loét" cảm giác - những vết loét này không nhận được kích thích tương ứng thông qua vị giác, liền tìm cách nhận lấy năng lượng cần thiết từ những người khác bằng cách gợi ra nơi họ các cảm xúc đáp lại từ sự chửi mắng. Những người ấy là "các con quỷ hút máu" giấu mặt. Chính những người như thế cần nhịn đói để giải phóng dạng trường năng lượng của mình ra khỏi thói xấu kia. Chỉ tuần chay mới giúp họ trở thành con người khác, biết yêu thương và chịu đựng.) Bất cứ linh mục nào cũng sẽ nói, con cứ việc ăn tất cả những gì con muốn, nhưng đừng động tới người thân của con. Tuần chay của nhà thờ hoàn toàn không phải là cấm ăn, kiêng ăn; mà chủ yếu làm sao cho thời gian kiêng ăn là thời gian lập chiến công tinh thần - tăng cường cầu nguyện, đi lễ nhà thờ, giúp đỡ người thân, đấu tranh với tội lỗi và cới các ham muốn. Đó phải là thời gian xưng tội, sám hối. (Lời bàn của Genesha: Điều này cho thấy chúng ta sử dụng cùng một từ ngữ song lại đưa và đó các ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bởi chiến công tinh thần đích thực trước tiên là sự thanh lọc tâm hồn, ý thức. Phải đặt lên hàng đầu việc đấu tranh với những ham muốn dẫn tới tội lỗi. Lúc đó sẽ không cần xưng tội và sám hối. Việc giúp đỡ người thân sẽ trở nên tự nhiên, và những lời cầu nguyện sẽ tự bật ra từ trái tim bạn). Còn việc nhịn đói mà y học sử dụng để chữa bệnh, thì có thể giúp được mặt này song hại về mặt khác. (Lời bàn của Genesha: Điều quan trọng là hiểu được rằng nếu không tiến hành chạy chữa ý thức của người bệnh, thì sẽ không làm cho thể xác của người ấy khỏe mạnh được).
    Phóng viên: Đa số những người hăng hái nhịn đói chữa bệnh là các nhà duy vật thực thụ; họ cho rằng cái chính là chạy chữa thể xác, thể xác khỏe mạnh thì tâm hồn sẽ khỏe mạnh, chỉ vậy thôi (Lời bàn của Genesha: Câu hỏi này chứng tỏ hoàn toàn không biết ở trong con người cái gì có trước và là chính, cái gì có sau và là phụ).
    Linh mục: Tôi hoàn toàn có cảm tình với các nhà duy vật. Sự thể sẽ tệ hơn, khi những người vô thần lại đi tin theo một thứ triết lý tín ngưỡng nào đó, thường là tín ngưỡng giả dối, bắt đầu đùa giỡn với sự huyền bí, với thuật chữa bệnh, thuật xem chỉ tay, thuật chiêm tinh. Và cái thứ đa thần giáo mới này đang nảy nở. Nhà thờ bản thân nó hoàn toàn không phản đối con người có lối sống lành mạnh và quan tâm đến thế xác của mình. Tôi nghĩ rằng hiệu quả chữa bệnh của việc nhịn đói là do khi cơ thể ở trong tình huống tới hạn, nó sẽ khởi động các khả năng dự trữ và bắt đầu hoạt động theo một chế độ nghiêm ngặt hơn bình thường. Bởi vậy tôi nghĩ rằng muốn lý giải hiệu quả chữa bệnh của việc nhịn đói, khỏi cần viện dẫn những phép siêu nhiên, do ân huệ của thượng đế hoặc nhờ các năng lượng vũ trụ nào đó. (Lời bàn: Một người tự đặt mình vào khuôn khổ nghiêm ngặt của tuần chay và việc nhịn đói, sẽ làm việc với cái kỳ lạ nhất mà mình có - ấy là với sức mạnh của Chúa mà người ấy là một sự thể hiện. Người ấy hoàn toàn hi vọng vào sức mạnh đó, chứ không phải vào các thứ thuốc men cùng các thủ pháp khôn khéo khác của y học).
    Phóng viên: Xin ngài hãy kể tỉ mỉ, trong thời gian tuần chay, các tín đồ phải tuân theo những quy tắc gì. Nếu thực hiên không đúng quy định trong tuần chay, có lẽ sẽ gay go lắm phải không? (Lời bàn của Genesha: Câu hỏi ngụ ý hàng loạt sức ép tâm lý cản trở con người thực hiện ý định).
    Linh mục: Quy tắc số một đã được Chúa Kito nói trong Kinh Thánh: khi các con thực hiện tuần chay thì chớ rầu rĩ. để lộ ra là các con đang thực hiện tuần chay. (Lời bàn của Genesha: Một lời khuyên hoàn toàn đúng - hãy vui lên. Bởi lẽ niềm vui là sự thể hiện năng lượng chữa bệnh và sự tiếp cận Cội nguồn Thần thánh trong con người bạn). Trong thời gian thực hiện tuần chay, người ta không được tỏ ra buồn bã, ủ dột. (Lời bàn của Genesha: Sự buồn bã, ủ dột là biểu hiện bên ngoài, chứng tỏ dạng trường năng lượng của con người bị tổn thương bởi sức ép cảm giác. Cảm xúc buồn chán làm cho cơ thể tiết ra các chất độc hủy hoại con người). Không phải ngẫu nhiên mà khi khởi đầu Tuần chay, tất cả các bài hát ở nhà thờ đều nói về mùa xuân. "Đã tới mùa xuân sám hối, mùa xuân đổi mới". (Lời bàn của Genesha: Bài ca vui vẻ là thứ màu nhiệm để cơ thể tiết ra năng lượng chữa bệnh, gọi là chất endorfin. Những từ ngữ trong bài hát mà tần số rung động đặc biệt và ý nghĩa của chúng tăng cường việc cơ thể sản sinh ra chất endorfin - năng lượng chữa bệnh - có ý nghĩa đặc biệt. "Mùa xuân" và "đổi mới" là những từ ngữ như vậy). Các tín đồ chúc mừng lẫn nhau nhân dịp bắt đầu Tuần chay, vì về bản chất thì tuần chay là thứ rất vui vẻ. (Lời bàn của Genesha: Lời chúc mừng, thiện chí, sự cởi mở chính là sự trao đổi năng lượng thông tin có tác dụng chữa bệnh và sáng tạo. Trong thời gian diễn ra Tuần chay, Trái đất nằm ở khu vực năng lượng đặc biết trong không gian, khu vực này kích thích sự đổi mới, tạo xung động sống đối với hết thảy sự sống. Do đó con người dễ có tâm trạng vui sướng). Suốt cả năm mọi chuyện đều diễn ra đơn điệu, nhàm chán, nay bỗng nhiên tâm hồn thức tỉnh, nó cần một cái gì đó lớn hơn. Sự thức tỉnh tinh thần, sự thức tỉnh mang tính chất sám hối rốt cuộc đem lại niềm vui lớn lao cho con người. (Lời bàn của Genesha: Sám hối là sự thanh lọc trong ý thức chúng ta. Khi sám hối về điều gì đó, con người được thanh lọc khỏi điều đó. Sức ép năng lượng rời khỏi dạng trường năng lượng của con người. Lúc đó năng lượng trở nên nhiều hơn, tạo cả giác vui sướng và nhẹ nhõm). Lúc này cần quan tâm nhiều đến mọi người xung quanh, giúp đỡ những ai thiếu thốn cần được giúp đỡ. Mà sự thiếu thốn thời nay không phải bao giờ cũng có nghĩa là sự thiếu ăn. Cuối cùng, ý nghĩa của tuần chay là ăn với số lượng sao đó để khỏi cản trở việc cầu nguyện. Nên nhớ rằng đó chỉ là phương tiện để đạt được mục đích cao hơn. Tuần chay phải giúp con người sống theo quy luật của tâm hồn, chứ không theo quy luật của thể xác. (Lời bàn: Hệ thống đúng: Tuần chay là phương tiện, công cụ giúp chúng ta trong ý thức, trong việc làm cho ta lành mạnh hơn).
    Phóng viên: Nhà thờ có thái độ như thế nào về việc trẻ em và người bệnh thực hiện Tuần chay hoặc nhịn đói?
    Linh mục: Về vấn đề này, thái độ của Nhà thời là rõ ràng và chỉ có một: Không thể có chuyện Tuần chay đối với bệnh nhân, trẻ em, phụ nữ có mang, người mẹ đang cho con bú; họ cần ăn uống đầy đủ. (Lời bàn: Ở người bệnh, có rất nhiều sự rối loạn trong dạng trường năng lượng của họ, thể xác họ đầy chất xỉ. Nhịn đói chính là thứ dinh dưỡng hoàn hảo nhất đối với họ).
    Phóng viên: Nếu bệnh nhân tin rằng việc thực hiện tuần chay sẽ làm cho họ dễ chịu hơn thì sao?
    Linh mục: Tôi cho rằng vấn đề đó cần được giải quyết khi trao đổi riêng với vị linh mục, với người nào biết rõ tình trạng của bệnh nhân và có thể khuyên nên hay không nên. Người ta phải được quyền tự do lựa chọn. Trong đời sống tinh thần cũng không nên dùng một thước đo như nhau đối với hết thảy mọi người. Có khi đối với một người cụ thể, việc thực hiên Tuần chay là có lợi; cũng có khi ngược lại, chỉ có hại. (Lời bàn: Nói thật chí lý. Để thủ tiêu sức ép cảm giác sâu xa, cần đặt mình vào các điều kiện cực kỳ khắc nghiệt, như nhịn ăn uống chẳng hạn. Khi đó sẽ có thể được giải thoát nhanh chóng khỏi sức ép tâm lý trói buộc dạng trường năng lượng của con người, cái sức ép đã gây ra bệnh nặng). Tuần chay của tôn giá khác với việc nhịn đói chữa bệnh ở chỗ nó chạy chữa không chỉ thể xác, mà cả tâm hồn. (Lời bàn: chạy chữa trước hết tâm hôn, vì tâm hồn là nền tảng dạng trường năng lượng của mọi con người. Trong thời gian nhịn đói, cần nhắm tới không chỉ việc chữa khỏi căn bệnh nào đó, mà là đấu tranh với sức ép cảm giác đã gây ra căn bệnh ấy).

    Thuật ngữ "Liệu pháp kiêng ăn" được giáo sư Iuri Sergeevich Nikolaev sử dụng. Nikolaev là một người tích cực tuyên truyền cho việc nhịn đói chữa bệnh. Thời trẻ, Nikolaev chịu ảnh hưởng lớn của Nikolao Grigorevich Sutkovoi - người tuyên truyền các khoa học tự nhiên, các quy luật tự nhiên, tư tưởng nhịn đói chữa bệnh. Ở gia đình Nikolaev và các bạn ông, người ta thường xuyên thực hiện việc nhịn đói khi bị bệnh.
    Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y Moskva, Nikolaev trở thành bác sĩ tâm thần. Trong thực tế chữa bệnh, ông cố gắng giúp người bệnh không phải bằng thuốc mà bằng sức mạnh của tự nhiên.
    Nikolaev quan sát thực tế điều trị bệnh tâm thần phân lập, thấy người ta cưỡng ép bệnh nhân ăn uống ra sao rồi đem so sánh phương pháp điều trị ở bệnh viện tâm thần với phương pháp nhịn đói có mức độ. Trong cả hai phương pháp đều có sự hưng phấn và sự ức chế.
    Năm 1948, tại bệnh viện thực hành của trường Đại học Y Moskva mang tên Korsakov, giáo sư Nikolaev đã bắt đầu chữa bệnh cho các bênh nhân tâm thần bằng phương pháp nhịn đói.
    Một vấn đề nảy sinh: nên gọi nó là phương pháo gì? Bất cứ ai đều có thái độ khó chịu trước hai chữ "nhịn đói". Hơn nữa, chiến tranh vừa mới chấm dứt, người ta bị đói khát nhiều năm rồi, bây giờ có nên nhắc đến chuyện nhịn đói?
    Nghiên cứu các quá trình diễn ra trong cơ thể vào và sau thời gian nhịn đói, Nikolaev phát hiện ra rằng trong thời gian nhịn đói có thời hạn, cơ thể sống nhờ việc khởi động các cơ chế đặc biệt, sử dụng các mô dự trữ của mình. Thực ra không có chuyện đói, mà là một cách dinh dưỡng khác về chất.
    Vì hai lý do - mọi người không thích nhắc đến hai chữ nhịn đói, sự dinh dưỡng khác về chất, - và vì khi chấm dứt thời gian nhịn đói sẽ phải theo một chế độ ăn uống đặc biệt, Nikolaev đã quyết định gọi phương pháp chữa bệnh tâm thần của mình là "Liệu pháp kiêng ăn".
    Năm 1952 ở nước Nga bắt đầu áp dụng "Liệu pháp kiêng ăn" để chữa các bệnh về thể chất như hen tim, hen phế quản, viêm phổi, viêm nghẽn tĩnh mạch, thần kinh tọa, xơ vữa động mạch...
    Nhìn chung, nhờ nỗ lực của Nikolaev mà phương pháp nhịn đói có thời hạn để chữa bệnh được bắt rễ ở nước Nga. Nhiều học trò của ông cho đến tận bây giờ vẫn tiếp tục phát triển thành công phương pháp đó. Giáo sư Nikolaev hiện đã ngoài 90 tuổi, song bản thân ông vẫn áp dụng phương pháp nhịn đói.
    Suren Avakovich Arakenlian đi theo con đường riêng khi nghiên cứu vấn đề nhịn đói, vận dụng rộng rãi vào ngành chăn nuôi làm cho động vật trẻ lâu. Arakenlian gọi đó là cách "nhịn đói có lợi cho sinh lý".
    Tại sao gọi là "nhịn đói có lợi cho sinh lý"? Qua nghiên cứu khoa học và thực tế, thấy rằng muốn tích cực hóa hàng loạt cơ chế sinh học phụ trách việc đổi mới cơ thể, thì phải hoàn toàn ngừng ăn uống trong một thời gian nhất định. Cái "thời gian nhất định" ấy phải đủ dàu để các cơ chế đổi mới triển khai tác động của chúng một cách trọn vẹn. Nếu thời gian ngắn, thì các cơ chế chưa được khởi động, cơ thể sẽ chẳng thể đạt hiệu quả trẻ lâu Nếu thời gian quá dài, dễ gây ra những biến đổi bệnh lý nguy hại, có thể gây tử vong. Bởi vậy thời gian nhịn đói cần đúng theo yêu cầu khởi động và phát huy tác dụng của cơ chế sinh lý đổi mới cơ thể. Vì vậy mà nó có tên gọi "nhịn đói có lợi cho sinh lý".
    Tổng kết phần đã trình bày, có thể nói, thuật ngữ "tuần chay" chỉ việc nhịn đói một cách có ý thức, nhằm mục đích hoàn thiện tinh thần và thể xác; thuật ngữ "nhịn đói" được nhiều người sử dụng mà không hiểu thực chất của hiện tượng đó thế nào; thuật ngữ "liệu pháp kiêng ăn" được dùng trong phạm vi y học hạn hẹp chỉ phương pháp chữa một số bệnh tâm thần và thể chất bằng cách nhịn đói sau đó ăn uống đúng cách; thuật ngữ "nhịn đói có lợi cho sinh lý" là chỉ thời hạn nhịn đói tối ưu đủ để khởi động các quá trình trẻ hóa trong cơ thể của con người và động vật.
    Tôi và các bạn hãy sử dụng thuật ngữ quen thuộc trong dân gian là "nhịn đói".
    "Nhịn đói" có nghĩa là được nuôi bằng nguồn dự trữ của chính cơ thể mình.
    "Nhịn đói có nghĩa là khởi động các cơ chế đặc biệt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/4/16
  5. chelsky_ngoann

    chelsky_ngoann Lớp 4

    Chương 4
    CÁC QUÁ TRÌNH DIỄN RA TRONG CƠ THỂ NGƯỜI KHI NHỊN ĐÓI
    Nhịn đói là chiếc chìa khóa thần kỳ giúp ta phục hồi sức khỏe và cuối cùng là làm cho sức khỏe đạt tới sự hoàn hảo cao nhất.
    Thời cổ đại, y học không tách khỏi các lĩnh vực còn lại của hoạt động nhận thức và nó đang được coi là số một về sự thông thái. Nhờ thế chúng ta có được những bằng chứng sớm nhất về việc nhịn đói của đức Phật, Jesu Kito, Mahomet, cũng như của các nhà thông thái như Pitagor, Socrat, Platon v.v...
    Trong nhiều thiên niên kỷ đã thu thập được vô số tài liệu thực tế chứng minh hiệu quả đa dạng mà con người đạt được khi nhịn đói. Các hiệu quả đa dạng ấy có thể quy về hai phạm trù - tác động dạng trường năng lượng (tới ý thức) của con người và tới thể xác. Các phương pháp và kết quả cải biến ý thức của con người nhờ nhịn đói dần dần bị quên lãng và bị thay thế bởi những kết quả hiển nhiên hơn, thể hiện ở thể xác.
    I. NHỮNG QUÁ TRÌNH DIỄN RA TRONG DẠNG TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CỦA CON NGƯỜI
    Nhịn đói là một môn khoa học mơi, đặc biệt về con người. Sự trừng phạt bạn - ấy là các thói quen có hại, phần thưởng lớn lao của bạn - ấy là lối sống lành mạnh.
    Đối với dạng trường năng lượng của con người, việc nhịn ăn có tác dụng hai mặt: luyện sức sống cho cơ thể để phục hồi và đổi mới, thanh lọc ý thức khỏi các sức ép tâm lý gây bệnh. Các nhà thông thái thời cổ đã sử dụng chính hai tác dụng ấy của việc nhịn đói để đạt tới sự sáng suốt và thiêng liêng.
    1) Cái đói và sức sống của cơ thể
    Thế nào là sức sống của cơ thể? Chúng ta sẽ dùng thuật ngữ này để biểu thị cấp độ thông tin năng lượng của cơ thể con người đang điều khiển sự phát triển của cơ thể từ trạng thái tế bào trứng đã được thụ thai đến trạng thái con người trưởng thành sinh dục rồi tiếp tục duy trì cơ thể ở trạng thái ổn định cho đến suốt đời.
    Để rõ hơn, ta hãy nói về sức sống như sau:
    con người có thể xác trong đó diễn ra các quá trình sinh lý, đằng sau thể xác và những quá trình diễn ra trong ấy là cấp độ các trường năng lượng khả thể; các trường năng lượng tạo nên cấp độ của cơ thể người; cấp độ lượng tử của cơ thể người được tạo nên và được duy trì bởi một cấp độ thông tin - năng lượng cao hơ, mà ta gọi là sức sống hoặc năng lượng sống. Thuật ngữ "Pracriti" của người Aiurved được hiểu như sau: bản chất đích thực của con người bao gồm sức sống và cấp độ lượng tử được sức sống tạo ra. Tất cả những cấu tạo tiếp sau của cơ thể người, như trường năng lượng, các quá trình sinh lý, các mô và trọng lượng cơ thể của con người trưởng thành, đều có thể biến đổi trong quá trình sống, chỉ trừ "pracriti".
    Rất nhiều nhà khoa học và thầy thuốc viện dẫn năng lượng sống (sức sống) và vai trò của nó trong quá trình nhịn đói. Ở đây tôi sẽ dẫn ra các câu chuyện kể của họ để bạn hình dung rõ hơn về hiện tượng quan trọng đó.
    Paul Bregg:
    Năng lượng sống vốn được sử dụng để hấp thụ thức ăn, trong thời gian nhịn đói sẽ được dùng vào việc thải chất độc ra khỏi cơ thể. Khi bạn nhịn đói, cơ thể dùng năng lượng sống mà tự làm sạch, tự chữa bệnh cho mình và tự khôi phục.
    Hàng ngàn việc đòi hỏi năng lượng và năng lượng hơn nữa! Năng lượng là thứ rất có giá trị, song lại không thể đóng nó vào chai hay hộp để mang về. Nhiều người cứ tưởng có thể thu được năng lượng từ thuốc men, rượu, thuốc lá, cà phê, trà, pepsi-cola; nhưng họ đã lầm. Năng lượng - ấy là phần thưởng cho một cuộc sống gần với cuộc sống tự nhiên. Sự giảm năng lượng sẽ làm chậm lại hoạt động của toàn bộ hệ thống bài tiết ở ruột, thận, da và phổi. Các cơ quan ấy sẽ không đủ năng lượng để thực hiện đầy đủ, hết công suất, chức năng của chúng. Khi đó, các loại chất độc sẽ không được thải ra khỏi cơ thể, cứ tích lại và gây ra đủ thứ tác hại.
    Nhịn đói - ấy là chiếc chìa khóa để mở cửa kho năng lượng mà tự nhiên cất giấu. Nhịn đói đạt tới từng tế bào, từng cơ quan, và tạo ra sức sống.
    Bây giờ chúng ta hãy xem những yếu tố nào hạn chế sức sống của cơ thể.
    Như thế là hiện chúng ta có:
    - Sức sống, cái đang điều khiển sự phát triển và tồn tại của cơ thể con người.
    - Mô hình lượng tử của cơ thể con người, là tiền thân của thể xác và các chức năng sinh lý.
    - Trường năng lượng đang điều khiển các quá trình sinh lý nào đó, ví dụ sự cương cứng dương vật ở người đàn ông. Trong quá trình sinh lý ấy, trường năng lượng bơm máu tới làm cương cứng dương vật.
    - Các mô của cơ thể người, có cấu tạo nhất định nào đó.
    - Trí óc của con người, dựa vào các giác quan và trí nhớ. Trí óc con người là một "cơ quan đặc biệt" mà nhờ nó con người tác động qua lại với môi trường xung quanh.
    Nếu xem xét dưới góc độ đó, cơ thể người về mức độ quan trọng, thì quan trọng nhất là sức sống và trí óc (cụ thể hơn - quả tim và bộ não). Các mô của cơ thể được xem như cái sức sống "được liên kết lại" mà khi nào cần có thể phân giải ra để giải phóng sức sống cho cơ thể sử dụng. Nói cách khác, trong cơ thể con người có nguồn sức sống (bộ não và quả tinm) và đề - pô (kho) sức sống (các mô còn lại của cơ thể).
    Bây giờ ta hãy xem xét quá trình ăn uống có tính đến những gì vừa nói. Sinh lý học cho ta biết rằng thức ăn được nghiền nhỏ trong khoang miệng, được phân giải thành các bộ phận hợp thành trong ống dạ dày - ruột, được hấp thụ vào máu, đi qua gan.
    Bạn có bao giờ hỏi, tại sao máu từ ống dạ dày - ruột trước tiên phải đi qua gan rồi mới được chảy đi khắp cơ thể hay không? Tại sao các chất thức ăn đã hút vào máu không được đưa ngay đến mọi nơi trong cơ thể? Đó là vì chúng khác loại với cơ thể, nếu đưa đi ngay, ắt sẽ gây ra phản ứng dị ứng. Ở gan chúng sẽ dược cải biên từ khác loại thành đồng loại. Chỉ khi đó cơ thể mới có thể sử dụng các chất dinh dưỡng. Dĩ nhiên việc đó phải tiêu hao năng lượng.
    Miếng ăn - đó không chỉ là những chất hợp nên nó, mà còn là trường thông tin - năng lượng tạo nên bản chất của nó. Việc đưa một trường thông tin- năng lượng khác lạ theo thức ăn đi vào trường thông tin - năng lượng của cơ thể sẽ làm suy yếu nó. Bởi vậy cơ thể phải hao tổn một phần năng lượng của mình để chế biến năng lượng khác lạ thành của mình, giống như điều xảy ra ở gan với các chất có trong thức ăn. Sự đè bẹp các trường thông tin - năng lượng khác là điều diễn ra ở khoang miệng và dạ dày. Cơ chế đè bẹp ấy tôi gọi là "sự cân bằng thông tin - năng lượng bên trong".
    Các tế bào già cỗi của cơ thể chết đi, các sản phẩm hoạt động sống của tế bào, các chất khác lạ đi vào cơ thể theo con đường nào đó, tất cả những thứ ấy có xu hưỡng tích lại ngày càng nhiều trong cơ thể cùng với tuổi tác. Mà bất cứ chất nào cũng có cấp độ lượng tử của nó. Như vậy là trong thể xác lượng tử nhịp nhàng của con người dần dần xuất hiện và tích tụ các lượng tử xa lạ (của những tế bào đã chết, các sản phẩm chuyển hóa, các chất khác lạ - chất silicon bơm vào nhằm mục đích tạo hình sẽ phá hoại sức khỏe chính ở cấp độ này). Thể xác lượng tử của con người mất dần tính đơn nhất của mình, trở nên pha tạp và ốm yếu. Điều đó, đến lượt mình, sẽ dẫn tới chỗ làm cho cơ cấu và chức năng của các cơ quan suy yếu và méo mói. Biểu hiện bên ngoài là sự uể oải, chậm chạp, sự già trước tuổi.
    Khi một người bắt đầu nhịn đói, sức ép đôi với sức sống sẽ giảm hẳn di. Bây giờ sức sống không phải tiêu hao cho chức năng cân bằng thông tin - năng lượng bên trong, mà có số lượng dồi dào để "quét sách" mọi thứ khác lạ, không cần thiết ra khỏi cơ thể. Các chất xỉ bị hất khỏi nơi chúng lắng đọng, đi theo dòng máu, sau đó chúng bị đưa tới cơ quan bài tiết và được thải ra ngoài.
    Đồng thời với việc bài tiết chất xỉ, sức sống bắt đầu phục hồi thể xác lượng tử của cơ thể người: phục hồi kết cấu các chất bên trong tế bào và hoạt tính của các men; đổi mới bộ máy di truyền của tế bào và màng tế bào. Việc phục hồi thể xác lượng tử sẽ dẫn đến sự tăng cường và hòa hợp các trường năng lượng, tích cực hóa mọi chức năng sinh lý của cơ thể (ví dụ cảm giác sẽ trở nên nhạy bén, ham muốn tình dục được khôi phục v.v...).
    Nhờ kết quả nhịn đói, năng lượng sống trong cơ thể người sẽ được bổ sung từ hai nguồn - từ nguồn tạo ra năng lượng và từ đề - pô (kho) năng lượng là các mô. Cùng với việc tiếp tục nhịn đói, các mô của cơ thể được phân giải, năng lượng sống chuyển từ dạng liên kết sang dạng tích cực - được tiêu hao để duy trì các quá trình sống. Kết quả của quá trình đó là trong cơ thể sẽ xuất hiện sự mất cân bằng giữa năng lượng sống dự trữ hiện có trong các mô cơ thể với năng lượng mà nó phải có cho phù hợp với thể xác lượng tử. Một sự mất cân bằng tương tự xảy ra ở một cơ thể đang phát triển - thể xác lượng tử của đứa bé phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển của thể xác. Điều này dẫn tới chỗ, để phục hồi cơ thể, sức sống phải được tạo ra mạnh mẽ hơn hẳn, mới có thể nhanh chóng phục hồi các mô cở thể theo "sơ đồ" thể xác lượng tử. Nói khác đi, trong thời kỳ ăn uống trở lại, trong cơ thể người trưởng thành diễn ra các quá trình y như ở đứa trẻ đang lớn. Và hóa ra là càng có nhiều năng lượng sống (các mô của cơ thể) được chuyển sang dạng tích cực (bị tiêu đi trong thời gian nhịn đói) thì hiệu quả trẻ lại (hoặc hiệu quả của một cơ thể đang lớn lên) sẽ càng rõ rệt. Đương nhiên thời hạn nhịn đói không được vượt qua giới hạn sinh lý. Sự lặp lại hợp lý việc nhịn đói sẽ cho phép rèn luyện cơ chế tạo năng lượng sống, khiến cơ thể con người trẻ lại và đủ sức chống đỡ các yếu tố bất lợi của môi trường bên ngoài.
    Đó, sức sống của bản thân con người trong quá trình nhịn đói thực hiện việc phục hồi và đổi mới cơ thể như vậy đó.
    2) Cái đói trong ý thức con người
    Khái niệm "ý thức" bao hàm tổng số kiến thức về môi trường xung quanh, về cở thể chính mình, về việc bằng cách nào con người thực hiện tác động qua lại với môi trường xung quanh và với cơ thể của mình.
    Tôi đã nói về ý thức (hoặc dạng trường năng lượng) của con người. Xin nhắc lại đôi điều cơ bản: ý thức con người dựa trên cái gì, các nhu cầu và động cơ của cơ thể nảy sinh từ đâu, hành vi của con người hình thành từ cái gì?
    Ý thức trước hết được hình thành trên các giác quan. Thứ hai là dựa trên trí nhớ. Thứ ba là nó hoạt động nhờ trí óc.
    Đứa bé ban đầu chỉ có cảm giác. Nó nhìn, nó ngửi, nó nghe... Dần dần ở nó hình thành "ngân hàng dữ liệu" - ấy là trí nhớ. Ví dụ, các giác quan báo cáo rằng người kia có hình dạng thế này, giọng nói thế ày ...Sau đó đứa bé bắt đầu nhận biết, đối chiếu. Điều đó chứng tỏ đã có quá trình trí óc - so sánh thông tin từ các giác quan đang báo về với thông tin lưu giữ trong trí nhớ và qua đó đưa ra quyết định. Ví dụ đứa bé nhìn thấy một người phụ nữ. Hình dáng của người phụ nữ được đem so sánh với hàng loạt những người phụ nữ nó đã gặp trước đó. Nó nhận ra đây là mẹ nó. Hành động tiếp theo của trí óc - với tay ra theo mẹ vui mừng. Nếu hình dáng, giọng nói v.v... không có trong trí nhớ của đứa bé, thì trí óc sẽ đưa ra một quyết định khác hẳn - ấy là một ánh mắt đầy cảnh giác.
    b. Các nhu cầu và động cơ của cơ thể nảy sinh từ đâu?
    Các nhu cầu và động cơ của con người bắt rễ sâu trong dạng trường năng lượng của con người. Dạng trường năng lượng, ngoài tâm hồn, ý thức, năng lượng sống và thể xác lượng tử còn bao hàm không gian, thời gian, năng lượng ánh sáng, năng lượng nhiệt, năng lượng điện từ, năng lượng trọng lực ... mà chúng ta còn biết quá ít. Tỉ lệ các loại năng lượng ấy ở mỗi người mỗi khác. Bề ngoài điều đó thể hiện ở vóc dang, đặc điểm của các quá trình sinh lý và trí óc. Điều kiện ngoại cảnh thường xuyên làm thay đổi tỉ lệ giữa các loại năng lượng ấy. Đáp lại sự thay đổi đó, cơ thể bất giác có động cơ cần bằng chúng nhờ lối sống, nhờ ăn uống ... Nhu cầu cân bằng chính là ý muốn làm một cái gì đó để phục hồi trạng thái tiện lợi bên trong.

    c. Hành vi của con người hình thành từ cái gì?
    Hành vi của con người là biểu hiện bên ngoài các quá trình thông tin - năng lượng bên trong có liên quan tới các nhu cầu của cơ thể và những tìm tòi của trí óc nhằm thoải mãn chúng. Ví dụ, một người khát nước. Để thỏa mãn nhu cầu uống, phải sử dụng trí óc. Không gian xung quanh được các giác quan báo về được đối chiếu với trong trí nhớ với kkhasi niệm "nước", trí óc sẽ quyết định có uống được hay không. Thế là nếu uống thì cảm giác khát được đáp ứng, nhu cầu biến mất, hệ năng lượng của con người đã trở lại mức tiêu chuẩn.
    Những điều vừa nói đưa tới bốn hệ quả dưới đây:
    1) Trí nhớ phải tạo các "cụm" thông tin - năng lượng đặc biệt trong thể xác luowgnj tử của con người.
    2) Trí óc, với tư cách là công cụ so sánh thông tin bào về từ các giác quan với thông tin hiện có trong trí nhớ, phải sử dụng năng lượng sống.
    3) Quá trình tư duy - làm thế nào đáp ứng nhu cầu nào đó, cũng như quá trình đáp ứng nhu cầu đó - đòi hỏi hao tốn năng lượng sống.
    4) Một số nhu cầu tự nhiên của cơ thể (như ăn no, sinh hoạt tình dục, sự tiện lợi, sự hài lòng về trí tuệ ...) bị con người phóng đại quá mức, đến nỗi làm tiêu hao rất nhiều năng lượng sống, tôi gọi chúng là "sức ép tâm lý" và "hạn chế tâm lý". Kết quả là hành vi của con người trở nên phi tự nhiên, phiến diện, phá vỡ diễn tiến bình thường của các quá trình thông tin - năng lượng, từ đó dẫn đến bệnh tật.
    Ví dụ, một người thích ăn ngon. Ý thích ấy khiến anh ta bằng mọi cách tìm kiếm các món ăn thú vị, tinh tế, khiến anh ta hay ăn và ăn nhiều món. Cuộc sống của anh ta biến thành quá trình kiếm tiền để tận hưởng của ngon vật lạ. Xuất hiện một cái ổ thông tin năng lượng bệnh lý khổng lồ của sức ép tâm lỳ - cảm giác mùi vị bị phóng đại quá đáng. Anh ta không còn là chut, mà trở thành công cụ thỏa mãn nhu cầu, ham muốn của chính mình. Cuối cùng anh ta có thể bị bệnh béo phì, bệnh dạ dày - đường ruột, xơ vữa động mạch, bệnh thống phong... Anh ta có thể gắn bệnh tật của mình với tất cả mọi thứ, trừ với bệnh lý học trong ý thức của anh ta. Y học hiện đại cố khôi phục chức năng sinh học bị phá vỡ bằng cách sử dụng liệu pháp hóa học và các thứ thuốc men. Dĩ nhiên không thu được kết quả mong muốn. Ngược lại, cơ thể chỉ dầy thêm chất xỉ thuốc men, tiêu hao sức sống và làm cho bệnh nặng thêm; trong khi căn bệnh trong ý thức vẫn còn đó và tiếp tục gây tác hạ dưới dạng một thói quen hoặc ham muốn xấu nào đó (tức là dưới sức ép tâm lý).
    Paul Breagg viết như sau về thói hưởng lạc:
    Bạn thích ăn mặn phải không? Bạn uống cà phê chứ gì? Bạn có hút thuốc chứ? Bạn uống rượu chăng? Bạn ăn đường trắng tinh khiết hoặc những thực phẩm khác có sử dụng chất vô sinh ấy chứ? Loại thứ ăn mất hết vitamin hoặc chất khoáng nào đang đầu độc cơ thể bạn? Bạn có ý chí mạnh hay không? Cái gì điều khiển cơ thể bạn? Các thói quen xấu chứ gì? Phải chăng lý trí điều khiển ham muốn của bạn? Bạn nên nhớ: xác thịt rất ngu muội. Thể xác không được nghĩ thay cho bạn. Bạn phải dùng lý trí sáng suốt để khắc phục những thói quen xấy của cơ thể bạn.
    Vì những thói quen xấu, chúng ta sẽ bị trừng phạt; vì những thói quen tốt, chúng ta sẽ được đền đáp. Chính những thói quen xấu làm cho cơ thể mất sức và nhiễm đủ thứ bệnh.
    Chất độc tụ lại ở các phần khác nhau của cơ thể, tác động đến hệ tthaafn kinh, và bạn sẽ bị các cơn đau hành hạ. Đó là tín hiệu của tự nhiên cảnh báo bạn rằng bạn dang sống không theo các quy luật của tự nhiên. thế mà bạn cứ buộc tội đau đớn cho đủ mọi thứ trừ nguyên nhân đích thực. Bạn nói, tôi bị cảm cúm, tôi đã quá mệt mỏi, tôi cảm thấy sức khỏe mỗi ngà một kém sút bởi vì tôi đã già. Bạn cứ tìm cách biện hộ, mà chẳng bao giờ gọi ra thủ phạm đích thực là bạn! bạn và chỉ một mình bạn chịu trách nhiệm về sự già yếu trước tuổi của mình. Lối sống sai lầm của bạn làm cho bạn mất sức, các chất độc lắng đọng trong cơ thể, gây bệnh ở nơi nào chúng ta tập trung nhiều nhất. Sự đau đớn bắt nguồn từ lối sống của bạn đấy, đừng buộc tội ai và cái gì khác. Chính bạn tự làm suy yếu cơ thể mình. Bạn hãy củng cố ức sống của bạn bằng cách nhịn đói và thực hiện một lối sống tự nhiên!
    Một lối sống vô điều độ chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, già trước tuổi, và hàng loạt bệnh tật có thể biến bạn thành một phế nhân đáng thương. Bạn phải nhớ cho kỹ điều đó.
    Những người ốm đau, già trước tuổi, đều mơ ước đến con đường nhanh cóng và dễ dàng trở lại khỏe mạnh và ttrer trung. Bạn hãy nhớ: sức khỏe phải do mình tạo ra! Không thể mua được sức khỏe, sẽ chẳng ai bán nó cho bạn.
    Khi một người nhịn đói một cách có chủ ý, người đó sẽ chấm duwtts việc "nuôi dưỡng các cảm xúc bệnh hoạn trong ý thức của mình. Và thế là ở đây diễn ra trận quyết đấu sống mái giữa bản chất đích thực chủa thực thể con người với cảm giác hưởng lạc. Số lượng cảm giác có trong ý thức chúng ta thì nhiều vô kể. Nào là cảm giác thương hại bản thân, yêu chiều bản thân, nôn nóng, ghen tị, ghen tuông, sợ hãi, thiếu tự tin, nghi ngờ, không muốn thiệt thòi mất mát... Bằng cách chịu đựng và xoa dịu cơn bão thông tin - năng lượng cảm xúc trong cở thể mình, con người sẽ làm cho chúng tiêu tan, sẽ được giải phóng khỏi các loại năng lượng bệnh lý, sẽ phục hồi hệ năng lượng bình thường ở cấp độ các trường và thể xác lượng tử.
    Ở bên trong cơ thể, quá trình giải phóng khỏi sức ép bệnh lý biểu hiện dưới dạng các "tia chớp năng lượng" đặc biệt. Ví dụ bỗng nhiên bên trong cơ thể (thường là trong đầu) xảy ra sự phóng điện, chớp lóe - đó là một sức ép bệnh lý biến đi, và sự tuần hoàn bình thường ở cấp độ thể xác lượng tử được khôi phục. Căn cứ công suất chớp lóe có thể xác định có bao nhiêu năng lượng liên quan đến một sức ép bệnh lý nào đó. Chỉ khi giải phóng ý thức khỏi tình trạng bệnh lý bằng cách nhịn đói, con người mới có thể trở nên khỏe mạnh thực sự.
    Như vậy là cái đói giải phóng một phần sức sống bị thói chiều chuộng cảm giác và sức ép bệnh lý chiếm mất. Khi được giải phóng khỏi sức ép bệnh lý và cảm giác, người ta sẽ trở nên hiều dịu hơn, bình tĩnh hơn, cởi mở hơn và dĩ nhiên, mạnh khỏe hơn.
    Cái đói và khả năng hoạt động trí óc của con người
    Khả năng hoạt động trí óc của con người trong quá trình nhịn đói (nếu không bị nhiễm độc nặng) và đặc biệt sau khi nhịn đói sẽ được kích thích rất tốt. Một là trí nhớ được tăng cường; hai là trí óc làm việc tốt hơn; ba là nhận được thông tin từ trường thông tin Vũ Trụ. Chúng ta hãy xem điều đó diễn ra nhờ cái gì.
    Trí nhớ của con người được tăng cường là vì, cái chức năng đặc biệt so sánh thông tin từ các giác quan báo về với thông tin có trong "ngân hàng" trí nhớ hay bị méo mó vì sự hiện diện các "nhiễu loạn" là các sức ép tâm lý, đó cũng là một cục thông tin - năng lượng giống như thông tin chứa trong bộ nhớ, nhưng không nằm trong ổ của nó, mà là nằm "trên đường" nối các giác quan, nối "ngân hàng" thông tin do cảm giác tạo ra, với chức năng của trí óc, chức năng ra quyết định nên hành động như thế nào trên cơ sở thông tin thu được. Bằng việc chịu đựng một cách có ý thức, cái đói sẽ "xóa bỏ" cục thông tin - năng lượng bệnh lý của sức ép tâm lý. Bây giờ chức năng xử lý thông tin và ra quyết định không còn bị nhiễu nữa, thể hiện ở chỗ trí nhớ được tăng cường, tư duy nhanh nhạy và sáng suốt.
    Một yếu tố khác bóp méo hoạt động trí óc là các chất xỉ. Các chất xỉ tạo nên trường của chúng trong dạng trường năng lượng của con người, cản trở quá trình thông tin - năng lượng của tư duy. Việc tống khứ chất xỉ ra khỏi cơ thể sẽ phục hồi độ trong sạch của trường thông tin năng lượng, làm cho các quá trình thông tin diễn ra thuận lợi; thể hiện ở khả năng tư duy nhanh và rõ, đưa ra được những quyết định độc đáo.
    Các cơ cấu trường và lượng tử của con người làm cho con người "chìm ngập" trong "đại dương Vũ trụ" thông tin - năng lượng. Bất cứ gì xảy ra trong đại dương đó đều ngay lập tức được phản ánh ở các cơ cấu kia và làm biến đổi chúng. Tín hiệu biến đổi này muốn được nhận biết, phải đạt tới cấp độ hoạt động của trí óc, thể hiện ở sự bừng sáng của trực giác hoặc linh cảm. Nhưng ở cấp độ lượng tử và trường đã có các sức ép tâm lý bóp méo, truyền tín hiệu mạnh hơn với "tần số bệnh lý" lấn át các giao động của vũ trụ. Cái đói sẽ xóa bỏ chất xỉ trong các cơ cấu trường của con người, tăng cường cái gọi là độ siêu cảm đối với các quá trình thông tin xảy ra trong vũ trụ. Thời cổ xưa, cái đói được sử dụng để phát huy và hoàn thiện các khả năng kể trên. Đức Phật, Jesu Kito, Mahomed đã nhịn đói chính là nhằm mục đích đó.
    3) Nhịn đói và thể tạng (cơ địa) của từng cá nhân
    Nhịn đói là một quá trình thông tin - năng lượng. Khi một người bắt đầu nhịn đói, ở anh ta diễn ra sự thay đổi tỉ lệ các năng lượng hợp nên dạng trường năng lượng của anh ta. Thay đổi trước tiên theo chiều hướng giảm đi là năng lượng trọng lực. Trọng lượng của cơ thể giảm đi từng ngày. Cái thứ hai thay đổi theo chiều hướng giảm đi là năng lượng nhiệt. Số hao phí năng lượng rất lớn trước dùng vào việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn để sưởi ấm cơ thể, nay không bị hao tổn nữa. Sự trao đổi chất chậm hẳn lại, nhiệt sản ra ít hẳn đi. Người nhịn đói bắt đầu ớn lạnh. Sự giảm sút năng lượng trọng lực của cơ thể dẫn tới việc làm tăng tỉ lệ dao động xoay. Mà điều đó, đến lượt mình, sẽ làm cho nước "bay hơi" khỏi cơ thể: thể xác con người bị sấy khô, da nhăn nheo. "Lượng" thời gian trong cơ thể tăng lên. Các quá trình sinh lý diễn ra khi nhịn đói chậm hẳn lại. Nhìn chung, cảm giác thời gian trong quá trình nhịn đói là hoàn toàn khác, nó như dài đằng đẵng. Lúc mới nhịn đói, số lượng năng lượng điện từ giảm đi, thường xuất hiện tình trạng tim đập loạn nhịp. Sau đó tất cả trở lại bình thường, thậm chí tăng thêm, thể hiện ở chỗ cơ thể tích cực và chịu đựng dẻo dai hơn. Năng lượng ánh sáng cũng diễn ra y như thế, thể xác tối và mờ nhạt lúc mới nhịn đói càng về cuối càng trở nên sáng và rõ qua ảnh chụp.
    Tất cả các quá trình năng lượng ấy quyết định quan điểm cá biệt hóa trong thời gian nhịn đói. Chính chúng quyết định thời hạn nhịn đói, điều kiện tiến hành nhịn đói và quy trình mà mỗi người cụ thể cần thực hiện.
    Ví dụ, một người cân nặng 20kg quá trọng lượng lý tưởng (cách xác định: chiều cao tình bằng centimet trừ đi 100, còn bao nhiêu (hiệu số) sẽ là trọng lượng lý tưởng của bạn. Chẳng hạn, bạn cao 180 cm, ta trừ đi 100 còn 80. Vậy thể trọng lý tưởng của một người cao 1,8m sẽ là 80kg) sẽ có thừa năng lượng không gian, năng lượng thời gian và năng lượng trọng lực. Chính ba thứ năng lượng ấy tạo ra một thể xác có khối lượng to lớn của người ấy, trong đó phần nhiều là mỡ. Ở người ấy, cái thiếu sẽ là năng lượng dao động quay, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng và năng lượng điện từ. Do thiếu năng lượng nhiệt và năng lượng điện từ, mà khả năng tiêu hóa của ống dạ dày - ruột, hoạt tính của các enzym, số lượng nhiệt của cơ thể đều thấp. Do thiếu năng lượng ánh sáng mà thể xác có hình trái cầu mờ mờ khi chụp ảnh.
    Lời khuyên cho người ấy khi thực hiện nhịn đói đại thể như sau: có thể nhịn đói 30 ngày hoặc hơn thế, hãy uống nước ít đi, vận động nhiều hơn, tắm hơi, ở nơi khô và ấm. Khi ăn uống trở lại, hãy sử dụng những thực phẩm chứa ít nước, tiếp tục tích cực vận động.
    Những người gầy gò, do đó có tỉ lệ trường năng lượng khác, cần sự điều chỉnh tương ứng khi thực hiện nhịn đói và khi ăn uống trở lại.
    Những lời khuyên kiểu như: hãy nhịn đói mỗi tuần một lần, hãy nhịn uống luôn thể, chỉ ăn thứ này thứ nọ... có thể nói và vô căn cứ và có khi gây nguy hiểm. Vấn đề cá biệt hóa nhịn đói sẽ được xem xét ở một mục riêng sau này.
    Tổng kết mục này, cần đặc biệt nhấn mạnh: khi một người nhịn ăn, tức là ngừng tiếp nhận "sự xâm lấn" của thứ thông tin - năng lượng khác lạ và làm tiêu tan các sức ép cảm giác - sức ép bệnh lý trong cơ thể mình, thì người ấy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sức sống phục hồi cơ cấu lượng tử và cơ cấu trường năng lượng của cơ thể mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/4/16
    duykhan, Dinh Dat, BepThang and 2 others like this.
  6. ngoc hao

    ngoc hao Mầm non

    bạn có file text của cuốn này không ạ. cho mình xin với, ib, hay nhắn tin cho mình qua 0385239605
     
  7. chelsky_ngoann

    chelsky_ngoann Lớp 4

    Cuốn này mình đánh từ sách giấy, mua bên Thực dưỡng Ngọc Trâm, bạn google sẽ ra nhé
     
Moderators: thichankem, Zhiqiang

Chia sẻ trang này