Tin tức Sách lịch sử minh họa sai lịch sử

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi khiconmtv, 11/9/15.

  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bộ sách Góc nhìn sử Việt của Alphabooks hiện nay đã xuất bản được rất nhiều tác phẩm sử hay, chất lượng đến với bạn đọc (chủ yếu là tái bản lại). Tuy nhiên, cũng có cuốn sách làm bạn đọc yêu sử chúng tôi phiền lòng.

    Nằm trong bộ sách Góc nhìn sử Việt, cuốn sách Trần Thủ Độ - Danh nhân truyện ký của tác giả Trúc Khê Ngô Văn Triện (1901 - 1947) in năm 1943 vừa mới được xuất bản lại cách đây không lâu. Đã đọc qua cuốn sách này trong bộ sách Thơ văn Trúc Khê (Ngô Văn Triện) của Nxb Văn học in năm 1997, chúng tôi rất háo hức nên đến ngay nhà sách để mua về thưởng thức. Ấy nhưng…
    Ngay khi cầm sách và nhìn bìa, chúng tôi chột dạ giật mình. Bởi chăng, đây là sách biên khảo lịch sử, thể hiện sự đầu tư trí tuệ tìm hiểu về tiền nhân, và cuốn sách lại nằm trong bộ sách Góc nhìn sử Việt, thì sự chính xác, đúng đắn về tri thức sử học phải được đặt lên hàng đầu mới có thể “chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc” như mong muốn của Alphabooks.

    Tuy nhiên, ngay bìa sách, được xem là cái cổng, mặt tiền của cuốn sách để đi vào nhà (nội dung) đã có sai lầm nghiêm trọng.
    Bìa sách Trần Thủ Độ - Danh nhân truyện ký bản in của Alphabooks và Nxb Hồng Đức thể hiện hình ảnh một vị quan đang chỉ tay ở tiền cảnh (đoán định là Trần Thủ Độ), hậu cảnh xa xa là đoàn quân giặc đang trốn chạy, kéo theo một chiếc xe lồng bên trong có một viên tướng.

    Đó là minh họa sai nghiêm trọng về lịch sử, lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, làm cho bạn đọc chưa đọc sách mà đã bị định hướng sai về lịch sử rồi. Bởi, hình hậu cảnh kia chính là thể hiện đoàn quân Nguyên thua trận rút chạy về nước. Và nhân vật nằm trong xe kia chính là Thoát Hoan, tên Thái tử nhà Nguyên cầm đầu quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai năm 1285 (và cả lần thứ ba nữa) đang trên đường trốn chạy về nước.

    Sử cũ ghi rõ việc đó xảy ra vào tháng 4 năm Ất Dậu (1285): “Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn - Người dẫn chú) lại giao chiến với Thoát Hoan và Lý Hằng ở Vạn Kiếp, đánh bại được, giặc chết đuối khá nhiều. Lý Hằng đem quân hộ vệ Thoát Hoan chạy về Tư Minh. Quân ta lấy tên tẩm thuốc độc bắn trúng đầu gối bên trái của Hằng, Hằng chết.

    Tỳ tướng Lý Quán thu nhặt 5 vạn quân còn lại, giấu Thoát Hoan vào một đồ đồng, chạy trốn về Bắc” (Trích Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, Nxb Khoa học xã hội, tr.56 - 57). Từ sự kiện này, về sau một số họa sĩ đã vẽ cảnh Thoát Hoan trốn trong ống đồng cho xe ngựa kéo chạy.

    Rõ là việc này xảy ra trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ hai. Ở cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai và thứ ba, lãnh đạo quân đội Đại Việt đánh Nguyên là Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn chứ không phải là Thái sư Trần Thủ Độ. Bởi, Trần Thủ Độ chỉ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất (1258).

    Đến cuộc kháng chiến lần thứ hai (1285) thì ông đã mất từ năm Giáp Tý (1264) trước đó 21 năm rồi. Minh họa như vậy, khác nào râu ông nọ cắm cằm bà kia, cho ông sống lâu hơn thực tế để tiếp tục đánh giặc. Đây là một lỗi sai rất lớn, làm lẫn lộn lịch sử nước nhà.

    Là bạn đọc, chúng tôi mong muốn Alphabooks có sự cải chính lại bìa sách này, để tác phẩm có giá trị lịch sử, phản ánh đúng lịch sử vốn có.
    Đông Sơn

    Trích dẫn từ: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    [​IMG]

    Không chỉ sai về nội dung bối cảnh, trang phục cũng sai be bét...:confused:
     
    Last edited by a moderator: 11/9/15
    Caruri Tlkd, thanhbt, cfcbk and 3 others like this.
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Dùng hình trong game Trung Quốc minh họa sách danh nhân Nam Định?

    Cuốn sách Danh nhân đất Thiên Trường, Nam Định ngay ở trang bìa đầu tiên, có xuất hiện hình nhiều vị tướng lạ, có cách tạo hình giống các nhân vật trong trò chơi điện tử và phim cổ trang Trung Quốc.

    [​IMG]
    Bìa sách Danh nhân đất Thiên Trường, Nam Định

    Trang cuối sách có ghi, sách được in số lượng 1.000 cuốn, do ông Nguyễn Anh Vũ chịu trách nhiệm xuất bản, in xong và nộp lưu chiểu tháng 9-2012.

    Nội dung cuốn sách Danh nhân đất Thiên Trường, Nam Định của tác giả Đỗ Thanh Dương - Nguyễn Ích Bình (NXB Văn học ấn hành) viết về những giai thoại và truyện ký, các nhân vật nổi tiếng đất Thiên Trường, Nam Định từ xưa đến nay.

    Khi hình bìa cuốn sách này được đăng tải trên mạng xã hội, đã nhanh chóng được chia sẻ trên các diễn đàn về lịch sử, gây xôn xao dư luận, với nhiều ý kiến khác nhau.

    Một số độc giả cho rằng, các bức hình minh họa ở hàng trên của bìa sách rất giống với cách tạo hình trong game và phim cổ trang Trung Quốc, chứ không phải là các danh nhân Nam Định.

    Giải thích về những hình minh họa tướng lạ trên bìa sách, ông Nguyễn Anh Vũ, giám đốc NXB Văn Học cho biết: “Tôi đã biết có những ý kiến xung quanh ảnh minh họa trên bìa cuốn Danh nhân đất Thiên Trường, Nam Định trên một số trang mạng xã hội, tuy nhiên, đó chưa phải là những ý kiến chính thống, nên chúng tôi chưa lên tiếng chính thức về việc này.

    "Dù vậy tôi đã làm việc với họa sĩ vẽ bìa sách này, họa sĩ nói đó không phải là ảnh minh họa từ phim cổ trang Trung Quốc mà là ảnh do họa sĩ tìm trên mạng internet, và lấy về theo đúng những nhân vật thời nhà Trần”. - ông Vũ nói.

    Họa sĩ Kim Duẩn, người đã thực hiện nhiều bộ truyện tranh về các nhân vật lịch sử Việt Nam cho rằng, những hình minh họa trên bìa sách này bị ảnh hưởng bởi lối tạo hình trong phim cổ trang Trung Quốc.

    Họa sĩ Kim Duẩn bày tỏ quan điểm: “Tuy tôi chưa đọc nội dung cuốn sách “Danh nhân đất thiên trường Nam Định”, nhưng về bìa sách thì còn nhiều vấn đề. Điều đáng nói ở đây là một vài nhân vật được lấy trên mạng, vẽ theo phong cách fantasy thường được dùng trong đồ họa game, tôi không nói đó là xấu nhưng không phù hợp với trường hợp này".

    "Nhất là trang phục bị ảnh hưởng bởi lối tạo hình trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc. Thường trong trường hợp một bìa sách như thế này, nên chăng họa sĩ thiết kế bìa nên vẽ theo lối chỉ dùng typo, không dùng ảnh nhân vật, như vậy vừa trang trọng và cũng tránh được những trường hợp đáng tiếc về mặt hình ảnh”.

    Họa sĩ Hoàng Anh Tuấn - trưởng nhóm truyện tranh B.R.O cũng cho rằng: “Trên góc độ chuyên môn tôi nhìn vào những nhân vật ở hàng trên của bìa sách thì chính xác là nhân vật từ thiết kế trong game đắp vào chứ không phải hình vẽ minh họa. Về trang phục và hình ảnh thì theo những gì tôi được biết, những bộ trang phục ấy không đúng với tạo hình lịch sử Việt Nam”.

    Ông Đỗ Thanh Dương, đồng tác giả thực hiện cuốn sách này giải thích rằng, những vị tướng lạ xuất hiện trên bìa sách (ở hàng trên) chỉ mang tính chất minh họa, còn hình nhân vật ở hàng dưới là ảnh chân dung.

    Sách được phát hành từ năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 750 năm Thiên Trường, Nam Định. Khi họ làm bìa, in sách rồi, mới gửi cho chúng tôi. Gần đây, thấy có nhiều ý kiến tranh luận, chúng tôi mới biết (biết đó là những hình giống game Trung Quốc - PV), còn trước đây chúng tôi cũng không biết”. - ông Dương cho biết.

    Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    NXB Văn Học đấy nhé, chơi luôn hình game tàu cho nó hoành tráng...:p
     
    Last edited by a moderator: 12/9/15
  3. sadec2

    sadec2 Lớp 4

    Đã thế còn xếp hình các nhân vật đồ họa game ở trên hình các danh nhân Việt Nam nữa!
     
    thanhbt thích bài này.

Chia sẻ trang này