Dân Gian Phật Giáo [Sách Xưa] Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc - Nghiêm Xuân Hồng trọn bộ 4 quyển

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi moreshare, 14/7/24.

Moderators: mopie
  1. moreshare

    moreshare Lớp 9

    [Sách Xưa]
    Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc
    Nghiêm Xuân Hồng

    (Trọn bộ 4 quyển)

    4-Bìa-Trang-Tôn-Nghiêm-Huyền-Hoặc.jpg
    Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc là tiểu thuyết diễn bày về quá trình tìm kiếm Chân Kinh của anh chàng Thạch Sanh – một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Bối cảnh câu chuyện là thời Âu Lạc, vì thế trong tác phẩm, ông cũng sử dụng đến nhiều nhân vật và địa danh đậm chất Việt Nam khác như Mỵ Ê, Phong Châu, vua Âu Lạc… Ngoài những nhân vật đậm chất Việt Nam ra, còn một tuyến nhân vật khác, là danh hiệu của các vị Bồ Tát, thiên thần trong Phật giáo như Thiện Tài Đồng Tử, Văn Thù Bồ Tát, Long Thọ Bồ Tát, Long Cuồng Huệ (chỉ loài rồng), Càn Thát Bà (chỉ cõi trời), A Tu La (chỉ loài ma)… Cảm hứng cho sự ra đời của Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc, như có lần ông trả lời trong một bài phỏng vấn, chính là tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.

    “Tư tưởng chính trong tiểu thuyết được ông triển khai, chủ yếu nằm trong ba bộ kinh lớn của Phật giáo Đại Thừa là Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Lăng Già.

    “Kinh Hoa Nghiêm diễn bày bản thể hoa tạng của pháp giới trong sự dung thông vô ngại, đồng thời nói về lộ trình học đạo qua 53 vị Bồ Tát của Thiện Tài đồng tử.

    “Kinh Lăng Nghiêm triển khai về thế giới tâm thức, các cảnh giới tu chứng trong thiền định và những ảo ảnh do 50 hiện tượng ấm ma chi phối làm mờ mất bản tâm thanh tịnh của mỗi chúng ta.

    “Kinh Lăng Già là sự kết hợp giữa tư tưởng A Lại Gia và Như Lai Tạng. Kinh, một mặt y cứ nghĩa nhiễm ô của A Lại Da thức mà trình bày thế giới hiện tượng vật lý, tâm lý hữu lậu, rồi hội quy chúng về tự tâm thanh tịnh; một mặt y cứ vào nghĩa thanh tịnh mà đề cập đến cảnh giới thanh tịnh, giác ngộ, giải thoát, thành Phật hay cảnh giới bất tư nghì, tự giác Tánh trí của chân tâm.

    “Trong Kinh Hoa Nghiêm, khởi sự cho lộ trình tìm đạo của Thiện Tài đồng tử là hội Phổ Chiếu Pháp giới ở chùa Đại Tháp, do Ngài Văn Thù Bồ tát – biểu tượng trí tuệ của Phật giáo – giảng thuyết. Sau buổi giảng, khởi lên trong tâm thức hành giả Thiện Tài những suy tư lớn lao về chân lý của tồn tại. Dưới ánh trăng lung linh của đêm rằm, Thiện Tài quyết định từ giã cha mẹ, xuất gia học đạo.

    “Trong Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc, cũng dưới ánh trăng vàng lung linh chiếu tỏa, chàng Thạch Sanh của nước Việt thân yêu cũng đã khởi sự cho mình một lộ trình tìm đạo như chàng Thiện Tài năm nào của pháp hội Phổ Chiếu. Lộ trình của Thạch Sanh, không hẳn là lộ trình tìm kiếm chân kinh hay tìm một vị minh sư uyên bác ở thế giới bên ngoài, mà đúng hơn, đó chính là lộ trình phản tỉnh vào chính nội tâm của mình. Quá trình tìm đạo của Thạch Sanh chính là quá trình gỡ bỏ dần dần những ảo tưởng bị sai sử bởi các ấm ma. Mỗi nhân vật, mỗi suy tư, mỗi hoạt cảnh, mỗi diễn biến được mô tả trong truyện mà Thạch Sanh phải đối diện chính là sự phóng chiếu của tâm thức mê mờ điên đảo, là sự vây bủa của khát ái cuồng si…”

    (Trích lời giới thiệu Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc của độc giả Trí Không)

    Link tải :
    Quyển 1: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Quyển 2: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Quyển 3: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Quyển 4: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link




    Cảm ơn nhóm Pháp Âm Sư Khang đã gõ lại bộ sách.

     
    Chỉnh sửa cuối: 24/7/24
  2. Vo luong

    Vo luong Mầm non

    Thiện tai! Thiện tai!
     
    moreshare thích bài này.
  3. Truyện bịa hả bác, Phật giáo truyền bá vào VN sau công nguyên thì sao vua Âu Lạc sao tu đạo Phật được
     
  4. moreshare

    moreshare Lớp 9

    Tác phẩm hư cấu, tác giả viết tiểu thuyết này lấy cảm hứng từ Tây Du Ký và Kinh Hoa Nghiêm, chủ yếu là đưa những điểm mà tác giả tâm đắc trong 2 quyển đó vào, thông qua những hoàn cảnh và câu thoại giữa các nhân vật.
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này