Sao lãng (xao lãng, sao nhãng) là gì? Có quan điểm 'sao' là sao chép, 'lãng' là phóng túng và từ ghép “sao lãng” là 'sao chép một cách phóng túng', mang ý nghĩa mất tập trung, không chú ý được vào công việc hay vấn đề chính. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nhưng nếu 'sao chép một cách phóng túng' thì người TQ sẽ nói là 'lãng sao' (như từ 'lãng du') chứ không nói là 'sao lãng'. Theo tôi, 'sao lãng' là đọc trại từ 'thao lãng' mà ra. Thao (慆) (Tính) Lười biếng, trễ nải. ◎Như: thao dâm 慆滛 lười biếng, phóng túng vô độ. Lãng (浪) (Tính) Phóng túng, buông thả. ◎Như: lãng tử 浪子 kẻ chơi bời lêu lổng. Vậy 'thao lãng' là một từ ghép đẳng lập, nghĩa là Lười biếng, Phóng túng, buông thả... Về mặt ngữ âm, 'thao' có thể đọc thành 'sao' không? Có 1 VD liên quan. Từ Hán Việt 嘮叨 lao thao: Nói lảm nhảm, nói lải nhải không ngừng. Sang tiếng Việt trở thành 'lao xao' Các VD khác: Thiên (lệch) sang TV thành 'Xiên', 'Thẹo' và 'Sẹo' là một, 'Làm sao' nói ngọng là 'Nàm thao', 'Thương quá' nói ngọng thành 'Xương cá'... Như vậy âm Th trong Hán Việt hoàn toàn có thể biến thành âm S hoặc X trong tiếng Việt.
Từ xưa đến giờ tôi viết xao lảng nay lại nghe nói viết sao lãng mới đúng. Thấy hồ nghi , tra từ điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ hiệu đính thì mới thấy xưa nay mình viết không sai. Thiệt là hay không bằng hên. Theo từ điển của hai vị trên định nghĩa: xao 1. dao, chao, day động; 2 ồn ào, rộn rịp. Từ ghép thì có: xao động, xao lảng, xao nhãng, xao xác, xao xuyến.
Sao lãng công việc = Không tập trung trong công việc: Do tư duy không nhất quán. Sao lãng học hành = Mất chú ý trong việc học tập : Do tư tưởng bị phân tán.
Lỡ bàn chữ ''xao'' mà quên chữ ''lảng'' thì thiếu sót quá. Huỳnh Tịnh Của định nghĩa chữ lảng: bỏ qua không nghĩ tới, không nhớ tới, lơ lửng, không chú tâm. Thí dụ: bảng lảng, xao lảng, lảng xẹt, lảng tai. Vậy thì truy nguyên viết ''xao lảng'' mới đúng mà từ này thì thuần Việt chẳng dính dáng gì tới sao và lãng cả.
Ầy à. Có vẻ như cái từ "ao ãng" này là đọc chệch ra từ tiếng khựa. Mà đã đọc chệch thì mỗi vùng mỗi khác, có sự biến đổi. Viết vẫn hiểu, nói vẫn thông là được, cần gì xét đến ngữ âm thao với sao. . Tôi chẳng biết tiếng khựa, nhưng có thằng bạn học cái này - chuyên ngành - nó đọc cái từ "không" là "bú" thì phải, mình chệch ra là "bất", có đúng không các cụ? Xưa xem phim Tây Du Ký, thấy ông đầu trâu gọi bà vợ xinh xinh là "phu le, phu le" thế mà mấy ông truyền hình lại chại ra là "phu nhân, phu nhân".
Chắc là từ điển của các cụ đó viết theo kiểu miền Nam bác ơi. Còn đây là từ điển của nhóm Quang Hùng-Khắc Lâm Xao đó là đọc trại từ 'dao'. VD như 'dao động' đọc thành 'xao động' Có chữ 'xao' đọc trại từ 'thao'. VD như 'lao thao' đọc thành 'lao xao' Từ Hán Việt sang tiếng Việt bị đọc trại đi nhiều rồi thành ra 'từ thuần Việt', đâu có gì lạ đâu. Kể cả các từ như tía, má, bố, mẹ, anh, chị, chú, bác... đều có gốc Hán.
Đúng đấy bác, nhưng đọc là 'pú' và phiên âm Hán Việt là 'bất'. 'phu nhân' âm tiếng Trung là 'phu rẩn', chắc bác nghe lầm rồi. Không xét thì thôi, thấy người ta xét mà xét sai nên tôi cứ ngứa miệng thôi.
Theo thông tin từ sachxua.net thì từ điển của nhóm Quang Hùng-Khắc Lâm luộc từ từ điển Việt Nam của Lê Ngọc Trụ và Lê Văn Đức.
Nhưng qua VD này thì có vẻ thông tin trên chưa đúng hoàn toàn. Từ điển của 2 cụ Lê viết là Xao lảng, còn 2 ông kia là Xao nhãng. Mà không biết Đại Nam quấc âm viết thế nào, đang hóng. Theo đó thì 'quốc' phải viết là 'quấc', 'huỳnh' phải viết là 'huình' mới đúng. Xem ra các bác viết sai chính tả hết rồi.
Cái thắc mắc của tôi là thầy Của, thầy Trụ, thầy Khai Trí Tiến Đức viết là ''xao'' thì ta cứ thế mà viết thì làm chi có chuyện. ''Xao'' Lê Ngọc Trụ phân biệt bốn nghĩa. Hai nghĩa đầu là do chữ tào và chữ dao nhưng nghĩa thứ 3 là không chú tâm thì thầy bí hoặc không dám quyết đoán. Còn lảng và nhãng thì tôi tin theo mấy thầy trên là thuần Việt.
Hihi, tôi cũng thắc mắc như bác. Thầy Của đã viết là 'quấc' và 'huình' thì ta cứ thế mà viết thì làm chi có chuyện. Mà không biết thầy Đắc-lộ viết trong tự điển Việt-Bồ-La thế nào, ta cứ thế mà quất, còn chế ra đủ loại tự điển mới chi cho mắc công. Lại nói đến thuần Việt, mấy chữ 'vô năm mới' theo các bác là thuần Việt hay ta lấy của Miên, hay ngược lại?
Bác nói thế là hiểu sai ý tôi rồi. Muốn thống nhất ta phải theo những bậc thầy bỏ cả cuộc đời nghiên cứu để thống nhất chánh tả, như Lê Ngọc Trụ chẳng hạn. Chớ ta cứ theo ý riêng của ta thì biết bao giờ mới thống nhất.
Đúng đó bác, như thầy Của và thầy Đắc-lộ cũng là những bậc thầy bỏ cả cuộc đời nghiên cứu để thống nhất chánh tả. Nhưng uy quyền như Tần Thủy hoàng cũng không bắt được thiên hạ 'thư đồng văn, xa đồng quỹ', nên cuối cùng cũng chả thống nhất được. Như chữ 'chính tả' có nhiều khi vẫn viết là 'chánh tả' và chúng ta phải chấp nhận khác biệt đó thôi.
Chắc là do kỵ húy đó bác, cũng như nói 'trách nhiệm', 'nhiệm vụ', 'tín nhiệm'... mà không nói 'trách nhậm', 'nhậm vụ', 'tín nhậm'... Nhưng lại nói 'nhậm chức' mà không phải là 'nhiệm chức'.
Về ý kiến của bác @dongtrang cho rằng 'lảng' là từ thuần Việt thì tôi có 1 VD liên quan: Lãng đãng trong Hán Việt đã trở thành cái gọi là từ láy 'lảng vảng' trong tiếng Việt. Và tôi ngờ rằng 'bảng lảng' cũng từ đó mà ra.
Chắc bác không để ý tôi nói. Thầy ở đây không phải là 1 cá nhân. Ở trên tôi có nhắc tới thầy Khai Trí Tiến Đức, tức cả một tập thể tác giả những người có tâm huyết muốn thống nhất chính tả, muốn định rõ ngữ nghĩa để ta theo đó mà học hỏi. Mà đã chữ nghĩa thì có gì là bất biến đâu. Nay còn mai mất. Nay đúng mai sai. Riêng cá nhân tôi thì chính tả viết bằng chữ La tinh thì hỏng bét. Phải như chữ số 123 muốn nói sao thì nói viết ra thì phải là 123 mới bảo đảm đúng chánh tả. Hihi.
Vâng, cũng như nói Tần Thủy hoàng là nói cả 1 tập thể những người như Lý Tư, định ra quy phạm và buộc người ta phải theo nhưng vẫn có người không chịu theo. Bây giờ đúng là chính tả đã được quy ra các số 0 và 1, viết ra thành 1 dãy số 0,1 đảm bảo đúng luôn, hihi.