Chính trị Sự nghèo nàn của thuyết sử luận - Karl Popper

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi banycol, 30/12/15.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. banycol

    banycol Lớp 6

    [​IMG]

    Tựa sách: Sự nghèo nàn của thuyết sử luận
    Nguyên tác: The poverty of historicism – Routledge, 1974
    Tác giả: Karl Popper
    Thể loại: Triết học – Chính trị
    Người dịch: Chu Lan Đình
    Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
    Năm xuất bản: 2012
    Số quyển / 1 bộ: 1
    Hình thức bìa: Bìa mềm
    Số trang: 272
    Kích thước: 12 x 20 cm
    Giá bìa: 55.000 VNĐ
    Ngày hoàn thành ebook: 01/01/2016*

    Được viết trong giai đoạn Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai và nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm quan trọng của ngành lịch sử triết học đương đại, Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận (The Poverty Of Historicism) mang sứ mệnh góp phần tạo ra một phương pháp luận hướng tới một thế giới hòa bình, tự do và thịnh vượng.

    Trong Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận, Karl Popper đưa ra lời phê bình đối với một phương pháp luận có nhiều khuyết điểm nhưng lại rất phổ biến lúc đương thời - thuyết sử luận - và từ đó ông đề xuất những cải tiến đối với phương pháp nghiên cứu nghiên cứu khoa học xã hội. Tác phẩm phê phán một cách tinh tế và xác đáng đối với huyền thoại về cái gọi là "Định mệnh lịch sử" (historical destiny) và "Tất định luận lịch sử" (historical determinism). Đó là những thuật ngữ của thuyết sử luận để chỉ quan điểm cho rằng lịch sử tiến hóa theo một quy luật phổ quát, đơn nhất và khách quan đối với con người. Vì thế, những người theo thuyết sử luận hy vọng rằng bằng cách nghiên cứu quá khứ, ta có thể nhận ra các khuôn mẫu (pattern, paradigm), có thể nắm bắt và dự đoán được quy luật phát triển xã hội. Thậm chí họ còn tin rằng họ có thể thiết kế cấu trúc một xã hội mới sao cho phù hợp với những bước tiến hóa tiếp theo của lịch sử. Và đó là cách mà những con người sử luận đưa nhân loại vào với những "giấc mơ" của họ (mà hóa ra lại là "cơn ác mộng" của tất cả những người còn lại)**.

    Bằng lối lập luận cứng rắn, Karl Popper lên án những người đã quy giản quá trình tiến hóa của xã hội loài người thành "lịch sử đấu tranh giai cấp", "lịch sử đấu tranh của các chủng tộc thượng đẳng", "lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật", .v..v.; phê phán vì những quan điểm này đều loại bỏ những yếu tố bất định do con người - nguyên tử cấu thành xã hội - gây ra đối với quá trình phát triển của xã hội. Như ngay ở Lời tựa, ông đã viết: tri thức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội, nhưng dù tri thức khoa học phát triển đến mức độ nào đi nữa thì đều không thể tự nó tiên đoán được sự phát triển của tri thức trong tương lai, vì vậy, khả năng dự đoán sự phát triển của xã hội là một ảo tưởng. Sau khi lần lượt bẻ gẫy từng cơ sở của thuyết sử luận, tác giả trình bày quan điểm bất định luận lịch sử (historical indeterminism) của mình. Ông nghi ngờ việc có tồn tại một (hay một tập) định luật phổ quát nào đó chi phối sự phát triển của xã hội loài người, từ đó nghi ngờ cả việc dự đoán tiến trình của lịch sử. Ông cũng không tin rằng có thể thiết kế và xây dựng một xã hội dựa trên "bản thiết kế tổng thể" của một tay "kỹ sư thiết kế xã hội" nào đó. Vì tương lai là vô định, liên tục thay đổi, nên để cải tiến xã hội, ông cho là phải áp dụng phương pháp "thử-sai" ở từng chi tiết nhỏ ("kiến dựng phân mảnh") chứ không phải là bằng cách phá bỏ toàn bộ xã hội cũ để xây dựng một xã hội hoàn toàn mới theo một "tiên đoán" của một "kỹ sư sử luận" nào cả.

    Về cấu trúc, cuốn sách có thể được chia làm 3 phần:

    - Phần 1: gồm Lời tựaDẫn nhập nhằm giới thiệu tổng quát về ý tưởng của tác giả.

    - Phần 2: gồm Phần 1 (Những luận thuyết phản tự nhiên luận, mục 1-10)Phần 2 (Những luận thuyết duy tự nhiên luận, mục 11-18). Trong đó, tác giả đóng vai trò là người trình bày các quan điểm của thuyết sử luận theo cả 2 trường phái sử luận: phản tự nhiên luận (anti-naturalistic) và duy tự nhiên luận (pro-naturalistic).

    - Phần 3: gồm Phần 3 (Phê phán những luận thuyết phản tự nhiên luận, mục 19-26)Phần 4 (Phê phán những luận thuyết duy tự nhiên luận, mục 27-33). Trong đó, tác giả lần lượt phân tích các khuyết điểm trong các cơ sở của thuyết sử luận đã nêu ở trên, qua đó nêu lên quan điểm của mình về một phương pháp thay thế cho thuyết sử luận.

    Qua cấu trúc này, ta cũng có thể thấy được tinh thần khoa học nghiêm túc của tác giả. Trước khi phê bình thuyết sử luận, ông đã trình bày lại thuyết sử luận theo cách hiểu của mình để đảm bảo thống nhất với độc giả các quan niệm về thuyết sử luận, tránh trường hợp hiểu lầm ý nhau. Và cũng qua việc trình bày lại các luận điểm của thuyết sử luận, Karl Popper muốn chứng tỏ rằng ông hiểu rõ thuyết sử luận đủ để có khả năng và có tư cách thực hiện một tiểu luận phê bình đối với luận thuyết này.

    Thật lòng mà nói, đây là một tác phẩm khó đọc, có phần do dịch giả cố gắng bám sát lấy từng câu, từng chữ của tác giả, nhưng cũng có phần là do mức độ khái quát và trừu tượng cao của tác phẩm, lại thêm nhiều thuật ngữ mới. Nếu bạn đọc đã từng đọc qua Xã Hội Mở Và Những Kẻ Thù Của Nó (Open Society And Its Enemies) của Karl Popper thì sẽ dễ theo dõi hơn khi đọc Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận. Một cách khác để bạn có thể nắm được tác phẩm một cách dễ dàng hơn: đọc Wikipedia và review trên Amazon về tác phẩm này.

    Ghi chú:

    * Cuốn này mình hoàn thành đã hơn 1 tháng rồi, tính để qua đầu năm mới mới post nên ghi trước ngày hoàn thành là 01/01/2016 nhưng vì ngẫm lại, sợ bị mắng là "đầu năm mà đưa cái thứ khó gặm lên làm xui cả năm" nên thôi gửi cuối năm xem như để chốt lại một năm khốn khổ.

    ** Câu cuối này lấy ý từ một câu nói của Victor Hugo.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/12/15
  2. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Ngạc nhiên là sao cuốn này lại được xuất bản ở Việt Nam :D, vì tác giả công kích Marx khá là trực tiếp
     
  3. banycol

    banycol Lớp 6

    Mình không biết làm epub, nhờ bạn nào biết làm giùm. Cảm ơn trước.
     

    Các file đính kèm:

  4. thanhbt

    thanhbt Học sinh Thành viên BQT

    Đã thực hiện và đính kèm vào ngay bài đầu! :)
     
    Cải, cfcbk, banycol and 3 others like this.
  5. Chính trong triết lý của ông Marx cũng chấp nhận mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn mà :confused:
    Công kích dữ dội lắm à bác. Để rảnh đọc thử
     
    Last edited by a moderator: 31/7/16
  6. rukawa90

    rukawa90 Mầm non

    Quyển này ông Nguyễn Quang A dịch là "Sự khốn cùng của Chủ nghĩa Lịch sử" nằm trong tủ sách SOS2 của ổng.
    Xem ra cái tiêu đề của NXB Tri thức đang còn "nhẹ" chán.
     
    Cải thích bài này.
  7. banycol

    banycol Lớp 6

    Tại khi viết giới thiệu thì mình nói rõ ra vậy thôi chứ khi đọc sách thì khó nhận ra ai là đối tượng lắm. Tác giả chỉ công kích tư tưởng chứ không công kích cá nhân. Cuốn này tuy mỏng nhưng khó nhằn, để có thể tạm hiểu nó, yên tâm là đã hiểu đúng nội dung và tinh thần của nó, mình đã phải đọc 3 lần (tính luôn lần đọc soát lỗi).

    Còn lý do tại sao được xuất bản ở Việt Nam thì mình nghĩ có nhiều lý do:

    1. NXB Tri Thức có vẻ được chống lưng mạnh: có thể xuất bản nhiều cuốn về chủ nghĩa tự do, lên án chế độ toàn trị. Ví dụ: các tác phẩm của F. A. Hayek, L. von Mises, I. Berlin.

    2. Thị trường thời mở cửa, xuất bản nhiều quá, kiểm duyệt không nổi: theo báo cáo của Cục Xuất Bản thì năm 2014, số đầu sách nộp lưu chiểu là hơn 25.000 cuốn, Cục chỉ kiểm duyệt được khoảng 12% (khoảng 3000 cuốn). Vì vậy, chủ yếu là đọc cái tựa rồi... hậu kiểm (bằng chứng là có nhiều đợt thu hồi, cấm tái bản). Nhiều khi chắc cũng không thèm đọc tựa (nên mới để "lọt" mấy cuốn như Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại, Tất Định Luận Và Tự Do Lựa Chọn .v..v.).
    Nhân tiện, mỗi lần nghĩ tới mấy con số trên là mình mắc cười. Giả sử bộ phận kiểm duyệt của Cục Xuất Bản có 20 nhân viên, thế thì trong năm 2014, mỗi nhân viên phải đọc 150 cuốn sách, tức khoảng 2 ngày/cuốn (cho người ta nghỉ lễ, Tết, bệnh đau, Chủ Nhật nữa chứ). Là người thích đọc sách mà bắt mình 2 ngày phải xong 1 cuốn, chủ đề không do mình chọn lựa, thì mình cũng bó tay, chắc điên sớm. Có thể nói, nếu làm việc nghiêm túc, nhân viên Cục Xuất Bản chính là những người uyên bác nhất, những học giả chân chính nhất. Người nào đặt mục tiêu đọc sách trong năm là 30 cuốn hay 50 cuốn thì hãy nghĩ tới những "học giả" này (^_^).

    3. Mấy nhà xuất bản cũng tinh quái, đổi tên tác phẩm cho nghe "hiền hiền" một chút. Ví dụ mấy cuốn của Tri Thức sau:
    .Democracy of America -> Nền Dân Trị Mỹ: chỗ này thì chính dịch giả Phạm Toàn cũng công nhận là ông né chữ "dân chủ" để dễ xuất bản ở Việt Nam (theo một bài phỏng vấn mà mình đọc trên mạng cách đây vài năm).
    .Models of Democracy -> Các Mô Hình Quản Lý Nhà Nước Hiện Đại: nghe có vẻ "giáo khoa" và không liên quan gì tới chuyện quảng bá cho dân chủ, nhưng... là nó đó!
    .The Fundamental Philosophies of Liberalism -> Đạo Đức Trong Kinh Tế: so giữa tên gốc và tên tiếng Việt thấy chẳng ăn nhập gì nhau, làm khối người nhầm là sách quản trị kinh doanh.
    .Riêng cuốn Tất Định Luận Và Tự Do Lựa Chọn - Isaiah Berlin, NXB Tri Thức - trước khi xuất bản phải đổi bìa. Bìa cũ màu xanh có hình đoàn người bị gông xích, hình sau khi đổi là đen thui, nhìn chẳng ra cái gì. Nhà xuất bản thông cáo là đổi bìa để tránh in lậu. Mình thấy khó tin lý do này. Sách của Tri Thức, cuốn nào cũng in chưa tới 3000 cuốn mà bán 5, 6 năm vẫn chưa hết, ai mà thèm in lậu. Có lẽ chỉ vì cái hình gông xích.

    4. Trình độ người kiểm duyệt: nếu chỉ dịch tên tiếng Anh ra cho có vẻ "hiền" là thoát, và nếu "Dân trị" giúp dễ xuất bản hơn "Dân chủ" thì rõ ràng năng lực người kiểm duyệt không cao. Cả cuốn Chuyện Ở Nông Trại cũng "lọt lưới" thì có thể thấy cái tên George Orwell không có ý nghĩa gì đối với bộ phận kiểm duyệt.

    Nói vòng vòng cũng để tới cái lý do số 4 này. Cuốn Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận được xuất bản vì người kiểm duyệt không biết Karl Popper là ai (theo "phe" nào), và cũng không biết "thuyết sử luận" là cái học thuyết có liên quan tới "vị thánh" mà họ được chỉ đạo là phải tôn thờ. Cũng có thể họ đã đọc sách nhưng thấy khó hiểu quá nên thôi, đi kiểm duyệt cuốn Kể Chuyện Lớp 1 cho dễ hơn. Thế đấy!
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/4/16
  8. nvh

    nvh Mầm non

    Riêng về Karl Popper thì dù ông Nguyễn Quang A có khen ông ấy là nhà triết học vĩ đại nhất thế kỷ 20 nhưng thực chất vai trò của Karl trong nền triết học quốc tế cũng rất bình thường
    Bạn nào muốn có thể đọc bài viết về ông ấy trên chuyên trang triết học của Stanford và IEP này.
    Mã:
    http://plato.stanford.edu/entries/popper/
    http://www.iep.utm.edu/popp-pol/
    Hồi trước khi chưa hiểu lắm mình cũng đọc và thấy tự hào này nọ khi đã biết được cái hơn đám đông u mê. Nhưng sau này ra nước ngoài + tham khảo thông tin từ vài người bạn học triết ở nước ngoài thì mới được thông não và vỡ lẽ
    Trong triết học khoa học, Karl cũng chỉ hạng thường, trong triết học chính trị ông cũng chả nổi bật gì. Nếu triết học khoa học thì cần nắm 1 lịch sử dài hơi với nhiều đại biểu lớn hơn ông nhiều, đặc biệt là Thomas Kuhn và Lakatos, còn trong triết học chính trị, thì Plato, Thomas Hobbes, John Rawls,... ăn đứt Karl. Bạn nào không tin cứ tìm thử 1 giáo trình tiếng Anh về triết học chính trị hay triết học khoa học để kiểm chứng.

    Bên cạnh đó, ông cũng chẳng phải đầu tàu gì trong trào lưu đương đại, ngoài vài tay đại gia như Soros PR cho ông ấy ra, hầu như chẳng thấy có gì đáng tranh luận về ông.
    Hồi trước ông Nguyễn Quang A nói rằng thuyết kiểm sai của Karl được áp dụng rộng rãi ở nước ngoài, nhưng thực tế là nói ngoa ngôn, xuất phát từ những người không đi làm khoa học, 0 tham gia phòng thí nghiệm hay nắm quy trình sản xuất.

    Thêm một điểm đáng quan tâm nữa là ở VN hầu như ko có bản dịch chuẩn của ông ta, dù đó là bản dịch của Chu Lan Đình, Nguyễn Quang A thì dịch sai be bét. Sách về ông ta càng 0 có, ngoài mấy bài chống + viết vớ vẩn, sách phê phán ông ta thì họa may còn có đúng 1 quyển bản dịch của triết gia phân tích Marxist người Anh, Maurice Cornforth học trò của Wittgenstein. Quyển "Triết Học Mở và Xã Hội Mở", dù có thông tin thú vị, nhưng quyển này các phê phán của Karl Popper khá là yếu.

    Về triết học chính trị ông có 3 cột trụ

    Ông ta phê phán Thuyết Chủ Toàn [Holism], Thuyết bản chất {Essentialism]. Thuyết duy sử [Historicism] nhưng cái thứ nhất thì bị đập lại, cả cái thứ 2 cũng thế, mà việc đó Phái Wittgenstein làm vĩ đại hơn ông ta nhiều. Còn cái thứ 3, thì ông ta làm yếu ớt, có thể tham khảo nhiều người khác phê phán cái thứ 3 hay hơn ông ta.

    Các bạn có thể đọc 3 bài sau để hiểu
    Mã:
    http://www.friesian.com/ohear.htm
    http://climate-guardian.com/philosophy/falsifiability/
    http://www.libertarian.co.uk/lapubs/philn/philn065.htm
    Nếu thực sự đọc tiếng Anh, có tiền và nghiêm túc. Thì tốt hơn thử mua quyển này

    Hacohen, Malachi Haim. [2000]. Karl Popper: The Formative Years, 1902-1945. Cambridge: Cambridge University Press.

    Theo đó tác giả truy nguồn tư tưởng của các cuốn sách có vẻ chống + của Karl Popper đều được viết giai đoạn Karl Popper còn là thành viên của Đảng Dân Chủ Xã Hội.

    Popper thực ra viết những luận cương đó để tranh luận trong phạm vi khuôn khổ của Quốc Tế II và III. Giai đoạn đó Popper cũng chưa thấy hết các bản thảo của Marx, vì nhiều bản thảo được xuất bản sau đó.

    Thuyết Duy vật lịch sử mà Karl Popper chống là 1 thứ Thuyết lịch sử kiểu phái Hegel, là 1 phiên bản khung lý thuyết của Quốc Tế II và sau này là III. Đây cũng chẳng phải thứ gì đáng để nghiên cứu lắm trừ phi anh chuyên ngành.

    Sau khi Marx chết, thực ra di sản lý thuyết được công bố thành hệ thống trước thế giới hầu như do sự biến tấu của Kautsky, Plekhanov, Bernstein,.... nên Popper thực ra bảo công kích gạt bỏ Marx thì đó là do người đó nghiên cứu quá tệ.

    Chưa kể là rất nhiều người vì mục đích chính trị ghép Popper đi cùng Fukuyama khi 2 quan niệm của 2 người này hoàn toàn khác nhau. 1 thì chống Hegel hàm ý chống Thuyết duy vật lịch sử, 1 thì dùng Hegel để biện hộ cho Đế Chế Toàn Cầu.

    Về cơ bản Popper ở VN chả có gì mấy, ngoài 1 đống bát nháo. Lợi dụng lạm dụng ông ta để đầu cơ chính trị là chính.
     
    Last edited by a moderator: 6/4/16
  9. Vinh20

    Vinh20 Mầm non

    Dạ cho em hỏi, bác nhv học ngành gì thế ạ. Bác tận tâm nghiên cứu về triết học thật! Lại đi du học nước ngoài nữa!
     
  10. hoangcam04

    hoangcam04 Lớp 1

    Đọc bài của anh, thấy anh rất am hiểu về triết học. Vậy cho hỏi anh có sách Hacohen, Malachi Haim. [2000]. Karl Popper: The Formative Years, 1902-1945. Cambridge: Cambridge University Press và các sách triết học của các ông mà anh nêu không. cho lên diễn đàn mọi nguười nghiên cứu được không anh.thanks anh
     
  11. phtdce

    phtdce Lớp 3

    Mình nghĩ nếu nói về các tư tưởng triết học mà dùng sự "hơn thua" hay "ăn đứt" để so sánh thì có chỗ không phải, có chăng theo thiển ý của mình chỉ nên đề cập đến sự chấp nhận các học thuyết đó có phổ biến hơn hay không.
     
  12. banycol

    banycol Lớp 6

    Mình đồng ý với bạn. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhất là về tư tưởng, nói chuyện "hơn thua" và "ăn đứt" là vô nghĩa, chỉ có "đương phổ biến" hay "đương ít phổ biến" hay thôi. Đã có quá nhiều tư tưởng mà khi vừa xuất hiện thì không ai thèm đếm xỉa, thậm chí gièm pha, công kích người theo nó. Đến một lúc nào đó, tư tưởng đó bỗng trở thành "chân lý", rồi sau một thời gian (hay vài cuộc thực nghiệm) thì nó lại biến thành đồ vất sọt rác.

    Bởi vậy, người có tinh thần khoa học thì không chạy theo phong trào, mà mỗi khi tìm hiểu về tư tưởng của ai thì cũng đều mở rộng lòng mình ra để tiếp nhận, tùy theo trình độ nhận thức của bản thân mà suy xét trước khi quyết định là nên để nó vào chỗ nào (tủ sách hay gầm bàn, bệ thờ hay sọt rác). Nếu có lúc vì đám đông bảo cục vàng là cục phân nên ta ném cục vàng đi, thì cũng có lúc ta rinh cục phân về nhà vì đám đông (hay nhóm lợi ích nào đó) bảo nó là cục vàng.

    Bản thân mình khi đọc Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận thì thấy có không ít điều hay, phù hợp thực tế. Tuy nhiên, cũng có những điều mình nghĩ là sẽ có tranh luận, đó là lý do mình làm ebook và chia sẻ cho mọi người với hy vọng có người đọc và bình luận về những luận điểm đó dựa trên nội dung của sách và phân tích của bạn. Mình cũng đã kiểm tra bản tiếng Anh của cuốn này, thấy dịch giả Chu Lan Đình dịch hay hơn... mình (^_^). Vì vậy, mình không phiền gì với trình độ dịch thuật của dịch giả này cả.


    P.S:
    1. Về ông Nguyễn Quang A thì mình rất tiếc là một người như thế mà bị đối xử như thế.
    2. Mục đích thực sự của post này là để "đào mồ" thread này cute_smiley18
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/8/17
    minhthong98vn, hanhdb and bun_oc like this.
  13. hyakku1899

    hyakku1899 Mầm non



    bác này nói chuyện cứ như ông Quang Hồ Lê
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này