1. Click vào đây để xem chi tiết

Tay đánh có đau không ? - Lê Hương Giang

Thảo luận trong 'Tiếng Việt' bắt đầu bởi Giangle1989, 18/1/25.

  1. Giangle1989

    Giangle1989 Lớp 7

    Thưa các quý độc giả thân mến,

    LỜI NÓI ĐẦU

    Các bạn thân mến, ban đầu tôi không định viết cuốn tản văn “Tay đánh có đau không?” này vì tôi nghĩ trên mạng đã có nhiều bài viết về thầy Thích Minh Tuệ rồi. Tôi có thể dễ dàng tìm đọc. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi lại muốn hệ thống hóa những lời dạy, lời khuyên của thầy Minh Tuệ đã chia sẻ một cách cô động nhất thành một cuốn sách cho riêng mình đọc và thực hành phần nào trên con đường hoàn thiện chính mình. Chính vì vậy, trong cuốn sách này, tôi sẽ viết dưới dạng tản văn đậm tính cá nhân dựa trên những gì thu hoạch được từ những bài học của thầy Minh Tuệ dựa trên những gì mà tôi có thể hiểu được từ 28 điều đầu tiên của kinh Phạm Võng (Brahmajàla Sutta) của thầy Sa-môn Gotama (Đức Bụt Thích Ca Mâu Ni) đã từng tuyên nói.

    Tản văn “Tay đánh có đau không” thực sự tôi cũng không biết bắt đầu viết từ đâu vì chưa có dàn bài. Trên mạng thì bao la thông tin nên khiến tôi thực sự rối, vì tôi không biết nên lấy câu nào, đoạn nào vì đọc thấy các tác giả viết đều hay cả. Và biết bản thân cũng không thể nào thực hành hết những điều thầy Minh Tuệ dạy nên đành tìm những câu nói tiêu biểu của thầy được cho là phù hợp với khả năng hiểu biết của mình để bản thân có thể dễ dàng hoàn thiện nhân cách chính mình hơn. Thế rồi, tôi lấy nội dung từ một nguồn duy nhất là thuvienhoasen.

    Vì các bài học của thầy Minh Tuệ nói rất dễ hiểu, dễ thực hiện ở một phương diện nào đó, nhưng cũng có những bài học mà tôi phải tham khảo thêm bộ kinh Nikaya hay nhờ các thầy giảng sư giảng lại mới có thể hiểu được ý của thầy Minh Tuệ. Vì tôi là Phật tử, không phải cư sĩ tại gia hay xuất gia nên không dễ gì hiểu hết ý của các thầy muốn truyền đạt. Tôi được biết bộ kinh này là kinh nguyên thủy của đạo Bụt từ một vị thiện tri thức Phật giáo giới thiệu.

    Vị thiện tri thức này khuyên tôi nên đọc tập kinh Trung bộ (thuộc bộ kinh Nikaya) trước vì hướng đến cho Phật tử như tôi thực hành. Tôi bắt đầu tìm hiểu tiếp thì bộ kinh Nikaya này rất nhiều tập kinh, mỗi tập kinh lại có nhiều kinh nhỏ … Tôi hào hứng mở tập kinh Trung bộ nhưng vì lý do tôi đọc nhầm tệp tin (file) Trung bộ là Trường bộ nên click chuột nhầm qua tập kinh Trường bộ ra để đọc. Thế là tôi biết đến kinh Phạm Võng là vì vậy. Trong kinh Phạm Võng, cuốn kinh đầu tiên của của tập kinh Trường bộ có nhắc đến nhiều chi tiết khá giống với thầy Minh Tuệ. Tôi nghĩ, vì mở nhầm nên tôi vô tình biết được phương hướng sẽ viết sách theo hướng nào. Đó là hướng của tản văn nhưng dựa trên 28 điều kinh Phạm Võng để hiểu về thầy Minh Tuệ. Như vậy tôi đã đọc kỹ Phẩm I (trừ 62 loại Tà kiến) của kinh Phạm Võng, thay vì đọc tập kinh Trung bộ.

    Tôi cũng sẽ không bê nguyên xi nội dung 28 điều kinh Phạm Võng vào đây vì tôi cho rằng điều này không cần thiết, các độc giả có thể dễ dàng biết được nội dung của kinh khi tra cứu trên mạng rồi.

    Tôi cũng có một số điều muốn chia sẻ với quý độc giả trong quá trình đọc cuốn sách này:

    - Chữ Bụt mà tôi viết trong sách bắt nguồn từ chữ Bút-đa theo tiếng Phạn gốc. Nghĩa là đấng Giác ngộ, đấng Toàn giác. Được phiên âm qua tiếng Việt Nam là Bụt. Còn chữ Phật mà quý độc giả thường thấy, đó là được phiên âm qua tiếng Hán, rồi phiên âm qua tiếng Việt, cũng có nghĩa giống nhau. Ở đây, tôi muốn quý độc giả tiếp cận gần với âm gốc của tiếng Phạn để cảm nhận được “hơi ấm chân thật” nguyên thủy của đạo Bụt. Nên chữ Bụt là phiên âm Phạn – Việt, còn Phật là phiêm âm Hán – Việt với nghĩa tương đương là Đấng Chánh Đẳng, Chánh Giác. Quý độc giả có thể đọc thêm các đầu sách của thầy Thích Nhất Hạnh, như cuốn “Đạo Bụt Nguyên Thủy” để có thể hiểu thêm về điều này. Chữ Bụt cũng không dịch là “Ông Tiên” như cách hiểu thông dụng hiện nay, vì điều này là chưa chính xác. Và nếu tìm hiểu sâu hơn nữa thì Tiên ông, bà Tiên … cũng thuộc Nhân giới, vẫn chưa thoát được Sinh tử luân hồi, chưa thoát được Tam giới như chư Bụt.

    - Trong sách, trừ nội dung trong hai phần “Lời cảm tạ” và “Lời xin phép được viết sách” tôi sẽ dùng đại từ nhân xưng “Tôi” để phân biệt với “Con”. Vì thầy Minh Tuệ tự xưng mình là Con rồi, nên tôi không thể dùng từ này để nói đến bản thân tôi được.

    Nha trang, ngày 06 tháng 07 năm 2024.

    LÊ HƯƠNG GIANG

    PHÁP DANH: MINH HÀ

    Cảm ơn các quý độc giả đã quan tâm và tải về nhé.
     

    Các file đính kèm:

    meetdak, utitgg and Hamilk like this.

Chia sẻ trang này