Thảo luận Thắc mắc về chữ nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi thomas, 8/6/15.

Moderators: amylee
  1. thomas

    thomas Lớp 8

    Mình đọc quyển "Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam", thấy có nhắc đến câu: "Phan, Lâm mãi quốc, Triều đình khi dân" tức là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bị xem là phản quốc và "Triều đình" bị xem là "khinh dân"

    Nhưng khi tra về cụ Phan Thanh Giảng trên Google, mình lại thấy có 2 biến thể khác của câu nói trên, đó là

    "Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân”. Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    "Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân". Nguồn: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Không biết 3 chữ "khi", "khí" và "thí" có giống nhau về nghĩa không? Mong các anh chị trên diễn đàn giải đáp hộ với.
     
    Thai232 thích bài này.
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Khi 欺: lừa dối, xem thường, ví dụ: khi quân phạm thượng.
    Khí 棄: bỏ đi, quăng đi.
    Thí 施: đem cho, bỏ. Như từ bố thí.
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/6/15
    Heoconmtv and Thai232 like this.
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Vậy theo bác khiconmtv thì từ nào hợp nhất.
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Về nghĩa thì cái nào cũng hợp lý. Vấn đề nằm ở văn bản gốc thôi.
     
  5. Thai232

    Thai232 Super Moderator

    Theo tôi, người dân các miền thường có cách nói trại chữ. Như miền Tây nói trại các từ như: Cầu Bông (vì Hoa là tên mẹ vua Tự Đức), Sông Hàm Luông (gốc là Hàm Long, sợ kỵ húy vua = long = rồng).

    Hoặc ai về miền Tây sẽ nghe từ "Thền" = "thường" = bắt đền.
     
  6. thomas

    thomas Lớp 8

    Thai232 thích bài này.
  7. mr.buiduytung

    mr.buiduytung Lớp 7

    Phan Lâm mại quốc, triều đình khí dân.
    Thực ra 買 mãi là mua, mại 賣 mới là bán.
     
    Thai232 thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này