TH-Khác Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể - Nguyễn Văn Thọ

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi Thông Tuệ Bồ Đề, 24/7/23.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. Thiên Địa vạn vật đồng Nhất thể.
    Nhất thể tán vạn thù, vạn thù quy Nhất thể.

    958-thien-dia-van-vat-dong-nhat-the-1.jpg

    Học Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể từ ngàn xưa, đã hàm tàng trong các triết học và tôn giáo Á Đông, như Dịch Kinh, Bà La Môn, Phật, Lão, Khổng, Do Thái, Công giáo, Hồi giáo...

    Có thể nói học thuyết này đã chứng minh được rằng: Thánh Hiền Đông Tây, Kim Cổ không phân đạo giáo, đều có đồng một niềm tin, một học thuyết, một tầm nhìn, một lối nghĩ, một đường lối như nhau. Tuy sự phát biểu và lề lối diễn đạt có hơi khác biệt nhau, nhưng đại ý vẫn là một.

    Cha ông ta xưa đã biết điều đó nên mới có những khẩu quyết như: Nhất tán Vạn, Vạn qui Nhất; Tam Giáo Đồng Nguyên, Vạn Giáo Nhất Lý, hay Đồng qui nhi thù đồ.

    Nó cũng là chủ trương chính yếu của nhiều mật tông, mật giáo Âu Châu như Phái Tân
    Bá Lạp Đồ (Neo-Platonism), phái Giác Ngộ (Gnosticism), Kabbalah (Mật Tông Do Thái), Phái Luyện Đan (Alchemy), Bài Tarot (Tarot), Khoa Chiêm Tinh (Astrology), Tam Điểm (Free-Masonry), phái Hồng Hoa Thập Tự (Rosicrucianism), Thông Thiên Học (Theosophy), và của nhiều Giáo Phái mới hiện nay ở Mỹ Châu và Âu Châu như Siêu Việt Phái, Phái Bạch Y (Sufism) mật phái của Hồi Giáo cũng chủ trương tương tự.

    Trình bày học thuyết này một cách cô đọng, ta thấy nó có những chủ trương chính yếu sau đây:

    1. Vũ trụ này là sự hình hiện, hiển dương của một Đại Thể linh minh, huyền diệu bất khả tư nghị. Nói cách khác, vũ trụ quần sinh này không phải là đã được tạo dựng nên bởi một vị Thượng Thần quyền uy vô hạn, mà đã do một Đại Thể phóng phát tán phân ra mà thành.

    2. Vì Đại Thể nói trên đã lấy chính Bản thể mình để hình hiện, biến hóa ra vũ trụ hữu hình này, nên tất cả quần sinh trong vũ trụ này đều cùng nhau chia sẻ Bản Thể siêu việt nói trên. Vì thế mới nói là Thiên địa vạn vật đồng nhất thể, hay Nhất tức Nhất Thiết, Nhất Thiết tức Nhất (Một là Tất Cả, Tất Cả là Một).

    3. Cái Đại Thể vô biên tế, bất khả tư nghị ấy, sau này được hài danh bằng nhiều cách, được gọi, được tả bằng nhiều tên như: Hư, Không, Vô Cực, Thái Cực, Đạo, Chân Như, Chân Tâm, Trời, Thượng Đế, Allah, Ahura Mazda, Yahveh, Adonai, Brahman, Atman, En-Sof hay Bản Thể... Xin nói ngay rằng Bản thể trên không phải là vị Thượng Thần hữu ngã (Dieu personnel) mà là một vị Thượng Thần vô ngã (Dieu impersonnel).

    4. Vũ trụ quần sinh hay chúng sinh được bao quát bằng danh từ Hiện Tượng.

    5. Như vậy vũ trụ quần sinh đa tạp này có hai phương diện:

    a). Phương diện Bản Thể thì đồng nhất bất phân, siêu xuất biến thiên, siêu xuất sinh tử, siêu xuất không gian, thời gian; siêu xuất thiện ác, siêu xuất trên các hình danh, sắc tướng. Á Đông xưa còn gọi đó là cõi Niết Bàn, trường sinh, bất tử, hạnh phúc vô biên.

    b). Phương diện Hiện Tượng thì đa tạp, nằm trong vòng biến thiên tương đối; chịu sự chi phối của không gian thời gian, có hiện, có biến, tức là có sinh, có tử, ở trong vòng hình danh, sắc tướng, và lúc nào cũng va chạm với những cặp mâu thuẫn như thiện ác, thị, phi. Vì ở trong vòng Âm Dương tương đối, nên cũng còn gọi là cõi luân hồi, sinh tử, biến thiên, đau khổ.

    6. Tất cả các hiện tượng tuy biến thiên, nhưng luôn luôn được chi phối bởi những định luật vĩnh cửu như Tụ, Tán, Vãng Lai, Thuận Nghịch, Hỗ Tương Ảnh Hưởng, Hỗ Tương Sinh Hóa.

    7. Vũ trụ quần sinh, tuy biến thiên đa tạp, nhưng vì đã sinh xuất từ một Bản Thể, nên
    lúc chung cuộc lại trở về hợp nhất với Bản Thể nói trên. Nói thế có nghĩa là vũ trụ này biến hóa theo định luật tuần hoàn. Người xưa gọi thế là 'Nhất Tán Vạn, Vạn Qui Nhất' hay 'Thiên Địa tuần hoàn chung nhi phục thủy'.

    Nguồn sách: nhantu.net, thuviensach.vn
    Link tải file pdf:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/8/23
  2. mrdiepzo and amylee like this.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này