THIỀN TRONG TÌNH YÊU VÀ CÔNG VIỆC

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi laogiamesach, 19/2/15.

Moderators: virgor
  1. laogiamesach

    laogiamesach Lớp 2

    [​IMG]

    Nguyên tác: Everyday Zen — Love & Work
    Tác giả: Charlotte Joko Beck — Biên tập: Steve Smith
    Dịch Việt: Lương Thanh Bình
    Nguồn
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Chuyển sang ebook 29-7-2009
    Người thực hiện : Nam Thiên – [email protected]


    Phương thức sống thành công có nghĩa là, sự vận hành luôn luôn suôn sẻ trong lãnh vực của Tình yêu và Công việc (hay còn gọi là Tình yêu và Sự nghiệp), Sigmund Freud đã từng công bố như vậy. Nhưng phần lớn những phương thức dạy Thiền đều bắt nguồn và tuân thủ theo những truyền thống và lề lối sinh hoạt của những tu viện. Lối sinh hoạt này hoàn toàn khác biệt hẳn so với cuộc sống thế tục — thế giới của lãng mạn, đam mê, trữ tình, hôn nhân, gia đình, công ăn việc làm, và tương lai. Có những thiền sinh phương Tây, đã từng tu tập sống theo nề nếp của tu viện trong một thời gian (theo khóa tu học hay ẩn cư ngắn hạn); thế nhưng phần nhiều trong những người này, sau khi trở về đời sống thế gian, họ vẫn để tâm lơ đãng trong những sự việc hàng ngày giống như trước kia, hay những người khác; chẵng hạn như là: khi giao tiếp, thay tả cho em bé, buôn bán nhà cửa, tìm một việc làm khá hơn. Bởi vì sao? Vì bởi, những thiền viện nơi đã từng huấn luyện những thiền sinh như trên, luôn luôn muốn bảo tồn đường lối của tông phái mình một nét huyền bí và một sắc thái riêng biệt.

    Những chiếc đạo bào, những mái đầu cạo nhẵng, và những buổi nghi lễ truyền thống trong tu viện đã làm tăng thêm cái ấn tượng về sự khác biệt giữa đời sống trong tự viện và đời sống thế tục. Thay vì ngược lại, chính phương pháp tu tập trong tu viện nên được hướng dẫn, áp dụng ngay vào trong cuộc sống thế gian này. Có được như thế, Thiền sẽ làm cho cuộc đời của hành giả càng trở nên hoàn hảo hơn. Phải chăng vì hình ảnh và sự chứng ngộ của những bậc Tổ sư ngày trước đã được ghi lại trong sách vỡ, luôn xảy ra từ những già lam, thiền đường; cộng thêm vào đó, những vị giáo thọ ngày nay truyền dạy phương pháp tu tập với một lề lối xưa cũ; họ không thể nào nói lên được lối áp dụng của phương pháp tu tập Thiền vào ngay những vấn đề luôn luôn xảy ra trong cuộc sống phương Tây trong thế kỷ hai mươi này. Vì thế, vô tình họ trở thành người đang khuyến khích các hành giả nên trốn chạy từ các trở ngại, các vấn đề trong cuộc đời, qua cái chiêu bài là đi tìm kiếm những kinh nghiệm về tâm linh hay sự giải thoát. Nếu Thiền muốn hội nhập vào phong tục Tây phương, thì nó cần phải có những thành ngữ một cách Tây phương. Thay vì “bửa cũi, gánh nước” thì nó phải trở thành “ân ái với người mình yêu, lái xe trên xa lộ.”

    Cho đến khi nào người ta nổ lực thức tỉnh về tự thân và cuộc sống của mình như-nó-là – đối diện với phút giây hiện tại – thì tinh thần của Thiền sẽ hiện hữu. Bên lề một con đường êm lặng ở vùng ngoại ô chưa được phát triển của San Diego, trong một ngôi nhà nhỏ vẫn chưa hoàn tất, Charlotte Joko Beck đang nổ lực đưa vào đời sống thế tục một phương pháp Thiền “thiết thực và sống động”, đương đầu thẳng với tình cảm thế gian, khát vọng, căng thẳng, cơn thăng trầm của đời sống.

    Joko Beck là một trong những thiền sư đầu tiên của dòng Thiền Hoa Kỳ. Bà được sinh ra ở New Jersey và được giáo dục ở trường âm nhạc Oberlin; lập gia đình (theo họ của chồng là Charlotte) và có con cái. Sau khi hôn nhân không tròn vẹn, bà sống tự lập với các nghề như cô giáo, thư ký, và phụ tá phân khoa của một trường đại học lớn để chăm sóc bốn ngườn con. Mãi đến tuổi bốn mươi, bà mới bắt đầu tu tập Thiền với lão sư Taizan Maezumi (Sensei) theo tông Lâm Tế ở Los Angles, sau đó bà thực tập theo lão sư Bạch Vân và lão sư Soen Nakagawa theo tông Tào Động. Trong nhiều năm, bà phải luôn luôn đi lại trên tuyến đường từ San Diego to Los Angles thiền viện. Chính nhờ tính cần cù và lòng kiên trì bẩm sinh đã giúp bà tiến bộ vững vàng và đều đặn trên con đường tu tập Thiền. Do nhân duyên (bà đã từng là giáo viên) bà dần dần đi vào con đường của một giáo thọ. Rất nhiều thiền sinh tìm thấy nơi bà một nền tảng vững chắc trong sự tu tập, một sự trong sáng trong sự truyền đạt và một sự cảm thông trong lối giao tiếp. Để rồi sau đó, Joko đã trở thành người kế thừa đời thứ ba của thiền sư Maezumi vào năm 1983. Bà đã về sống và dạy ở San Diego Thiền viện.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: virgor

Chia sẻ trang này