Thơ Lý Bạch

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi whatcsvt100, 5/10/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. whatcsvt100

    whatcsvt100 Lớp 8

    Giới thiệu một số bài thơ của nhà thơ Lý Bạch và các bài được các dịch giả phương Tây chuyển sang tiếng Anh.

    Lý Bạch: (701-762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, người Lũng Tây (nay là Tần An, Cam Túc). Ông sinh ở Toái Diệp nay là vùng Trung á thuộc Liên Xô cũ. Đời ông chia làm 5 thời kỳ chính. Thơ ông phóng khoáng, bay bướm, được người đời tôn là Tiên Thi (cùng với Thánh Thi Đỗ Phủ và Phật Thi Vương Duy). Đương thời ông có làm một số chức quan nhỏ, nhưng do tư tưởng phóng khoáng, ông bỏ đi ở ẩn; nổi tiếng hay uống rượu. Tác phẩm: "Lý Thái Bạch tập", khoảng hơn 1000 bài thơ còn lưu được.
     

    Các file đính kèm:

  2. lichan

    lichan Lớp 12


    Lý Bạch và Thơ


    Xuân Nhật Tuý Khởi Ngôn Chí


    Xử thế nhược đại mộng
    Hồ vi lao kỳ sinh?
    Sở dĩ chung nhật túy,
    Đồi nhiên ngọa tiền doanh.
    Giác lai miện đình tiền.
    Nhất điểu hoa gian minh.
    Tá vấn thử hà nhật?
    Xuân phong ngữ lưu oanh.
    Cảm chi dục thán tức,
    Đối chi hoàn tự khuynh.
    Hạo ca đãi minh nguyệt.
    Khúc tận dĩ vong tình.


    Bài Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí, Tản Đà dịch thành lục bát như sau:

    Ở đời như giấc chiêm bao
    Cái thân còn đó, lao đao làm gì?
    Cho nên suốt buổi say lỳ,
    Nằm lăn trước cột, biết gì có ta.
    Tỉnh thôi đưa mắt sân nhà.
    Một con chim hót bên hoa ngọt ngào
    Hỏi xem: nay đó ngày nào
    Ngày xuân gió mát, vui chào tiếng oanh.
    Ngậm ngùi cám cảnh sinh tình,
    Nghiêng bầu, mình lại với mình làm vuị
    Hát ran, chờ tấm trăng soi,
    Thoạt xong câu hát thời rồi đã quên.

    Trần Trọng san dịch trong Thơ Đường, cũng bằng thể lục bát, nhưng kém phần tài hoa như bản dịch Tản Đà.

    Ngày Xuân, Khi Tỉnh Rượu, Nói Chí Mình

    Đời là một giấc mơ thôi,
    Thì làm nhọc cuộc sống này mà chỉ
    Cho nên say khướt, li bì,
    Suốt ngày uể oải nằm kề trước hiên.
    Tỉnh ra, sân trước trông nhìn:
    Trong hoa, thấy một con chim thì thào
    Hôm nay là cái hôm nào
    Tiếng oanh trò chuyện lào xào gió xuân.
    Buồn lòng, những muốn thở than:
    Thuận tay, vẫn cứ rót tràn mãi thôi
    Hát vang, chờ đợi trăng chơi;
    Vừa xong khúc, đã quên rồi tình kia

    Nói Chí Mình Trong Cơn Say Tỉnh Ngày Xuân . Trần Nghi Hoàng

    Đời như cơn mộng lớn
    Cực thân để làm gì?
    Thà cứ say li bì
    Dựa cột quên chân ngã
    Tỉnh ra, ngó sân nhà
    Chim hót mềm bên hoa
    Hỏi khan ngày, quên , nhớ?
    Gió Xuân mừng tiếng oanh
    Ngậm ngùi cảnh sinh tình
    Ta mời ta uống tiếp
    Hát vang chờ trăng lên
    Dứt câu, liền đã quên

    Nguyễn Quảng Tuân dịch nghĩa như sau:

    Ngày Xuân Say Rượu Tỉnh Dậy Nói Chí Mình

    Ở trên đời giống như ở trong giấc mộng lớn.
    Làm chi cho vất vả thân mình.
    Cho nên suốt ngày ta say sưa,
    Nằm lăn quay ra ngủ trước hiên.
    Lúc tỉnh dậy ngó ra phía trước sân,
    Thấy một con chim hót trong khóm hoạ
    Ướm hỏi người ta, hôm nay là ngày gì,,
    Mà con chim oanh bay chuyền học nói trong gió Xuân?
    Xúc cảm trước cảnh ấy, ta muốn thở than.
    Đối cảnh ấy ta tự nghiêng bầu rượụ
    Ta cất tiếng ca vang, đợi chờ trăng sáng.
    Ca hát xong, ta quên cả mối tình buồn lúc trước.

    Cả bài thơ đã có hai câu đầu trấn giữ làm một khí phái bàng bạc ngang nhiên. Xử thế nhược đại mộng. Hồ vi lao kỳ sinh? Đời như giấc mộng lớn. Đã biết đời là giấc triền miên mộng, hà cớ còn bon chen vất vả tấm thân với cuộc trần ai ?

    Thần thái thi ca Lý Bạch, hay triết lý nhân sinh quan của ông, hầu như được thể hiện khá đầy đủ trong hai câu thơ nàỵ


    Nguyệt Hạ Độc Chước


    Hoa gian nhất hồ tửu,
    Độc chước vô tương thân.
    Cử bôi yêu minh nguyệt,
    Đối ảnh thành tam nhân.
    Nguyệt ký bất giải ẩm,
    Ảnh đồ tùy ngã thân.
    Tạm bạn nguyệt tương ảnh,
    Hành lạc tu cập xuân.
    Ngã ca nguyệt bồi hồi ;
    Ngã vũ ảnh linh loạn.
    Tỉnh thì đồng giao hoan,
    Tuý hậu các phân tán.
    Vĩnh kết vô tình du,
    Tương kỳ diểu Vân Hán.

    Một mình uống rượu dưới trăng
    (dịch: Tương Như)
    Có rượu không có bạn,
    Một mình chuốc dưới hoa.
    Cất chén mời Trăng sáng,
    Mình với Bóng là ba.
    Trăng đã không biết uống,
    Bóng chỉ quấn theo ta.
    Tạm cùng Trăng với Bóng,
    Chơi xuân cho kịp mà !
    Ta hát, Trăng bồi hồi,
    Ta múa, Bóng rối loạn.
    Lúc tỉnh cùng nhau vui,
    Say rồi đều phân tán.
    Gắn bó cuộc vong tình,
    Hẹn nhau tít Vân Hán.




    Tuý Tửu


    Địch đãng thiên cổ sầu


    Lưu liên bách hồ ẩm


    Lương tiêu nghi thanh đàm


    Hạo nguyệt vị năng tẩm


    Túy lai ngọa không san


    Thiên địa tức khâm chẩm

    DỊCH NGHĨA: Thiện Duyên Huyền Danh

    Rửa sạch hết thiên cổ sầu


    Tù tì uống cạn cả trăm bình rượu


    Đêm thanh bình ngồi đàm luận an tĩnh


    Ánh trăng vằng vặc không chi ngủ được


    Trên núi vắng lặng say rượu nằm


    Lấy đất làm gối, lấy trời làm chăn



    Dịch Thơ: Thiện Duyên Huyền Danh


    Uống liền trăm bình rượu


    Sầu ngàn năm rủ bay


    An nhiên bàn chuyện đạo


    Ánh trăng soi mắt đầy


    Lên núi nằm say lặng


    Gối đất đắp chăn mây

    08.06.09
    Huyền Danh






    Xuân Hiểu


    Xuân miên bất giác hiểu
    Xứ xứ văn đề điểu
    Dạ lai phong vũ thanh
    Hoa lạc tri đa thiểu


    Bản dịch của Lâm Xương Diệu:
    Giấc xuân không buồn thức,
    Khắp nơi chim ríu rít.
    Đêm qua gió mưa về,
    Hoa rụng nhiều hay ít?

    Bản dịch của Lê Trọng Nghĩa:
    Đêm xuân nồng giấc sáng chẳng hay,
    Tiếng chim ríu rít hót gọi bầy.
    Đêm qua mưa tuôn cùng gió giật,
    Hoa rơi chẳng hiểu ít nhiều đây.


    Bản dịch củaTương Như:
    Giấc xuân, sáng chẳng biết
    Khắp nơi chim ríu rít
    Đêm nghe tiếng gió mưa
    Hoa rụng nhiều hay ít?


    Bản dịch của Trần Nhất Lang:
    Say sưa trong giấc xuân nồng
    Nơi nơi trời sáng vang lừng chim ca
    Đêm qua có trận mưa sa
    Ai hay đã mấy đóa hoa lìa cành.





    Lý Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ông sống thời nhà Đường, thời đại được xem là đỉnh cao của văn chương thi phú.


    Từ nhỏ Lý Bạch đã nổi tiếng là thần đồng, biết làm thơ từ năm 10 tuổi. Lớn lên với chiếc áo trắng và một bầu rượu, ông đi khắp Trung Quốc nên hiểu biết rất rộng. Quan đại thần Hạ Tri Chương tiến cử ông với vua Đường Minh Hoàng. Vua mến tài ông cho làm quan chuyên soạn thảo thư từ. Ông làm việc rất giỏi nhưng chỉ tùy hứng chứ không mẫn cán. Có lần nhà vua sai Lý Bạch viết lời nhạc lúc ông…đang say! Lý Bạch cầm bút viết một hơi 3 bài Thanh Bình Điệu, vua và Dương Quý Phi rất thích.


    Sau ông bị Cao Lực Sĩ và Dương Quốc Trung gièm pha nên đã phải chạy khỏi triều đình. Trong thời gian đó, có lúc ông buộc phải theo Tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân. Viên quan này về sau làm phản. Lý Bạch bị bắt và xử tội chết nhưng nghe nói được Vương Chi Hoán hết sức xin tha, chỉ bị tội lưu đày. Sau vua Đường Đại Tông lên ngôi cho người mời về lại triều đình để phục chức, sứ giả chưa đến nơi thì ông đã qua đời, hưởng thọ 61 tuổi.


    Người đời sau xưng tụng Lý Bạch là Thi Tiên. Về cái chết của ông cũng có giai thoại kỳ lạ rằng một đêm rằm ông say rượu, nhìn xuống sông thấy trăng bèn nhảy xuống “bắt trăng” rồi chết đuối.


    Lý Bạch không quan tâm lắm đến gia đình, chỉ biết thơ và rượu, có lẽ đó là điểm yếu duy nhất của ông.


    Thơ Lý Bạch tương truyền có đến mười mấy ngàn bài nhưng thất lạc hết vì loạn An Lộc Sơn. Hơn một ngàn bài lưu lại được là nhờ người anh họ Lý Dương Lân có công thu thập. Những bài nổi tiếng như Tương Tiến Tửu, Hiệp Khách Hành, Hành Lộ Nan. Ta biết thời Đường có rất nhiều nhà thơ lưu danh sử sách. Thơ bảy chữ thì có thể nói, thơ Vương Xương Linh hay ngang với Lý Bạch, nhưng thơ năm chữ thì không ai sánh được với ông...
     
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này