Tuổi hoa Trong Vùng Mù Sương - Kim Phượng

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi nguyenthanh-cuibap, 30/12/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    Trong Vùng Mù Sương
    Tác giả: Kim Phượng
    Loại hoa tím: dành cho lứa tuổi 16 - 18
    Ebook: Cuibap
    Nguồn: Tủ sách tuổi hoa

    [​IMG]
    Quế Trân tỳ nhẹ tay lên ô cửa, đầu hơi nghiêng nghiêng, mái tóc dài lòa xòa che khuất một phần khuôn mặt. Cô bé ngồi yên như thế đã lâu, dường như bất động, đôi mắt mơ màng và buồn tênh. Cô bé đang suy tư, dáng gầy trông tội nghiệp quá.
    Ngoài kia mặt trời đã chạy trốn tự bao giờ, sương mù bắt đầu giăng giăng. Đà Lạt buổi chiều ảm đạm và ướt át làm sao. Lẫn trong màn sương thấp thoáng những ánh đèn và trên những hàng cây gió đang thổi về với cái lạnh tê buốt.
    Đà Lạt thành phố của sương mù, thành phố của huyền thoại, cảm hứng của thi sĩ và bối cảnh của bao cuộc tình. Trước cảnh Đà Lạt hoàng hôn, Quế Trân lặng lờ như một giòng sông. Cô bé đang thưởng thức vẻ đẹp của thành phố cao nguyên nổi tiếng? Cô bé đang tìm nguồn mạch cho một bài thơ ? Không, cô bé đang thả hồn trong nỗi buồn... nỗi nhớ...
    Đôi mắt cô bé đang dõi về chân trời xa chợt lại gần hơn. Những luống cải trong khu vực nhỏ trước mặt có vẻ xanh tươi hơn sau cơn mưa vội vã ban chiều. Mấy chú gà con mấp máy chiếc mỏ xinh xinh kêu lên những tiếng ‘‘chíp chíp" yếu ớt rồi chạy đuổi theo gà mẹ để dành mồi... Khóm hồng nhung trước hiên nhà càng thẳm màu hơn khi không gian chuyên chở về bóng tối.
    Quế Trân gục mặt vào đôi tay, nước mắt ứa ra, giọng sũng ướt :
    - Trời ơi! Buồn quá. Ba mẹ ơi, anh Linh chị Thảo ơi... những người thân yêu của tôi mô rồi.
    Đôi vai rung nhẹ theo tiếng nấc, cô bé để mặc cho nước mắt thấm ướt tay áo. Kỷ niệm ngày thơ ấu ở Huế bổng dưng như thác lũ tràn về ngập lụt vỡ bờ. Tất cả như cuốn phim quay chậm hiện rõ trong tâm hồn cô bé.
    ° ° °
    Giòng họ Công Tằng mấy đời làm quan lớn trong Triều. Ông ngoại Quế Trân sống trong giai đoạn Pháp thuộc với chức Tri Phủ - chán nản trước cảnh a dua, xu nịnh của một số quan trong triều đối với người Pháp, ông cáo quan về vui với vườn tược. Cảm kích trước sự liêm khiết đó, dân trong thành phố vẫn kính cẩn gọi ông là « Cụ Phủ »
    Quan liêu mãi mãi là một bức thành kiên cố, đóng khung những con người bảo thủ trong cuộc sống khép kín.
    Ở trường học, bạn bè nhìn Quế Trân với đôi mắt xa cách, đôi lúc họ muốn kết thân nhưng vẫn có "một cái gì đó vô hình" khiến họ không thể thân hơn với cô bé thèm một tình bạn. Ở nhà, Quế Trân chỉ được quanh quẩn ra đến ngoài vườn và cánh cổng cao, im sững là ranh giới ngăn biệt cô bé với những đứa trẻ khác. Cô bé thường đứng trong cổng dán mắt vào những khe hở nhìn một cách thèm thuồng trò chơi của mấy cô bé khác đồng lứa.
    Chỉ một bức tường mà ngăn đôi hai thế giới. Họ tự do và sung sướng biết bao, còn cô bé không bạn bè, sống cô đơn như chiếc bóng. Ngay đến anh Linh, chị Thảo cũng không thể tiêu phí thì giờ để tìm hiểu « nỗi buồn con nít » của cô bé.
    Anh Linh lúc nào cũng đạo mạo với cặp kính trắng, bạn bè là từng chồng sách cao chi chít chữ số, nhìn anh miệt mài học nhiều lúc cô bé tự hỏi khối óc của anh to bằng bao nhiêu để có thể chứa hết ngần kia những lý, những công thức, những con số ?

    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này