Kinh tế học Tư duy kinh tế Việt Nam: 1975 - 1989 - Đặng Phong

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi cuoicaisudoi, 15/2/25.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. cuoicaisudoi

    cuoicaisudoi Lớp 12

    [​IMG]

    Tư Duy Kinh Tế Việt Nam - Chặng Đường Gian Nan Và Ngoạn Mục 1975 – 1989:

    Mọi đổi mới đều bắt đầu từ đổi mới tư duy. Cách nghĩ cũ tạo ra mô hình cũ. Cách nghĩ mới tạo ra mô hình mới. Vậy thì trong những bộ óc chủ chốt thời đó, cách nghĩ cũ chuyển sang cách nghĩ mới như thế nào?

    Những chủ trương chính sách mới đã được thai nghén rồi vào cuộc như thế nào? Bắt đầu từ những ai? Trong những hoàn cảnh nào? Rồi bằng những cách nào cái mới đã “Chín” dần từ người này sang người khác? Phép mầu nào đã làm cho những “huý kỵ” đầy quyền uy đã được hoá giải một cách êm thấm, trong đồng thuận, không đổ vỡ?

    Thiết tưởng những khía cạnh đó sẽ vẫn còn là điều thú vị. Trên con đường đó sẽ thấy được không chỉ có những sản phẩm của đổi mới, những cao cố, nhà máy, đường cao tốc, các tập văn kiện, hồ sơ…, mà còn thấy được những con người mở đường, thì trên những lối đi mới ắt phải gặp những rào cản, những cạm bẩy, những va vấp, những thất bại và cuối cùng là những lối ra rất ngoạn mục, rất Việt Nam.

    “Đổi mới là một chặng đường đầy những thử nghiệm và khai phá gian nan, đầy những khó khăn, vấp váp, rồi chính từ đó mới bật ra những bước sáng tạo, bứt phá.

    Download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    girasoli, windcloud, quangnw and 5 others like this.
  2. Sách rất hay. Khuyến khích mọi người nên đọc. Mọi người sẽ thấy nền tảng Văn hóa và Giáo dục lạc hậu bất bình đẳng thời Pháp thuộc, tư tưởng ích kỷ tự tư tự lợi kết bè kết phái cục bộ chỉ biết phe mình chỉ quan tâm tới địa phương quê của mình độc hại của người Việt và nền tảng Kinh tế và Xã hội chậm tiến dị dạng quái thai, vặn vẹo do người Việt thế kỷ 19 và giặc Pháp để lại biến thành thứ xiềng xích khốn nạn trói chặt đời sau như thế nào
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/2/25
    GiacVien thích bài này.
  3. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Từ 1960s mà cụ Đặng Phong đã định hướng chọn nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt Nam thì chắc phải có lý do và đam mê đặc biệt lắm. Nhờ vậy nên mới ra đời nhiều đầu sách giá trị lâu dài như vậy. :D
     
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này