Kinh điển Tu viện thành Parme - Stendhal

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi amorphous, 31/3/15.

  1. amorphous

    amorphous Lớp 5

    [​IMG]
    Tu viện thành Parme (1839; Tiếng Pháp: La Chartreuse de Parme) là một trong hai kiệt tác của Stendhal, cùng với kiệt tác kia là Đỏ và đen.

    Tiểu thuyết này được coi là một trong những tiểu thuyết đầu của trường phái hiện thực, một thể loại hoàn toàn trái với chủ nghĩa lãng mạn đang thịnh hành thời đó. Nó được xem như một tác phẩm có ảnh hưởng đến nhiều nhà văn khác; Honoré de Balzac coi nó như một tiểu thuyết quan trọng nhất thời đó, André Gide cho rằng đó là tiểu thuyết tiếng pháp lớn nhất từ trước. Tolstoy bị ảnh hưởng mạnh bởi lối viết và cách xử lý sống động như thật về trận đánh nổi tiếng Waterloo trong Tu viện thành Parme ở các tác phẩm viết về chiến tranh của ông.

    Tu viện thành Parme nói về câu truyện của một quý tộc trẻ người Italia Fabrizio del Dongo và những những bất hạnh của anh trong thời Napoleon. Các sự kiện được xây dựng tập trung ở thành Parme và một lâu đài ở Lake Como, cả hai đều ở Italy, một số địa điểm khác dọc châu Âu cũng được đề cập đến, bao gồm Trận Waterloo, nơi mà Fabrizio chiến đấu cho Napoleon.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 31/3/15
  2. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Tu viện thành Pacmơ
    Nguyên tác: La Chartreuse de Parme
    Tác giả: Stendhal
    Dịch giả: Huỳnh Lý
    Nhà xuất bản Văn học
    Năm xuất bản: 2003
    Số trang: 664
    Định dạng file: PDF


    Đây là kiệt tác thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà văn Pháp Stendhal. Với Tu viện Thành Pacmơ, Stendhal đã tỏ rõ là bậc thầy trong việc phân tích tâm lý, cũng như trong Đỏ và Đen. Chuyện xảy ra từ khi Napoléon Bonaparte kéo quân vào Bắc Italy (1796) đến những năm 20 của thế kỷ XIX. Bối cảnh từ Công quốc Milan chuyển qua Công quốc Parma.

    Quân đội cách mạng Pháp trẻ trung và hăng hái vào đất Italy đánh đuổi quân Áo, đem tự do và vui tươi, khoáng đạt lại cho nhân dân Milan và các phần tử cấp tiến, trong đó có nữ Hầu tước Del Dongo và cô em chồng Gina, trong khi Hầu tước hằn học lánh mặt. Fabrice del Dongo ra đời từ sự gần gũi giữa nữ Hầu tước với một sỹ quan Pháp. Diễm lệ, thông minh, hào hiệp và phóng khoáng, Gina tìm thấy ở người cháu đang trưởng thành một tâm hồn bạn.

    Khi Napoléon (tướng Bonaparte trước) giành lại được ngôi Vua năm 1815, được bà cô giúp, Fabrice hăng hái lặn lội sang Pháp với ý định phụng sự con người từng “giải phóng nước Italy” và “muốn rửa nhục cho nhân dân Italy”. Thực tế thô bạo và thấp hèn ở chiến trường Waterloo và cảnh bại trận thảm hại của “Đạo quân vỹ đại” đã làm chàng tỉnh mộng. Chàng cũng mất lý tưởng từ đó.

    Trở về Milan, chàng bị tình nghi, phải theo cô sang cư trú ở Công quốc Parma. Gina, bây giờ là Nữ Công quốc Sanseverina, cùng với người yêu là Thủ tướng Tosca, giới thiệu Fabrice đi học ở Viện Thần học Naplơ, mong cho chàng tiến thân trong Giáo hội. Ba năm sau, Fabrice trở về, rắn rỏi, đẹp trai hơn trước và vẫn quý mến người cô. Bà Công tước, tuy vẫn trẻ đẹp, nhưng lớn hơn Fabrice 14 tuổi và là cô, không muốn thu nhận mối tình thầm kín trong lòng mình, mà cũng không thể khắc phục.

    Với sự che chở của Bá tước Mosca và lòng yêu mến của vị Tổng giám mục già, Fabrice nhanh chóng lên chức vị Đệ nhất tổng trợ tá tòa Tổng Giám mục. Nhưng chàng không sống như một cố đạo gương mẫu. Chàng chơi bời, đấu kiếm, có khi phải trốn tránh vì đã gây tai tiếng. Trong một vụ giành giật tình nhân, vì tự vệ, chàng buộc phải giết kẻ tình địch. Nữ Công tước vốn là một ngôi sao sáng mà Quận vương muốn giữ làm trang trí cho triều đình.

    Trong một cuộc bệ kiến gay cấn, bà đã dùng nghị lực, trí thông minh và tính táo bạo của mình buộc Quận vương ký lệnh đình truy tố Fabrice. Nhưng sau đó, tên lãnh chúa cảm thấy nhục, đã lật lọng để cho cánh thù địch của Mosca và nữ Công tước lập mưu bắt Fabrice giam riêng ở tầng cao chót vót ngục tháp Phacnedơ. Vào ngục, Fabrice làm một chuyện bất ngờ: Chàng yêu nàng Clelia Conti, con gái tướng trấn thủ ngục thành.

    Trong cách bức, hai người chuyện trò với nhau bằng tín hiệu. Vốn đã nghe tiếng Fabrice là tay phong tình, lại sợ cha, Clelia cố cưỡng lại thiên hướng của lòng mình. Nhưng khi được biết có người mưu toan đầu độc chàng, nàng xiêu lòng và cùng Nữ Công tước tổ chức cho chàng vượt ngục một cách rất mạo hiểm. Nữ Công tước mượn tay nhà thơ, nhà cách mạng Panla si tình để trừng phạt tên lãnh chúa đê hèn bằng thuốc độc. Nhưng bà buồn rầu thất vọng khi thấy Fabrice ngày đêm chỉ nghĩ đến Clelia, chàng đã trở vào ngục Phacnedơ để chờ tái thẩm vụ án. Chàng sắp ăn bữa cơm có đánh thuốc độc thì Clelia liều lĩnh vào buồng giam, kịp thời đạp đổ hết.

    Trong khi đó, vì tình yêu, Nữ Công tước hạ mình lợi dụng sự yêu thầm nhớ trộm của Tân vương để đoạt lệnh phóng thích đưa đến nhà ngục. Vì phản quyền lợi cha quá nghiêm trọng và suýt làm cho cha chết vì độc dược, Clelia phát thệ sẽ đoạn tuyệt với Fabrice và lấy người chồng do cha chọn. Nàng làm đúng lời thề. Tuy nhiên, Fabrice bây giờ thừa kế chức Tổng giám mục, đã làm hết cách để nối lại cuộc tình duyên xưa. Không cầm lòng được, Clelia vi phạm lời thề. Họ có với nhau một đứa con. Fabrice thấy mình sống cô đơn, cố đòi bắt con về nuôi – đứa bé chết – Clelia coi đó là một sự trừng phạt của Chúa, rồi ốm chết. Fabrice bỏ chức, vào Tu viện dòng Sactơrơ ở thành phố Parma và chết tại đó một năm sau.

    Tu viện thành Pacmơ (La Chartreuse de Parme) là một cuốn tiểu thuyết nửa lãng mạn, nửa hiện thực. Cốt truyện lấy ở truyện biên niên Roma từ thế kỷ XVI còn lại, với những tình yêu say đắm, những chi tiết bất ngờ thậm chí ly kỳ, những việc bói sao, đoán điềm lành dữ... khiến cuốn tiểu thuyết có dáng dấp lãng mạn khi xem lướt. Nhưng những xung đột và mâu thuẫn, những bức tranh về xã hội và triều đình, những tính toán, những chân dung, những phơi bày về tâm lý tình yêu, tự ái, hằn thù, thèm khát tiền tài, danh vị... tóm lại những cái làm nên giá trị lâu dài của một cuốn tiểu thuyết đều chính xác, sinh động như cuộc sống. Tuy nhân vật mang những cái tên của ngót 3 thế kỷ trước và có những hành động của thời Phục hưng, nhưng người ta vẫn thấy đây là bức tranh vẽ các tiểu quốc Italy trong thoái trào hậu cách mạng dân quyền tư sản Pháp và đang ngập lút trong cảnh hồi sinh của quân quyền chuyên chế ở khắp Châu Âu. Cuốn tiểu thuyết lên án chuyên chế ngạo mạn và phỉ nhổ cúi luồn, nịnh hót, xúc xiểm, mua bán, xảo trá, đê hèn, nhu nhược. Nó phát huy nghị lực, lòng dũng cảm, tính hào hiệp, ý thức danh dự, sắc đẹp và trí thông minh, đề cao tình yêu chân thành và say đắm, chấp nhận quyền đi tìm hạnh phúc của mỗi người.

    Download:

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    lynx, chis, nistelrooy47 and 10 others like this.
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Cảm ơn tất cả mọi người đã đóng góp cho diễn đàn một tác phẩm kinh điển. Cá nhân mình rất rất thích tác phẩm này và cũng nhân đây chân thành cảm ơn bạn @Văn.Cường vì đã thay danh từ sang tiếng Pháp vì mình không chịu nổi cách phiên âm tiếng Việt. Hy vọng trong thời gian tới mọi người đóng góp thêm nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng cho TVE-4U.
     
    pdkhoa, dieuminh158, thanhedx and 6 others like this.
  4. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Bản tiếng Pháp 197418.jpg
     

    Các file đính kèm:

    DHR34, cam_tn, chis and 5 others like this.
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Hoá ra Parme chính là tên tiếng Pháp của Parma, thành phố có đội bóng Parma nổi tiếng từng giành 3 cúp châu Âu và 1 siêu cúp châu Âu.
     
    davinci29 and Văn.Cường like this.
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Mặc dù nhà tôi có sách giấy cả hai cuốn này nhưng tôi mới đọc Đỏ và Đen. Để khi nào đọc xong thì mới có nhận xét được.
     
  7. thanhedx

    thanhedx Mầm non

    Bản ebook này được làm tỉ mỉ, cẩn thận không chê vào đâu được. Mong rằng các cuốn sách của Balzac cũng được làm lại như vậu :p
     
    Văn.Cường thích bài này.
  8. chanhvan1987

    chanhvan1987 Lớp 11

    Gửi mọi người bản sửa thêm lỗi chính tả.
     

    Các file đính kèm:

    Storm, amorphous, 1metruyen and 13 others like this.
: Stendhal

Chia sẻ trang này