Tạp chí Văn Học Nước Ngoài

Thảo luận trong 'Báo - Tạp chí' bắt đầu bởi amylee, 27/12/24.

  1. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    cover22222.jpg

    Tạp Chí Văn Học Nước Ngoài - Số 6-2001

    Mục lục:
    • VĂN - F.M. DOSTOIEVSKI
    - Chú Hài Đồng bên cây thông Đức Chúa
    - Người đàn bà nhẫn nhịn
    - Giấc mơ của kẻ nực cười
    - Ông G-bov với vấn đề nghệ thuật
    • THƠ - M. YU. LERMONTOV
    - Ác Quỷ
    - ĐỖ LAI THÚY - M. Yu. Lermontov trong tôi
    • LÝ LUẬN PHÊ BÌNH
    - PHẠM VĨNH CƯ - Dostoievski - Sự nghiệp và di sản
    - LÊ HỒNG HÀ - “Bản ngã thứ hai” - phương thức thể hiện nội tâm nhân vật của Fiodor Dostoievski
    • VĂN HỌC DỊCH VÀ DỊCH VĂN HỌC
    - PHẠM THỊ PHƯƠNG - Sự thất thoát nhịp điệu thường thấy khi dịch văn Dostoievski
    • TƯ LIỆU VĂN HỌC
    - Hồi kí của người vợ thứ hai của Dostoievski
    • GHI CHÉP
    - BÙI BÌNH THI - Thăm nhà cụ Dostoievski

    Trân trọng gửi đến tất cả các bạn!
    {:Bang Tang Du Tu 2:}
     

    Các file đính kèm:

  2. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 8

    Đã là 'fan' của ai đó rồi thì những những gì liên quan đến họ đều có!:D
     
    machine, amylee and zoomvietnam like this.
  3. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    Đã là fan thì mọi thứ về người ấy đều phải có, không thể có được thì cũng phải chịu thôi cute_smiley18.
     
    sucsongmoi thích bài này.
  4. zoomvietnam

    zoomvietnam Lớp 4

    Mê văn chương và ao ước trở thành nhà văn, Dostoievski từ nhỏ và suốt đời đọc rất nhiều, bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Pháp, tiếng Đức mà ông thông thạo. Ngoài văn học Nga và Châu Âu, Dostoievsky am tường lịch sử nước ông và Châu Âu trung-cận đại và rất yêu triết học. Sau này, ngay thời làm lính ở Xibia, ông nhờ anh trai gửi cho ông nào Kant, nào Hegel; ở nhà ông ở Peterburg và Staraya Russa luôn luôn có Platon mà ông thích đọc đi đọc lại. Ông đối thoại tuyệt vời với Platon, Kant, Hegel và nhiều nhà tư tưởng khác bằng những tiểu thuyết triết lí của mình, nhưng cũng có khi sẽ tranh luận trực tiếp như một kí giả.
    Ông hâm mộ Balzac và thuở thiếu thời có dịch một tiểu thuyết của Balzac (“Eugénie Grandet”) ra tiếng Nga, song Balzac trong con mắt Dostoievsky là một “trí tuệ vũ trụ” . Ông suốt đời yêu và đề cao Hugo và Georges Sand, mà ở Pháp thì, từ giữa thế kỉ XIX, Georges Sand bị coi là đã hết sức lỗi thời, là “người đại diện cho chất thơ của những hư ảo giả dối” (lời Zola). Cái hư ảo, kì ảo, cái không có trong đời thực mà chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng, của những khát vọng và thất vọng, những lo âu và sợ hãi của con người - Dostoievsky yêu nó trong sáng tác của cả những cây bút lãng mạn phóng túng đến cực đoan như Hoffmann, Maturin, Poe, và sau này chính ông cũng sẽ sử dụng rộng rãi cái chất liệu phi hiện thực ấy trong những nỗ lực “lột tả mọi bề sâu của tâm hồn con người.

    “Con người là một bí ẩn. Cần tìm ra bí ẩn ấy, và nếu có tìm suốt đời, thì cũng đừng cho là đã mất thì giờ. Tôi vật vã với nó, vì tôi muốn làm người”
     

Chia sẻ trang này