VHTN-Khác Văn học Trung Quốc hiện đại (1898-1960) - Nguyễn Hiến Lê

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi goldfish, 23/12/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. goldfish

    goldfish Lớp 8

    VĂN HỌC TRUNG QUỐC HIỆN ĐẠI
    (1898 - 1960)

    Tác giả: Nguyễn Hiến Lê
    (Nguồn: Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê IV: Văn học
    Nxb Văn học – Hà Nội – 2006)


    [​IMG]

    Cung cấp bản scan: Hoaithu84
    Thực hiện eBook: Goldfish
    Ngày hoàn thành 23/12/2013
    TVE-4u
    THAY LỜI GIỚI THIỆU

    “Cuốn Văn học Trung Quốc hiện đại cũng tốn sức tôi rất nhiều, năm 1953, tôi đã viết bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc để tìm hiểu tự học; in bộ đó rồi, tôi tự hẹn sẽ tìm hiểu kĩ hơn về Văn học hiện đại của Trung Quốc để bổ túc, và từ khoảng 1960, tôi nhờ vài người bạn thân kiếm cho một số sách báo ngoại quốc viết về văn học Trung Quốc từ cuối Thanh đến nay, nhưng chỉ có mỗi một ông bạn, ông Tạ Trọng Hiệp ở Paris kiếm cho được cuốn History of Modern Chinese fiction của C.T. Hsia. Rốt cuộc trong năm sáu năm, tôi chỉ thu thập được sáu, bảy cuốn, một số của cộng sản, một số của Mĩ và Pháp, tuyệt nhiên không có cuốn nào của vùng Quốc gia Đài Loan cả. Thành thử tài liệu về thơ và kịch hiện đại, tôi gần như không có gì, nên không thể giới thiệu hai loại đó cũng tương đối kĩ như giới thiệu loại tiểu thuyết được. Khuyết điểm đó rất nặng; nhưng tôi cũng miễn cưỡng soạn cho xong. Miễn cưỡng chứ không phải cẩu thả; trái lại là khác, mỗi chương, nhất là trong cuốn II, tôi tốn nhiều công, viết xong thấy rất mệt, có cảm giác như leo một ngọn núi. Và trước sau tôi cũng phải nghỉ hai ba lần sau mỗi chặng đường. Độc giả làm sao biết được nỗi khó khăn đó của tôi”.

    (…)

    “Ôn lại hai chục năm hoạt động tích cực về văn hóa từ khi thành lập nhà xuất bản tới ngày miền Nam được giải phóng, tôi thấy chỉ làm chủ được tới một phần nào thôi, còn thì do sự ngẫu nhiên chi phối.

    Năm 1954, mới lên Sài Gòn, tôi định viết độ mươi năm, khoảng vài ba chục cuốn nữa, không ngờ viết luôn cho tới 1975, rồi tới bây giờ, và số tác phẩm viết được đã gấp ba số dự định.

    Từ khi mới cầm bút, tôi vẫn thích viết Du kí, vẫn mong đi dọc đường Quốc lộ số 1, ghi chép những cảnh đẹp, tục lạ, cổ tích từ Nam ra Bắc, mà vì chiến tranh, tôi mới tới được Qui Nhơn rồi phải bỏ dở.

    Hồi còn ở Đại học, tôi đã thích đời Nguyễn Công Trứ, định chép tiểu sử của ông, mộng đó cũng không thực hiện được vì thiếu tài liệu và vì sống ở Nam, không có dịp tới những nơi có di tích của ông.

    Trái lại, có nhiều môn, nhiều đề tài tôi không tính viết mà lại viết, viết nhiều nữa.

    (…)

    Tôi có một mục đích rõ rệt là phục vụ trong việc mở mang kiến thức thanh niên, tôi có óc tò mò, sách nào hay tôi cũng muốn đọc, môn nào cũng muốn biết, và hễ thấy đề tài nào lí thú, có ích thì tìm hiểu rồi truyền điều tôi hiểu cho độc giả. Đó là sự nhất trí trong tất cả các trứ tác của tôi, từ sách dạy cách học cho học sinh tới các công trình khảo cứu về văn học, triết học. Sự ngẫu nhiên đưa tôi tới hướng nào, khiến tôi bước vào môn nào thì tôi theo hướng đó, viết về môn đó.

    Nhưng có điều này ít độc giả nhận thấy. Trong mỗi môn chính, mới đầu tôi viết một hai tác phẩm dễ hoặc khái quát, rồi ít lâu sau tôi trở lại, mở rộng thêm, đào sâu hơn. Như vậy chính là do khuynh hướng tự học của tôi: biết cái cốt yếu đã rồi sau đi vào chi tiết. Và đó cũng là một sự nhất trí trong cách tôi làm việc.

    (…)

    Thơ không phải là sở trường của tôi mà cổ văn Trung Quốc chỉ được Nam Phong giới thiệu độ mươi bài, cho nên tôi nghiên cứu về cổ văn. Năm 1966, cho xuất bản bộ Cổ văn Trung Quốc, cuốn đầu tiên trong loại đó ở nước nhà; tiếp theo tôi soạn chung với ông Giản Chi hai bộ Chiến Quốc sáchSử kí của Tư Mã Thiên. Sau cùng tôi viết về Văn học Trung Quốc hiện đại, mà trong bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc tôi chỉ phát qua trong chương cuối.

    Nên kể thêm Tô Đông Pha, một cuốn thuộc loại tiểu sử danh nhân nhưng cũng cho độc giả biết được ít nhiều về thi từ và cổ văn đời Tống, vì trong cuốn đó, ngoài Tô Đông Pha tôi giới thiệu cả cha và em của Tô (Tô Tuân, Tô Triệt), Âu Dương Tu, Vương An Thạch…

    Nếu kể cả bản dịch Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa nguyên văn của Lâm Ngữ Đường, thì về văn học Trung Quốc tôi đã góp được khoảng 3.500 trang, bảy nhan đề.

    (…)

    Tóm lại, hồi mới cầm bút, tôi chỉ có mục đích viết về trí, đức dục thanh niên; sau lần lần, vì sở thích, tôi hướng về cổ học Trung Hoa, mỗi ngày một đào sâu hơn. Tôi cho đó là sự diễn tiến tự nhiên trong việc tự học.

    Trong trên ba chục năm trứ tác (kể tới năm nay), tính ra tôi đã bỏ hơn mười năm (khoảng 1/3 thời giờ) vào hai chục tác phẩm Cổ học (7 văn học, 13 triết học).

    Số hai chục tác phẩm, khoảng 8.500 trang sách đó không phải là ít, nhưng chỉ vì mới ra mắt độc giả được hai phần ba, nhất là vì loại đó kén độc giả, in ít, phổ biến hẹp, chìm trong số trên tám chục tác phẩm đủ loại cho thanh niên phổ biến rộng trong mọi giới, cho nên mới có độc giả trách tôi là không chuyên.

    Nếu tôi chỉ chuyên về Cổ học Trung Hoa thôi thì chỉ nội số tác phẩm của tôi đã xuất bản trong loại đó cũng đủ để cho mọi người cho tôi là chuyên rồi; nhưng thiếu phần tôi viết cho thanh niên thì ảnh hưởng của tôi trong xã hội không được bao, mà chưa chắc tôi đã in được những tác phẩm về cổ học: Nhà nào chịu chuyên xuất bản loại đó? Mà tôi muốn tự in lấy thì tiền đâu? Bộ Đại cương triết học Trung Quốc chẳng hạn tôi phải hùn vốn với nhà Cảo Thơm; còn bộ Văn học Trung Quốc hiện đại, tôi phải xuất vốn in lấy 2.000 bộ mà năm năm sau, ngày Sài Gòn được giải phóng, chỉ mới bán được trên ngàn bộ vừa đủ vốnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link.

    (…)

    [​IMG]
    Ở trên tôi nói không được vừa ý về bộ Văn học Trung Quốc hiện đại vì thiếu nhiều tài liệu. Tuy nhiên cho tới ngày nay, muốn biết về văn học hiện đại của Trung Hoa, ngoài bộ đó ra, chúng ta không còn cuốn nào khác. Tôi vẫn thỉnh thoảng tra lại nó. Trong đoạn kết tôi đã vạch rõ hai nền văn hóa Hoa, Việt từ cuối thế kỷ trước đến nay tiến song song nhau y như anh em sinh đôi, như vậy chỉ vì hai nước đồng văn với nhau, gặp những hoàn cảnh như nhau. Cuối bộ, tôi đã đặt vấn đề tự do và chỉ huy trong văn nghệ: “Tự do nhưng tự do tới mức nào, chỉ huy nhưng chỉ huy ra sao, làm sao để cho kẻ này đừng lạm dụng tự do, kẻ kia đừng lạm dụng quyền hành, vấn đề quan trọng đó vẫn chưa có một giải pháp lưỡng toàn nếu bản thân những người làm văn nghệ và cả những người hưởng thụ văn nghệ chưa có một nền đạo đức, một sự giác ngộ và một trình độ giám thức tối thiểu nào đó”.

    Trong Phụ lục, tôi thêm ba trang chê cuộc Cách mạng Văn hoá 1965-66 của MaoVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Năm 1976 trong một cuộc toạ đàm ở Sài Gòn giữa ông Hà Huy Giáp, Thứ trưởng bô Văn hóa, ông Hà Xuân Trường, Thứ trưởng bộ Giáo dục ở Hà Nội vào, với khoảng mười nhà văn “nằm vùng”, hoặc “tiến bộ” ở Sài Gòn, tôi hỏi ông Giáp:

    - Trong cuốn Văn học Trung Quốc hiện đại tôi có chê cuộc Cách mạnh Văn hóa năm 1966 của Trung Hoa, như vậy có hợp với đường lối của chính phủ không?

    Ông do dự một chút rồi đáp:

    - Tôi không biết cuộc cách mạng đó ra sao, nhưng mỗi nước có một đường lối văn hóa riêng.

    Lúc đó tôi mừng lắm. Chính phủ Việt Nam sáng suốt hơn Trung Hoa, mặc dầu trước đã phạm lỗi “Trăm hoa đua nở” như họ. Nhưng chỉ hai năm sau, có lệnh ở Hà Nội bắt miền Nam phải huỷ hết những sách báo xuất bản trước ngày 30-4-75, chỉ được giữ lại những sách về ngôn ngữ, nghề nghiệp, khoa học tự nhiên; tôi thấy Hà Nội cũng không hơn gì Bắc Kinh. Tin đó làm cho dư luận Sài Gòn rất xôn xao, chính quyền phải tuyên bố tạm hoãn để xét lại rồi êm luôn.

    Nguyễn Hiến Lê

    (Trích Đời viết văn của tôi, Nxb Văn hoá Thông tin, 2006)


    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bộ Văn học Trung Quốc hiện đại do Nxb Nguyễn Hiến Lê in năm 1969; Nxb Văn học tái bản năm 1983. Năm 2006, Nxb Văn học đưa vào Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê IV – Văn học. (Goldfish).

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Bản in trong Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê IV không có phần Phụ lục và cũng không có phần Mục lục. (Goldfish).


    Mã:
    [B]Định dạng PRC[/B]   [URL="https://dl.dropboxusercontent.com/s/c84b6azbnlqiqyh/VanHocTQHienDai1898-1960_NHL.rar?dl=1&token_hash=AAHn2dao8eq41RXgJxVI_RcRDM_zNqfo4rZj0S1c6zSg5Q"]VanHocTQHienDai(1898-1960)_NHL.rar[/URL]    
                            (Fonk chữ Hán: Arial Unicode MS)
     
    Last edited by a moderator: 10/6/15
    amorphous thích bài này.
  2. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Đôi điều về tác phẩm Ý Đại Lợi kiến quốc tam kiệt truyện của Lương Khải Siêu

    Trong bộ Văn học Trung Quốc hiện đại (1898-1960) của Nguyễn Hiến Lê, tiết viết về Lương Khải Siêu có đoạn sau (xin trích):

    “Về sử, ông cũng cống hiến được nhiều: Tân sử học, Trung Quốc sử tự luận (…); lại chép cả sử ngoại quốc: Ý Đại Lợi kiến quốc tam liệt truyện, Nhã Điển tiểu sử, Triều Tiên vong quốc sử lược, cuốn nào cũng hấp dẫn, sáng sủa, nồng nàn, có màu sắc, kích thích lòng ái quốc của độc giả”. (Trích trong Tuyển tập Nguyễn Hiến Lê IV: Văn học – Hà Nội – 2006).

    Về tác phẩm Ý Đại Lợi kiến quốc tam liệt truyện, trong eBook Văn học Trung Quốc hiện đại (1898-1960), tôi đã sửa lại thành Ý Đại Lợi kiến quốc tam kiệt truyện, và chú thích như sau: “Ý Đại Lợi kiến quốc tam kiệt truyện: 意大利建國三傑傳 (sách in lầm “kiệt” thành “liệt”)”.

    Ở đây tôi xin được nói thêm đôi điều:

    1. Có lẽ trong bộ Văn học Trung Quốc hiện đại (1898-1960) do Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê in lần đầu vào năm 1969 đã in lầm chữ “kiệt” thành “liệt” nên Nhà xuất bản Văn học, khi tái bản cũng in là “liệt”.

    2. Đoạn sau đây trong bài Lương Khải Siêu đăng trên Wikipedia tiếng Việt (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) cũng chép là “liệt”:

    “(…) Ngoài ra, ông còn chép những danh nhân đương thời như Khang Hữu Vi, Lý Hồng Chương; và chép cả sử nước ngoài như Ý Đại Lợi kiến quốc tam liệt truyện, Nhã Điển tiểu sử, Triều Tiên vong quốc sử, v.v...”

    Có lẽ tác giả bài Lương Khải Siêu vừa nêu đã vựa vào bộ Văn học Trung Quốc hiện đại (1898-1960) của Nguyễn Hiến Lê nên cũng “sao y” chữ “liệt”.

    3. Sở dĩ tôi cho cho rằng phải viết “kiệt” mới đúng là vì các trang mạng chữ Hán đều chép tên tác phẩm đang xét là: 意大利建國三傑傳.

    4. Trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link còn cho biết ba vị “kiệt” đó là: Mã Chí Ni 玛志尼 (Giuseppe Mazzini) , Gia Lý Ba Để (Đích) 加里波的 (Giuseppe Garibaldi), Gia Phú Nhĩ 加富尔 (Cǎmillo Benso di Cavour).
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này