Phật Giáo Vi trùng, vi khuẩn có thuộc loại chúng sinh không nên làm hại?

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi xversion1, 2/7/19.

Moderators: mopie
  1. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Theo quan niệm của Phật thì có 2 loại chúng sinh là hữu tình và vô tình. Nếu nói hữu tình là các loại động vật còn vô tình là các loại cây cỏ thì cũng dễ phân biệt. Nhưng đến loại nhỏ như vi trùng vì khuẩn thì thật là khó nói, chưa chắc cách phân biệt của Phật đã giống cách phân biệt của môn sinh học. Nếu nói hữu tình là loại có tình cảm biết đau đớn thì liệu con kiến có biết đau không, con gián cụt đầu vẫn bò nguây nguẩy cũng ko biết là có biết đau không? Thời của đức Phật thì chắc chưa có biết về vi trùng, vi khuẩn nên chắc không có đề cập. Chỉ là không biết những cao tăng về sau này có ai thắc mắc, nghiên cứu và diễn giải cụ thể vấn đề này hay không? Các bác đọc nhiều hiểu rộng nếu biết xin cho em chút chỉ dẫn.
     
    summer_bkarda thích bài này.
  2. Tanly

    Tanly Mầm non

    Xin chào bác xversion1, tôi có tí kiến thức về Phật giáo nhờ đọc sách, cũng có tí kinh nghiệm nhờ hành pháp.

    Theo tôi nghỉ là, nói con kiến biết đau, hay nói con kiến không biết đau mọi người cũng không tin đâu, làm sao mà chứng minh được xác đáng. Nên tôi xin mạo muội nới rộng vấn đề ra một tí.

    Giới luật đầu của đạo Phật là "không nên sát sanh" cho nên dù là chú kiến bé mình cũng không nên sát hại, giữ gìn có ít tẹo vậy thôi nhưng lợi ích lớn lắm, vì sao, vì đến cả kiến con mình còn cố gắng yêu thương bảo vệ thì huống chi những động vật lớn hơn, nên mình chẳng cần lo bản thân phạm giới sát. :)

    Và tôi mạo muội hỏi bác: "Biết con kiến có đau hay không có lợi ích không?" ; "Nếu bảo con kiến không biết đau thì sao? Chẳng lẽ người ta có thể tự cho phép bản thân giẫm kiến con mà không chút xấu hổ ư? ..." Cho nên, ý tôi muốn nói là, kiến có đau hay không không quan trọng đâu, kể cả vi khuẩn cũng vậy ấy. Tuy nhiên, cuộc sống mà, có những việc lực bất đồng tâm, kiến nhỏ quá lại màu đen như cát khó phân biệt, đôi khi VÔ TÌNH giẫm phải thì biết làm sao?
    Không phải lo, đức Phật có dạy giới thứ nhất: "Từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, từ bỏ trượng, kiếm, gậy gọc các loại vũ khí, tránh xa trượng, kiếm, gậy gọc, các loại vũ khí, LUÔN LUÔN biết sợ hãi và xấu hổ trước những lỗi NHỎ NHẶT trong sát sanh, luôn sống với lòng từ bi, thương xót cho tất cả hạnh phúc của chúng sanh muôn loài hữu tình."
    Tâm lý con người ta có nhiều lỗ hổng như cái rạ, một lỗ hổng ví như một lý do mà con người ta tự suy để lý luận cho hành động sai phạm của mình, nhưng giới Phật thì vi diệu, ví như băng keo dán bít hết thảy lỗ lại vậy, giữ nó thì không lý luận mà làm sai nữa, và vẫn không phải tạo tội nghiệt chồng chất, ngược lại, nó còn giúp nuôi dưỡng lòng từ bi bao la, đem đến lợi ích, quả lợi ích lớn.

    Cho nên, thay vì trả lời cho bác là kiến biết đau hay không biết đau, tôi xin trả lời là, không nên hại dù chỉ là chú kiến bé nhỏ đáng thương.

    Viết thêm sợ nhiều, còn có câu chuyện "uống nước có trùng" (tên này tôi tự đặt) trong pháp Phật nữa, chỉ ra rõ, biết nước có con trùng mà uống còn phạm giới, tỳ kheo đó bị Phật rầy, còn tỳ kheo kia vì phạm giới sẵn sàng chết không uống nước được Phật hết lòng khen ngợi. :)

    Hi vọng có thể phần nào giải tỏa được thắc mắc của bác xversion1.

    Peace ~
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/7/19
    kakalot991, ntdieu and xversion1 like this.
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Phật Thích ca đã đề cập vấn đề này.
    Bây giờ người tu theo Phật giáo trước khi uống nước phải trì Ẩm thủy chú:
    Phật quán nhất bát thủy
    Bát vạn tứ thiên trùng
    Nhược bất trì thử chú
    Như thực chúng sinh nhục
    (Phật nhìn 1 bát nước, 8 vạn 4 ngàn con vi trùng. Nếu chẳng niệm chú này. Như ăn thịt chúng sinh)

    Nhưng thực ra uống vào những con vi trùng ấy có chết không hay người uống lại chết, đó là 1 chuyện khác. Như Phật Thích ca cũng vì ăn 1 món để lâu bị ôi thiu dẫn đến mắc bệnh tiêu chảy mà chết đấy.
     
    xversion1 thích bài này.
  4. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Thế này chằng phải là hơi khó thực hành sao bác? Với kiến trình độ khoa học hiện nay thì người ta đã chứng minh khắp nơi xung quanh đều có vi trùng, vi khuẩn rồi, chẳng những ăn uống mà ngay cả sờ chạm cũng toàn vào những chỗ có vi trùng vi khuẩn. Mà rõ ràng ai biết như vậy nên không thể nói là không biết, chỉ là không nhìn thấy chúng, Nếu vậy làm sao mà giữ được việc ko sát sinh?
     
  5. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Đây chính là bài chú hay chỉ là bài thơ tường thuật phương pháp vậy bác?
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Là bài chú đấy, đã được dịch ra chữ Hán. Các vị tỳ kheo phải tuân theo mấy trăm giới luật, ăn uống, rửa bát, xỉa răng... đều phải đọc chú- thậm chí đi vệ sinh xong cũng đọc chú, nếu không cái tay ấy bị coi là dơ bẩn, không làm việc cúng kiếng được.
    Bạn search Kinh nhật tụng, Ẩm thủy chú... sẽ thấy rất nhiều, VD như ở đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    xversion1 thích bài này.
  7. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Câu chuyện 'uống nước có trùng' là nói nước có con trùng to như bọ gậy, nòng nọc gì đó chứ không phải vi trùng đâu.
     
  8. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Bác có nhầm không, chứ trong bát nước mà có cả đàn bọ gậy nòng nọc nguây nguẩy tung tăng bơi lội thì đến đồ tể khát máu cũng chẳng dám uống chứ nói chi người thường. Em nghĩ là phải nói về vi trùng mới đúng.
     
  9. eta128

    eta128 Lớp 4

    mình nhớ ko nhầm thì câu chuyện uống nước này lấy nước từ nguồn nước cạnh khu vực sinh sống của nai, chỉ là 1 bát nước, chả lẽ 8 vạn 4 ngàn con nòng nọc bọ gậy đủ chứa trong 1 bát nước?
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế mới có 1 người không uống và bị chết khát.
    Ngày xưa uống nước mưa có bọ gậy là thường. Lúc khát quá thì nước đái còn uống nữa là.
     
    xversion1 thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đấy lại là chuyện khác, chỉ có Phật quán chiếu được 8 vạn 4 ngàn con vi trùng trong 1 bát nước thôi, 1 con số ước lệ chỉ rằng có rất nhiều.
     
  12. Tanly

    Tanly Mầm non

    :) Câu chuyện nước có trùng này tôi biết nhờ được thuật lại trong sách, thiết nghĩ, ắt phải là đang nói về loại trùng như lăn quăn, một loại có thể quan sát thấy. 2 vị Tỳ-kheo trong câu chuyện này vượt qua hoang mạc để gặp Phật, vì không có nguồn nước nào khác ngoài phần nước có trùng đó nên một vị Tỳ-kheo trong đó buộc phải hi sinh để giữ đức giới như vậy.

    Còn chuyện vi khuẩn thì Đức Phật còn phải chịu nữa chứ rằng... khi đức Phật biết được chuyện mỗi mỗi cử động đều có thể làm chết vi khuẩn thì nếu không phải vì thương loài người cần được cứu khổ, thì đức Phật cũng nhập niết bàn luôn cho rồi, chứ không ở lại cảnh đời khổ đau này thêm 40-50 năm nữa đâu... kiến nhỏ muốn giữ phải tu tập tâm từ, tâm tỉnh thức, thì như vậy bác nói khó tôi đồng ý :) còn chuyện vi khuẩn này kia nói khó thì sao khó được bác, vì nó có làm được đâu mà bàn đến khó dễ làm gì nữa, bác suy nghĩ thử xem.

    Lòng yêu thương, theo tôi đọc được, có 3 cấp độ:
    1. Lòng yêu thương dành cho con người
    2. Lòng yêu thương dành cho con vật
    3. Lòng yêu thương dành cho cây cỏ

    Dục tốc bất đạt bác ạ, ta lo được 2 cấp độ đầu trước đã, ta thực hành các pháp phát triển được 2 cấp độ đầu trước đã, nếu lo xa quá mà không hành thì khác gì chú-tiểu lo không làm được việc của giác-ngộ-tỳ-kheo làm hả bác.
     
    Nhat Khang and xversion1 like this.
  13. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Chỗ xanh thì em nghĩ là muốn nhập cũng đâu thể nhập được bác, thân xác vẫn khỏe mạnh thì vẫn phải ở lại thôi chứ.
    Chỗ im đậm thì em không hiểu ý bác là đang nói đến gì, bọn vi khuẩn hay là người?
    Ba điều bác kể thì đúng rồi, nhưng chẳng phải điều 2 là khó nếu không biết đối xử với vi trùng như con vật hay cây cỏ hay sao?
     
  14. Tanly

    Tanly Mầm non

    Bác xversion1,
    Chỗ in đậm mà tôi viết ý muốn nói tới "vi khuẩn" đấy (chứ không phải người). Vì ở trên bác có nói là vì vi khuẩn ở khắp mọi nơi mà bảo không được sát sanh thì pháp này "khó thực hành", thì tôi muốn trả lời là, đối với vi khuẩn kích cỡ vi mô, cần kính hiển vi mới quan sát được thì cần gì phải bàn đến tính khó dễ làm gì nữa, vì nó nó không hề khó hoặc dễ, chỉ đơn giản là nó KHÔNG THỂ làm được. :) Bác xversion1 đã hiểu chưa?
    Nếu bác có từ tâm để nghĩ đến sự sống của từng chú vi khuẩn trong hàng tỷ tỷ chú khác thì thật đó là một tấm lòng rất đáng trân trọng, có lẽ việc bác có thể làm trong khả năng của mình là lan tỏa tấm lòng tiếc thương đến cho sự sống của chúng thôi, chứ ta không thể làm gì khác cả... Bởi vậy đức Phật mới dạy giới thứ nhất là: "Luôn sống với lòng từ lân mẫn, lòng từ bi THƯƠNG XÓT đến tất cả hạnh phúc của chúng sanh muôn loài."

    Với tâm tư duy có hạn của mình, có lẽ tôi cũng mạo muội xếp vi trùng, vi khuẩn vào nhóm 3 thôi, chứ chẳng còn cách nào khác... Nhưng thiết nghĩ, vi trùng, vi khuẩn chúng còn vi tế hơn nữa bác ạ, vì cây cỏ đức Phật còn có thể dặn đệ tử mình không nên bước lên trên cây cỏ, không nên đổ thức ăn có vị mặn lên cây cỏ. Nhưng đối với vi trùng, vi khuẩn, tôi chưa đọc được giới nào như vậy cả.

    Bác lên google search Kinh sa-môn quả, tôi có search rồi đây: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bác đọc từ số 85 cho đến 98. Đó là các thần thông mà một bậc chứng-ngộ-hoàn-toàn có được, chuyện nhập thiền hướng đến rời bỏ thân tứ đại, nhập niết bàn giải thoát khổ đau, sinh tử luân hồi là một chuyện có thể làm được bác ạ. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/7/19
    luckycomet and xversion1 like this.
  15. Larry Lê

    Larry Lê Mầm non

    Mình nghĩ theo con đường của đức Phật là nhận thức được Khổ và và thực hành diệt Khổ. Khổ do nhận thức từ tâm. Tâm có tâm thiện và tâm bất thiện. Sát sanh là tâm bất thiện. Hành động tiêu diệt một chúng sinh, là do phát sinh từ tâm. (Tâm sát sanh đó, khởi thủy từ bản năng tồn tại của của con người do tiến trình tồn tại, nhưng mình không đề cập vì không liền quan đến chủ đề)

    Mình nghĩ trong thơi kỳ Phật giáo nguyên thủy, khi giết một chúng sinh cho dù cố ý hay vô ý, cho dù có mục đích chính đáng hay không chính đáng, một hoạt động như vậy, sẽ đi từ hành động (mắt nhìn thấy chúng sinh bị giết, tay cầm vũ khí ...) sẽ phát sinh một nhận thức rôi chuyển thành ý thức, gây ra một tâm bất thiện . Khi tâm bất thiện phát sinh, là chưa giải thoát.

    Tới đây, mình lại nghĩ, thế thì, nếu trong ta không phát sanh một tâm bất thiện cho dù vưa gây ra hành động(uống một cốc, đi trên lá khô trong đêm tối, ...) những hành động đó, về mặt giác quan ta không thể biết (do kích thước quá nhỏ bé của chúng sinh, do giới hạn nhận thức giác quan của con người ...) . Mà khi không thể biết, thì tâm sát sanh không khởi. Do đó, chúng ta, như là một chúng sinh có suy nghĩ trong cõi ta bà, chúng ta không thể trả lời câu hỏi "diệt khuẩn có sát sinh hay không?" . Vì chúng ta, khi uống một cốc nước có vi khuẩn, chúng ta không nhận thức hay ý thức được đó có là sát sanh hay không . Nhưng, nếu chúng ta là một vi khuẩn, thì hành động tiêu diệt một vi khuẩn khác có thể gây tâm sát sanh .
     
    trung_luoc thích bài này.
  16. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Nếu là ngày xưa thì đúng, nhưng bây giờ khoa học phát triển, rõ ràng chúng ta đã biết rõ cốc nước có hàng triệu vi khuẩn, biết rõ hành vi đun nước sôi để uống là diệt vi khuẩn rồi, nên không thể nói là không ý thức được được.
     
  17. Larry Lê

    Larry Lê Mầm non

    Dựa trên trả lời của bạn, thì có một điều mình không rõ lắm : Chúng ta tiêu diệt vi khuẩn một cách có ý thức (đun nước sôi), thì có tính là tiêu diệt sự sống không? Câu trả lời ở đây, có vẻ không rõ ràng, vi nó phụ thuộc vào mức độ chúng ta định nghĩa sự sống theo quan điểm khoa học . Và nếu, cái định nghĩa sự sống ấy biến đổi theo thời gian, thì , khái niệm sự sống ấy trong tâm ta là vô thường ...

    Còn một điều mà chúng ta phải đối diện trong cách chúng ta suy nghĩ: Bất kỳ một hành động nhỏ nhặt nào của ta, từ việc rửa tay cho đến uống một viên thuốc, đều có tác dụng diệt vi khuẩn và nuôi vi khuẩn, và chúng ta làm việc đó một cách có ý thức . Tránh diệt vi khuẩn, là một việc không thể

    Theo mình, câu hỏi ban đầu trong chủ đề này, như một cạm bẫy làm trở ngại trên con đường chúng ta tu tập . Khi chúng ta còn lẫn quẫn với hòn đá, chúng ta có thể đã bỏ qua nhiều thứ lẽ ra nên học hỏi. Giống như câu hỏi con gà quả trứng thứ nào có trước, nó tựa như một cái bẫy khi chúng ta suy ngẫm Phật pháp dựa theo nhừng suy diền tư duy trong cõi nhân gian.
     
    trung_luoc thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Trong không khí đã chứa đầy rẫy vi khuẩn rồi, không cần nói đến nước, thức ăn có hay không. Cứ lấy một mẫu thức ăn chay, nước sạch nhất soi kính hiển vi xem. Vì thế, khi nấu đồ ăn chay, nấu nước uống, đương nhiên sẽ vô tình giết chết vô số vi khuẩn. Cho nên không có chuyện tuyệt đối không sát sinh ở mức vi mô. :D
     
  19. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chưa cần đến hệ miễn dịch, chỉ cần toát mồ hôi thôi đã hạ sát vô số vi khuẩn. :D

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  20. xversion1

    xversion1 Lớp 3

    Thì đây chính là câu hỏi em vẫn đang hỏi từ đầu đến giờ mà, bác lại hỏi lại em thì em chịu. :v
    Nói là cạm bẫy em thấy cũng chưa hợp lý lắm. Đây là 1 vấn đề chưa hiểu nên em cần tìm hiểu. Nếu mọi thứ đều rõ ràng dễ hiểu hoặc có thể suy luận trừu tượng là cạm bẫy thì đã không có vô số kinh sách luận giải Phật pháp từ xưa đến nay, chỉ cần mấy bộ kinh chính là đủ rồi. Hơn nữa việc liên quan đến sát sinh thì nó khác hẳn với luẩn quẩn với hòn đá hoặc con gà hay quả trứng.

    Cũng không thế nói vì không thể tránh được việc sát hại vi khuẩn mà có thể kết luận vi khuẩn không phải là loại chúng sinh không được sát hại như ý của bác 4DHN. Vì việc không nên sát hại và việc không thể không sát hại là 2 vấn đề khác nhau.

    Vấn đề vẫn quay về việc là: vi khuẩn có phải loại chúng sinh đó không và nếu phải thì sát sinh như kiểu nấu ăn, đun nước thường ngày có sao không?
     
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này