Thảo luận Xin ý kiến về học giả An Chi, hay rộng ra là nghiên cứu văn hóa lịch sử VN

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi nhanjkl, 25/5/23.

Moderators: amylee
  1. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Tò mò đọc thread Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link thì mình đọc được comment sau
    Mình biết về học giả An Chi qua cuốn "Rong chơi miền chữ nghĩa" Tập 1, bài "Đề Ngạn không phải là 'bờ sông Sài Gòn'" trang 366. Trong bài học giả An Chi đi bóc phốt một giáo sư Trung Quốc về nguồn gốc tên gọi "Sài Gòn" nhưng lập luận của học giả An Chi quá có vấn đề theo hiểu biết của mình về tên gọi và lịch sử Sài Gòn.

    Có một thuyết về tên gọi Sài Gòn là từ Đề Ngạn, người Quảng Đông dùng để chỉ bờ đê quanh kênh Tàu Hủ và những kênh rạch khá chằng chịt khác của vùng Chợ Lớn. Nếu bạn biết về lịch sử vùng Chợ Lớn thì bạn sẽ thấy tính hợp lý của thuyết này, vì nhóm người Quảng Đông cùng với người Việt là những người đầu tiên đến "khai phá" vùng đất Chợ Lớn mà lúc đó phần lớn chỉ là rừng rậm. Khi đó buôn bán vận chuyển thì đường thủy là quan trọng nhất, nên giao thông đường thủy và việc bảo trì kênh rạch rất được coi trọng. Người Pháp còn đào thêm 1 con kênh ở phía đông nam Sài Gòn để việc giao thương với miền Tây thuận lợi hơn, sau này phù sa bồi đắp bị lấp. Chỉ đến khi có xe cơ giới thay thuyền đò làm phương tiện giao thông chính (kèm dịch bệnh và rác) thì các kênh rạch mới bắt đầu được lấp đi và địa hình của Sài Gòn mới được ổn định như hiện tại.

    Nhưng An Chi cười nhạo thuyết đó (xem hình đính kèm để thấy thái độ coi thường) với lý do là đến sau 1975, do mật độ dân cư đông đúc, kênh rạch bị lấp thì mới cần xây đê bao, bờ kè "chứ cách đây hàng trăm năm thì làm gì có". Theo mình thì học giả An Chi rất thiếu hiểu biết về lịch sử Sài Gòn.
    • VN mình là nước làm nông từ bao đời nay, việc xây đê quản lý dòng nước cho việc trồng trọt và giao thông đường thủy liệu phải đợi đến "thời hiện đại", "sau 1975"? Trước đó lũ lên thì chỉ đứng ngó thôi sao?
    • Không nhiều người biết được hệ thống kênh rạch ở Sài Gòn-Chợ Lớn chằng chịt cỡ nào. Nếu bạn ở Sài Gòn, đường Nguyễn Huệ, Hàm Nghi, Lê Lợi, Pasteur, trước đây đều là kênh. Nếu bạn ở vùng Chợ Lớn, đường Hải Thượng Lãn Ông, Châu Văn Liêm, Bãi Sậy, Phan Văn Khỏe trước đây cũng là kênh. Rất tấp nập. Bạn có thể thấy được tại sao Sài Gòn đường thường bé như kiến nhưng lại có những đường rộng không tưởng. Việc kênh rạch đi sâu vào trong khu dân cư đông đúc thì việc có đê bao chống ngập có phải là thứ không tưởng?
    • Nếu bạn không tin tưởng ở mình (hợp lý thôi mình đâu có bằng cấp gì về văn hóa lịch sử ha ha) thì bác Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, một nhà nghiên cứu rất bài bản, thì có đến 3 thuyết về tên gọi Sài Gòn, và 1 trong 3 là chữ Đề Ngạn bắt nguồn từ đê bao.
    Học giả An Chi sau đó cho rằng Sài Gòn là từ của người Việt Nam, và Thầy Ngòn là từ phiên âm của người Quảng Đông từ chữ của người Việt. Còn bằng chứng chữ Sài Gòn là của người Việt ở đâu thì không thấy nói :)) Như mình đã nói ở trên, người Trung Quốc cùng với người Việt khai phá miền Nam dưới quyền bảo trợ của chúa Nguyễn sau khi họ chạy tị nạn do nhà Thanh lật đổ nhà Minh. Do cả 2 nhóm người đi khai phá cùng nhau, việc phân biệt tên nào có trước tên nào có sau mình nghĩ là không thể.

    Mình lôi chuyện học giả An Chi ra để làm ví dụ, nhưng mình đã từng thấy không ít nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử VN thêm chỗ này, thắt chỗ kia, điều mình nghĩ không thể chấp nhận được. Sau này có người muốn nghiên cứu về vấn đề gì đó, truy tìm lại sách vở, tưởng là uy tín hơn việc truyền miệng dân gian, nhưng thực ra lại là rác! Mình không thể tưởng được ông An Chi, với kiến thức "lồi lõm" như vậy, lại có thể có thái độ khinh thường người khác một cách tự tin đến thế (xem hình đính kèm).

    Nhân tiện lôi bác Nguyễn Đức Hiệp vào luôn, vì ông này cũng hay viết về Sài Gòn. Oimeoi viết sách mà cách hành văn không thể lủng củng hơn, những đoạn văn vô nghĩa, và lỗi chính tả đầy rẫy.

    Mình chẳng biết kêu ca thêm gì nữa khi nghĩ về hệ lụy giáo dục, nghiên cứu, học thuật dựa trên rác như vậy. Nghe mắc cười, nhưng khi mình tìm hiểu về Sài Gòn, mình lại đọc sách của bác Tim Doling, thay vì đọc những cuốn sách tiếng Việt, vì ít nhất những thứ bác Tim viết mình còn tin tưởng được. Chứ đọc mấy ông kia viết phải đi xác nhận lại xem ổng viết đúng hay sai thì thôi nghỉ đọc cho khỏe.
     

    Các file đính kèm:

    Bọ Cạp, 123phat, machine and 2 others like this.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cám ơn bạn đã đọc cmt trước đây của mình và mở thread này. Nói chung bạn đọc bây giờ phải tỉnh táo.
     
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chưa bàn đến nguồn gốc từ Sài Gòn nhưng tôi cũng nghĩ ở miền Nam trước kia không có đắp đê mà để nước lũ tự do đưa phù sa vào đồng ruộng. Nước lũ còn tác dụng xổ phèn nữa, đào kinh rạch cũng mục đích này. Vào mùa nước nổi thì người ta không trồng trọt mà đánh bắt tôm cá. Cùng lắm khi lúa sắp chín mà lũ sớm thì người ta làm bờ bao một thời gian ngắn thôi, nên có thành ngữ "làm chuyện bao đồng"
    chrome_screenshot_1685006866847.png
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/5/23
    machine, amylee and tran ngoc anh like this.
  4. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Phỏng vấn một người bạn dân gốc Chợ Lớn, gia đình thương gia lớn lâu đời ở đây.

    Trích nguyên văn:

    Hỏi:
    Đáp:
    :)
     
    chanhvan1987, utitgg, machine and 2 others like this.
  5. amylee

    amylee Super Moderator Thành viên BQT

    {:sup:}
    Câu trả lời quá chuẩn.
     
    Utron thích bài này.
  6. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Nghe như văn vẻ của chatGPT ý :D
     
  7. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Người thực việc thực đó bạn ơi. Bạn hình như bị con ma chatGPT ám ấy nhỉ? :)
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Đoạn vấn đáp của bạn mình thấy vui vui, nên ghép vô chatGPT cho vui vui thôi, chứ bạn biến chatGPT thành ma thì tại hạ xin bái phục ヾ⁠(⁠ ͝⁠°⁠ ͜⁠ʖ͡⁠°⁠)⁠ノ⁠♪
     
  9. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Tôi cũng nói cho vui thôi bạn. Nhiều người hay khoe đồ ăn trên Facebook, nên người ta trêu chọc nhau kiểu thế này:
    "Đã cúng face chưa mà ăn?"
    "Nhà tôi không bao giờ up đồ ăn lên face"
    "Thằng này láo! Coi chừng ông thần face bẻ cổ đó!"
     
    chanhvan1987 thích bài này.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi từng phỏng vấn 1 số giáo viên dạy lịch sử:
    - Văn Lang nghĩa là gì?
    - Vì sao gọi là Lạc Việt?
    Trả lời: Sách viết thế nào thì biết thế và cứ thế mà dạy, tìm hiểu làm gì.
     
  11. GiacVien

    GiacVien Lớp 3

    Chắc đa số giáo viên dạy sử, địa, gdcd,... là vì không đủ sức thi sư phạm các môn khác, chứ chọn nghề làm giáo viên sử vì yêu thích sử thì chắc chỉ là số ít như cụ Võ Nguyên Giáp. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/5/23
  12. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Cảm ơn bạn nhắc yếu tố này. Đúng là ở Đông Nam Bộ không có đê. Nhưng nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn lúc đó mình nghĩ dạng đô thị buôn bán chủ yếu, việc không ngập nên được ưu tiên hơn việc trồng trọt? Và nếu một chỗ có đê bao nhưng nguyên cả vùng Đông Nam Bộ không có đê bao thì việc lấy cái yếu tố đê bao để gọi cho địa danh đó cũng hợp lý?
    Mà học giả An Chi cũng không có lấy ra lý do này haha. Ổng lại nói vớ va vớ vẩn gì đó.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/5/23
    quang3456 and amylee like this.
  13. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Thuyết Tây Cống lần đầu mình mới đọc. Trích theo link thì một giải thích là
    (Prei Nokor nếu mình nhớ không nhầm là tên một làng đánh cá người Khmer ở vùng Sài Gòn hiện tại, cũng là lý do tại sao mình ghi "khai phá" ở trên, thực ra là mình chiếm đất của vương quốc Khmer đang suy yếu lúc đó.) Ủa Sài Gòn ở phía Đông của Campuchia thì sao lại gọi là Tây Cống nhỉ? Vùng đất Sài Gòn là "Cống phẩm của phía Tây"? Mình chiếm ngon lành chứ ai mà cống :))

    Một giải thích thứ hai là
    Ủa có phải là giải thích không vậy? :v Đâu thấy giải thích gì đâu. Viết lách chán ghê. Chỉ có nước mở sách vở truy lại xem thực sự tác giả nói gì. Chứ báo viết quá dở! Mình cảm thấy họ không đào đủ sâu hay không thấy được những thứ không logic.
     
    amylee thích bài này.
  14. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Ha ha mình cũng có bạn là con cháu của một trong những thế hệ người Hoa đầu tiên. Nó cũng chỉ biết mang máng gốc gác lâu đời của nó là một trong những thế hệ đầu tiên di cư vào VN, ngoài ra cũng chẳng biết gì và cũng không nói được tiếng Quảng Đông.
    Người Hoa di cư vào VN có thể chia làm 3 đợt. Đợt đầu tiên chạy tị nạn (như nói ở trên) gần như trở thành người Việt. Họ ăn như người Việt và mặc như người Việt, cưới người Việt, nói tiếng Việt (rất tiếc là tiếng Hoa cũng mai một đi). Bạn có thể thấy rõ việc giao lưu văn hóa ở Đình Minh Hương Gia Thạnh ở Quận 5 ("Minh Hương" là quê nhà Minh). Còn 2 đợt di dân sau là những người gìn giữ được bản sắc người Hoa nhiều hơn. Và đúng là nhờ tài buôn bán của người Hoa mà Sài Gòn mới phát triển nhiều như vậy.
    Rất tiếc đây là thực tại.

    Nếu chúng ta không "kỹ" với những kiến thức lịch sử hiện tại, thì người đời sau nếu muốn nghiên cứu sẽ phải bới trong rất nhiều rác, và có khi cũng không biết được đâu là rác đâu là facts nữa.
     
    tran ngoc anh, quang3456 and amylee like this.
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có thể là đê bao, cũng có thể vừa là đê vừa là thành lũy, như Cao Biền từng cho đắp La thành ở HN bây giờ.
    Theo wiki thì: Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Sau đó, danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong lũy Lão Cầm (năm 1700), lũy Hoa Phong (năm 1731) và lũy Bán Bích (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km².
     
  16. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Văn Lang mình không chắc, đoán là vùng đất có văn minh. Ban đầu Văn Lang vốn là tên bộ lạc của vị Hùng Vương đầu tiên, sau khi thống nhất - hay gọi là lập quốc đi vì đã có văn minh rồi mà - thì lấy luôn làm quốc hiệu.

    Lạc Việt thì quá rõ, chúng ta có truyền thống đặt tên theo các loài chim, chim Lạc vẽ cách điệu xuất hiện khắp nơi trong các loại hình nghệ thuật Việt Nam, trên cả.. tất nhiên rồi, trống đồng.

    Ngoài ra nữa nguồn gốc chữ Việt chắc cần phải nói thêm sau nữa.
     
    machine thích bài này.
  17. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Huhu đọc lại comment của bản thân mới thấy viết "Đông Nam Bộ không có đê" thành "Đông Nam Bộ không có sông" :'( Đã edit lại ở trên. Hồi đó mình cũng có đọc về mấy cái lũy nhưng nhưng nhớ là không có liên quan gì đến tên gọi Sài Gòn. Mình cũng chỉ nhớ được 2 thuyết của tên Sài Gòn và hiện không có sách để check lại.

    Bạn có thể đọc ở Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link 2 đoạn đầu về tên gọi Sài Gòn, đăng bởi chính quyền thuộc địa năm 1917. Cả trăm năm trước nguồn gốc tên Sài Gòn cũng không còn truy ra được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/5/23
    quang3456 and machine like this.
  18. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Bạn thử nghiên cứu bài viết này xem sao. Mắt tôi díp hết lại rồi.

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    amylee and tran ngoc anh like this.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Văn lang cũng như Sài gòn, Đà nẵng, Mỹ tho... chỉ là phiên âm từ tiếng bản địa thôi bạn ạ. Có thể đọc lại còm của bạn Givral và trả lời của tôi ở topic bên kia.
    Thực ra trên trống đồng không có con chim nào là chim Lạc, phải nói ngược lại là người ta lấy tên Lạc Việt đặt cho loài chim to nhất trên trống. Mà giả sử có chim Lạc thì vì sao gọi là chim Lạc, gọi như vậy đúng chưa?
     
    amylee thích bài này.
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cứ truy mải mê như thế này phải truy đến "tại sao ăn lại gọi là ăn, dùng từ ăn đã đúng hay chưa" mất thôi ƪ⁠(⁠‾⁠.⁠‾⁠“⁠)⁠┐
     
    machine and quang3456 like this.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này