06 chương 5 -hangoc (done)
-
CHƯƠNG 5
ANH MÙ DẪN ĐƯỜNG CHO ANH MÙ
Khi rời London đi New York, George Soros tự nhủ mình là phải dứt khoát nghiêm túc đi vào ngành tài chính. Giấc mơ trở thành nhà triết học cũng chỉ là một... giấc mơ.
Chuyển sang New York là tự khắc ông có lợi thế cạnh tranh hơn bè bạn. Dù cho ở London ông chẳng làm được trò trống gì nhưng ông đã có một hiểu biết về các thị trường châu Âu. Trong khi ở London thì các chuyên gia loại ấy có vô thiên lủng còn ở Wall Street thỉ người ta ít có kinh nghiệm hay hiểu biết về các thị trường châu Âu. Khi mới đạt chân lên đất Mỹ, Soros được xem ngay là một chuyên gia trên vấn đề ấy.
Soros đến New York với 5,000 đôla trên tên ông. Một người bà con đã đưa cho ông 1,000 bảng Anh để đầu tư giùm cho họ. 5,000 đôla là phần lãi của Soros trong đầu tư này.
Cũng trong năm 1956 ấy, Tivadar và Elizabeth Soros rời Hungary đến Mỹ ở cùng hai con. Tivadar mở một quầy bán cà phê trên đảo Coney. Thật chẳng phải là một kinh nghiệm thú vị cho Nhà Đại Sống sót. Làm ăn thua lỗ và Tivadar về hưu. (Trong những năm đầu của thập niên 1960, Tivadar mắc bệnh ung thư. Người cha nghèo đến nỗi Soros phải nhờ đến một phẫu thuật gia chữa bệnh không lấy tiền).
Ngay sau khi đến New York, một người bạn đồng nghiệp tìm cho Soros một công việc làm ăn. Chỉ cần một cú điện thoại đến một người chung vốn của hãng F.M. Mayer để giới thiệu là tức khắc Soros trở thành một người buôn chứng khoán. Mặc dù buôn chúng khoán là một trò nóng bỏng nhất trong những năm 1980, nhưng ba thập niên trước đấy, nó thật là buồn tẻ. Không ai bỏ ra những vị thế đầu tư lớn để mong kiếm được hàng triệu đôla khi tiếp quân các công ty chỉ đến những năm tám mươi sôi động mới có những việc như thế. Vào những năm 1950 buồn tẻ, những người giao dịch như George Soros chỉ mua và bán cùng một loại cổ phiếu trên những thị trường khác nhau với hy vọng khai thác được những khác biệt nhỏ nhoi về giá mà phải lăn lưng ra tìm kiếm.
Sau một thời gian, Soros trở thành nhà phân tích làm cố vấn cho các tổ chức tài chính Mỹ về các cổ phiếu Âu châu. Như ông tiên đoán, có ít người ở Wall Street lại quan tâm đến, chứ đừng nói là có năng khiếu lớn về các khuynh hướng đầu tư ở châu Âu. Những năm 1950 là những năm xa vời so với thời kỳ hiện nay về thương mại toàn cảu, xa vời so với thời kỳ các nhà đầu tư Mỹ bắt đầu thấy là có thể kiếm tiền trên bờ bên kia Đại Tây dương.
Soros là một người đi tiên phong. “Những gì mà Soros làm trước đây 35 năm thì chỉ mới thành thời thượng trong thập niên vừa qua,” cánh tay phải của Soros từ năm 1988, Stanley Druckenmiller, nhận xét. “vào đầu nhũng năm sáu mươi, chẳng ai biết gì cả về chứng khoán Âu châu.” Soros mỉm cười nhớ lại “Vậy là tôi có thể tính bất kỳ tiền lãi nào tôi muốn lên các công ty châu Âu mà tôi theo dõi. Đúng là trường hợp của anh mù dẵn đường cho anh mù khác.”
Chẳng có gì ngạc nhiên là trong thời gian ấy, Soros gặp và cưới một cô gái gốc Âu châu. Mới nhập cư vào Mỹ, ông quen rất ít phụ nữ Mỹ. Ông gặp người vợ tương lai của mình, cô Annalise, gốc Đức tại Quogue, Long Island gần Westhampton. Họ cưới nhau năm 1961, cùng năm ông nhập quốc tịch Mỹ. Cặp vợ chồng sống trong một can hộ nhỏ trong khi Soros tiếp tục làm việc cho F.M. Mayer. (Cặp Soros ly thân năm 1978 và ly dị ba năm sau đó. Họ có ba con. Năm 1983, Soros tái hôn với cô Susan Weber, kém ông 25 tuổi. Hôn lễ dân sự được cử hành gần Southampton. Cuối năm 1985, Susan sinh con trai đầu Gregory và George làm cha lần thư tư. Một con trai khác, Alexander, ra đời năm 1987).
Năm 1959, Soros chuyển qua công ty Wertheim & Co, ở đây ông tiếp tục chuyên về chứng khoán Âu châu. Wertheim là một trong số ít công ty Mỹ làm thương mại ở nước ngoài. May mắn thay cho Soros, ông là một trong số rất ít giao dịch viên của Wall Street chuyên buôn chứng khoán giữa London và New York.
Một trong những cuộc đột kích đầu tiên thành công của ông trên các thị trường tài chính ngoại quốc xảy ra năm 1960. Soros nhận thấy các cổ phần của công ty bảo hiểm Đức, Allianz, đang được bán với giá thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản của nó vì có sự tăng giá vốn và tăng danh mục bất động sản của công ty. Ông viết một bài báo khuyên những người khác đầu tư vào Allianz. Morgan Guaranty và Quỹ Dreyfus thấy ý kiến hay và bắt đầu mua từng mảng lớn cổ phiếu Allianz. Các lãnh đạo của Allianz không được hài lòng và họ viết thư cho thủ trưởng của Soros ở Wertheim. Họ viết đại khái là người của các vị đã đi đến kết luận sai lầm. Thật ra ông không sai. Giá cổ phiếu của Allianz tăng gấp ba. Tiếng tăm của Soros nổi lên như cồn.
Soros tìm cách tiếp tục vận may ngay cả sau khi chính phủ John F, Kennedy nhậm chức vào tháng Giêng 1951. Kennedy biến thành trở ngại lớn cho chàng thanh niên Soros. Thuế Cân bằng Lãi suất của Kennedy mới đưa ra áp dụng ngăn không cho các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu nước ngoài. Đối với Soros, sự thay đổi chính sách đã phá tan đất dụng võ của mình.
Nhưng không phải vì thế mà ông phải cuốn gói ra đi. Ngày 18 tháng Chạp năm 1961, ông trở thành công dân Mỹ. Ông đến Mỹ không phải là để rồi bỏ đi.
Soros, nay đã đến tuổi 33 vẫn còn do dự giữa một tương lai trong nghề dạy học và một sự nghiệp trong lĩnh vực đầu tư.
Chính sách của Kennedy cho Soros một cơ hội nữa để bắt tay vào những việc mà ông ưa thích nhất - suy nghĩ và viết về những vấn để cơ bản của đời sống.
Từ năm 1961, Soros bỏ cả các buổi tối và cuối tuần để viết lại quyển Gánh nặng của ý thức mong rằng có thể chau chuốt lại bản thảo để được in. Công việc này còn phức tạp hơn là khi ông ngồi xuống viết quyển sách lúc đầu. Cuối cùng, vào năm 1963, ông gửi bản thảo đến cho Karl Popper. Được bậc thầy ủng hộ thì thật là một vinh dự lớn lao đối với Soros. Nếu được triết gia nối tiếng Popper đứng về phía mình thì chắn chắn sách sẽ được in.
Dù không còn nhớ Soros là ai, Popper có phản ứng nồng nhiệt đối với bản thảo. Khi nhà triết học của trường LSE thấy rõ là Soros có gốc gác ở Đông Âu cộng sản thì Popper tỏ ra thất vọng. Lúc đầu, ông cứ tưởng Soros là người Mỹ; nhà triết học thấy phấn khởi là một người chưa hề trải qua một kinh nghiệm về một chính thể chuyên chế lại hiểu về những gì ông nói. Đến khi biết Soros là người Hung đã trực tiếp sống dưới các chế độ Quốc Xã và Cộng sản, Popper đánh giá bản thảo thấp đi. Ông khuyên Soros nên tiếp tục suy nghĩ về những ý tưởng của ông.
Viết sách đã và sẽ luôn luôn là một công việc mà Soros yêu thích, ông không bao giờ cho biết là ông có trình bản thảo cho một nhà xuất bản nào không, ông chỉ nói rằng ông thấy cuốn sách “còn thiếu” nên không bao giờ được đưa in.
Vậy là Soros trở lại Wall Street lo việc kiếm tiền. Nhưng ông không bao giờ hoàn toàn bỏ rơi việc viết lách. Những năm về sau, ông dựa vào những gì ông rót vào trong cuốn sách nhỏ không hể được in ấy để đưa ra những ý tưởng trong các sách về sau ông viết và được xuất bản.
• * *
Năm 1963, Soros bắt đầu làm việc cho công ty Amhold & S. Bleichroeder, một công ty hàng đầu của Mỹ buôn chứng khoán ngoại quốc, Amhold là nơi trú chân tất nhiên của Soros. Công ty có gốc ở Dresden và được sáng lập vào đầu thế kỷ 19- Người đứng ra thuê Soros là Stephen Kellen, ông này nói tiếng Anh với một giọng Âu châu chắc nịch cũng như mọi người khác trong công ty. Dù trên bảng tên đường phố viết Wall Street, nhưng có ngày Soros nghĩ là mình đã quay gót trở lại châu Âu.
Kellen đánh giá cao Soros ngay từ đầu. “Tôi luôn luôn hy vọng là người tôi thuê có trình độ tốt, nhưng anh ta thật là xuất sắc.”
Được thuê làm nhà phân tích nhưng lúc đầu Soros làm việc chủ yếu vớỉ các chứng khoán nước ngoài. Với mạng lưới quan hệ cửa mình ở châu Âu và nói được nhiều tiếng châu Âu như tiếng Đức và tiếng Pháp, lẽ tất nhiên là Soros phải đỉ vào lĩnh vực này.
Nghề buôn chứng khoán đòi hỏi sự hiểu biết và lòng can đảm, nhưng phần lớn các thương nhân Mỹ - chẳng khác gì những người sống trên hòn đảo nhỏ và không thlch mở rộng chân trời - thiếu cả hai thứ. Người Mỹ thích bán cổ phiếu Mỹ. Với các công ty Mỹ thì ít ra họ cũng đọc được tên. Với các công ty Âu châu thì tên khó đọc thật. Nhưng Soros lại khác; không những ông đọc được tên các công ty mà ông còn quen chủ các công ty ấy. Năm 1967 , ông trở thành giám đốc bộ phận nghiên cứu của công ty mình.
Dò dẫm bước đi trên sàn sân khấu Mỹ, tìm cách để nổi danh, Soros tỏ ra có sự mất an toàn nào đó khi làm việc với đồng nghiệp. Một cộng sự của Soros, muốn dấu tên, nhớ lại là Soros vơ hết về mình nếu kinh doanh thành công nhưng khi thất bại thì lại đổ lên đầu người khác.
Edgar Astaire, người chung vốn với Soros ở London năm 1994, nói rằng vào những năm sáu mươi, ông là một con người phức tạp và bí hiểm. “Ai cũng thấy là ông ta khôn ngoan, suy nghĩ mạch lạc - và rất tự tin. Người ta có cảm tưởng là ông ta không có vẻ là có bản lĩnh đặc biệt gì cả. Ông ta hơi rụt rè. Không ai biết là ông ta nghĩ gì. Ông ta là một nhà tâm lý học tốt. Ông hiểu khá nhanh.. Vì rụt rè nên ông không muốn phô trương. Ông tìm cách để che dấu nhân cách của mình. Ông thường hay nói những lời mâu thuẫn có chủ ý. Ông hay lên mặt phán ra những chuyện đâu đâu. Đôi khi ông nói những chuyện chỉ để mình nghe. Chẳng ai thích ông cả.”
Không ai thích nhưng rất tinh thông việc phân tích đầu tư. Arthur Lemer bạn đồng nghiệp của Soros ở Arnhold & Bleichroeder vào những năm 19 60 nhớ lại được phong cách của Soros vào thời buổi ấy. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Columbia, năm 1964 Lemer vào làm tại bộ phận nghiên cứu của ngân hàng New York. Một trong số các ngành công nghiệp Lemer theo dõi là ngành vận chuyển bằng xe tải. Đấy cũng là lĩnh vực của Soros ở công ty Amhold và thỉnh thoảng Soros , một người môi giới của ngân hàng, ghé qua để gặp Lemer và sếp của ông là Mike Danko để bàn bạc về những cổ phiếu nào nên mua. Nhưng, Lemer nhớ lại, là Soros luôn luôn hướng cuộc nói chuyện từ đề tài hẹp là xe tải sang “tình hình thế giới”. George luôn luôn muốn nói về những chuyện to lớn.
Thành công trong lĩnh vực cổ phiếu nước ngoài làm cho Soros càng tự tin thêm, ông bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng một quỹ đầu tư của chính mình - và tìm cách kiếm tiền cho người khác.