11 chương 10 -hangoc(done)
-
CHƯƠNG 10
--------------------------------------------------------------------------------
CƠN KHỦNG HOẢNG VỀ BẢN SẮC
Cuối thập niên 1970, khi Quỹ Soros đang làm ăn rất phát đạt, George Soros có vẻ như có rất nhiều thành công. Đáng lẽ ra, ông có thể nghỉ ngơi và tìm một sự cân bằng nào đó trong cuộc đời mình. Nhưng ông không thể làm như vậy. Trong khi cha mẹ ông yêu mến ông và anh ông hết mực thì trái lại, ông không thể làm như thế với vợ con mình. Luôn luôn bận công việc, ông chẳng có nhiều thì giờ sống với vợ và với con lại càng ít hơn nữa.
Năm 1977, cuộc hôn nhân của ông đổ vỡ. Theo Soros, “tôi gắn bó quá với quỹ của tôi, nó sống nhờ tôi và tôi sống với nó, ngủ cùng nó... nó là tình nhân của tôi. Chính vì sợ thất bại và đau khổ do sai trái mà tôi tìm cách tránh né. Đấy là một cuộc sống khốn khổ,"
Một năm sau, vào năm 1978, ông ly dị với vợ.
Đúng vào ngày ly dị vợ, ông gặp một cổ gái 22 tuổi tên là Susan Weber, mà trước đấy ông đã từng gặp trong một buổi tiệc tối. Cha cô sản xuất túi xách tay, giày dép và những phụ kiên cho giày dép tại New York. Susan đã học lịch sử nghệ thuật tại trường Đại học Barnard, sau đó tham gia vào việc sản xuất các cuộn phim tài liệu về Mark Rothko và Willem de Kooning, những họa sĩ của thế kỷ 20. Soros báo cho cô biết: “Hôm nay tôi ly dị vợ. Cô có muốn đi ăn trưa với tôi không?" Ông và Susan Weber lấy nhau năm năm sau trong một cuộc hôn lễ dân sự tại Southampton, Long Island.
Năm 1979, Soros mới 49 tuổi. Ông có tất cả tiền mà ông cần, nhưng ông bắt đầu phải chịu đựng những căng thẳng của công việc. Quỹ đã phát triển lên và ông cần thêm nhân viên, số nhân viên ban đầu từ 3 người nay lên đến 12. Ông bây giờ không còn thuộc về một cửa hàng nhỏ và chỉ phải nói với một hoặc hai người khác. Bây giờ, ông phải nghĩ đến một chuyện mới: giao trách nhiệm cho người khác - một khả năng mà theo lời những cộng sự của ông, thì ông không có nhiều.
Tiền mặt ùn về chất thành đống, càng ngày ông càng phải đưa ra nhiều quyết định để đầu tư. Thật không dễ gì tìm ra một dây những cổ phiếu có nhiều hứa hẹn.
Hơn nữa, Rogers ngày càng trở nên khó tính. Trước đây, họ luôn luôn vượt qua được những bất đồng, nhưng bây giờ thì có nhiều mối căng thẳng mới. Rogers không thích lắm khi phải quản lý một công ty lớn như vậy. Đổ vỡ đã xảy ra khi Soros muốn nhận thêm một thành viên mới, một người mà Soros có thể đào tạo để sau này thay thế ông. Rogers chê ý tưởng ấy. Soros nói: “Người nào tôi đề nghị thì anh ấy cũng không đồng ý, anh ấy không thích có ai thêm vào nữa. Anh ấy làm cho đời sống mọi người chung quanh vô cùng khó khăn.”
Cuộc chia tay của họ thật mỉa mai vì vào năm 1980, Soros và Rogers có được một năm thành công nhất. Nhưng vào tháng Năm năm ấy Rogers rời công ty, mang theo 20 phần trăm lợi tức của mình đáng giá 14 triệu đôla còn Soros với 80 phần trăm lên đến 56 triệu đôla.
Trên mặt chính thức, Rogers giải thích việc ra đi của mình là do công ty đã phát triển quá lớn, và với nhìều nhân viên như vây ông phải mất rất nhiều thì giờ để quyết định khi nào cho họ nghỉ phép hay tăng lương cho họ. Cả Soros và Rogers đều không ai nói dông dài về lý do của sự rạn nứt. Trong một cuộc nói chuyện ngắn
với tôi, Rogers không muốn nhắc ỉlại quá khứ. Qua giọng nói của ông, rõ ràng là ký ức vẫn còn quá sống động, quá đắng cay.
* * *
Soros tự hỏi liệu có còn nên tiếp tục kinh doanh nữa không? Ông đã kiếm được nhiều tiền đến nổi tiêu không hết. Công việc hàng ngày đang làm cho ông bối rối; ông cảm thấy áp lực trong việc đánh bạc với tiền của người khác, làm chủ một số nhân viên nhiều hơn ông mong muốn. Và tất cả để làm gì? Có phần thưởng gì đâu? Có vui thú nào không? Soros công nhận là “quả thật có gì đang cháy tiệt.” Sau 12 năm sống một cuộc đời lạ thường, đấu tranh để trèo lên tột đỉnh, ông mới thấy rằng mình không hài lòng với cuộc sống của nhà đầu tư.
“Sau cùng vào năm 1980, khi tôi không thể nói là tôi không thành công, tôi có một cơn khủng hoảng về bản sắc. Chịu bao nhiêu đau khổ và căng thẳng mà không thấy thích thú về thành công của mình thì có nghĩa lý gì? Tôi tự hỏi mình. Tôi phải bắt đầu tận hưởng những thành quả lao động của mình ngay cả khi việc này có nghĩa là giết đi con ngỗng đẻ trứng vàng."
Cơn khủng hoảng về bản sắc có ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của Soros. Càng ngày ông càng nhanh chóng thay đổi ý kiến khi một phi vụ đầu tư trở nên tồi tệ. Ông giữ các vị thế quá lâu. Trước đây, ông thu lợi vì có quan hệ với những nhân vật cấp cao, bây giờ thì có vẻ như ông hay gặp những người không đáng gặp, những người chỉ trích ông nói như vây. Thật vậy, ông bỏ nhiều thì giờ để gặp những quan chức của chính quyền, đặc biệt là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker. “Nếu anh tìm lời khuyên về đầu tư từ các nhân viên của chính phủ,” Gerry Manolovici, một nhà quản lý tiền tệ về sau gia nhập Quỹ Soros nhận xét: “thì anh chỉ nhanh chóng vào nhà tế bần mà thôi."
Vào mùa hè năm 1981, không ai tin rằng Quỹ Soros sẽ vào nhà tế bần. Có vài người thật sự lo lắng là mọi việc không được trôi chảy. Rồi cuộc thất bại của thị trường trái phiếu Mỹ xảy ra.
Các vấn đề của Soros với thị trường trái phiếu Mỹ đã bắt đầu vào cuối năm 1979, khi Paul Volcker quyết định đánh gãy sống lưng của lạm phát.
Lãi suất tăng từ 9 lên 21 phần trăm, và Soros có lý khi tin là nền kinh tế sẽ bị thiệt hại. Khi các trái phiếu hồi phục giá vào mùa hè năm ấy, Soros bắt đầu mua. Các chứng khoán tồn kho dài hạn có đáo hạn năm 2011 tăng lên 109 vào tháng Sáu. Tuy nhiên giá này tụt xuống 93 vào cuối mùa hè.
Soros đã hy vọng vào việc lãi suất ngắn hạn lên cao hơn lãi suất dài hạn; việc nầy có hại cho nên kinh tế, bắt buộc Cục Dự trữ Liên bang phải giảm lãi suất, làm cho các vị thế của ông trên trái phiếu tốt lên. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ tiếp tục mạnh, lâu hơn là ông tiên đoán và lãi suất tiếp tục tăng.
Đáng lẽ ra mọi việc đều tốt đẹp với Soros nếu ông có thể duy trì “một tồn trữ có tỷ suất lợi nhuận dương” của các vị thế trái phiếu mà ông đi vay để đầu cơ. Nếu tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu cao hơn giá phải trả để vay từ người môi giới, thì tồn trữ có tỷ suất lợi nhuận dương do đó sinh lợi. Soros hình như đã tăng các vị thế của mình khi lãi suất ở mức 12%. Nhưng khi lợi tức của các trái phiếu của ông tăng lên 14% rồi 15% trong một thời gian ngắn, còn lãi suất lên đến 20%, thì nó tạo ra một “tồn trữ có tỷ suất lợi nhuận âm” và thế là hết có lãi. Soros bị thiệt từ 3 đến 5 điểm phần trăm trên các trái phiếu mà ông giữ vào năm ấy. Theo ước lượng thì các khách hàng của ông đã bị mất 80 triệu đôla.
Vì Soros vay nợ để đầu cơ rất nhiều, một số khách hàng của ông bắt đầu nhát gan, nhiều khách hàng Âu châu quyết định rút khỏi quỹ. Một cộng tác viên của Soros nhớ lại rằng "ông có cảm giác thất bại. Ông thấy bị bắt buộc phải có những quyết định sai trái ở những thời điểm sai trái. Ông thường nói rằng đừng dấn thân vào thị trường nếu anh không muốn bị đau khổ. Trên các mặt cảm xúc và tâm lý, ông sẵn sàng chịu đau khổ, nhưng những khách hàng đầu tư của ông thì không chịu được, ông nhận ra rằng gót Achilles của ông chính là đám người đầu tư không đáng tin cậy này. Bị thị trường quật ngã thì ông phiền lòng rất nhiều, bị thua lỗ, ông cũng giận, nhưng không gì bằng tâm trạng vỡ mộng ông cảm thấy khi những người khác bỏ ông mà đi. Ông không biết có nên tiếp tục kinh doanh hay rút lui.”
Mỉa mai thay, sự tiên đoán của Soros rằng kinh tế sẽ xuống dốc tỏ ra đúng đắn - nhưng thời gian thì không khớp từ sáu đến chín tháng. Điều tiên đoán của ông là lãi suất cao sẽ kéo theo suy thoái tỏ ra đúng đắn, nhưng phải đến năm 1982 mới nghiệm, sau khi Soros bị lỗ nhiều trên các vị thế trái phiếu của ông.
Nỗi khổ đau của ông càng lớn và những bối rối của ông càng nặng thêm trong mùa hè khủng khiếp của năm 1981 ấy, khi mỉa mai thay, một tạp chí kinh doanh lớn đã đăng một bài trên trang bìa ca tụng ông với những lời lẽ nồng thắm - ngay trước mùa hè thảm bại ấy.
Đó là vào tháng Sáu năm 1981, hình Soros được in trên bìa tờ Institutional Investor. Bên cạnh bộ mặt tươi cười của ông trên trang bìa là dòng chữ “Nhà quản lý tiền tệ lớn nhất thế giới.”
Chú thích thêm vào: “George Soros chưa có năm nào bị thua lỗ và những năm thành công của ông thật là ấn tượng. Đây là câu chuyện về việc ông đã đẩy mạnh các khuynh hướng về quản lý tiền tệ trong thập niên vừa qua và xây dựng được một tài sản cá nhân 100 triệu đôla trong quá trình này.”
Đoạn mở đầu của bài báo nói Soros là một siêu sao trong ngành kinh doanh: “Như Borg trong quần vợt, Jack Niklaus trong golf và Fred Astaire trong nhảy claquette, đó là George Soros trong quản lý tiền tệ.”
Bài báo giải thích việc Soros đã xây dựng cơ đồ của mình như thế nào. Từ tài sản ban đầu chl 15 triệu đôla năm 1974, Quỹ Soros đã lên đến 381 triệu đôla cuối năm 1980, Trong khoảng 12 năm quản lý tiền cho những khách hàng như Heldring & Pierson ở Amsterdam và Banque Rothschild ở Paris, Soros chưa có năm nào bị thua lỗ; năm 1980 quỹ đã tăng thêm một con số cao ngất là 102 phần trăm. Soros đã biến thu nhập từ các lệ phí của mình thành một tài sản cá nhân đáng giá 100 triệu đôla."
Người đọc bài báo này chắc sẽ tưởng Soros là một con người bí ẩn, một nhà ảo thuật không chịu tiết lộ các bí mật của mình, nhiều mưu mẹo nhưng không lừa lọc, khôn ngoan và ngay cả lỗi lạc nữa.
Bài báo viết: “Thêm vào những bí mật xoay quanh các thành tích của Soros là việc không một ai có thể biết là ông chơi nước cờ nào và ông giữ một khoản đầu tư trong bao lâu. Là giám đốc những quỹ đầu tư đặt ở nước ngoài, ông không bắt buộc phải đăng ký với SEC. Ông lánh mặt các nhà chuyên nghiệp của Wall Street.
Và những ai trong ngành kinh doanh quen ông thật sự với tư cách cá nhân phải công nhận là họ không bao giờ gần được ông. Về tiếng tăm thì ai cũng phải công nhận là ông không cần đến. “Trong một thời gian dài, Soros đã từ chối không chịu cho Institutional Investor phỏng vấn để viết bài đăng ở trang bìa. Được yêu cầu phỏng vấn, ông nói “Khi làm việc trong một thị trường thì anh phải giấu tên.
Trong mùa hè ấy, Soros rất muốn được giấu tên. Nhưng mà ông vẫn trở thành một nhân vật của quần chúng mới nổi lên. Nhà quản lý tiền tệ lớn nhất thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý tiền tệ. Những mất mát trong mùa hè ấy làm cho Soros bị tổn thương nhiều. Như tờ tạp chí Forbes viết ngày 12 tháng Mười, 1981 “Một thế giới không biết đến những vinh quang của ông ttì sẽ không để ý đến nhũng thất bại của ông.” Nhờ bài báo trên trang bìa của tờ Institutional Investor mà thế giới biết đến những vinh quang của Soros. Và mùa hè ấy, hình như thế giới cũng theo dõi ông. Nguy cơ của mộl cuộc nổi loạn của nhiều khách hàng có vẻ như đang lớn dần. Mặc dù Soros nhiều lần sang châu Âu để khuyên một nhà đầu tư Thụy Sĩ quan trọng đừng bỏ rơi ông, nhưng nhà đầu tư ấy vẫn xin chấm dứt.
Nhiều người khác bắt chước theo. Lúc ấy, một cộng tác viên nói: “Đấy là kinh nghiệm đầu tiên của ông về những khách hàng mà cho đến thời buổi ấy vẫn trung thành với ông, về những người góp vốn rời bỏ ông ở điểm này. Mùa hè ấy ông rất chua xót về những người mà liến tục trong 10, 15 năm trước đấy, ông đã kiếm cho họ rất nhiều tiền. Ông cảm thấy bị tổn thương nhiều trong quá trình bị người ta đòi trả lại tiền, và trong một thời gian dài, rất dài ông không tích cực đi quyên tiền nữa.”
Năm 1981 là năm tồi tệ nhất của Quỹ. Các cổ phiếu của quỹ Quantum rớt giá 22,9 phần trăm, năm đầu tiên và cũng là năm độc nhất mà quỹ không có lãi so với năm trước. Nhiều nhà đầu tư của Soros là những người mà một nhà quan sát gọi là “những người chạy theo hiệu quả một cách đồng bóng”. Họ sợ là Soros không nắm vững được tình hình nữa, cho nên đến một phần ba trong số họ rút lui. Soros về sau thừa nhận là ông không thể trách họ. Sự ra đi của họ cắt đi gần một nửa giá trị của quỹ - xuống còn 193,3 triệu đôla.
Theo lẽ tự nhiên thì Soros phải nói là mình cũng ra đi. Ông suy nghĩ rất nhiều và rất lâu để biết mình phải làm gì. Có lúc ông muốn bỏ rơi tất cả các khách hàng. Ít ra làm như vậy về sau ông sẽ không bị người ta bỏ rơi.
Đây là lúc chín muồi nhất để ông bắt đầu viết cuốn sách mà ông đã muốn viết từ lâu. Ông cũng đã nghĩ ra một tiêu đề tạm cho cuốn sách, ông định gọi tên nó là Vòng tròn đế quốc.