Cổ điển 101 Triết Gia - Mai Sơn

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi hanhdb, 26/2/15.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Mã:
    Tên sách: 101 TRIẾT GIA
    Tác giả     Mai Sơn
    Lĩnh vực     Triết học
    Năm xuất bản     2007
    Ebook: Hanhdb
    Thư viện TVE-4U
    Đơn vị xuất bản     Nxb Tri thức
    
    cover.jpg
    VÀI LỜI
    Ebook làm theo yêu cầu của bạn Bún, thành viên rất nhiệt tình của TVE-4U. Đây có thể coi như cuốn nhập môn Triết học, giới thiệu hầu hết các triết gia Phương Tây, rất tiếc bác Mai Sơn lại bỏ quên David Thoreu và Alan Watt (hai triết gia mình yêu thích ). Do không tìm được file ảnh bìa, xin mạn phép thiết kế lại.

    Nội dung
    Karl Jaspers, trong Lời Tựa quyển “Những đại triết gia” của mình, đã viết: “trong triết học, trách vụ của người thầy giáo là trách vụ ít ỏi nhất, nhưng lại là trách vụ cần thiết”[1]. Thiết tưởng, ta cũng có thể nói như thế về trách vụ và sự cần thiết của các loại sách “công cụ” trong triết học mà trước hết là các loại “từ điển”: từ điển khái niệm (và lịch sử khái niệm triết học), từ điển các triết gia và từ điển về các tác phẩm triết học.
    Lý do cho nhận định trên đây thật cũng dễ hiểu. Khác với nhiều ngành khoa học khác, triết học (có lẽ Đông Tây đều giống nhau?) không phải là một “kho” tri thức có sẵn, hoàn chỉnh để ta có thể “dùng theo nhu cầu”! Một kiến thức đơn thuần có tính lịch sử về triết học quá khứ quả chẳng giúp được gì mấy cho người đến sau. Nhưng, nó sẽ rất bổ ích khi góp phần soi sáng chính cái “không gian” ta đang sống thực, vì, bất cứ ai trong chúng ta, với tư cách người học, người đọc, người yêu triết học, đều có quyền “gặp gỡ” những triết gia trong quá khứ, tìm được nơi họ sự giải đáp, lời gợi mở hay niềm an ủi, nếu ta biết lắng nghe và nhất là, biết cách đặt câu hỏi đúng. Jaspers viết thêm: “Họ khích lệ ta và họ luôn khiêm tốn. Bản tính của các triết gia lớn là không muốn có những môn đệ mà muốn có được những người đồng đẳng. Vì thế, dù với tất cả lòng kính mộ, ta chỉ có thể đến được gần họ khi bản thân ta cũng biết “triết lý”” (tr. 12).

    Trong tinh thần đó, các sách công cụ (hay cả người thầy giáo, nói như Jaspers) thật ra chỉ làm nhiệm vụ của kẻ giới thiệu. Người giới thiệu biết lánh mặt đi khi cuộc đối thoại bắt đầu. Không một bộ sách công cụ nào có thể bao quát hết mọi thứ, có thể giới thiệu với độ sâu như nhau đối với mọi triết gia, và nhất là, từ khuôn khổ giới hạn của nỗ lực ấy, càng phải tránh làm cho người đọc ngộ nhận về tầm cỡ và nội dung phong phú của từng mỗi triết gia. Người đọc, sau bước làm quen sơ bộ, rút cục đều phải tự mình làm việc với bản thân triết học, thông qua việc nghiên cứu nguyên tác và… đối diện với chính mình.

    Mặt khác, khi đọc sách công cụ, ta thường có cảm tưởng rằng người trình bày hay giới thiệu nhất thiết phải đứng trên một “vị trí cao hơn” để “nhìn xuống” đối tượng được trình bày. Cảm tưởng – hay đúng hơn, ảo tưởng ấy – càng dễ xảy ra trong việc giới thiệu triết học. Thật ra, ta dễ đồng ý với nhau rằng, thật khó có thể “đứng trên nhìn xuống” các triết gia, nhất là các triết gia lớn, và càng không thể nhìn “thấu suốt” được họ. May ra, ta chọn được đúng vị trí để có thể “ngước lên” nhìn họ. Ta học cách tìm hiểu họ, để hy vọng họ có thể đối thoại với ta đúng theo cách mà ta đã đi đến với họ: “Cổ đạo chiếu nhan sắc”[2]. Nhưng, kỳ cùng, chỉ có sự phê phán ở bên trong hành vi nội tâm của ta mới giúp ta biết phân biệt giữa sự bắt chước bì phu, hời hợt bên ngoài với sự “trùng phục” hay “lặp lại” nhưng một cách căn nguyên từ nền tảng; nói khác đi, biết phân biệt giữa “con vẹt” và “sự tiếp bước”. Ta chỉ dần dần thu hoạch được điều này sau khi ta đã nỗ lực tìm hiểu những gì các bậc triết gia đi trước đã làm.
    Tóm lại, thật ảo tưởng khi chờ đợi hay đòi hỏi quá nhiều ở các bộ sách công cụ, nhưng cũng thật ngây thơ khi không thấy hết sự cần thiết của chúng. Một “hành trang”, - kể cả “hành trang tinh thần” - không thể có được từ hư vô. Sách công cụ là người trợ thủ đắc lực giúp ta chuẩn bị hành trang ấy trước và ngay trong khi ta… tự mình dấn bước lên đường.
    Trong điều kiện còn quá ít các loại sách công cụ trong lãnh vực triết học ở nước ta hiện nay, “101 triết gia” (Tây phương) của soạn giả Mai Sơn - đồng dịch giả của nhiều sách triết học - là một đóng góp kịp thời và bổ ích. Thật hoan hỉ khi được giới thiệu quyển sách quý này đến đông đảo bạn đọc yêu triết học.
    10.2006
    Bùi Văn Nam Sơn
     

    Các file đính kèm:

  2. bun_oc

    bun_oc VIP

    Cám ơn @hanhdb rất nhiều vì sự ưu ái dễ mến này. Như lời xin xỏ ở topic tìm sách: "...Chắc chắn ebook này sẽ rất có ích".
     
    canaximuoi, kid1412_net and hanhdb like this.
  3. minh96

    minh96 Mầm non

    Bạn có bản Scan cuốn này không cho mình với. Mình cám ơn.
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này