Tiếng Anh All Clear - 3 tập (Giáo trình luyện nghe nói tiếng Anh)

Thảo luận trong 'Tủ sách Học ngoại ngữ' bắt đầu bởi xanhlam9999, 7/2/23.

  1. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 3

    allclear.jpg

    Đây là bộ giáo trình All Clear 1, 2, 3: Listening and Speaking, 2nd Edition ngắn gọn 3 levels về kĩ năng nghe và nói. Đặc biệt từ vựng là các cụm từ, thành ngữ hữu ích được chọn lọc. Ở cuối mỗi sách có wordlist, các bạn nên học cái này đầu tiên, tra từ biết nghĩa biết cách đọc, sau đó mới vào bài học. Rất nhiều từ và cụm từ nếu xem phim nói tiếng Anh sẽ thấy trong bộ sách này.

    Note: AL audio đánh số giữa CD và PDF hơi phức tạp, các bạn nên lấy trực tiếp audio (free) từ site của NatGEO thay vì các bản RIP bên thứ 3 bị xóa bỏ thông tin tag của file mp3.


    AL1 audio( các level 2 3 có thể tự lấy như AL1)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Download:
    Link bị xoá do không đủ 1000 lượt tải.
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/9/23
    vertigo, tepriu99, cloudn and 25 others like this.
  2. Xung Ca

    Xung Ca Mầm non

    cảm ơn bạn
     
  3. vientm

    vientm Mầm non

    cảm ơn bạn
     
  4. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Mới chạy ra ngoài. Post đặt gạch, lát về tải :)
     
  5. MinhHai904

    MinhHai904 Mầm non

    Cảm ơn Bạn đã chia sẻ.
     
  6. Kinh nghiệm luyện nói là cứ học thuộc văn mẫu xong đọc lại không nhìn, dần thành phản xạ
     
    utitgg and Anan Két like this.
  7. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Bác làm em phì cười... :) Mỗi một lần nói một khác, nói với người này khác, người kia khác, ngữ cảnh này nói khác, ngữ cảnh kia nói khác mà bác. Có lúc nói đủ câu, có lúc xén bớt. Tóm lại bác làm gì cũng được, miễn là người ta hiểu được bác là ok rồi.
    Còn muốn nói đúng nói đủ âm điệu ngữ điệu thì điều đầu tiên là bác chú ý đến phát âm từng từ, phát âm không sót một cấu thành nào trong phần phiên âm (giữa 2 dấu gạch chéo trong phần từ mới đó) và chú ý đến trọng âm của chúng. Lúc đã phát âm chuẩn từng từ rồi thì nói cả câu dài là nó tự động nối từ (cái mà chúng ta hay gọi là linking sound đó). Mà muốn nói cả câu dài thì cũng như đọc chuẩn từng từ, cũng phải chú ý đến trọng âm của câu.
    Em nói đại vậy, nếu có sai mong bác bỏ qua.
     
    Anan Két and nhanjkl like this.
  8. Luyện nghe thì nên luyện phát âm trước
     
  9. Cái bác nói là lý thuyết suông, lúc nói chả biết nói cái gì, chưa có tư duy tiếng anh thì lấy đâu ra mà ngữ điệu với phát âm, trọng âm với nói dài hay nói ngắn. Đầu tiên phải nói được đã dần mới đến nói đúng. Phát âm và nói được cả một câu là hai chuyện trời và đất. Nói chung bắt tay vào làm đi đã, còn lý thuyết chỉ là lý thuyết
     
  10. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Dạ bác, có thể em lý thuyết thật á chớ :) Em cũng nắm không vững lắm do non kinh nghiệm. Vì lắm lúc ngồi dịch đuổi cabin mà em lại bị nhầm những cái cơ bản đó là: Nói cho người Việt nghe thì lại nói bằng tiếng Anh, và nói cho người Anh nghe thì lại đi nói tiếng Việt, thế có chết không chứ nị :) Sau khi biết mình bị nhầm thì lo SO RI SO RI rối rít bác ạ.
     
  11. :)) bác làm em chết cười. Kinh nghiệm mà mình nói toàn được mấy ae du học với đi dịch cho Tây truyền lại, bản thân mình cũng dang làm cho DN FDI. Nói không ra câu thì không hiểu bác định nhấn nhá cái gì, đọc từng từ tốt là cơ bản nhưng để nó thành một câu cần tư duy và phản xạ. Cái mình nói cho người mới bắt đầu, còn khi đã nói được rồi thì nâng chuẩn lên thì chú ý câu từ, trọng âm vvv như người bảm địa
     
  12. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Chỗ này sao em thấy nó cứ vướng vướng mắc mắc làm sao á bác. Theo em thì... "lúc nói chả biết nói gì", và "chưa có tư duy" thì lúc này cho dù bác có nói bằng tiếng Việt cũng chẳng biết nói gì luôn chứ đừng bảo là nói tiếng Anh. Còn lúc bác đã biết mình muốn trình bày vấn đề gì, nếu được nói bằng tiếng Việt thì mình sẽ nói thứ gì... thì tự động nó convert sang tiếng Anh cũng như thế mà thôi (thay vì phát âm ra miệng vấn đề này bằng tiếng Việt, thì chúng ta phát âm bằng tiếng Anh), đâu có mắc míu gì đâu bác nhỉ?
    Còn nếu bác biết nói bằng tiếng Việt, mà không thể nói được (hoặc khó khăn để nói) bằng tiếng Anh... thì điều này có nghĩa là bác phải học tiếng Anh nhiều nữa... và lại luyện nói và quay trở về với threat #7 mà em đã nói trên kia.
    Không biết suy luận của em đã mạch lạc chưa bác nhỉ? :)
    Còn cách học theo kiểu Văn Mẫu, Câu Mẫu thì theo em bác nên từ bỏ dần dần đi bác ạ (từ bỏ cái rụp khó lắm, vì nó đã hình thành thói quen trong bác rồi). Văn mẫu, câu mẫu nó triệt tiêu hết tính sáng tạo của bác. Nó đóng khung bác trong tư duy của một ai đó (người đã tạo nên văn mẫu/câu mẫu).
    Em chỉ biết trình bày có vậy thôi. Và nếu viết tất cả những thứ (bằng tiếng Việt) mà em đã viết ở trên bằng ngôn ngữ Anh thì em cũng sẽ diễn đạt y chang như tiếng Việt mà thôi.
     
    Anan Két thích bài này.
  13. nhanjkl

    nhanjkl Moderator Thành viên BQT

    Ngộ nhỉ. Kinh nghiệm bản thân của mình thì bạn chỉ cần nói sai âm một tí tẹo thôi, thì tụi nó không nghe ra được chữ gì rồi, thì lấy đâu ra mà nói chuyện được. Nếu bạn nói chuyện với những người nghe quen cách phát âm sai (giáo viên dạy tiếng Anh) thì họ có thể hiểu, còn nếu bạn nói chuyện với những người hiếm khi nào nghe tiếng Anh không chuẩn, như khách du lịch, thì thường bạn phát âm sai một tẹo là người ta không hiểu. Mà không hiểu, vì lịch sự, nó cũng chẳng nói cho bạn là nó không hiểu.

    Nếu không tập trung vào phát âm ngay từ lúc mới bắt đầu thì mình nghĩ là quyết định sai lầm. Sau này phải tập phát âm lại hết tất cả các vần thì hơi bị nhọc.
     
    Anan Két thích bài này.
  14. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    :) Em kể bác nghe câu chuyện của em như thế này: Em có cô bạn người Thái Lan. Hôm đó ngồi nói chuyện với nhau về món ăn Việt Nam (ngôn ngữ giao tiếp cuộc nói chuyện là tiếng Anh bác nhé), và em nghe nó kể, nó đã sang du lịch Việt Nam, đi từ miền Trung vào miền Nam. Trong quá trình du lịch, nó ấn tượng nhất với món Ném Nường (đây là cách phát âm của cô ấy nhé), nó khen tấm tắc món này. Nó hỏi em có biết món này không. Em ngẩn tò te ra hồi lâu và vẫn lắc đầu: "Tuy ở Việt Nam nhưng mình chưa ăn món này". Nó không tin, nó bảo món này phổ biến lắm cơ mà... rồi nó giải thích vòng vèo một hồi thì em mới hiểu được là nó đang nói tới món Nem Nướng :) Câu chuyện này để chứng minh cho việc "phát âm sai" đúng không bác? Bài học: Phát âm không đúng trọng âm của người Việt.
    Còn nữa: Mấy cô cậu học sinh của em nó đọc chữ School. Ối trời đất, làm em cứ mỉm cười... Với chữ này thì các em phải đọc "xờ" phát âm bằng gió... và chữ /ku:l/, phải đọc xong chữ Ku rồi cuốn lưỡi lên phía trên vòm miệng tạo chữ "L". Nhưng các bạn không làm được điều đó và khi đọc em chỉ toàn nghe được "Xờ Cu" không à. Bài học: Phải phát âm hết tất cả các ký tự được viết giữa hai dấu "xuyệc" / /. Còn muốn đọc đúng thì phải tập phát âm từng ký tự riêng lẻ ở ngay lúc cầm bút học tiếng Anh.
    Thêm nữa: "Hôm nay mình sẽ dẫn các bạn đi thăm khu Á Quà Xí Tì tại Đồng Nai" (Đọc y chang như em viết nhé). Em lại bị cười tiếp khi biết được đó là chữ Aqua City (và đọc lại chữ này trong đầu thì có vẻ bạn ấy cũng đọc đúng chứ nhỉ). Bài học: Đọc tiếng Anh mà giống như đọc tiếng Việt thêm dấu. :)
     
    Narga, Anan Két and nhanjkl like this.
  15. Bạn nói đúng, nhưng mình đang không nói về việc phát âm sai hay đúng mà đang nói bắt đầu thế nào có thể nói được tiếng anh. Phát âm là cái kỹ năng cơ bản cần luyện khi nhập môn rồi. Không biết mọi người luyện tiếng anh thế nào, còn mình chia làm 2 giai đoạn. 1. Cùng cổ nền tảng, tập phát âm, từ vựng, ngư pháp. Khi chắc rồi thì sáng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Còn bạn vinaguy gì đó ở kia đang không hiểu mình muốn nói gì, rồi comment phản pháo lại hơi buồn cười.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/6/23
  16. Bác hình như cố tình đánh lái chủ đề và không hiểu người khác đang muốn nói gì. Mình chưa từng nói phát âm không quan trọng, nếu bạn xem comment thứ hai của mình về việc nghe thì đầu tiên phải học phát âm trước. Phát âm, từ vựng là những kí năng cơ bản đầu tiên, sau khi nắm chắc là đến câu chuyện nghe, nói, đọc viết. Còn câu chuyện về nói (speaking), cho dù bác có nói cả nghìn từ thì chưa chắc đã nói được một câu vì nó liên quan đến ngữ pháp, về chọn từ về tư duy, nên mình mới nói học văn mẫu thuộc trước rồi nói lại để tập cái tư duy, vì cái đầu mình tư duy tiếng Việt cần phải đổi nó sang tiếng anh. Khi mình mới bắt đầu, chưa có ý tưởng gì thì việc học văn mẫu là đơn giản nhất để khởi đầu. Còn khi đạt mức độ nhất định có tư duy rồi" thì việc sáng tạo là tự nhiên.Nên khi nghe bác nói nói đúng từng từ tự nó thành câu "Lúc đã phát âm chuẩn từng từ rồi thì nói cả câu dài là nó tự động nối từ" với văn mẫu là hạn chế sáng tạo thì mình thấy hơi ngô nghê đối với người dịch cabin lại còn đi dạy tiếng anh. Từ từ sang câu là trời với đất đó bác. Việc phát âm là kỹ năng cơ bản rồi. Phát âm không chỉ phục vụ nói mà còn cả nghe nữa. Còn Speaking là giai đoạn sau khi nói ra câu. Và mình đang nói về việc nhập môn giai đoạn này. Không chắc bác có phân biệt được Speaking là gì không. Vấn đề phát âm nói sai này nọ ra thì cũng vô vàn lắm, đến tiếng anh Anh với anh Mỹ nhiều từ còn nói khác nhau,từ phát âm khó vậy nên cũng đừng cười khi người khác nói sai, bởi có khi bác bị một người "Anh" địa phương cười về phát âm đó. Bác nghe người ấn, nepal nói chuyện chưa, phát âm đặc giọng địa phương nhưng người ta vẫn hiểu. Mình thì không tự nhận cao siêu tiếng anh, nhưng tự luyện được từ zero lên 7.0 IELTS, không xuất săc nhưng chắc cũng đủ dùng. It nhất mình không giễu cợt hay nghĩ mình thượng đẳng khi người khác phát âm sai mà coi đó là một lưu ý cho bản thân.
     
    Anan Két thích bài này.
  17. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Vụ nghe tiếng Việt trả lời luôn bằng tiếng Anh thì tôi đã chứng kiến tận mắt. Hồi đó có một cuộc họp trong đó có 1 chuyên gia nước ngoài, còn lại là người Việt, có một bác là cựu giảng viên đại học Kiến Trúc Hà Nội lúc đó làm chuyên gia cho công ty của cái ông nước ngoài kia, tiếng Anh của bác đó thì cực tốt, ngữ điệu thì như dân London, ông bác ấy vừa làm phiên dịch vừa tham gia thảo luận nên khi say sưa tranh luận quá đã phản bác ngay lập tức một ông người Việt bằng một tràng tiếng Anh làm cả phòng cười ồ lên. Tôi nghĩ, với người thông thạo song ngữ thì họ bỏ qua luôn phần dịch xuôi <--> ngược mà chỉ cần hiểu/understand là nói/speak luôn.
     
  18. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Theo lời một người bạn của tôi là
    native English speaker, sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, tiếng Việt chưa thành thạo thì bạn ấy nói tiếng Anh "theo thói quen", thực ra người Việt cũng vậy, ngữ pháp tiếng Việt ngấm vào máu rồi nên nhiều khi không để ý đến nữa, chứ thực ra nó rất quan trọng. Từ gì mới đọc được thì bạn ấy vẫn phải tra từ điển xem nó phiên âm như thế nào, còn bạn ấy cũng giải thích từ này, từ kia nói thế nào bằng phát âm mẫu kèm theo "phiên âm quốc tế" của từ đó, có vẻ nhiều người Việt coi nhẹ cái "phiên âm quốc tế" này. Bạn ấy cũng nói cần phát âm chuẩn, thuộc lòng, thành thói quen "phiên âm quốc tế" rồi mới học từ.
     
    Anan Két thích bài này.
  19. Chính là tư duy mà mình nói đấy ad. Tự dưng nói thì rất khó đúng chuẩn, vì thế cần đi từ "văn mẫu", khi có tư duy rồi thì mọi thứ sẽ rất dễ dàng. Việc đang hăng mà quất sang tiếng Việt vì tư duy của mình vẫn là tiếng Việt, dịch xuôi từ Việt sang Anh. Nên việc rèn luyện tư duy tiếng anh cực quan trọng trong speaking. Cơ bản thì cũng không hiểu bác vinaguy link việc phát âm với việc tự dưng phát ngôn tiếng Việt có gì nó liên quan. Nhiều khi tập trung phát âm quá, quên mất nói thế nào. Việc phát âm chuẩn cũng quan trọng, nhưng nó là kỹ năng cơ bản, còn speaking là sự tư duy
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/6/23
    Anan Két thích bài này.
  20. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Nó liên quan ở chỗ khi đã rất thạo thì người ta nói tự nhiên theo thói quen. Để giải thích thì hơi khó, nôm na là vấn đề (trong cuộc trò chuyện) bạn hiểu (có thể không phải là thứ tiếng nào) nó chỉ thể hiện thành ngôn ngữ cụ thể khi nói ra.

    Thông thường du học sinh Việt Nam ra nước ngoài không theo kịp được bài giảng vì họ mất thời gian "dịch" xong mới "hiểu". Nên làm sao để "hiểu" luôn mới được. Mấy câu đơn giản nhất như "What's your name?" thì chắc chắn những người học tiếng Anh lâu năm đã luyện thành "thói quen" nghe xong là "hiểu luôn" rồi, nghe xong thì trả lời lập tức (câu trả lời cũng nói theo "thói quen" nốt). Hình dung bạn có thể mở rộng khả năng đó lên 1000 lần nhé!
     

Chia sẻ trang này