LS-Thế giới LS-Việt Nam Anh Em Thù Địch - Nayan Chanda (Brother Enemy-The War After The War,1986)

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi hoalienbao, 16/1/19.

Moderators: Bọ Cạp
  1. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Tên sách: Brother Enemy-The War After The War (Anh Em Thù Địch)
    Tác giả: Nayan Chanda
    Số Trang: 498
    Bản tạm dịch: Dịch giả Hoang Long Hai
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Lời chia sẻ:
    Nhân dịp những sự kiện đang sắp sẽ xảy ra, tui xin chia sẻ với mọi người, những ai quan tâm, một tư liệu đáng quý về lịch sự thế giới mà trong đó Việt Nam-sau 1975 đã góp phần tham gia: Chiến Tranh Đông Dương lần 3 (China-Vietnam-Kambodia). Mọi sự kiện đều rất khách quan vì được tác giả Chanda người Ấn Độ, một nước luôn được coi là bạn của Việt Nam qua mọi thời kỳ, viết và tường thuật hết sức trung thực về những gì ông được chứng kiến trong thời gian này ở Việt Nam. Xin lưu ý, nhiều bạn ,chỉ đọc sách báo Cách Mạng nếu đọc, sẽ bị sốc nặng; điều này dễ hiểu, những gì chân thực khách quan thì cần cái đầu rộng mở và bao dung mới thấu hiểu, mà với "người CM" thì điều này quả là ngoài khả năng của họ.

    Trích giới thiệu:

    Lịch sử các nước Đông Dương sau khi Sài Gòn sụp đổ

    Ngày 30 tháng Tư 1975, khi chiếc trực thăng cuối cùng bốc lên khỏi sân thượng Tòa Đại Sứ Mỹ là lúc Sài Gòn sụp đổ. Rồi một sự im lặng bao trùm cả Đông Dương. Quả thật người Tây Phương đã quên lãng xứ nầy. Mãi đến năm 1979, lúc ấy, quân đội Việt Nam (CS) tiến vào Cam Bốt, Trung Hoa xâm lăng Việt Nam và mười ngàn người tị nạn Việt Nam và Cam Bốt trốn chạy khỏi quê hương họ. Cả thế giới bất thần giật mình vì những nỗi kinh hoàng mới xảy ra ở Đông Dương.

    Trong những năm Tây Phương hầu như lãng quên Đông Dương thì Nayan Chanda, phái viên Đông Dương của tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (Fareast Economic Review) tiếp tục cung cấp những tin tức có giá trị nhất, những cảm nhận chưa rõ lắm về một cuộc chiến sắp xảy ra và xung đột trong vùng Cộng Sản kiểm soát ở Việt Nam, Lào và Cam Bốt. Không có một nhà báo nào theo dõi những biến chuyển ở vùng này một cách sít sao đến thế. Với những kiến thức có sẵn, ông tiếp cận ở mức độ cao và sâu để tìm hiểu sự thực. Giờ đây, trong tác phẩm “Anh Em, Thù Địch” (Brother Enemy), Chanda, với đầy đủ tư cách, vẽ nên một bức tranh về Đông Dương, kể từ khi chiến tranh tái phát. Câu chuyện lịch sử này bắt đầu khi quân đội Bắc Việt tràn vào dinh Độc Lập ở Sài Gòn và qua nhiều thập niên đẫm máu tiếp sau.

    Tác phẩm của Chanda là một sự hiểu biết thực sự. Từ hàng trăm cuộc phỏng vấn với những nhân vật hàng đầu ở Hà Nội, Bắc Kinh, và Phnom Pênh, cũng như nhiều nhân vật khác ở Washington, Moscow, Paris, Tokyo, và Canberra, và từ những quan sát của chính ông qua hơn một thập niên, Chanda sắp xếp một cách hết sức khéo léo trong việc trình bày những bí mật, không những giữa các cựu đồng chí mà cả những mưu mô tranh giành quyền lực tại Washington. Ông ta đưa ra một nhãn quan hấp dẫn đầu tiên về những mối sợ hãi, tham vọng dẫn dắt Khmer Đỏ đi tới tai họa diệt chủng, cũng như lần đầu tiên thái tử Norodom Sihanouk bị giữ tại Cam Bốt và cuộc đào thoát không thành của ông ở Hoa Kỳ. Chanda cho chúng ta biết những sự kiện bên trong kế hoạch bí mật của Việt Nam (CS) xâm lược Cam Bốt Ông ta kể lại, lần đầu tiên, hồi mùa Thu 1978, Hoa Kỳ gần như sắp treo cờ Mỹ lên ở Hà Nội rồi làm thế nào mà Cố Vấn An Ninh Quốc gia của Tổng Thống Jimmy Carter, Zbigniew Brzezinski cố gắng dùng lá bài Trung Hoa để Hoa Kỳ trở thành một thành viên bất như ý của Trung Hoa trong cuộc xung đột cay đắng có tính cách lịch sử với Việt Nam (CS). Chanda giải thích làm thế nào chính sách này đã mở cửa cho Liên Sô bành trướng quân sự ở Đông Nam Á.

    Đây là một tác phẩm lịch sử sáng chói nhất trong thập niên qua. “Anh Em, Thù Địch” (Brother Enemy) được xem như là một tác phẩm hay nhất.

    Link down: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    PS: Bản tiếng Việt là bản lưu truyền trên mạng,không phải sách được xuất bản chính thức, các bạn có thể dễ dàng tìm được. Nhưng do là bản tạm dịch theo sự đam mê chia sẻ của dịch giả nên đôi chỗ các bạn đọc sẽ thấy hơi lủng củng, có thể thông cảm được. Bản tiếng Anh sách gốc cũng có trên mạng,nếu không tìm được có thể comment,tui sẽ gửi cho các bạn link down.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/1/19
    hgiang457, haist, hoangtuna and 19 others like this.
  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Chắc nên đưa qua mục sách dịch đi bạn ơi, với lại đọc hết trang đầu là mình thấy khó xuất bản được lắm.
     
  3. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Mình vừa đọc xong quyển này. Nhiều điều trong cuốn sách đã được nghe kể ở nơi này nơi kia, dù chưa được công bố chính thức. Cuối cùng thì chỉ có lợi ích vĩnh viễn, không có bạn bè hay đồng minh vĩnh viễn.
     
    vinhtruyen92 and tran ngoc anh like this.
  4. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8

    Thêm file cho mn.

    Nguồn: Trạm sách!
     

    Các file đính kèm:

  5. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Đồng ý, nhưng tôi nghĩ cần làm rõ lợi ích gì, cho ai? làm rõ những điều căn bản,cốt lõi là điều cần thiết.

    Đọc sách này, bạn có thấy bên thắng cuộc chỉ rõ lợi ích gì không hay hoàn toàn chỉ là nhân danh,mượn cớ mưu cầu? Mục đích tái phát triển của họ chỉ nhằm duy trì quyền lực ,họ muốn có quyền lực mạnh hơn nữa (tham vọng bành trướng và tránh bị "mẫu quốc mới" nuốt chứng). Sách chỉ nói về vấn đề vĩ mô,nhưng đọc kỹ sẽ lựa ra các chi tiết nhỏ nhỏ về bối cảnh xã hội,đất nước điêu đứng ra sao.

    Theo Hồi ký Lê Phú Khải,miền nam sau 75 còn duy trì sự trù phú, dù bị cướp bóc, tầm 10 năm sau, nên sau 75 ông Khải bằng mọi giá đưa gia đình vô Nam để bớt đói khổ,ít ra có cơm trắng mà ăn với rau xanh. Do đó,những người không ăn bo bo mà lại chém gió về phát triển nhanh mạnh (nghe ná ná bây giờ) để mặc 99% còn lại ăn rau đắng qua ngày thì chỉ là những cái đầu điên cuồng hoặc ranh ma nhỏ nhặt.

    Nói chung,sách viết khách quan và chân thực lắm. Nhưng sách nặng vấn đề chính trị,ngoại giao nên mọi người nếu có ít kiến thức để nhìn nhận vấn đề đúng góc độ sẽ càng hay hơn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/19
    kinhnhieuloc thích bài này.
  6. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Mình đồng ý với quan điểm của bạn nhưng cá nhân mình và phần lớn những người khác đọc cuốn này (theo mình nghĩ) thì sẽ giữ những suy ngẫm, đúc rút ra được cho bản thân chứ không nói ra trực diện do thực trạng tự do ngôn luận ở Việt Nam, nếu những người đọc xong mà phản đối cuốn này thì họ oang oang chỉ trích rồi :D
    Sách nước ngoài thì họ luôn có văn hóa viết ra thực tế thôi, còn bài học ra sao hay cảm nhận gì thì tự mỗi người đọc rút ra theo trải nghiệm cá nhân, chứ họ không định hướng từ đầu như sách của thế lực nào đó mà.
    Trước đây thầy dạy mình có nói rằng nên đọc sách về Trung Quốc vì hiểu về họ thì mới biết cách bảo vệ mình trước những trò của họ, thì giờ tương tự như vậy cũng nên tìm hiểu về những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam.
     
    hoalienbao thích bài này.
  7. gentlemagic

    gentlemagic Lớp 4

    Chưa bàn tới nội dung quyển sách, quan điểm của câu này hoàn toàn không khách quan, quơ đũa cả nắm, quy chụp và khiêu khích.

    Vậy sao không thấy tổ chức nào cả ở Ấn Độ công nhận, vinh danh điều này?

    Quan điểm này không biết nên gọi là ngây thơ hay cuồng đồ ngoại. Phương tiện truyền thông, sách báo nước ngoài luôn có sự chia phe rõ rệt, làm gì có chuyện lý tưởng "luôn có văn hóa viết ra thực tế". Ví dụ ở Mỹ, sự chia phe rất rõ rệt giữa những người theo Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ, giữa những người ủng hộ và những người tẩy chay Donald Trump.
     
    123phat, hoalienbao and soloshevcento like this.
  8. tulipviet

    tulipviet Sinh viên năm II

    Mình viết ra những ý trên trong bối cảnh và quan điểm như sau:

    1. Mình đang nói chung sách nước ngoài, bao gồm cả kinh tế, chính trị, lịch sử và trong giới hạn những quyển mình đã từng đọc, trước khi mình đọc quyển nào mà khi tìm hiểu thấy nhiều đánh giá tiêu cực, cuồng tín 1 phe phái nào thì gần như mình không đọc. Như vậy sách lịch sử chỉ là 1 phần. Và trong những sách mình đã đọc thì mình thấy sách nước ngoài có thể lồng ghép tư tưởng hoặc thiên về phe nào thì họ cũng không trắng trợn nói theo kiểu: đây là con đường duy nhất, đây là chân lý,... như sách tuyên truyền và sách báo hàng ngày vẫn xuất hiện ở nơi nào đó. Đây cũng là điều mình thích khi đọc sách về kinh tế, khoa học,... của nước ngoài, họ sẽ đưa ra lý thuyết và quan điểm của họ một cách khá khách quan, không quy chụp hay nhận định hộ người đọc như trên.

    2. Để tránh tranh luận về vấn đề nhạy cảm này trên diễn đàn, đây là quan điểm cá nhân của mình, theo góc nhìn của bản thân. Mình không rõ bạn đọc cuốn này hay chưa, nhưng mình thấy cuốn này không nói ai đúng ai sai, chỉ ghi chép những gì tác giả nói là tác giả quan sát được. Còn những gì nhận xét mở rộng ra là do quan điểm cá nhân và góc nhìn của mình khi quan sát thực tế ở Việt Nam.
     
    Lê Đỗ Bảo Trân and lâmdn like this.
  9. gentlemagic

    gentlemagic Lớp 4

    Tôi cũng không thích ý kiến một chiều như bạn nói. Nhưng quan điểm "Sách nước ngoài thì họ luôn có văn hóa viết ra thực tế thôi" là thiếu khách quan. Ở đâu cũng vậy, luôn có sách này theo quan điểm này, sách kia theo quan điểm kia. Thế nên không cần thiết phải gắn mác "sách nước ngoài" thế này, "sách trong nước" thế kia.
     
    123phat, NgTienDung and soloshevcento like this.
  10. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Bạn trẻ cứ từ từ đọc sách và trải nghiệm cuộc sống để hiểu biết thêm. Bạn đặt câu hỏi cũng chứng tỏ bạn có óc phản biện rồi, dù câu hỏi của bạn có phần ngây ngô vì chắc chắn bạn chưa đọc tác phẩm này hay các tác phẩm tương xứng, bạn chỉ thắc mắc phần chữ mà không có hoàn cảnh thì không hiểu hết ý nghĩa đâu bạn. Bạn cứ từ từ tìm hiểu nhá.

    tulipviet nói đúng đó bạn. Như tulipviet nói "luôn có văn hóa viết.." là nói chung như là nguyên tắc ví dụ: xã hội Việt đề cao văn hóa lễ phép vậy. Văn hóa minh bạch,trung thực khách quan thì rõ ràng Tây phương hơn hẳn Đông phương rồi, bạn cứ từ từ đọc thêm sách,xem thêm phim ảnh Tây phương để hiểu thêm nhá.

    Sách hay thì ta đọc cả đời cũng chả hiểu hết, đấy là tôi nói đa số, có phải ai cũng đủ tài làm phóng viên đi khắp thế giới như ông Nanda, quan chức cao cấp nhất nước ta chắc có khi cũng chả so được, nói chi dân đen ta để có đủ vốn sống và kiến thức để hiểu hay vận dụng một phần là quá tốt rồi. Mong được giao lưu với bạn và mọi người nhiều hơn.
     
    lâmdn thích bài này.
  11. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Hehe, nói thật sách này với tui là quá tầm, tui đọc để biết hoàn cảnh lịch sử là chính. Cám ơn và mong được giao lưu thêm cùng những người bạn đọc.
     
    tulipviet thích bài này.
  12. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Vừa bình luận văn hóa viết khách quan sự kiện ở trên. Mấy ngày nay, anh Long Sing có phát biểu dựa trên tính khách quan sự việc, dù chỉ là mạng xh mà đã làm dậy sóng tinh thần tông dật Việt quá đi.
     
  13. ntson28

    ntson28 Mầm non

    Cái sai của TT Loong là miêu tả sự việc dựa trên những định nghĩa có sẵn. Hoa Kỳ ở Miền Nam là quân xâm lược, Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc 1979 là xâm lược, vậy Việt Nam mang quân sang Cambodia thì lại là làm nghĩa vụ quốc tế !?

    Cái sai tiếp theo của TT Loong là ko biết rằng, cái "tôi", cái "tự ái" của người Việt Nam quá lớn, và theo quan điểm cá nhân của mình, cái "tôi", cái "tự ái" lớn như vậy để che đi mặc cảm về một dân tộc nhược tiểu.

    Cái sai cuối cùng của TT Loong là ko biết rằng wifi ở Việt Nam miễn phí, quán cóc ven đường cũng trang bị miễn phí Wifi.
     
  14. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    Ổng nói đúng khách quan mà, chả sai cái gì, chưa kể ổng viết nội dung cá nhân tưởng nhớ ông cựu TT Thái.

    Sách này cũng nói về mấy ý ổng làm dân bò VN dậy sóng theo định hướng đó. Trong đó cũng nói vài ý tựa người Kam nghĩ gì đó. Giống như đi làm từ thiện người ta cám ơn nhưng sau đó họ phát biểu khác với người khác là bình thường. Ví dụ::D

    "Cô VN cmt là mới đọc 1 bài báo nói dân Cam đã tức giận như thế nào khi nghe tuyên bố của thủ tướng Sing . Cô này bảo ông Lý hãy tự tìm hiểu thêm, để tăng thêm kiến thức. Cô ko thèm tranh cãi với ông vì dân Cam đã nói thay cô rồi

    Cô Cam reply lại: Tôi là dân Cam nè, Tôi rất vui khi nghe tuyên bố của thủ tướng Sing bởi vì nó là sự thật. Lịch sử của dân Cam chúng tôi đã được học mới đúng, và chúng tôi cũng tìm hiểu thêm trên trên internet, lịch sử của mấy người VN mới là láo. Và sự thật lịch sử đúng như lời ông Lý nói.."

    Và sau đó hàng loạt còm của bò VN quay ra chửi lại "d.... lũ vô ơn":p. Đến thời điểm update này kịck vẫn hoạt náo bên link FB của TT Long, khi càng có nhiều nick của dân Cam vô còm, đáng chú ý họ ko còm" d.. " tục tĩu như bò của ta ở trên:D

    Chỉ nghĩ tinh thần tông dật kiểu đám đông này là dấu hiệu gì cho tương lai?
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/6/19
    ntson28 and tulipviet like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này