BẠCH CƯ DỊ Tác giả: Nguyễn Hiến Lê Đánh máy: Goldfish Tạo ebook: QuocSan Ngày hoàn thành: 01/01/2012 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link MỤC LỤC Vài lời thưa trước A. TIỂU SỬ B. TƯ TƯỞNG C. ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ BẠCH CƯ DỊ C. ÍT BÀI THƠ CỦA BẠCH Văn khốc giả 聞哭者 Tần trung ngân 秦中吟 Tân Phong chiết bích ông 新豐折臂翁 Vọng giang lâu thượng tác 望江樓上作 Thảo 草 Trì thượng 池上 Nhàn tịch 閒夕 Tự Hà Nam kinh loạn 自河南經亂 Tì bà hành 琵琶行 Trường hận ca 長恨歌 Vài lời thưa trước Trước khi đọc tiết 3: Bạch Cư Dị trong chương V: Phái xã hội, phần III: Văn học đời Đường, trong bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc, mời các bạn cùng tôi đọc qua vài đoạn trích sau đây để chúng ta biết đôi nét khác biệt giữa thi tiên Lý Bạch và thi thánh Đỗ Phủ; và cũng để hiểu tại sao cụ Nguyễn Hiến Lê bảo rằng: “Tôi không muốn như Lý, như Đỗ, chỉ muốn như Bạch Cư Dị”, và “Đỗ Phủ mới chết được 2 năm thì Bạch ra đời (…) để tiếp tục chủ trương của Đỗ”: “(…) Thơ Thịnh Đường phát triển một cách kinh dị về lượng và phẩm. Trên từ Hoàng Đế, Công chúa, dưới tới nông phu, ca nhi, ai cũng thích thơ và trọng thi sĩ. Có đủ các thiên tài, đủ các khuynh hướng; lấy đại cương mà xét thì có 4 phái: phái xã hội phái biên tái phái tự nhiên phái quái đản. Đứng trên các phái đó là Lý Bạch (701-762), một thiên tài tuyệt cao, theo tư tưởng Lão, Phật, sống rất lãng mạn, chỉ thích thơ, rượu, ngao du và mỹ nhân. Tâm hồn Lý thanh khiết, không hề xu phụ nhà quyền quý, rất tự do phóng khoáng, nên thơ ông phiêu dật, không chịu bó buộc theo luật, lời luôn luôn theo hứng mà ý thì kỳ dị, tình thì man mác. Cơ hồ hễ say rượu rồi, hạ bút thành giai phẩm. Bắt chước ông thì không được nhưng thỉnh thoảng ngâm thơ ông, ta cũng thấy tâm hồn nhẹ nhàn, thanh cao thêm đôi chút”. (Trang 340). “(…) Thời Thịnh Đường chia làm 2 thời kỳ rất khác nhau, tiền bán thế kỷ thứ 8 là lời thịnh trị, hậu bán là thời loạn ly. Năm 754, An Lộc Sơn nổi loạn, tiếng chiêng tiếng trống ở Ngư Dương làm tan tác khúc Nghê Thường vũ y của Dương Quí Phi và xã hội Trung Quốc trở nên hắc ám: đâu đâu cũng là bãi chiến trường, những cảnh cướp bóc, ly tán, đói rét, giết chóc diễn ra hàng ngày; diều hâu rỉa ruột người, chính người cũng mổ thịt người, xương chiến sĩ chất đầy đồng không ai chôn, mẹ bỏ con trong bụi rậm không ai lượm. Trước tình cảnh ấy, một số thi nhân có tâm huyết không khỏi thống hận, bỏ cái giọng ca tung thời thái bình làm vui tai nhà cầm quyền mà dùng cây bút để tả nỗi thống khổ của mình và của đồng bào; họ ly khai với chủ nghĩa lãng mạn mà lựa con đường tả chân, lấy trạng thái xã hội hiện tại làm đề tài cho văn học. Họ thuộc phái xã hội mà những người nổi danh nhất là Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn, Lưu Vũ Tích, Trương Tịch”. (Trang 341) “(…) Đỗ là bạn thân của Lý, cả hai đều được người đương thời và hậu thế là minh tinh rực rỡ nhất trên thi đàn đời Thịnh Đường, Lý là Thi tiên, Đỗ là Thi thánh, mặc dầu tính tình và sự nghiệp khác nhau rất xa. Lý lãng mạng, Đỗ thực tế; Lý theo Phật, Lão, Đỗ thờ Khổng, Mạnh; Lý muốn ẩn dật trong cảnh núi xanh, mây trắng. Đỗ lăn lóc giữ đời cùng khổ, trầm luân. Lý kiêu ngạo nhìn đời: Xử thế nhược đại mộng, Hồ vi lao kỳ sinh?Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Đỗ nhiệt tâm cứu quốc: Cùng niên ưu lê nguyên, Thán tức trường nội nhiệt! 窮年憂黎元 歎息腸內熱 Suốt năm lo dân đen, Than thở ruột sôi nóng!Lý say sưa trong tháp ngà, theo chủ nghĩa hưởng lạc, Đỗ rên rỉ trên thập ác, hầu cứu sinh linh; Lý tả cái ảo tưởng của chính mình, Đỗ tả cái chân tướng của xã hội; tài của Lý do thiên tư nhiều, tài của Đỗ do kinh nhiệm nhiều; khi nhậu say hứng tới, Lý múa bút tới đâu thì gấm, hoa hiện tới đó; khi nhìn cảnh đau lòng, Đỗ hạ bút chữ nào thì nước mắt theo chữ ấy; đọc thơ Lý ta muốn phiêu diêu lên tiên thì đọc thơ Đỗ, ta muốn sụt sùi, nhăn mặt. Lý hay hơn Đỗ hay Đỗ hay hơn Lý? Ta không thể quyết đoán được. Cả hai đều là kỳ hoa, đều là quốc sắc thiên hương, mỗi người một vẻ. Nhưng có điều này ai cũng nhận là thơ của Lý có người “kính nhi viễn chi”, còn thơ của Đỗ ai cũng “kính nhi ái chi”. Lý còn có kẻ chê là đồi phế, Đỗ thì thời nào cũng khâm phục. Tuy nhiên, nếu tôi là thi sĩ, tôi chẳng mong được thành thi tiên hay thi thánh, chỉ xin một chức Thi sử như Bạch Cư Dị”. (Trang 374-376). Thủ bút của Bạch Cư Dị Điều thứ hai tôi muốn thưa cùng các bạn là hầu hết các bài thơ tiêu biểu của Bạch Cư Dị đều được Vanachi tuyển đăng trên Website Thi viện (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link), nhờ vậy tôi chỉ việc tìm bài tương ứng trong sách để chép lại phần nguyên văn, phiên âm và có khi cả phần dịch thơ nữa; có bài tôi lại chép từ loạt bài “Thơ Đường và các bản dịch thơ Đường của Tản Đà” do Tdcchau thực hiện và đăng trên Thư viện Ebook (bắt đầu từ trang Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, post # 69), rồi sửa lại đôi chút cho phù hợp. Xin chân thành cảm Vanachi, Tducchau và xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn. Goldfish- Những ngày cận Tết Mậu Dần Bổ sung tháng 12 năm 2011 Trần Trọng Kim dịch: “Ở đời tựa giấc chiêm bao. Làm chi mà phải lao đao nhọc mình”. (Goldfish). Tải ebook PRC: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link và bản PDF tác phẩm Bạch Cư Dị của cụ Nguyễn Hiến Lê: Dạng PDF Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link ________________ người post: goldfish nguồn TVE