Đánh máy Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT

Thảo luận trong 'Dự án eBook cho Thư viện' bắt đầu bởi 4DHN, 22/2/16.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: rhea, thuannguyen1088
  1. Derby

    Derby Lớp 7

    Em dùng PowerPoint rồi save as picture anh. Em tính dùng smartdraw nhưng phải đọc manual nên xài PP vì quen hơn. :D

    Trời ơi bây giờ em mới thấy trong cái table có chỗ "max" bị thành "mã" :D. Để em sửa lại.
     
    4DHN thích bài này.
  2. Derby

    Derby Lớp 7

    Anh Tư, trong cái formula này, anh có nhận ra dấu gì đứng trước g (giá tốc của sự rơi tự do) không anh? Bản scan mờ quá, em tìm trên net nhưng không thấy. p. 26 file "chương 1-3"
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chỗ này khá phức tạp, nên cần phải chờ anh phân tích thứ nguyên[*] nhé, bây giờ phải đi ăn sáng và uống coffee đã. Nói sơ sơ cần phải xác định đơn vị đo của độ nhớt ( eta.jpg )của hạt huyền phù, cái này thì cần lấy công thức của trang sau (p.27) để suy ra. Tạm thời em cứ để dấu : đi nhé.

    [*] Thứ nguyên của một đại lượng là một tính chất vật lí mà đại lượng đó mô tả. Các thứ nguyên cơ bản bao gồm: thời gian [T], độ dài [L], khối lượng [M]. Thứ nguyên của các đại lượng dẫn xuất là tổ hợp của các đại lượng cơ bản. Chẳng hạn thứ nguyên của vận tốc là độ dài chia cho thời gian:

    [V]=[L]/[T]

    P.S. Gia tốc chứ không phải giá tốc (typing misteke à?), eta.jpg là chữ cái Hy lạp (Greece) nhé. :D Sách viết hơi ẩu :p.
     
  4. Derby

    Derby Lớp 7

    Em biết symbol Eta (η). Em không biết tiếng Việt chuyên ngành nhiều nhưng đó đúng là typo mistake thật :D
     
  5. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Tiện đây hỏi luôn anh viết typing mistake có sai không? Hay là bắt buộc phải là typo mistake? :D
     
  6. Derby

    Derby Lớp 7

    Từ đúng là "typing mistake" anh. "Typo" là nói theo kiểu informal hay là slang gì đó. Giống như "no" nhiều khi nói thành "nah" hay là "nope" tùy theo cái mood của người ta.
     
    4DHN thích bài này.
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Vừa nãy anh anh copy eta vào bài viết nó không hiển thị mà ra ô vuông. Không rõ do cái gì? :fish:
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Anh google thì ra cái này đã tô màu đoạn liên quan.

    Cái formula trong tài liệu đính kèm dưới đây:

    "Định luật Stokes có thể được viết dưới dạng sau:

    [​IMG] (so với sách: ty trong dat.jpg )

    trong đó:

    t là thời gian sa lắng của các hạt có đường kính dp, tính bằng giây (xem dưới đây);

    η là độ nhớt động học của nước ở nhiệt độ thí nghiệm, (xem Bảng B.2), tính bằng milipascan trên giây;

    h là độ sâu lấy mẫu, tính bằng centimét;

    ρs là khối lượng riêng trung bình của hạt, tính bằng megagam trên mét khối (lấy bằng 2,65 Mg/m3; xem Chú thích);

    ρw là khối lượng riêng của chất lỏng có chứa huyền phù của đất, tính bằng megagam trên mét khối (lấy bằng 1,00 Mg/m3; xem Chú thích);

    g là gia tốc trọng lực, tính bằng centimét trên giây bình phương (lấy bằng 981 cm/s2);

    dp là đường kính hình cầu tương đương của hạt cần xác định, tính bằng milimét.

    CHÚ THÍCH: Trên thực tế có sự khác nhau về khối lượng riêng của các hạt đất, nhưng theo tiêu chuẩn này thì lấy khối lượng riêng trung bình của cát thạch anh, tức là 2,65 Mg/m3 (Tài liệu tham khảo [7]), vì đây là loại khoáng phổ biến nhất trong nhiều loại đất. Khối lượng riêng của nước là 0,9982 Mg/m3 và 0,9956 Mg/m3 ở 20 oC và 30 oC (Tài liệu tham khảo [5]). Do có thêm một lượng nhỏ các chất phân tán (xem 8.3.2), nên khối lượng riêng của nước được lấy là 1,0000 Mg/m3 trong khoảng nhiệt độ cho phép của tiêu chuẩn này (xem 8.2.2)."

    Chỗ này có lẽ phải viết lại với ký hiệu tương ứng với p.27 quá. :D
     

    Các file đính kèm:

  9. Derby

    Derby Lớp 7

    Đúng rồi anh, viết lại formula trên lấy d² làm subject là được rồi. Mà cũng phù hợp với cái formula ở p.27 nữa. :D

    Em mới hỏi google translator từ "Cự ly", nó nói là "Distance". Đúng không anh? Như vậy "h" ở cái formula trên tương đương với "S: cự ly chìm lắng" trong formula on p. 27 rồi và cái formula viết lại sẽ là: dp = square root of [18ηh / [(ρs - ρw)gt]. Và vì ρ ở đây dùng cho khối lượng riêng, còn trong sách dùng γ, mình có thể thay ρ bằng γ. Đúng không anh?
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/3/16
    4DHN thích bài này.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Thay ρ bằng γ là đúng, nói chung làm sao cho có sự thống nhất, cái mới bên ngoài đưa vào phải tương đồng với cuốn sách.
    Theo anh thì copy luôn cái formula và phần chú giải ở tài liệu kia vào sau khi viết lại ở dạng formula và ký hiệu như trong sách là ngon.

    "Cự ly, khoảng cách", đúng là "Distance" :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 19/3/16
  11. Derby

    Derby Lớp 7

    Căn cứ vào cái formula trên, em biết đằng trước "g" của formula trong sách là "multiplication symbol". Vậy anh Tư tính sao?Giữ nguyên cái formula này; viết lại cái formula trên dưới dạng tìm "diameter" / "speed" của hạt?
     
  12. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Mặt @Derby giống mặt trời rồi chứ không phải sắp giống đâu nhé. {:sup:}{:sup:}{:sup:}
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có thể dùng formula cũ cũng được nhưng cần bổ sung vào explanation
    "η là độ nhớt động học của nước ở nhiệt độ thí nghiệm, tính bằng milipascal trên giây" và sửa số 1800 thành 18 ở cả p.26 và p.27. Hôm qua anh phân tích thứ nguyên của cái này thấy không đúng như anh thường được biết vì thông thường độ nhớt hay tính bằng giây (sec). :D
    Công thức đó bị in sai do bác thợ sắp chữ đọc sai bản thảo - bản này có lẽ được viết tay :p, cái lạ là cuốn này được tái bản rất nhiều lần và là tài liệu chính thức của các Khóa đào tạo thí nghiệm viên mà không ai phát hiện ra để sửa. Vấn đề rất đơn giản là diện tích hình tròn là (πD^2)/4. :D


    upload_2016-3-18_8-39-48.png
     
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, theo anh thì thay thế (replace) hoàn toàn cái expanation (vẫn formula cũ với số 18 thay cho 1800) vì ở tài liệu đính kèm phía trên các mục khác cũng rõ ràng hơn sách. :D
     
  15. Derby

    Derby Lớp 7

    [​IMG] [​IMG]
    Em sẽ sửa mấy cái formulas. Anh Tư đọc kỹ lại tài liệu coi có gì cần fix up nữa không. :D
     
    4DHN thích bài này.
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Anh sẽ đọc, và sau này sẽ tái bản nếu cần, bản đầu tiên được đăng sẽ là Ver.1.1 nếu được Ver.1.10 thì càng tốt. cute_smiley18cute_smiley20cute_smiley263D_37
     
  17. Derby

    Derby Lớp 7

    [​IMG]

    Anh Tư, trên là cái formula on p.72, file "chương 2-2", symbol cho độ rỗng của đá dăm là Vμ, Vr (rỗng) hay VH (for hollow)? Bản scan quá mờ, em cũng lười không muốn kiếm info. trong mấy gói trước. :D

    Tới lúc có ver 1.10 không biết bao nhiêu đường xá đã bị hư hại rồi. Anh thiệt là có tâm, muốn tạo thêm công việc làm cho dân. Xứng đáng làm lãnh đạo TỐT.cute_smiley18
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/3/16
    4DHN thích bài này.
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Ôi ôi, cuốn tài liệu nhỏ nhoi này chỉ là hạt cát trong biển của những Quy trình, Tiêu chuẩn (cả của Việt nam lẫn nước ngoài).... nên có nó ở Thư viện này hay không thì cũng không ảnh hưởng lắm, mục đích của anh là muốn mọi người có nó trong thiết bị di động để thuận tiện hơn khi làm việc. Tài liệu này chỉ có tính tham khảo và chỉ đưa ra một phần những vấn đề cơ bản nhất thôi. @Derby yên tâm đi, mỗi một dự án xây dựng sẽ có những bộ Tiêu chuẩn kỹ thuật được soạn riêng, chưa kể mọi việc đều căn cứ vào (base on) hệ thống TCN (Tiêu chuẩn ngành) TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam), quy trình AASHTO, ASTM...

    Là VH em ơi.
     
  19. Derby

    Derby Lớp 7

    Cám ơn anh. :D
     
    4DHN thích bài này.
  20. Derby

    Derby Lớp 7

    Anh Tư, tại sao "nghiên cứu" lại nói thành "ngâm cứu"? Em biết đó là một trong những cái jokes của diễn đàn, nhưng tại sao lại "mắc cười"? Từ "ngâm cứu" đó, tự nó có nghĩa gì? Cám ơn anh. :D
     
Moderators: rhea, thuannguyen1088
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này