Tự nhiên Bài Học Thiên Nhiên - Vũ Kim Dũng

Thảo luận trong 'Tủ sách Khoa học' bắt đầu bởi 4DHN, 15/10/17.

Moderators: Utron
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    cover.jpg

    VŨ KIM DŨNG
    BÀI HỌC THIÊN NHIÊN

    Bìa và minh họa: THY NGỌC

    (vẽ theo tài liệu khoa học)

    NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG HÀ NỘI – 1978​

    TÓM TẮT NỘI DUNG

    Dơi nhìn bằng tai, sứa có thể đoán trước được bão… nghiên cứu và học tập một số khả năng kỳ lạ ở sinh vật, các nhà kỹ thuật đã chế tạo ra những máy móc thần kỳ như ra-đa, máy dự báo bão... Ngành PHỎNG SINH HỌC (BI-Ô-NÍC) trẻ tuổi đang đứng trước chân trời rộng lớn của những phát minh kỳ diệu.

    LỜI NÓI ĐẦU

    Tháng chín năm 1960, tại Đây-tôn thuộc bang Ô-hai-ô (Hoa Kỳ) đã diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử giữa các nhà bác học nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của toàn thế giới. Họ họp mặt ở đây để làm lễ khai sinh cho một ngành khoa học mới là phỏng sinh học (bi-ô-ních).

    Phỏng sinh học chuyên nghiên cứu cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của cơ thể sống để áp dụng vào kỹ thuật.

    Tuy là một ngành khoa học còn rất non trẻ nhưng phỏng sinh học đã có gốc rễ sâu xa từ những ngành khoa học có lịch sử lâu đời. Nó là nơi gặp gỡ của nhiều ngành khoa học và kỹ thuật như toàn học, vật lý học, sinh học, điện tử học, kỹ thuật chế tạo máy...

    Sau khi ra đời, phỏng sinh học đã phát triển như vũ bão và đạt được những thành tựu vô cùng rực rỡ.

    Việc phát-hiện ra bí quyết của những động vật biết bay như chim, dơi, côn trùng... đã mở ra nhiều phương hướng mới mẻ cho sự phát triển của ngành hàng không. Những chiếc tàu có vỏ bọc theo kiểu da cá heo đã giảm được đến 60 phần trăm sức cản của nước.

    Việc nghiên cứu tỉ mỉ hệ thống ra-đa của dơi, cá heo... đã góp phần quan trọng trong việc sáng tạo ra nhiều loại ra-đa phòng không, máy thủy định vị, ra-đa cho người mù...

    Các kiểu mắt ếch, mắt ruồi, mắt người... nhân tạo sau khi ra đời đã bắt đầu phát huy tác dụng trên nhiều lĩnh vực. Sự xuất hiện của cánh tay máy đã tăng cường khả năng lao động của con người đến mức độ chưa, từng thấy.

    Thành tựu to lớn nhất của phỏng sinh học là chế tạo được các máy tính điện tử, máy móc tự động, não nhân tạo và người máy.

    Viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô Béc-gơ đã nói: “Thế kỷ chúng ta đúng là thế kỷ kỹ thuật, thế kỷ cơ giới hóa hoàn toàn lao động chân tay”.

    Rồi đây, cùng với các ngành khoa học và kỹ thuật khác, phỏng sinh học sẽ tạo ra khả năng cơ giới hóa và tự động hóa cả lao động chân tay và một phần đáng kể lao động trí óc.

    Có thể nói, phỏng sinh học là một trong những chiếc chìa khóa thần diệu của nền kỹ thuật tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Utron

Chia sẻ trang này