Bài thơ thứ ba của Đỗ Hữu (Hồ Công Trường)

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi Foli, 2/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. Foli

    Foli Lớp 11

    BÀI THƠ THỨ BA CỦA ĐỖ HỮU
    Tác giả: Hồ Công Trường
    Nguồn: Tạp chí Kiến thức ngày nay
    Thực hiện ebook: Goldfish
    Ngày hoàn thành: 12/01/2008
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Sau trên 30 năm, 3 bài thơ của thi sĩ Đỗ Hữu đăng trên tuần báo Đời Mới từ năm 1954 lại xuất hiện trên tạp chí Kiến thức ngày nay (KTNN). Đầu tiên là 2 bài thơ Sầu Ai LaoChiều Việt Bắc do Huỳnh Ngọc Chiến, người có công đầu giới thiệu qua bài “Đỗ Hữu: Nhà thơ tài hoa bị lãng quên”. Và lần này, Hồ Công Trường chép thêm cho chúng ta một bài thơ nữa: Nắng ngút đường dài…

    Gọi là “Bài thơ thứ ba của Đỗ Hữu” đăng KTNN số 627, ngày 10.1.2008 được Goldfish tôi chép lại dưới đây, vì tái xuất hiện sau 2 bài Sầu Ai LaoChiều Việt Bắc, nhưng Nắng ngút đường dài… lại được đăng trên Đời Mới trước bài Chiều Việt Bắc. Và theo tác giả Hồ Công Trường thì: “Ba bài thơ của Đỗ Hữu chúng tôi không dám nói hay hơn thơ Quang Dũng…, những người yêu quý thơ Việt thời kỳ trước, nếu chưa, cũng nên cập nhật vào trang sưu tập thơ của mình những dòng thơ Đỗ Hữu bên cạnh Quang Dũng, Huy Cận, Hoàng Cầm, Tế Hanh, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính… có lẽ cũng xứng đáng lắm.”

    Tôi tình cờ đọc được bài “Miên man tuỳ bút – Kỳ II” của nhà văn Đỗ Chu đăng trên website Việt báo.vn, đoạn viết về Nguyễn Xuân Thâm (người Thừa Thiên, làng An Thuận, huyện Hương Trà, sinh 1936) thấy vài thông tin về bài Sầu Ai Lao, ở đây tôi xin trích vài đoạn (xin xem thêm phần chú thích): “Anh Thâm với bút danh Dao Ca đã gửi thơ in trên tờ Đời mới và tờ Thẩm mỹ ở Huế, gửi truyện ngắn in trên tờ Nhân loại ở Sài Gòn. Gửi hú họa mà họ in thật mới hay chứ…. Ai chả hiểu những bài thơ của Nguyễn Xuân Thâm thuở ấy vẫn chỉ là những bài thơ học trò học chẹt, mơ mộng và man mác… Thơ anh viết ra đâu phải để tán tỉnh mấy cô, đấy là anh đang hướng về kháng chiến, nhớ tới chiến khu xa vời. Thơ rằng, “Giữa ngày lạc lõng trên rừng rậm, với nắng bâng khuâng mấy thuở nào, với núi xanh lơ chòi tím nhạt, mây trời bàng bạc sầu Ai Lao!”.”

    Có phải ông Nguyễn Xuân Thâm, ngoài bút danh Dao Ca còn có bút danh khác là Đỗ Hữu và là tác giả của bài thơ Sầu Ai Lao? Nếu đúng như vậy, thì ông đâu chỉ có ba bài thơ?


    LINK DIE
     
    vu thien vu thích bài này.
  2. Foli

    Foli Lớp 11

    Thư của Đỗ Hữu gửi tạp chí Kiến thức ngày nay

    Trong bài viết “Bài thư thứ ba của Đỗ Hữu”, tác giả Hồ Công Trừng có nêu câu hỏi: “Có phải ông Nguyễn Xuân Thâm, ngoài bút danh Dao Ca còn có bút danh khác là Đỗ Hữu và là tác giả của bài thơ Sầu Ai Lao?”. Mới đây, Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 800, ngày 01.11.2012, mục “Bạn đọc – Cộng tác viên & Kiến thức ngày nay”, trang 55, có trích đăng bức thư sau đây (không thấy ghi ngày tháng). Goldfish tôi lấy làm tiếc là ảnh tôi chụp lại mờ quá.
    Trích:
    Posted by goldfish

     
    vu thien vu thích bài này.
  3. goldfish

    goldfish Lớp 8

    Ba bài thơ của Đỗ Hữu đã được tác giả chỉnh sửa(*)

    Nắng ngút đường dài…

    Nắng ngút đường dài, hoa gạo bay,
    Tôi người lữ khách, lạc sau ngày.
    Đường xa nắng lửa, chiều hun hút,
    Quán đứng lưng đèo, núi tiếp mây.

    Thác đá sầu buông đường nắng trở,
    Lưng trời khép chặt núi và mây,
    Đèo cao gió thổi, chòi heo hút,
    Dặm cũ chiều đi thương nhớ đầy.


    Nắng đỏ tràn lên trên lối cũ,
    Đường dài hoa gạo đỏ rưng rưng.
    Lá chàm bay lả trên vai rách,
    Áo bạc hồng lên lớp bụi rừng.


    Có phải hồn ngây trong núi thẳm?
    Rừng chàm lá đổ lối xanh tuôn.
    Đìu hiu khói cỏ chiều ai đốt,
    Ngày dựng cô liêu giữa xứ buồn.


    Sầu Ai Lao

    Đã lâu trăng cứ vàng hiu hắt,
    Mây cứ sầu tuôn núi võ vàng.
    Lá vẫn pha chàm trên sắc áo,
    Mưa nguồn thác đổ đá mù sương.


    Giữa ngày lạc lõng trên rừng rậm
    Với nắng bâng khuâng mấy thuở nào
    Với núi xanh lơ, chòi tím nhạt
    Hồn ngày chất ngất Ai Lao.


    Lưng đèo quán gió mờ hun hút
    Thôn bản nằm trơ dưới nắng chiều
    Tai vẫn nghe đều dòng thác đổ
    Người ơi, thương nhớ biết bao nhiêu!


    Ở đây hơi đá chiều vây khắp,
    Khép chặt mình tôi giữa núi rừng.
    Buồn quá ngày đi, đêm trở lại,
    Hoàng hôn hoa bản phấn rưng rưng.


    Người có theo tôi lên dốc nắng,
    Nhìn xem hoa rải sắc trên đường.
    Chiều nay gió nổi buồn ghê lắm,
    Lá đổ sau chân một trận vàng.


    Chiều Việt Bắc

    Nắng xuống phương nào ngươi thấy không?
    Mà đây chiều tím rụng song song
    Vàng tuôn mấy lối ngày thu muộn,
    Ai liệm hoàng hôn dưới đáy sông?


    Khói thuốc lên mờ xanh bóng ai
    Phương xa chiều xuống ngút sông dài
    Đường kia có phải sầu xưa đọng?
    Trở bước, hoa lau trắng ngập đồi.


    Con đường đất đỏ mờ sau bản
    Thung lũng vàng lơ, nắng trở chiều.
    Núi biếc chập chùng vây ải lạnh
    Dặm về lá đổ phấn tàn xiêu.


    Rừng núi âm u chiều Việt Bắc
    Chầy ngày lạc bước, ai ngồi than.
    Buồn xưa chiều đọng sầu lau lách.
    Chòi cũ nằm nghe gió dặm trường

    -------------

    (*) Trích trong bài Ai là nhà thơ Đỗ Hữu? của Phú Vinh đăng trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 858, ngày 10.06.2014. Trong bài báo nêu trên, tác giả Phú Vinh cho biết:

    “(…)

    Nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm sinh ngày 11.1.1936 tại thôn Vỹ Dạ. Học trung học tại trường Trung học Khải Định (nay là Trường Quốc). Ngoài việc đi học, ông còn viết báo và làm thơ. Từ năm 1951-1953 đã cộng tác với các báo Nhân loại, Mới, Đời Mới, Tia nắng với bút hiệu Dao Ca và Đỗ Hữu (Dao Ca ký ở các báo năm 1951-1953; Đỗ Hữu ký các báo năm 1953-1954).

    Tham gia Cách mạng ngày 24.11.1953 tại Thừa Thiên và hoạt động tại Khe Tre thuộc chiến khu Hoà Mỹ. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, với tâm hồn phảng phất khí thơ tiền chiến, một chiều mùa đông lạnh giá của núi đồi và cảnh vật hoang vu tại Khe Tre, chiến khu Hoà Mỹ đã làm cho nhà thơ xúc cảm sáng tác bài Sầu Ai Lao. Lúc này, ở chiến khu đã có sự xuất hiện các cán bộ chi viện từ miền Bắc vào, các anh kể về miền Việt Bắc với những làng bản, núi rừng hùng vĩ… nhà thơ tưởng tượng và sáng tác bài thơ Chiều Việt Bắc sau bài Sầu Ai Lao. Cả hai bài được làm trên tập vở trắng và được sáng tác trong một thời gian ngắn vào mùa đông năm 1953, lúc nhà thơ mới 17 tuổi. Theo lời nhà thơ, ông chưa bao giờ đến Việt Bắc và cũng chưa bao giờ biết nhà thơ Quang Dũng.

    (…)

    Tâm sự với tôi, nhà thơ nói: Cậu có thể làm rất nhiều thơ nhưng với ba bài Sầu Ai Lao, Chiều Việt BắcNắng ngút đường dài là quá đủ cho một đời người (Tác giả cho biết Nắng ngút đường dài sáng tác giữa năm 1953 khi còn ở Huế)…”.
     
    chis thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này