Thảo luận Bí ẩn Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Heoconmtv, 5/9/15.

Moderators: amylee
  1. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Mình nghĩ cái màn này chả riêng gì anh Lưu. Vua nào mới lên ngôi chả chỉ đạo mấy thằng đệ dâng biểu lên xuống, rồi phải từ chối đôi ba lần, để chứng tỏ là mình không tham :D, rồi mới ngồi lên mâm để "đẹp ý trời hợp lòng dân" :D
     
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đang lang thang ất ơ được tặng biệt thự mừng "to see mother" ấy chứ...:D
     
    Hannibal2010 thích bài này.
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Ai là cao nhân lắm tài nhiều tật Khổng Minh "tự thẹn không bằng"?

    Một cao nhân khiến Khổng Minh "tự thẹn không bằng", luôn khinh thường Lưu Bị mà Bị vẫn phải năm lần bảy lượt tìm cách chiêu mộ.

    Bản lĩnh của Thừa tướng triều Thục Hán Gia Cát Lượng được đánh giá là "tiếu ngạo quần anh", dù chưa phải "tuyệt đỉnh cao thủ" nhưng những nhân vật có khả năng tề danh cùng ông không nhiều.

    Tuy vậy, trong nội bộ Thục Hán có một nhân vật xứng danh là "cao nhân", mà bản thân Khổng Minh vô cùng kính nể.

    Người này không chỉ khiến Gia Cát Lượng hao tâm tốn sức chiêu mộ về trướng Lưu Bị, mà còn được ông công khai ca ngợi - "Về bản lĩnh bày mưu tính kế, Lượng thua xa Tử Sơ" (trích "Tam Quốc Chí - Thục thư").

    Vị cao nhân "Tử Sơ" mà Lượng nhắc đến, không ai khác chính là Thượng thư lệnh Lưu Ba.

    Lưu Ba, tự Tử Sơ, người Linh Lăng, Kinh Châu, xuất thân trong gia tộc làm quan, ông tổ là Thái thú Thương Ngô Lưu Diệu, cha là Thái thú Giang Hạ, Đãng Khấu tướng quân Lưu Tường.

    Cao nhân "lắm tài nhiều tật", khinh thường Lưu Bị

    Lưu Bị cũng từng tán dương Lưu Ba - "Tử Sơ tài trí tuyệt luân, nếu không phải ta, khó có người khác dám dùng". Đương nhiên, Bị khen Lưu Ba là một phần, mà khoe khoang về bản thân là chính.

    Lưu Ba được đánh giá là thông minh mẫn tiệp từ nhỏ, nhưng khi trưởng thành lại trở nên cao ngạo. Dù cùng mang họ Lưu, nhưng Lưu Ba luôn khinh thường Lưu Bị "có xuất thân nghèo hèn".

    Năm 18 tuổi, Lưu Ba đã làm chức quan Chủ bạ tại Kinh Châu. Khi Lưu Bị mới về nương nhờ Kinh Châu Lưu Biểu, thì Lưu Ba đã nổi danh là người "bác học đa tài".

    Vào "đêm trước" trận Xích Bích, quyết định vận mệnh "Tam Quốc đỉnh lập", Lưu Bị đại chiến cùng Tào Tháo tại dốc Trường Bản, kết quả bị Tào Ngụy đánh "không còn manh giáp".

    Khi Lưu Bị đưa theo bách tính chạy trốn, rất nhiều sĩ tộc Kinh Châu đã đi theo ông, duy có Lưu Ba một mình ngược Bắc tìm... Tào Tháo, đủ thấy Lưu Ba thực sự phản cảm đối với Bị, thà đi theo "Hán tặc" Tào Tháo cũng không theo "hậu duệ Hán thất" Lưu Bị.

    Tào Tháo thấy danh sĩ Lưu Ba về đầu quân thì rất vui mừng, cho Ba làm chức Tác duyện (trợ lý). Về sau, Tào phái Ba đi "ngoại giao" Trường Sa (Hồ Nam, Trung Quốc), Linh Lăng... Lưu Ba rất được Tào trọng dụng.

    Tuy nhiên, số phận của cao nhân họ Lưu này có phần đen đủi, bởi sau thất bại của Tào Tháo tại Xích Bích, Lưu Bị đã đoạt được các quận Trường Sa, Linh Lăng.

    [​IMG]
    Lưu Ba là một nhân vật "lắm tài nhiều tật"

    Năm lần bảy lượt cự tuyệt Lưu Bị "chiêu hiền"

    Lưu Bị lấy được Linh Lăng, biết tin Lưu Ba đang ở đây thì quyết tâm "chiêu hiền đãi sĩ", bỏ qua chuyện cũ để tới tìm Ba. Không ngờ Lưu Ba đã bỏ trốn.

    Do sách lược thu phục Trường Sa, Linh Lăng thất bại, Lưu Ba cũng không còn đường trở về Tào Ngụy mà buộc phải cao chạy xa bay.

    Trước khi Lưu Ba bỏ trốn đã cự tuyệt thư chiêu mộ của Gia Cát Lượng, khiến "Tiên chủ (Lưu Bị) vô cùng căm hận".

    Lưu Ba bỏ trốn rồi, vẫn sợ Lưu Bị tìm cách bắt lại nên đổi sang họ Trương.

    "Linh Lăng tiên hiền truyện" có ghi chép - "Ba đổi thành họ Trương, đến Ích Châu bị bắt lại, Thái thú định giết (Lưu Ba).

    Quan Chủ bạ nói - 'Người này không phải bình thường, không thể giết'."

    Chủ bạ đưa Lưu Ba tới gặp Ích Châu mục Lưu Chương. Chương vốn kính nể thanh danh cha Lưu Ba là Lưu Tường, nên gặp Ba vô cùng vui mừng, thường xuyên hỏi han chính sự.

    Bản thân Lưu Chương thuộc phái thân Tào, từng cử bộ hạ Trương Tùng tới Ngụy tỏ ý với Tào Tháo. Tuy nhiên, do năng lực ngoại giao của Tùng kém cỏi, bị Tào Tháo lạnh nhạt.

    Trương Tùng tức giận trở về khuyên Lưu Chương "bắt tay" Lưu Bị chống lại Tào Ngụy. Lưu Chương vốn không có chủ kiến, cũng nghe lời Tùng.

    Lúc này, chỉ có Lưu Ba đưa ra đề xuất "đầy tính chiến lược" với Lưu Chương: Không thu nạp Lưu Bị.

    Lưu Ba nói - "Bị là kẻ hùng tài vĩ lược, thu về ắt gây hại, không thể giữ lại".

    Chương vẫn thu nạp Bị, Lưu Ba lại can - "Để Lưu Bị thảo phạt Trương Lỗ thì khác nào thả hổ về rừng", song Chương vẫn không nghe. Ba bèn đóng cửa cáo bệnh.

    Sau khi vụ việc Trương Tùng câu kết với Lưu Bị bại lộ, Lưu Chương mới hiểu ra lời can gián của Lưu Ba, tiếc rằng đại cục đã định. Ích Châu đã là vật nằm trong túi Lưu Bị.

    Khi Lưu Bị vây đánh Ích Châu, từng hiệu lệnh tam quân - "Ai dám làm hại Lưu Ba sẽ tru di tam tộc". Về sau binh sĩ bắt sống được Ba, Lưu Bị mừng lắm.

    Lưu Bị lại nhiệt thành kêu gọi, đồng thời Khổng Minh tiếp tục gửi thư khuyên nhủ Lưu Ba.

    Ba đã lâm vào cảnh cùng đường nên đành phải nhận lời về Thục Hán, được Bị phong làm Tây tào duyện, phụ trách nội vụ quan lại.

    Lưu Ba nhậm chức, Khổng Minh là người mừng nhất, bởi Ba chia sẻ một phần không nhỏ gánh nặng công việc của ông.

    Năm 219, Lưu Bị xưng Hán Trung vương, phong Lưu Ba làm Thượng thư. Sau khi "ái thần" Pháp Chính qua đời, Ba được tấn thăng làm Thượng thư lệnh, thay cho Pháp Chính, nắm toàn quyền xử lý chính sự.

    [​IMG]
    Dù nhiều lần cự tuyệt Lưu Bị, nhưng khi về Thục Hán, Lưu Ba vẫn được trọng dụng và ngang hàng với nhóm đại thần Khổng Minh, Pháp Chính...

    Tâm cao khí ngạo

    Do Lưu Ba thường phớt lờ Trương Phi, dẫn đến Phi bất mãn, nên quan hệ giữa 2 người này rất tồi tệ.

    Gia Cát Lượng từng khuyên giải Lưu Ba nên mềm mỏng hơn với "Hoàng đệ" Dực Đức, nhưng Ba bỏ ngoài tai. Điều này vô hình trung khiến Lưu Bị trở nên phản cảm đối với Lưu Tử Sơ.

    Bị nói với Gia Cát Lượng - "Lưu Ba tài trí hơn người. Nếu không có ai thay thế thì dùng y, nếu đã có người thay thế thì không cần dùng nữa".

    Lượng đáp - "Về bản lĩnh bày mưu tính kế, Lượng thua xa Tử Sơ". Lưu Bị nghe xong mới từ bỏ ý định "loại" Lưu Ba.

    Về vấn đề Lưu Ba "lơ" Trương Phi, quân sư Đông Ngô Trương Chiêu cũng đứng về phía Lưu Bị, cho rằng Lưu Tử Sơ rất quá đáng.

    Nhưng Ngô chủ Tôn Quyền đã chỉ ra - "Nếu Lưu Ba chỉ biết tát nước theo mưa, lấy lòng Lưu Bị, thì sao có thể xứng là bậc cao nhân?"

    Trên thực tế, Lưu Ba được đánh giá là người sống cần kiệm, không ưa kết giao với người khác, chỉ trọng việc công.

    Thời điểm Lưu Bị đăng cơ, toàn bộ "bản thảo diễn văn" của Bị đều xuất phát từ cây bút của Lưu Ba.

    Bộ luật "Thục khoa" của triều Thục Hán, thực chất là sản phẩm của 5 bộ óc thông minh: Gia Cát Lượng, Pháp Chính, Lưu Ba, Lý Nghiêm, Y Tịch, đủ thấy bản lĩnh Lưu Ba không tầm thường.

    Anh tài đoản mệnh

    Cống hiến lớn nhất của Lưu Ba là sau khi ông về với Lưu Bị không lâu. Sử liệu Trung Quốc ghi lại, sau khi Lưu Bị lấy Ích Châu, quốc khố trống rỗng khiến Bị vô cùng lo lắng.

    Lúc này Lưu Ba đã hiến kế - "Việc này đơn giản: Đúc tiền lưu hành đồng bộ, thống nhất vật giá, thi hành chế độ đấu giá công khai".

    Lưu Bị làm theo lời ông, chỉ trong vài tháng đã thu được ngân sách dồi dào.

    Đáng tiếc rằng, bước sang năm Chương Vũ thứ 2 đời Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị (222), Lưu Ba bệnh mất, thọ 39 tuổi. Sử liệu Trung Quốc bình về Lưu Ba nói rằng "trời (đố) kỵ anh tài, cao nhân đoản mệnh".
     
    phanquoctoan thích bài này.
  4. Hannibal2010

    Hannibal2010 Lớp 2

    Sao lại có thuyết khác, nói là Lưu Ba là tay danh sĩ màu mè, chẳng có thực tài gì nhỉ :D
     
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Thì cũng là miệng lưỡi thế gian, kẻ mến người yêu, đâu có gì là lạ phải không các Bác? Em nghĩ, người nào cũng có sở trường sở đoản, Lượng cầm quân đánh giặc, vạch kế sách phân cuộc thì rất giỏi, nhưng chắc gì trị quốc an dân đã giỏi? Quan trọng là cái sở trường đó, được truyền thông quần chúng ca ngợi, thế nên mới nổi như cồn.
     
  6. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    Xin quay lại đây một chút!!! Tam quốc diễn nghĩa 三國演義
    Chú ý đến từ nghĩa mà quên mất 1 điều bí hiểm nữa???

    Từ 演 âm hán-việt là HỘI-nghĩa là sự tan vỡ, như vỡ đê. Thế sao lại dịch thành ' DIỄN'???

    Phải là 'tam quốc hội nghĩa' chứ nhỉ?:think:cute_smiley82:fish:
     
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Là DIỄN:
    1. diễn ra
    2. diễn thuyết, diễn giảng, nói rõ
    3. làm thử, mô phỏng, tập trước
     
    sannyas60 thích bài này.
  8. sannyas60

    sannyas60 Lớp 8

    WOw, Nhầm @@cute_smiley181yoyo7:oops: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Cứ tưởng có phát hiện bí mật chứ !!!
    Sorry!!!
     
  9. tauvequehuong

    tauvequehuong Lớp 10

    Vẫn chưa chín. :p :p
     
    sannyas60 thích bài này.
  10. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Mình cũng đọc Tam Quốc Chí nhưng tới đoạn gia cát lượng khổng minh chết cũng dừng luôn. Chả thích Khổng Minh Danh cao nhưng chẳng có chút gì về kinh tế, không thành công gì hết. Mọi người vẫn mến mộ ông ta mới đau. Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung, Mã Siêu cứ kháng chiến trường kỳ chả còn danh thủ nào hết. Và nhất là khúc nào cũng đem mấy người này ra trận. Thấy chẳng còn ai giữ Lãnh Thổ Thục Hán? Vậy mà ai cũng tin sái cổ. Trong thực tế nếu thế Tôn Quyền chỉ cần sai 1 tướng là tiêu diệt ngay nước Thục.
    Riêng mình thích Loạn 12 Sứ quân hơn. Dự án đây:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  11. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Tranh thủ tiếp thị :D

    «GT3»
     
    Heoconmtv thích bài này.
  12. V/C

    V/C Mầm non

    Chắc chưa đọc Tam Quốc mà chỉ nghe kể, hoặc đọc lướt.
    Cái tài của Minh Quạt là Hành Chính & Kinh Tế, chứ không phải mẹo.
     
  13. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    "Kinh tế" ở đây dùng theo nghĩa sự nghiệp thì phải, hay còn gọi là "công nghiệp", ý là sáu lần ra Kỳ Sơn vô công, chẳng được việc gì. Còn Tam Quốc thì mọi người phân tích đã nhiều. Khổng Minh làm thủ tướng thì ok, hoặc bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng kinh tế thì ngon, nhưng tổng tư lệnh quân đội thì lởm, chỉ ăn được Mạnh Hoạch thôi.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  14. V/C

    V/C Mầm non

    Nhờ giỏi kinh tế mới có 6 lần, mà lục xuất là chiến lược quân sự, liên quan gì đến kinh tế bác, nói sự nghiệp mới đúng.
     
  15. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Khổng Minh chả đánh thắng đâu. Vì bị Lưu bị đưa hậu trường 20 năm sau khi Lưu Bị làm vua, sau khi Lưu bị sắp chết mới kêu ra nhưng các tướng theo Hậu Chủ đâu ngu cho nắm quyền và nhất là danh bao phủ cả Thục Hán lấn át quyền cả Hậu Chủ nữa. Nên chỉ ở mãi ngoài chiến trường, thuộc dạng "đánh thắng cũng chết, mà thua cũng nhục", khó mà làm tiền đồ
     
  16. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    uhm, tranh thủ tiếp thị và pr nữa. Nhưng thật sự tác phẩm này viết hay mà. Nếu các địa điểm trong tác phẩm được chuyển sang tiếng Hán thì sao như cổ loa thành chuyển thành Cổ Quy Châu hoặc Ích Quy Châu thì chắc mọi người bình phẩm tưởng gặp 1 tác phẩm mới của Trung Quốc
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế là truyện VN viết bằng giọng văn TQ, sao gọi là hay.
     
  18. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Nhìn cái bản đồ thời tam quốc, nước Thục bé như cái mắt muỗi, có tài thánh cũng chẳng xoay được.
     
    Missfly82 thích bài này.
  19. V/C

    V/C Mầm non

    Bàn gì chuyện thắng thua, nhận xét là phải chuẩn, thông tin đầy ra.
     
  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn đọc lại lời Khổng Minh nói với Lưu Bị trong lều tranh trước khi nhận lời giúp Lưu Bị sau đó xem đã thực hiện được gì theo kế hoạch đó. Nói đến Khổng Minh trước hết là nói đến chiến lược rồi mới nói đến chiến thuật.

    Còn Tây Xuyên là một xứ cực kỳ hiểm trở, không cần phải dùng đến danh tướng cũng giữ được các cửa ải. Xưa kia, giả sử Chu Du dẫn quân đi lấy Xuyên của Lưu Chương chắc cũng không lấy nổi dù Lưu Chương không có danh tướng. Hậu chủ sau này mất nước là do hoàn toàn không xử lý chính sự, hoạn quan lộng hành: biểu, tấu các nơi báo về bị Hoàng Hạo chặn lại nên không đến tay Hậu Chủ.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này