Thảo luận Bí ẩn Tam Quốc Diễn Nghĩa

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Heoconmtv, 5/9/15.

Moderators: amylee
  1. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7


    Tại hạ vốn là kẻ hậu học quê mùa, không có được tài vạn trượng như vị huynh đài đây. Xin được lắng tai nghe chỉ giáo,
     
  2. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Hịc... mình hỏi thiệt mà, có gì mà vạn trượng đâu, nghe ghê quá.
     
    Zhiqiang thích bài này.
  3. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Điều gì làm Tôn Quyền trở thành Hoàng đế "khủng" nhất lịch sử Trung Quốc?

    So với Tào Tháo và Lưu Bị, Tôn Quyền được đánh giá là nhà quân phiệt thành công và nắm giữ nhiều "kỷ lục" nhất.

    Trong 3 nhà quân phiệt kiệt xuất nhất thời đại Tam Quốc - Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, thì Quyền là nhân vật sở hữu nhiều "kỷ lục" nhất.

    Tôn Trọng Mưu sống thọ nhất so với Tào Tháo, Lưu Bị, ông mất năm 71 tuổi; có thời gian cầm quyền Đông Ngô dài nhất, tới 52 năm và là ông vua duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là "thiên cổ đại đế".

    Sở dĩ có danh xưng như vậy, bởi sau khi qua đời năm 252, Tôn Quyền được truy phong thụy hiệu Ngô thái tổ Đại hoàng đế. Ông là "Đại hoàng đế" duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

    Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp của cha và anh, trấn thủ Giang Nam. Ông là người giỏi mưu lược, biết thay đổi theo thời cuộc, nhờ vậy mà thành bá chủ một phương.

    Sử gia Trần Thọ - tác giả "Tam Quốc Chí" đánh giá về ông - "Mưu lược, tài năng như Câu Tiễn, là người kiệt xuất".

    Tôn Quyền là nhà chiến lược tài ba, có năng lực vượt trội được thể hiện ở nhiều lĩnh vực: nắm đại quyền chính trị, quân sự, bành trướng lãnh thổ, phát triển kinh tế.

    Năm 213, Tào Tháo xua quân Nam hạ đánh Ngô. "Tam Quốc Chí - Thục thư" và "Ngô lịch" đều chép - "(Tào Tháo) nhìn quân đội của Quyền, thầm than mà rút lui". Đó chính là chiến dịch Nhu Tu Khẩu mà Tôn Quyền buộc Tào Tháo lui quân "không kèn không trống"Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Một đối thủ lớn khác của Tôn Quyền là Gia Cát Lượng cũng đề cao ông trong "Long Trung đối sách" - "Tôn Quyền chiếm cứ Giang Đông đã qua 3 đời. Dân giàu nước mạnh, hiền tài vô số".

    Chính quyền Tôn Ngô dưới sự thống trị của Tôn Quyền có khả năng hùng cứ Giang Đông, đỉnh lập cùng Ngụy, Thục, bên cạnh yếu tố "địa lợi" - Bắc có sông lớn, Tây có núi hiểm, thì quan trọng nhất là "nhân hòa".

    Tôn gia từ thời khởi nghiệp đã quán triệt chính sách lôi kéo hiền tài. Tôn Sách lúc lâm chung từng nói với Tôn Quyền - "Việc điều binh khiển tướng, tranh đoạt thiên hạ thì khanh không bằng ta.

    Nhưng trọng dụng hiền tài, thu phục nhân tâm, bảo vệ Giang Đông thì ta không bằng khanh".

    [​IMG]
    Nghệ thuật dùng người được cho là bí quyết giúp Tôn Quyền thống trị chính quyền Đông Ngô hơn nửa thế kỷ.

    Vũ khí chiến lược

    Các học giả hiện đại thừa nhận, tài dụng nhân chính là vũ khí "tất thắng" của Tôn Quyền.

    Danh tướng Lữ Mông vốn dĩ chỉ là một "sĩ quan quèn". Một lần Tôn Quyền duyệt binh, trông thấy Lữ Mông chỉ huy một nhóm lính "bộ pháp chỉnh tề, tinh thần phấn chấn". Quyền rất hài lòng, bèn phá cách đề bạt Lữ Mông.

    Về sau, Lữ Mông trở thành đại tướng anh dũng thiện chiến, vang danh thiên hạ với chiến dịch tập kích "bạch y độ giang" đánh bại Quan Vũ, đoạt lại Kinh Châu về cho Đông Ngô.

    Năm 221, khi Lưu Bị huy động lực lượng toàn quốc tấn công Đông Ngô, Tôn Quyền phái Gia Cát Cẩn sang Thục cầu hòa.

    Có người cho rằng Gia Cát Cẩn - anh trai Gia Cát Lượng - chắc chắn sẽ "một đi không trở lại", chỉ có Tôn Quyền nói - "Ta và Tử Du (Gia Cát Cẩn) có lời thề sinh tử. Tử Du không phụ ta, ta cũng không phụ Tử Du".

    Quả nhiên, Gia Cát Cẩn là người công tư phân minh, sau khi thực hiện nhiệm vụ ngoại giao đã trở về phụng mệnh.

    Danh tướng Lục Tốn của Ngô ban đầu cũng chỉ là một thư sinh, không có công tích gì. Sau khi đại quân Thục - Ngô khai chiến, được Lữ Mông tiến cử, Tôn Quyền lập tức giao đại quyền vào tay Tốn.

    Không phụ sự kỳ vọng của Quyền, Lục Tốn đã đánh tan quân Lưu Bị trong trận Di Lăng.

    Cũng nhờ sự phá cách trong phương pháp dùng người của Tôn Quyền, mà thời kỳ cai trị của ông được đánh giá là "nhân tài như mây", không rơi vào tình trạng người tài không có đất dụng võ như Thục Hán giai đoạn suy vong.

    Đặc biệt, Tôn Quyền được đánh giá là biết cách thể hiện sự tín nhiệm đối với các thống soái của mình, điển hình là việc trao toàn quyền vào tay Chu Du trong đại chiến Xích Bích, hay Lữ Mông trong chiến dịch Kinh Châu và Lục Tốn ở trận Di Lăng.

    Trong những trận này, Tôn Quyền đều không cần đích thân thống lĩnh đại quân ra trận.

    [​IMG]
    Lữ Mông nổi tiếng với chiến dịch "bạch y độ giang", giành lại Kinh Châu về cho Đông Ngô từ tay Thục Hán. Ông được gọi là "khắc tinh của Quan Vân Trường"

    Sách lược khôn ngoan hoàn thành đế nghiệp

    Tôn Quyền chắc chắn là nhân vật có hùng tâm tráng chí, và ông đã từng bước thực hiện "mộng đế vương" của mình một cách khôn ngoan.

    Ban đầu, khi quần thần khuyên Tôn Quyền xưng đế ở Giang Đông, ông đã nhiều lần thoái thác.

    Nguyên nhân bởi đương thời Tào Tháo sở hữu lực lượng quân đội với quân số hàng triệu người, giương cao khẩu hiệu "phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu".

    Trong khi đó, Lưu Bị cũng dựa vào danh nghĩa "Hoàng thúc" để dựng cờ "quang phục Hán thất". Cả Tào Tháo và Lưu Bị khi đó đều sở hữu ưu thế chính trị lớn hơn Tôn Quyền.

    Quyền tự biết bản thân không "danh chính ngôn thuận", cho nên đã hết sức ẩn nhẫn, không hề lộ ra ý đồ chính trị của mình.

    Mãi tới năm 229, khi cả Tào Tháo và Lưu Bị đã qua đời, cục diện chính trị tại Đông Ngô ổn định, Tôn Quyền có được "điều kiện vẹn toàn", ông mới đăng cơ xưng đế.

    Thời đại cai trị của Tôn Quyền được đánh giá là "thành công", khi ông phát triển mạnh mẽ kinh tế Đông Ngô và mở rộng quan hệ ngoại giao với khu vực xung quanh.

    Các đội thuyền của Ngô từng tới Philippines, Ấn Độ, Ả Rập... mở rộng phạm vi giao thương, giúp Ngô duy trì vị thế "đỉnh lập" khi thường xuyên phải đối đầu quân sự với Thục và Ngụy.

    Đáng tiếc, khi về già, Tôn Quyền bị mất đi sự "hùng tài vĩ lược" của mình. Ông trở nên đa nghi, thất chí, khiến mâu thuẫn nội bộ triều Ngô diễn biến phức tạp.

    Sau khi Tôn Quyền mất, Đông Ngô rơi vào thời kỳ đen tối bởi những cuộc thanh trừng triều đình đẫm máu, kết cục khiến nước này không thoát khỏi họa diệt vong.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/9/15
  4. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Kính thưa các vị huynh đệ.
    Bình sinh, tại hạ xem Tam quốc, có thấy những điều sau.

    Tào là anh hùng.

    - Dám đơn độc chống lại Đổng tặc, chẳng phải là anh hùng ư?

    - Dám cầm 7 vạn mà chống 70 vạn quân Viên gia, cũng có thể xem là đại trí trong thiên hạ.

    - Đơn độc mà dựng nên thế lực Bắc Ngụy, đã là hơn so với Tây Thục và Đông Ngô rồi.

    - Nếu ngồi luận anh hùng có lẽ nên đưa Tháo vào ghế thứ nhất.

    Chỉ tiếc là Tháo làm chính trị quá giỏi, mà lẽ thường đã làm chính trị giỏi thì mấy đời nhân luân vẹn toàn. Nói Tháo gian hùng không sai, nhưng thời buổi Tam quốc chi loạn nếu không gian hùng thì lấy đâu ra cơ đồ? Bá vương?

    Luận về dũng tướng, chỉ có Triệu Vân, Thường Sơn Triệu Tử Long là đáng khâm phục. Tướng mà toàn dũng toàn trí chỉ có ông ta là đạt được.
     
    Last edited by a moderator: 18/9/15
    Zhiqiang and Heoconmtv like this.
  5. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Sự thực về võ công của Ngụy Vương Tào Tháo

    "Định nghĩa" về một võ lâm cao thủ được cho là "thân mang tuyệt kỹ, gan dạ mưu lược, tung hoành thiên hạ". Tào Tháo được đánh giá là có đầy đủ phẩm chất của "hiệp khách giang hồ".

    Tào Tháo là người ra sao, lịch sử Trung Quốc qua nhiều thế hệ đã có những đánh giá rất khác nhau.

    Học giả hiện đại Dịch Trung Thiên nói, Tào Tháo "vừa thông minh tuyệt đỉnh, vừa ngu ngốc vô cùng; vừa gian trá giảo hoạt, vừa thẳng thắn trung thực; vừa khoáng đạt đại độ, vừa đa nghi; vừa khoan hồng đại lượng lại vừa hẹp hòi ích kỷ".

    Có thể nói, Tào Tháo vừa có phong phạm của bậc tuấn kiệt, có khí phái anh hùng, nhưng cũng không kém phần tiểu nhân, "tính khí Diêm Vương, tấm lòng Bồ Tát".

    Danh thần Đông Hán Kiều Huyền từng nói với Tào - "Thiên hạ sắp đại loạn, chỉ có bậc nhân tài kiệt xuất mới có thể đứng ra giải cứu thiên hạ.

    Lẽ nào người đó chính là các hạ?", cho thấy Kiều Huyền công nhận năng lực xuất chúng của Tào Tháo.

    Bình luận gia thời Đông Hán Hứa Thiệu cũng từng nói - "(Tào Tháo) là năng thần trị thiên hạ, là gian hùng loạn thế".

    Tuy vậy, cuộc đời Tào Tháo không chỉ xoay quanh các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn học, mà bản thân ông còn là một cao thủ trong giới võ lâm thời Tam Quốc.

    Thân mang tuyệt kỹ, đột nhập cấm cung

    Quyển "Dị đồng tạp ngữ" của tác giả thời Đông Tấn Tôn Thịnh có ghi lại sự tích Tào Tháo từng đơn thương độc mã xông vào... phòng ngủ của quan Trung thường thị Trương Nhượng (cận thần của Hán Linh Đế) giữa đêm khuya.

    Trương Nhượng cho rằng Tào Tháo có mưu đồ bất chính, bèn lệnh vệ sĩ tấn công bắt Tào. Nhưng Tào Tháo "múa thương bảo vệ bản thân đột phá vòng vây, nhảy tường trốn thoát".

    Trương Nhượng chính là một trong "Thập thường thị" nổi tiếng triều Đông Hán, ngay cả Quốc cữu Hà Tiến cũng mất mạng dưới tay Nhượng.

    Cấm vệ quân dưới quyền Trương Nhượng đều thuộc hàng "cực phẩm", cho dù Tào Tháo có dùng thủ đoạn tinh vi hơn thì việc ám sát Nhượng cũng cầm chắc thất bại.

    Dù vậy, việc Tào một mình đột phá vòng vây của cấm vệ triều đình và đào thoát thành công, đủ thấy bản lĩnh võ nghệ của Ngụy Vương không tầm thường.

    [​IMG]
    Tào Tháo không ít lần bị vây khốn và đơn thương độc mã đột phá vòng vây.

    "Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta"

    Để trừ gian thần Đổng Trác, Tào Tháo từng liều mạng thực hiện nhiệm vụ ám sát Trác, nhưng bị thất bại và phải trốn khỏi kinh thành, tới Thành Cao nương nhờ nhà Lưu Bá Xa.

    Chính vì lòng nghi kỵ quá nặng của mình, Tào Tháo đã giết chết cả nhà họ Lưu. Riêng câu chuyện này đã có 3 "phiên bản".

    "Tam Quốc Chí - Ngụy thư" của Trần Thọ viết rằng, Tào Tháo tới Lữ gia, bị con trai Lữ cùng môn khách trong nhà mưu cướp tiền của, Tào bèn ra tay sát hại hàng chục người.

    Sách "Thế ngữ" nói, khi Tào Tháo tới, Lữ Bá Xa không ở nhà mà chỉ có 5 người con trai tiếp đãi Tào trọng hậu. Tào Tháo đang trong lúc đào tẩu, nghi ngờ Lữ gia âm mưu hại mình, nên dùng kiếm giết 8 người nhà họ Lữ trong đêm rồi bỏ đi.

    "Dị đồng tạp ngữ" thì viết rằng, Tào Tháo nghe thấy tiếng mài dao, bèn nghi ngờ Lữ gia muốn hại mình nên đã "tiên hạ thủ vi cường", giết hại toàn bộ Lữ gia.

    Cho dù độ chân thực của 3 phiên bản trên ra sao, thì điều có thể xác định là Tào Tháo đích thực đã "đại khai sát giới", giết chết rất nhiều người trong vụ thảm sát Lữ gia. Đây cũng được xem là minh chứng cho võ nghệ của Tào.

    Đặc biệt, sau khi hành hung, ông không quên để lại câu nói nổi tiếng của mình - "Thà ta phụ người, chứ không để người phụ ta".

    "Thập bộ nhất sát"

    Thời kỳ thảo phạt Đổng Trác, quân Tào liên tục thất bại, lực lượng tổn thất nghiêm trọng. Bản thân Tào Tháo cũng bị thương và phải cùng Hạ Hầu Đôn chạy về Dương Châu chiêu binh mãi mã.

    Thứ sử Dương Châu Trần Ôn và Thái thú Đơn Dương Chu Hân cho Tào 4.000 quân, song giữa đường xảy ra tạo phản.

    Phản quân hỏa thiêu doanh trại Tào Tháo trong đêm, buộc Tào Tháo liều chết đột phá vòng vây, giết hàng chục loạn quân.

    Năm 193, Tào Tháo nghi ngờ Từ Châu mục Đào Khiêm giết cha mình là Tào Tung, bèn đem quân "huyết tẩy Từ Châu".

    Điều này khiến mưu sĩ Trần Cung bất mãn và bỏ Tào, sau đó cùng Trương Mạc ở Duyện Châu tôn Lữ Bố làm Thứ sử Duyện Châu, giao cho 100.000 quân đánh Tào.

    Lữ Bố tập kích đại bản doanh của Tào Ngụy tại Duyện Châu là Bộc Dương, buộc Tào rút quân ở Từ Châu về đối phó với Bố.

    Trong cuộc chiến này, Tào Tháo bị các tướng Cao Thuận, Trương Liêu, Tạng Bá, Ngụy Tự, Hầu Thành... vây khốn.

    Tào Ngụy mặc dù có các tướng Tào Hồng, Vu Cấm, Nhạc Tiến, Điển Vi... tọa trấn nhưng cũng rơi vào trùng vây trước 10 vạn đại quân của Lữ Bố.

    "Tam Quốc diễn nghĩa" mô tả - "Chúng tướng tử chiến, (Tào) Tháo tiên phong xung trận".

    Về sau, Tào Tháo bại trận, song thêm một lần nữa ông đơn thương độc mã thoát khỏi sự bao vây của Lữ Bố.

    Tình tiết màn phá vây của Tào cũng được mô tả ly kỳ - "Từ trong ánh lửa thấy Lữ Bố cầm kích phi ngựa tới.

    Tào Tháo lấy tay che mặt phóng ngựa đi. Lữ Bố từ sau đuổi tới, cầm Phương Thiên Họa Kích gõ lên mũ giáp của Tào Tháo hỏi - 'Tào Tháo ở đâu?'

    Tào chỉ về hướng ngược lại đáp - 'Kẻ cưỡi ngựa vàng phía trước chính là y'.

    Lữ Bố nghe xong thúc ngựa đuổi theo, bỏ lại Tào Tháo. Tháo quay ngựa, bỏ đi về phía Đông".

    Đối với chuyện Tào Tháo nhiều lần phá vây "thập tử nhất sinh", có học giả hiện đại dùng câu thơ trong bài "Hiệp khách hành" của Lý Bạch để bình về bản lĩnh cao siêu của ông - "Thập bộ sát nhất nhân, thiên lý bất lưu hành" (10 bước giết 1 người, giết tới ngàn dặm).

    [​IMG]
    Nhiều ý kiến hiện đại nói Tào Tháo mang đầy đủ phẩm chất của một "hiệp khách giang hồ".

    "Thần tiễn" Tào Tháo

    "Tam Quốc Chí - Ngụy thư" có nói, Tào Tháo tài nghệ tuyệt luân, bắn cung bách phát bách trúng, tay không địch mãnh thú. Tào từng bắn được 63 con chim trĩ trong một cuộc đi săn ở Nam Bì.

    Khi Tào Tháo nghênh đón Thiên tử, định đô ở Hứa Xương, từng nghe theo kiến nghị của Trình Dục mời vua đi săn. Hán Hiến Đế không bằng lòng nhưng cũng không dám chống lại Tào.

    Lúc đi săn, Hiến Đế bắn 3 phát liền không trúng, Tào Tháo bèn tiếp lấy Bảo Điêu cung, Kim Phê tiễn trong tay vua, một tên bắn ra trúng ngay lưng huơu.

    Quần thần nhìn thấy Kim Phê tiễn, đều cho là Thiên tử bắn trúng, đồng thanh hô "Vạn tuế".

    Tinh thông "thập bát ban võ nghệ"

    Ngay trước đại chiến Xích Bích chính là rằm tháng Giêng, Tào Tháo lệnh bày rượu ở đại doanh.

    "Rượu vào lời ra", Tào Tháo đứng trên mũi thuyền "cuồng vọng" nói - "Ta phá Hoàng Cân, bắt Lữ Bố, diệt Viên Thuật, thu phục Viên Thiệu, dấn thân phương Bắc, bình định Liêu Đông, tung hoành thiên hạ, không uổng chí trượng phu".

    Ngay lúc Tào Tháo cao hứng, Thứ sử Dương Châu Lưu Phức "nói lời chẳng lành", lập tức khiến Tào Tháo đại nộ, "một tay cầm sóc (giáo dài), đâm chết Lưu Phức".

    Điều đáng nói là, trong cơn say, Tào Tháo vẫn đủ khả năng "múa" trọng binh dài 6 tấc (2m) chỉ bằng một tay mà đâm chết Lưu Phức, chứng minh ông không chỉ văn tài xuất chúng, mà đẳng cấp "túy quyền" cũng vô cùng đáng nể.
     
  6. Thời xưa loạn lạc, các đại gia tộc vẫn thường nghiêm cẩn luyện võ cho con cháu trong nhà. Gia tộc Tào (Hạ Hầu) cũng là gia tộc lớn, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên cũng đều là võ tướng có sức địch muôn người, nên Tào Tháo thân mang tuyệt kỹ võ công cũng là điều dễ hiểu, khả tín.
     
    Ngọc Sơn, Heoconmtv and Zhiqiang like this.
  7. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7


    "Tào Tháo là con trai của Tào Tung. Cha ông vốn xuất thân trong gia đình bình thường, không có tiếng tăm, gia thế không được sử sách nêu rõ. Có ý kiến cho rằng Tào Tung nguyên có tên là Hạ Hầu Tung, sau làm con nuôi hoạn quan Tào Đằng nên lấy họ Tào.

    Tào Đằng là một trong những Thái giám có thế lực trong triều đình Đông Hán, lần lượt phục vụ 5 đời vua Hán An Đế, Hán Thuận Đế, Hán Xung Đế, Hán Chất Đế, Hán Hoàn Đế và được phong chức Phí Đình hầu.

    Tào Tung là con nuôi Tào Đằng, nhờ cha nên từng được giữ các chức vụ Tư Lệ hiệu uý, Đại Tư nông, Đại hồng lư. Vì triều đình hủ bại của Hán Linh Đế cho mua quan bán tước nên sau đó Tào Tung còn mua được chức quan Thái uý trong vài tháng." [Wikipedia]

    Nói họ Tào thân mang tuyệt kỹ thì có đôi phần vẫn hơi khiên cưỡng, vì rằng Tháo chưa từng đơn đả độc đấu, múa đao chém tướng. Nói cho cùng Tháo cũng không hẳn là được sinh ra trong một gia tộc hiển hách, cũng từng bị miệt thị là dòng dõi hoạn quan (dù chỉ là con cháu nuôi). Nói về tài năng thì không thể phủ nhận thuật quyền biến, óc chiến lược của Họ Tào. Xem qua Tam Quốc thì quả là Tháo không giỏi về mưu lược tiểu tiết bằng Khổng Minh, nhưng rõ ràng chiến lược, dùng thiên tử để hiệu lệnh thiên hạ thì quả là có hiệu quả hơn cả Long Trung đối sách của Gia Cát Lượng. Sự đời vốn là vậy, sự sống nằm trong sự chết, mặc dù bị thiên hạ hậu thế chửi rủa nhưng cách làm của Tào không hẳn là sai, Nhà Hán đã mạt thì thiên tử hay không thiên tử cũng vậy, Hán đế chỉ là quân bài chính trị mà thôi, lẽ khuôn phò đến Tây thục cũng nước đôi, Tháo làm vậy cũng là thuận lý thuận thời.

    Riêng về đời tư không bàn nhiều, chỉ là người đời có nói Tháo cùng hai con là Tam Kiệt, đặt ngang với Kiến An thất tử, ngoài Tào Thực ra, thì Tháo và Phi luận về văn thơ, tài năng khó mà gọi là tam kiệt để sánh ngang hàng với Thất tử Kiến An được.
     
    Last edited by a moderator: 19/9/15
    Heoconmtv thích bài này.
  8. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tháo bắn hươu, trong khi Lưu Bị bắn thỏ. Thỏ nhỏ hơn, chứng tỏ Bị bắn giỏi hơn...:lmao:
     
    sannyas60 thích bài này.
  9. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Tranh đỉnh đuổi hươu là chí của bậc đế vương!
     
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Mình đùa ấy mà... Mấy ông đi săn cho vui thì câu nệ con gì cho mệt.

    Lưu Bị tính ra cũng khá, võ không giỏi nhưng cũng xông pha, cũng từng phụ tay quánh anh Lữ Bố...
     
    Last edited by a moderator: 19/9/15
  11. VAV89

    VAV89 Mầm non

    Nhị kiều 2 mỹ nhân họ Kiều sống thời tam quốc cũng được xem là tuyệt thế giai nhân, Tào Tháo cũng vì nhan sắc của hai nàng Kiều này mà đích thân "ngự giá thân chinh" xuống Giang đông quyết bắt 2 nàng Kiều này về để:

    "Gió Đông nếu chẳng vì Công Cẩn
    Đồng Tước đêm xuân khóa Nhị Kiều
    ".

    làm cho trận Xích Bích "máu chảy thành sông, anh hùng thành đoản mệnh", câu nói bất hủ 1.000 năm không phai nhòa:

    "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng".

    Đại Kiều - Tiểu Kiều giờ này 2 mỹ nhân này ở đâu?
     
    Last edited by a moderator: 19/9/15
    Heoconmtv thích bài này.
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Vấn đề là 2 chị Kiều này không đóng góp gì nổi bật vào cục diện của lịch sử nên chỉ được xem là người đẹp bình thường, không như 4 đại mỹ nhân...:D

    Tệ lắm phải như chị Thuý Kiều làm cho Từ Hải chết vì gái (là cái chết tê tái) thì mới đáng để "nguyền rủa"...:lmao:
     
    Last edited by a moderator: 19/9/15
    Heoconmtv and Ngọc Sơn like this.
  13. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Ông Quan Công ở Trung Hoa
    Mà em trông thấy rất là oai phong
    Tay cầm thanh đao cong cong
    Cỡi con Xích Thố long nhong chiến trường
    Cạnh ông là bác Chu Thương
    Râu ria lởm chởm cầm cương theo hầu
    Riêng anh Quan Bình không râu
    Tay cầm quả ấn Đình Hầu bự ghê
     
  15. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Dị nghe, nhắc tới cái pha này thấy ông La hơi "lố", ba chọi 1 mà ông la làng quá trời quá đất.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  16. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Giải mật lực lượng "át chủ bài" của Gia Cát Lượng

    Nếu Tào Ngụy tự hào với lực lượng Hổ Báo Kỵ dũng mãnh, thì Gia Cát Lượng cũng hoàn toàn tự tin với "đội đặc nhiệm" thiện chiến Vô Đương phi quân mà ông gây dựng cho Thục Hán.

    Sau khi Gia Cát Lượng hoàn thành cuộc Nam chinh của mình, ông đã lợi dụng lực lượng các dân tộc thiểu số miền Nam để xây dựng một đơn vị bộ đội đặc biệt của Thục Hán - Vô Đương phi quân.

    Vô Đương phi quân cùng với đội cấm vệ quân của Lưu Bị Bạch Nhĩ binh và quân đoàn Tây Lương của Mã gia trở thành 3 lực lượng quân đội lớn của Thục Hán.

    Đây cũng là một đơn vị quân đội đặc sắc, về tính chất được xem như một biệt đội lính đánh thuê.

    Trên thực tế, chính quyền Thục Hán từng sử dụng "lính đánh thuê" thuộc tộc Vũ Lăng - hậu duệ Miêu tộc cổ Trung Quốc - trong cuộc chiến tranh với Đông Ngô.

    Lực lượng này đã thể hiện được sức mạnh vượt trội, đem lại lợi thế không nhỏ cho Thục Hán. Ngay cả danh tướng Cam Ninh của Ngô cũng thiệt mạng trong tay đội quân này.

    Trong cuộc chiến "7 lần bắt Mạnh Hoạch" - đương nhiên chỉ là tình tiết hư cấu tượng trưng, Gia Cát Lượng lần đầu có được sự nhận thức rõ ràng về sự thiện chiến của dân tộc thiểu số ở Nam Trung.

    Đây cũng không phải vấn đề đáng ngạc nhiên, bởi trong lịch sử Trung Quốc, các dân tộc canh nông ở đồng bằng thường thua kém các tộc người du mục về năng lực cũng như tinh thần chiến đấu.

    Kết thúc chiến tranh Nam Trung, nhóm chiến binh này rơi vào tình trạng "thất nghiệp". Song việc buông lỏng một thế lực như vậy ở miền Nam chắc chắn sẽ là "nhân tố gây bất ổn" đối với Thục.

    Vì vậy, Gia Cát Lượng thực thi một chính sách "nhất tiễn song điêu" đối với vấn đề này, đó là chiêu mộ chiến binh dân tộc thiểu số phục vụ cho quân chính phủ Thục Hán, trong khi ngân sách để "nuôi" đội quân này, sẽ do "giới nhà giàu" địa phương giải quyết.

    [​IMG]
    Vô Đương phi quân hình thành từ chính sách di dân thông minh của Gia Cát Lượng

    Bộ sử "Hoa Dương quốc chí" thời Đông Tấn ghi lại, các chiến binh thiểu số (gọi chung là người Di) tham nhận của cải của người Hán, nên thần phục triều Thục Hán, hình thành mối liên kết Di - Hán, giúp Thục dựng nên quân đội địa phương do người Di tự trị.

    Tầng lớp sĩ tộc trong xã hội người Di dưới sự bảo trợ của Thục Hán vẫn giữ được địa vị ở địa phương, cho nên sẵn lòng "vung tiền" giúp Thục chiêu binh mãi mã, giảm thiểu mâu thuẫn dân tộc.

    Bên cạnh đó, Gia Cát Lượng luôn đề phòng thế lực đối lập miền Nam "ngóc đầu", cho nên triều đình liên tục "bơm tiền" để di dời hàng vạn hộ dân phương Nam về Thục, chia làm năm "bộ", hiệu là Phi quân. Đây chính là nguồn gốc của Vô Đương phi quân.

    Đơn vị quân đội "di cư" này sau khi vào Thục thì được mang "quân tịch" của Thục, cha truyền con nối gia nhập quân đội Thục Hán, trở thành "quân nhân chuyên nghiệp".

    Năng lực của Vô Đương phi quân

    Các chiến binh Vô Đương phi quân "thân mặc thiết giáp, có thể dời non vượt núi, giỏi dùng cung nỏ, tên độc, đặc biệt tinh nhuệ trong tác chiến phòng ngự".

    Sử liệu Trung Quốc ghi nhận, Vô Đương phi quân thực sự thể hiện được năng lực chiến đấu vượt trội của mình, biểu hiện xuất sắc trong nhiều cuộc chiến tranh của Thục Hán.

    Trong cuộc Bắc phạt ra Kỳ Sơn lần đầu tiên của Khổng Minh, quân Thục do Mã Tắc làm chủ soái giao chiến với tướng Ngụy Trương Cáp ở Nhai Đình.

    Ban đầu, do Mã Tắc là người thông thạo tình hình Nam Trung, Khổng Minh hy vọng ông có thể phát huy được sức mạnh của đội quân này.

    Tuy nhiên, sai lầm của Mã Tắc khiến Thục quân thảm bại. Lúc này, Vô Đương phi quân do Vương Bình thống soái nhận nhiệm vụ đánh đoạn hậu, yểm hộ thành công cho các lộ Thục quân rút lui khỏi chiến trường.

    Đây được xem là chiến công rất nổi bật, giúp Thục tránh được kết cục "toàn quân bị diệt".

    Năm Kiến Hưng thứ 9 (231), Khổng Minh lần thứ 4 hưng binh Bắc phạt, lệnh cho Vương Bình làm phó soái đồn trú ở Nam Vi, bản thân Lượng vây Tư Mã Ý ở Kỳ Sơn.

    Trước sức ép của cánh quân Khổng Minh, Tư Mã Ý buộc phải triển khai đòn "vây Ngụy cứu Triệu", phái Trương Cáp thống lĩnh đại quân tấn công Vương Bình.

    Thời điểm đó, Vô Đương phi quân của Vương Bình có 3.000 binh sĩ, chỉ bằng 1/20 so với quân Trương Cáp. Nhưng các chiến binh phi quân "liều chết chống cự", khiến cuộc tấn công của Trương Cáp lâm vào bế tắc.

    Trong khi đó, đại doanh Tư Mã Ý đã bị đại quân Gia Cát Lượng công phá.

    Khi Ngụy quân rút lui, quân Vô Đương chuyển sang phát huy được đặc điểm chiến đấu trên núi, phản kích quân Ngụy, tiền hậu giáp công, khiến quân Trương Cáp thảm bại.

    Dù cuối cùng, cuộc Bắc phạt lần 4 của Khổng Minh kết thúc trong bế tắc, song đây là lần đầu quân đội Thục Hán "giành được ưu thế" trước tướng Ngụy lão luyện Tư Mã Ý, một phần không nhỏ nhờ Vô Đương phi quân.

    [​IMG]
    Vô Đương phi quân là một trong những lực lượng quan trọng của quân đội Thục Hán và nhiều lần cứu nguy trong các chiến dịch của Thục.

    Cũng nhờ đặc điểm thiện chiến trên địa hình rừng núi, Vô Đương thường được huy động thảo phạt các cuộc tạo phản của dân tộc thiểu số miền núi.

    Năm Diên Hy thứ 3 (240), ở Hán Gia (Tứ Xuyên) có tộc Di làm phản. Triều đình Thục điều động quân đồn trú địa phương của tướng Hướng Sủng tiễu phạt, kết cục viên tướng này chết dưới tay phản quân.

    Thục phải huy động tới Vô Đương phi quân mới kiểm soát được cục diện. Lúc này, lực lượng phi quân của Thục đã bước sang thế hệ thứ 2,3.

    Kết cục của phi quân

    Sử liệu Trung Quốc chép lại, cái kết của Vô Đương phi quân vô cùng bi tráng. Thời điểm là cuộc Bắc phạt thứ 8 trong 9 lần phạt Ngụy của đại tướng Khương Duy.

    Cũng mang nhiệm vụ yểm hộ chủ soái rút lui, Tư lệnh đời cuối của phi quân là tướng Trương Nghi đã thống lĩnh 5.000 phi quân quyết một trận tử chiến cuối cùng. Toàn bộ Vô Đương phi quân tử chiến.

    Sau này, mặc dù Thục Hán gây dựng lại đơn vị quân đội Vô Đương phi quân "mới" và có những đóng góp nhất định trong cuộc chiến phòng thủ Dương Bình Quan, song thực tế "một chỉnh thể Vô Đương phi quân" đã không còn tồn tại.
     
  17. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Những độc hại của Tam quốc diễn nghĩa

    Ai cũng biết thời Tam quốc, thiên hạ chia ba, nước nào cũng muốn độc chiếm ngôi chúa tể và nước nào cũng có đúng sai, đó là “bản tính của lịch sử”, nhưng đến Tam quốc diễn nghĩa thì biến thành “tôn Lưu, biếm Tào”. Mấu chốt là vì sao bộ truyện lại có khuynh hướng ấy?

    Ý kiến chung cho rằng do “chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính thống”, song nếu chỉ tranh giành “chính thống” thì vị tất cứ phải “tôn Lưu, biếm Tào”. Trần Thọ viết Tam quốc chí, cho Tào Ngụy là chính thống song không hạ thấp Lưu Bị. Cũng như vậy, Tôn Quyền không phải chính thống, La Quán Trung cũng không gọi ông ta là “giặc Tôn”. Quan trọng hơn nữa, chính thống hay không, chẳng liên quan gì đến bạn đọc thông thường; dân càng không quan tâm ai làm vua, chỉ quan tâm vua có tốt hay không. Vua tốt thì nhân từ và sáng suốt. Vua nhân từ thì dân dễ sống, vua sáng suốt thì quan dễ làm, tóm lại là quan thanh liêm chính trực, dân an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình. Nếu vua, quan không nhờ vả được, dân phải trông cậy vào hiệp khách “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”. Thế là hình thành ba giấc mộng trong xã hội truyền thống: Mộ̣ng vua thánh, mộng quan thanh liêm và mộng hiệp khách.

    Ba giấc mộng này đã được La Quán Trung thực hiện giùm: trong truyện, Lưu bị là vua thánh, Gia Cát Lượng là quan thanh liêm, hiệp khách là Quan Vũ, Trương Phi, bởi thế, sử (Tam quốc chí - Tiên chúa truyện) chép người đả Đốc Bưu là Lưu Bị được đổi thành Trương Phi, nhân đó Lưu Bị cuống lên quát Trương Phi ngừng tay. Sửa đổi này nhất cử lưỡng đắc: chứng tỏ Lưu Bị nhân từ, Trương Phi nghĩa hiệp. Khéo hơn nữa là truyện còn có điển hình phản diện Tào Tháo. Tào Tháo giết người nên là bạo chúa, Tào Tháo soán ngôi nhà Hán nên là gian thần, Tào Tháo nói: “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”, đương nhiên là tiểu nhân! Tốt rồi, một bên là vua thánh, quan thanh liêm, hiệp khách, một bên là bạo chúa, gian thần, tiểu nhân, vậy còn gì phải nói nữa, tất nhiên là tôn Lưu, biếm Tào thôi. Có được “định tính đạo đức” như vậy, thủ thuật “biến tính” mà Tam quốc diễn nghĩa thực hiện mới thuận lý thuận tình, mọi người hể hả.

    Mấu chốt vấn đề là ở đấy: cuộc tranh giành quyền lực giữa Tào và Lưu biến thành cuộc đua tranh giữa hai đường lối, đua tranh về đạo đức, đua tranh về giá trị hạt nhân. Đằng sau chiêu bài “chính thống” là “lá cờ đạo đức” giương cao. Bởi thế, hồi 1 không phải Đổng Trác vào Kinh mà là “kết nghĩa vườn đào”. Tác giả đã cân nhắc rất kỹ vì có “kết nghĩa vườn đào” mới thể hiện được chủ đề trung nghĩa. Tuy nhiên đó cũng chính là chỗ thất bại của truyện.

    Trung nghĩa: Quan Vũ

    Quan Vũ là nhân vật Tam quốc được đời sau tôn sùng nhất, đời Nguyên đã thành thần, sau đó thành thánh (Quan thánh đế), được người hâm mộ nhiều hơn cả Gia Cát Lượng. Hiển nhiên không phải vì võ nghệ cao cường, so ra Quan Vũ không giỏi võ bằng Lã Bố. Trong truyện, Quan Vũ được xây dựng thành nhân vật “trung nghĩa song toàn”. Một mình một ngựa vượt ngàn dặm là trung, tha Tào Tháo ở Hoa Dung đạo là nghĩa. Quan Vũ là điển hình trung nghĩa, là lá cờ trung nghĩa, là mẫu mực trung nghĩa.

    Thật ra, Quan Vũ cũng có lấn cấn, đó là bị bắt rồi đầu hàng. Ở thời Tam quốc, chuyện đó cũng bình thường, nhưng sang đời Tống, quan niệm có thay đổi : “Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là việc lớn”. Thế là Tam quốc diễn nghĩa mượn Trương Liêu cứu nguy bằng biện pháp lấy trung nghĩa đối kháng với trung nghĩa. Hồi 24, khi Quan Vũ toan tử chiến ở Hạ Phì, Trương Liêu phân tích, nếu chết, Quan Vũ sẽ mắc ba tội: phụ lời sống thác có nhau với Lưu Bị, phụ lời phó thác bảo vệ hai phu nhân của Lưu Bị, phụ nghĩa lớn là khuông phò nhà Hán. Bị chụp ba cái mũ ấy, Quan Vũ toan chết vì trung nghĩa lại hóa ra “bất trung bất nghĩa”. Thế là Quan Vũ quyết định “cứu nước theo đường cong”, đầu hàng có điều kiện dưới tiền đề “hàng Hán không hàng Tào”, sau đó trở về với Lưu Bị khi đã lập công giết giặc. Tào Tháo thì sao? Ông ta chẳng những không ngăn cản mà còn đích thân tiễn đưa, tặng lộ phí, tặng chiến bào, thông báo các quan ải không được ngăn cản Quan Vũ. Lý do? Đó là “kính nể lòng trung nghĩa của Quan tướng quân”.

    Tào Tháo đối xử như thế có thể thật lòng mến Quan Vũ, cũng có thể vì muốn để lại một món nợ tình cảm, nhưng kết quả đối với Quan Vũ đều như nhau: “Tận trung với Bị, thất nghĩa với Tào”. Bản thân Quan Vũ cũng chịu sức ép về tư tưởng, lo ngại qua năm cửa ải chém sáu tướng sẽ bị Tào Tháo cho là “bất trung, bất nghĩa”. Trung nghĩa phải được báo đáp bằng trung nghĩa, vì thế mới có vụ “Hoa Dung đạo”. La Quán Trung cũng tự biết có lấn cấn nên sắp xếp cho Gia Cát Lượng xí xóa bằng “Lượng đêm xem tượng Càn, thấy giặc Tháo chưa đến lúc chết”.

    Chủ đề trung nghĩa của Tam quốc diễn nghĩa đã sớm đổi màu, “hàng Hán không hàng Tào” là chuyện nực cười, nhưng hầu như chẳng có ai muốn mổ xẻ, trái lại chỉ tìm cách giải thích cho xuôi. Trước hết khẳng định, nếu đầu hàng có điều kiện vẫn là “trung”; sau khi đầu hàng lại trở về thì càng quí, là “đại trung”; thứ đến khẳng định, nếu đối phương tiếp nhận điều kiện thì là “nghĩa”; nếu giữ lời hứa thì càng quí, là “đại nghĩa” và như vậy cần báo đáp.

    Thế là Tào Tháo luôn bị mắng nhiếc là “tiểu nhân bất nghĩa” thì ở hồi này xử sự đạt mức “nghĩa trùm trời xanh” nên xứng đáng được Quan Vũ tha cho ở đường Hoa Dung.
    “Cứu nước theo đường cong”, đầu hàng có điều kiện mà vẫn là trung nghĩa, thế là người ta có cửa sau để ra, có đường lùi để thoát. Nhưng không có trung nghĩa thì Tam quốc diễn nghĩa không có linh hồn, còn lại chỉ là mưu mẹo quyền biến.

    Mưu mẹo quyền biến: Gia Cát Lượng

    Gia Cát Lượng trong sử là một nhân vật chính phái. Ông hết lòng vì thiên hạ, lo nước lo dân, cúc cung tận tụy, lòng trung ngời ngời, chính trực liêm khiết, giữ mình vì việc công, khiêm tốn thận trọng, lấy thân làm mẫu, thực sự cầu thị, tuân thủ luật pháp. Một người như thế quả thật đáng để chúng ta kính trọng. Nhưng trong Tam quốc diễn nghĩa, những phẩm chất như thế lại đi đôi với quyền mưu (mưu mẹo ứng biến). Trong sử (Tam quốc chí - Gia Cát Lượng truyện), Gia Cát Lượng cả đời giữ mình cẩn thận, “mưu mẹo ứng biến không phải là sở trường của ông”, cho nên Lưu Bị đánh trận không mang theo ông. Khi đánh Hán Trung, mang theo Pháp Chính, đánh Ích Châu mang theo Bàng Thống. Bàng Thống là người khá vô sỉ, Lưu Chương nghĩ tình anh em, mời Lưu Bị vào Ích Châu giúp mình chống Tào, Bàng Thống đã khuyên Lưu Bị chiếm luôn lấy Ích Châu. Lưu Bị lưỡng lự thì Bàng Thống nói: “Khi nào thành công sẽ phong cho Lưu Chương một nước to khác thì có việc gì mà chẳng tín nghĩa?(Hồi 60).

    La Quán Trung còn gán nhiều sự việc khác cho Bàng Thống (như hiến kế liên hoàn) và còn theo mẫu Bàng Thống “chỉnh dung” cho Gia Cát Lượng. Thí dụ điển hình nhất là “tam khí Chu Du”. Đương nhiên đây là việc không có và không thể có trong sử. Nhưng không hề gì, có thể hư cấu. Vấn đề là bịa thì cũng phải bịa cho hay. Có hay không? Nếu nói hấp dẫn thì quả thật rất hay, nhưng nếu nói về phẩm cách thì quả thật chẳng hay. Đúng như học giả Hồ Thích từng nhận xét, trong Tam quốc diễn nghĩa, “Chu Du phong lưu nho nhã bị viết thành kẻ tiểu nhân đố kỵ, nham hiểm”, còn Gia Cát Lượng bị viết thành “kẻ tiểu nhân xảo quyệt, gian trá” (Tựa Tam quốc chí diễn nghĩa). Về Chu Du, thôi thì cho qua, nhưng về Gia Cát Lượng thì thành vấn đề lớn, bởi Tam quốc diễn nghĩa giương cao lá cờ đạo đức. Là nhân vật nam số một, Gia Cát Lượng làm sao có thể là tiểu nhân được? Nếu Du, Lượng đều là tiểu nhân thì cuộc đấu giữa họ chẳng hóa ra “chó cắn chó, mõm đầy lông” hay sao?

    Nhưng Gia Cát Lượng “tam khí Chu Du” có phải là tiểu nhân không ? Đúng là tiểu nhân, hơn nữa là tiểu nhân đắc chí. Hãy nghe ông ta sai quân lính hô câu gì? Hô “Chu lang mẹo giỏi yên thiên hạ, đã mất phu nhân lại thiệt quân”. Đấy không phải cuộc đọ trí mà là cố ý sỉ nhục người. Anh hùng chân chính đều thương tiếc người tài, tiêu diệt đối phương bằng âm mưu quỷ kế thì bản thân chẳng đáng gọi là anh hùng. Chỉ cần so sánh với việc Tào Tháo đối xử với Quan Vũ là đủ thấy cao thấp chênh nhau đến mức nào.

    Đó không phải là Gia Cát Lượng được người đời sùng bái, chỉ có thể là “hàng nhái” do “hủ nho” tạo ra theo mẫu Bàng Thống. Cho nên khi “hàng nhái” rỏ nước mắt cá sấu thì Bàng Thống xuất hiện, cả hai cười ha hả, “dắt tay nhau lên thuyền nói chuyện”(Hồi 57).

    Bại bút của Tam quốc diễn nghĩa là biến “thánh nhân” thành “tiểu nhân” do tác giả muốn “quyền mưu hóa” Gia Cát Lượng. Quyền mưu kết hợp với ngụy thiện thì hại người càng lắm, vậy mà Gia Cát Lượng trong Tam quốc diễn nghĩa đúng là nhân vật như thế.

    Hãy xem Gia Cát Lượng trong “tam cố thảo lư”. Ba lần đến lều cỏ là chuyện có thật, song quá trình cụ thể ra sao, sử không chép. Tam quốc diễn nghĩa hư cấu việc này rất hấp dẫn, nhưng nếu ai tinh ý ắt thấy những cuộc “kỳ ngộ” của Lưu Bị ở Long Trung, từ nông dân biết hát, chú tiểu đồng đến ẩn sĩ và cha vợ đều do Gia Cát Lượng dưới bút tác giả sắp đặt, chẳng qua để biến thị trường bên mua thành thị trường bên bán, khiến Lưu Bị phải mua với giá cực cao. Hơn nữa, Gia Cát Lượng “thường tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị”(*), từng chê bốn người bạn nếu có “làm quan, chỉ làm đến thứsử, quận thủ là cùng” (Hồi 37), vậy mà khi nghe Từ Thứnói đã tiến cử mình lại “ra vẻ giận, nói: Thế ra ngươi coi ta như là vật dùng để cúng tế, có phải không ?”(Hồi 36). Gia Cát Lượng chân chính lẽ nào lại giả dối như thế? Thật ra, giả dối không phải của một mình La Quán Trung mà là giả dối tập thể của cả lứa nhà nho thời trước. Họ muốn làm quan nhưng vẫn muốn lấy mẽ, mơ tưởng cao ngạo ngồi nhà để vua đến mời, mời đến ba lần; sau khi “xuống núi”, nói gì vua cũng nghe, ân sủng không ngớt, vinh gia hiển tổ. Đó là “giấc mộng kê vàng” của rất nhiều người.

    Những chỗ quyền mưu đi đôi với ngụy thiện như thế có không ít trong Tam quốc diễn nghĩa, ví như Lưu Bị quăng A Đẩu, Lưu Bị đưa dân cả thành đi theo (Hồi 41) v.v...

    Tóm lại, dù là một trong bốn kỳ thư nổi tiếng thế giới, Tam quốc diễn nghĩa để lại cho chúng ta một lá cờ đáng ngờ: trung nghĩa và hai viên thuốc có chất độc: ngụy thiện, quyền mưu. Những viên thuốc như thế, dù được bọc đường, chúng ta không thể uống mãi; lá cờ như thế, dù được thêu hoa văn rồng phượng, chúng ta cũng không thể tiếp tục giương cao.
     
    cfcbk thích bài này.
  18. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ba cao thủ (ít ra cũng là 2) mà không ăn được Bố, trận đó mà được xem thì thiệt là mãn nhãn.
     
    Ngọc Sơn thích bài này.
  19. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Hải chết đứng giữa trận tiền là lỗi của Hải. Trách chi những thân phận bèo bọt như Kiều.
     
  20. tauvequehuonghp

    tauvequehuonghp Lớp 2

    Ba cao thủ (ít nhất cũng là 2) vậy mà không ăn được Bố. Được xem trận này thì thật mãn nhãn.
     
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này