TL - Khác Binh Pháp - Tôn Tử

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi lichan, 4/1/14.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. lichan

    lichan Lớp 12

    Binh pháp Tôn Tử không chỉ dừng ở khía cạnh quân sự đơn thuần, mà hầu như thời đại nào và lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng những tư tưởng mà binh pháp nêu ra.

    Binh pháp Tôn Tử chắc chắn khó có thể trở thành sách gối đầu giường của một bộ phận đông đảo độc giả, càng không thích hợp với những người ưa thích mạo hiểm phiêu lưu hay những chuyện tình cảm ướt át. Cũng chưa bao giờ quyển binh thư này được liệt vào hàng best-seller, kể cả ở đất nước quê hương của nó. Nhưng sự thật là siêu phẩm binh thư này vẫn được lưu truyền suốt hơn 2.000 năm nay, và việc những chiến dịch lớn mang tầm quốc gia lẫn quốc tế xuyên suốt chiều dài lích sử đều ít nhiều mang dáng dấp binh pháp Tôn Tử có thể coi như một sự bảo chứng hữu hiệu nhất cho tính đúng đắn và nhất là tính thời đại vượt thời gian của tác phẩm lẫn người chấp bút.

    Tác giả của cuốn binh thư, Tôn Vũ, hay còn gọi là Tôn Tử, cũng là một nhà quân sự nổi tiếng, mà danh tiếng của ông đến nay vẫn được gắn với biệt danh “ông tổ của binh pháp”. Tôn Vũ sinh vào thời Xuân Thu, một thời đại hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc. Ông sống cùng thời với Khổng Tử (khoảng năm 500 trước công nguyên). Ông là người nước Tề, sau sang nước Ngô lập danh, dâng Binh pháp Tôn Tử cho vua Ngô là Hạp Lư. Nước Ngô nhờ có Tôn Vũ cùng quyển binh pháp huyền diệu, đánh đâu thắng đó, xưng bá một thời. Công thành danh toại, Tôn Vũ từ chức đại tướng bỏ đi, để lại cuốn Binh pháp Tôn Tử lưu danh muôn thuở.

    [​IMG]

    Binh pháp Tôn Tử là gì? Nội dung như thế nào? Thực chất quyển binh pháp này không đồ sộ như người ta vẫn nghĩ. Toàn bộ Binh pháp Tôn Tử chỉ gồm 13 thiên (13 chương), mỗi chương đề cập đến một khía cạnh trong chiến tranh cổ đại, từ chuẩn bị nhân tài vật lực, hành quân đến tác chiến. Đặc biệt 2 chương cuối cùng, Tôn Tử dành riêng để phân tích 2 vấn đề mà tính xác đáng của nó vẫn rất đáng lưu ý trong chiến tranh hiện đại: 1 chương về Hỏa công (đánh giặc bằng sức mạnh của lửa) và 1 chương về Dụng gián (sử dụng gián điệp). Ông nhận thức được rằng trong các nguyên tố sơ khai, thì lửa có sức công phá mạnh nhất (các vũ khí hiện đại ngày nay đa phần đều được liệt vào dạng “hỏa khí” đó hay sao?), và trong các cách sử dụng người, thì gián điệp mang lại lợi ích lớn nhất. Chỉ riêng 2 chương này cũng đã chứng tỏ Tôn Tử có tầm nhìn vượt thời đại, và đấy cũng là lý do vì sao Binh pháp Tôn Tử được liệt vào hàng kinh điển.

    Nếu chỉ tính bản gốc viết tay bằng chữ Trung Quốc, thì Binh pháp Tôn Tử không quá mười mấy trang giấy. Nội dung tuy ngắn nhưng ý nghĩa thì ảo diệu vô cùng. Câu đầu tiên, tác giả viết: Binh giả, quốc gia đại sự - nghĩa là chiến tranh là việc lớn của quốc gia. Câu nói này và chương đầu tiên trong binh pháp đã khái quát toàn bộ tư tưởng của Tôn Tử đối với chiến tranh. Mặc dù bản thân là bậc kì tài về bày binh bố trận, nhưng Tôn Tử không cổ xúy chiến tranh. Ông chủ trương đẩt nước vững mạnh, chính trị ổn định, nếu có bất hòa giữa các nước thì nên giải quyết bằng hòa bình ngoại giao trước, chiến tranh chỉ là bước sau cùng. Ngay cả trong chiến tranh, thì Binh pháp Tôn Tử cũng nêu cao tinh thần “người giỏi không phải là người đánh đâu thắng đấy, mà là người không cần đánh đối phương cũng phải quy hàng”.

    Từ đó có thể thấy, quốc gia tự lực tự cường và hạn chế tối đa thiệt hại trong chiến tranh mới là mục đích chính mà Binh pháp Tôn Tử muốn nhắn nhủ đến các bậc quân vương hay những người đứng đầu đất nước. Tất nhiên, một quyển binh thư ra đời cách đây hơn 2.000 năm cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định mang tính thời đại, nhưng tin rằng những bậc trí giả một khi đã cầm trên tay cuốn sách chắc hẳn cũng biết cách vận dụng trí tuệ của người xưa như thế nào cho hợp lý nhất.

    Trải qua một thời gian dài, nhưng tính đúng đắn của Binh pháp Tôn Tử không hề mất đi. Trái lại, nó còn được ứng dụng một cách cực kì đa dạng, mà bằng chứng lớn nhất là những thành công không chỉ trong các lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn cả thương trường. Người xưa vẫn có câu: Thương trường như chiến trường, và có lẽ không gì hợp lý hơn là vận dụng một cách sáng tạo những triết lý quân sự để xử lý những tình huống giao thương. Binh pháp Tôn Tử không chỉ dừng ở khía cạnh quân sự đơn thuần, mà hầu như thời đại nào và lĩnh vực nào cũng có thể áp dụng những tư tưởng mà binh pháp nêu ra.

    Khác với nhiều quyển sách cổ đã thất truyền hoặc không còn mấy hữu dụng trong thời đại hiện nay, Binh pháp Tôn Tử vẫn giữ được những giá trị nguyên bản mà tác giả đã kì công nghiên cứu. Quyển sách này chắc chắn không dành cho những người tìm sách đọc để giải trí, mà pho tuyệt đại kì thư này ẩn chứa những triết lý rất đáng để suy ngẫm và tìm tòi. Đã được in ấn, tái bản, chú thích, minh họa bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới, có thể khẳng định rằng những nguyên tắc và lý lẽ trong Binh pháp Tôn Tử là rất đáng để học tập kể cả ở những thời đại về sau. Một độc giả chân chính có lẽ cũng nên tìm đọc Binh pháp Tôn Tử, để cảm nhận được những tinh hoa của cổ nhân cũng như sự vĩ đại của cuốn “đế vương chi thư” này.

    Tôn Hưng(Lớp 12Aường THPT Thăng Long, Hà Nội)

    *****

    Từ “biết người, biết ta…”

    Binh pháp của Tôn Tử (Sun Tzu) hiện được xem là cuốn sách gối đầu giường của nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
    Người ta tìm thấy ở Binh pháp gần như mọi câu trả lời cho những thắc mắc của thời đại thậm chí gần đây nhiều doanh nghiệp còn ứng dụng Binhpháp trong cả lĩnh vực kinh doanh bất động sản

    Trong một bài phỏng vấn gần đây trên kênh truyền hình CNN, tỷ phú kinh doanh bất động sản Donald Trump (Mỹ) cho biết, chính Binh pháp Tôn Tử đã giúp ông thoát khỏi nhiều tình huống hiểm nghèo cũng như giành thắng lợi trong các phi vụ kinh doanh bất động sản.

    Theotỷ phú Donald Trump, trong 13 thiên của Binh pháp Tôn Tử gồm Thủy Kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thực, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Cửu địa, Hoả công và Dụng gián đều có thể ứng dụng thành công trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

    Tỷ phú D.Trump kể lại câu chuyện vào cuối thập niên 80, tình hình kinh tế Mỹ và thế giới gặp nhiều khó khăn đã làm cho thị trường địa ốc đóng băng. Các dự án của ông cũng bị dang dở, các cao ốc, khách sạn không có người thuê.Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn đối với ông khi các khoản vay ngân hàng đến hạn phải trả lên đến 5 tỷ USD. Không còn cách nào khác, ông đành phải bán tất cả bất động sản của mình nếu có người mua để thanh toán nợ nần.

    Thời điểm này, có lúc trong túi ông không còn lấy một xu!Tuy nhiên, bằng cách nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”, ông đã “Xuất kỳ bất ý” (tấn công lúc đối phương không ngờ trong Thủy kế) để biến yếu thành mạnh, biến thua thành thắng

    Đánh hơi thấy sòng bạc của mình đang đầu tư dang dở có thể là mỏ vàng trong tương lai, ông khôn khéo thuyết phục các chủ ngân hàng cho giữ lại hệ thống này để tìm cách đầu tư. Trực quan kinh doanh của ông đã không lằm, các sòng bạc làm ăn ngày càng phát đạt, tiền lại đổ vào túi của D.Trump. Có tiền, ông lại tìm cách đầu tư vào các dự án mà ông phải tạm gác trong lúc nợ nần.

    Còn theo tỷ phú Li Ka Shin, trùm kinh doanh bất động sản tại Hồng Kông, Binh pháp Tôn Tử luôn là một trong những bài học đầu tiên mà các nhân viên trong tập đoàn địa ốc của ông buộc phải học và thực hành trong các tình huống thực tế.

    Tỷ phú Li Ka Shin kể lại câu chuyện vào đầu năm 1996, tập đoàn địa ốc của ông muốn tấn công vào thị trường địa ốc Trung Quốc bằng chiêu “phủ sóng” nhưng đã thất bại ê chề. Ban giám đốc tập đoàn sau đó họp và rút tỉa được kinh nghiệp rằng: Tập đoàn thất bại vì chưa đánh giá hết được thế mạnh và thế yếu của thị trường Trung Quốc.Tập đoàn đã dồn lực đánh toàn diện một đối thủ khổng lồ (trong khi Trung Quốc lúc đó có nhiều tập đoàn địa ốc nước ngoài và cả trong nước hùng mạnh) để rồi cuối cùng sụp đổ, thay vì đánh từng mặt trận, từng thời điểm theo công thức của Binh pháp…

    Tới bốn bước thành công

    Trong cuộc giao lưu mới đây với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, ông Dato’ Alan Tong, Chủ tịch Liên đoàn Bất động sản Quốc tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (FIABCI), đồng thời là Tổng Giám đốc tập đoàn bất động sản Sunrise SDN BHD (Malaysia) đã giới thiệu 4 bước được ông cho là ứng dụng từ Binh pháp Tôn Tử, giúp cho tập đoàn Sunrise vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế Á Châu năm 1998 và kinh doanh địa ốc thành công.Bốn bước đó bao gồm: Chọn lựa thị trường, tận dụng tốc độ trong kinh doanh, không ngừng mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường và cuối cùng là bán sản phẩm.


    Bạn có thể Download Binh Pháp Tôn Tử tại đây
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Bốn bước quan trọng này được ông Alan Tong phân tích ví von như sau: Binh pháp Tôn tử có dạy rằng, trong chiến tranh, người tướng giỏi là người bao giờ cũng biết chọn đúng trận địa và là người đến trận địa trước tiên chứ không phải là tướng có binh lính đông hơn.
    Trận địa ở đây là thị trường mục tiêu hay nói cách khác là đúng lĩnh vực của công ty.

    Bằng cách tung ra block đầutiên trong dự án căn hộ bình dân O.G.Heght ở thủ đô Kuala Lumpur với giá bán khoảng 110.000 USD/căn hộ 3 phòng ngủ,(trong lúc giá bán các căn hộ tương tự của các tập đoàn khác từ 300.000-400.000 USD), tập đoàn Sunrise đã giành được ưu thế căn hộ giá rẻ trên thị trường địa ốc Malaysia ngay trong thời điểm khủng hoảng kinh tế Á Châu.

    Thừa thắng xông lên, Sunrise tiếp tục hoàn thiện tiếp các block còn lại ,đồng thời đẩy mạnh việc cho thuê với giá mềm từ 2.500-3.500 USD/tháng. Chỉ trong vòng 2 năm, tập đoàn đã lấy lại vốn và bắt đầu có lời từ năm thứ ba.Tốc độ trong kinh doanh cũng là điều hết sức quan trọng, phương Tây từng có triết lý kinh doanh theo tốc độ của tư duy cũng là trích ra từ Binh pháp Tôn Tử.

    Theo ông Alan Tong, để rút ngắn thời gian, các thành viên trong tập đoàn đã làm việc ngày đêm thậm chí 7 ngày/tuần, khái niệm ngày nghỉ hay ngày Chủ Nhật hầu như không có trong từng nhân viên. Kết quả là 6 tháng sau dự án căn hộ O.G.Heght, dự án căn hộ cao cấp Fortuna Court đã ra đời và được khách hàng đặt mua hết trong vòng 1 tháng!Việc giữ vững và mở rộng thị trường cũng là bước tiếp thị quan trọng kinh doanh địa ốc.
    Trong 13 thế đất của Binh pháp Tôn Tử thì có đề cập đến thế ly tán (tản địa), không nên tấn công mà giữ cách phòng thủ, tìm cơ hội. Nói nôm na như ông Alan Tong là luôn giữ thế chủ động, đón đầu trên sân nhà, giữ cho lực lượng binh sỹ được liên kết chặt chẽ với nhau vì một khi nội bộ lủng củng, binh sỹ giao động, thì ắt đội quân đó sẽ gặp thất bại.Mở rộng ra đối với tập đoàn Sunrise, trong thời gian đầu, Sunrise cũng gặp nhiều khó khăn do không có đủ nguồn đất để mở rộng kinh doanh, phát triển các dự án mới… cho đến khi tập đoàn mua được 10 ha đất mới thì tình hình mới ổn định trở lại.

    Cuối cùng phải kể đến bước nghiên cứu thị trường, tung ra các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quảng cáo và bán hàng. Nói theo Binh pháp Tôn Tử là kế gián điệp hay dụng gián trước khi tung ra đòn tấn công tiêu diệt kẻ thù. Theo ông Alan Tong, hầu hết các chương trình tiếp thị của tập đoàn Sunrise đều không kéo dài 3 tháng vì vậy nó đòi hỏi tính liên hoàn giữa các bộ phận kinh doanh rất cao .Ông Alan Tong nhận định, hầu hết những gì chép trong Binh pháp Tôn Tử đều có giá trị chân lý và nếu biết áp dụng một cách linh hoạt trong kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp khó có thể thất bại!


    Mạnh Hùng
    Việt Báo (Theo_VTC )
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 13/8/14
  2. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    Hồi xưa mỗi tối ăn cơm xong là cả nhà mình lại chờ đợi để xem phim này, hay cực luôn. Vì lâu quá rồi nên mình cũng quên gần hết nội dung của phim, duy chỉ có hình ảnh và câu nói "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng" là mình còn nhớ mãi.
     
    nhockon_cm, deniz and Fish like this.
  3. thanhviet170906

    thanhviet170906 Mầm non

    Có nhầm sang Tam Quốc không bạn? Tôn Tử sống trước Khổng Minh lâu lắm nhé. Ổng không biết "Du, Lượng" gì đâu
     
    Hoàng Tử Bé and Fish like this.
  4. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    Xin lỗi bạn, cái này thì mình chịu, không phân biệt được thời nào với thời nào đâu. Mình chỉ nhớ là phim về 36 kế thôi. Cảnh đó là có một nhân vật cứ đấu qua đấu lại với Tôn Tử nhưng không thắng nổi, cuối cùng hộc máu rồi chết, trước khi chết ông ấy nói câu đó, hay câu gì đại loại vậy đó
     
    Fish thích bài này.
  5. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    mod à, đó là Tôn Tẫn đấu với Bàng Quyên chứ không phải Tôn Tử nha. Bàng Quyên bại trận, trước khi chết đã thốt lên câu phẫn hận về sinh không đúng thời!
     
    Fish thích bài này.
  6. sun1911

    sun1911 Lớp 11

    Thế túm lại là phim 36 kế mà mình xem với Binh pháp Tôn Tử này là hai cái khác nhau phải không bạn ?
     
  7. tuonglai

    tuonglai Lớp 5

    Tôn Tử: tương truyền là người viết ra binh pháp Tôn Tử.
    Quỷ Cốc Tử: tương truyền là người sáng lập nên hệ thống quyền mưu, đặc trung rút gọn là 36 kế.
    Binh pháp Tôn Tử là hệ thống chiến lược, chiến thuật. còn 36 kế là sự vận dụng thực tiễn của định hướng chiến thuật, chiến lược của binh pháp, mà nổi tiếng nhất là Tôn Tử. Thời tam quốc là đỉnh cao của sự vận dụng binh pháp Tôn Tử, 36 kế là sự quyền mưu của thực tiễn trong bối cảnh đó. Thí dụ, kế mỹ nhân trong 36 kế chính là một câu tương đương trong binh pháp: lấy lợi mà dụ!
     
    danghydra and Moew Meow like this.
  8. Có bản tiếng Hoa không bạn ? Nếu có thì Post lên cho mình nhé. Xin cảm ơn!
     
    danghydra and trilv like this.
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bản đầy đủ gồm phần tiếng Hoa, phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, bình luận
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    danghydra, cungcung, chis and 15 others like this.
  10. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Trong Tam Quốc, gia đình Tôn Kiên, Tôn Sách, Tôn Quyền chính là hậu duệ của Tôn Tử đấy.
     
    Moew Meow, hol and Fish like this.
  11. Oke. Cảm ơn bạn nhiều.
     
  12. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    Bản epub:
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 1/9/20
    vanhaic1a, victra, quynhkmt and 21 others like this.
  13. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    36 kế xuất hiện vào thời Nam Bắc Triều, phổ biến vào nhà Tống, tới thời nhà Minh thì mới được viết thành sách. Nó là 36 điển tích cụ thể hóa cho 36 kế tương ứng, các điển tích này xuất hiện kéo dài từ Xuân Thu Chiến Quốc cho tới Nam Bắc Triều, đặc biệt là rất nhiều tích của thời Tam Quốc như Điệu Hổ Ly Sơn là Trương Phi bắt Nghiêm Nhan, Dục Cầm Cố Túng là Khổng Minh bắt Mạnh Hoạch...
     
    khongancarot and tran ngoc anh like this.
  14. cavoixanh99

    cavoixanh99 Lớp 2

    Cám ơn bạn, tải gấp
     
  15. thanhvnd2997

    thanhvnd2997 Mầm non

    đó là chu du và gia cát lượng
     
  16. Moew Meow

    Moew Meow Mầm non

    Vậy Lão Tử, Khổng Minh, Khổng Tử, Mạnh Tử, Gia Cát Lượng,... Mấy người nổi tiếng tương tự như vậy mình cũng không phân biệt được thời nào với thời nào, rồi có tổ tiên liên quan gì với nhau không? Triết lý của mỗi người như thế nào bạn có thể phân biệt giúp mình được không
     
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này