Tiểu sử Bộ sách Nhân vật Lịch sử Việt Nam

Thảo luận trong 'Tủ sách Hồi ký - Tiểu sử' bắt đầu bởi alonekiller, 2/5/16.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Chúng ta ai cũng biết về cụ Hoàng Hoa Thám (tức Đề Thám) là một nhân vật quan trọng trong lịch sử chống Pháp của nhân dân ta. Những câu chuyện kể về cụ Đề và nghĩa quân Yên Thế thì đã được truyền tụng trong nhân dân ngay từ những ngày đầu của phong trào khởi nghĩa. Đó là những câu chuyện về Cụ, từ lúc khởi binh đến khi lâm trận, hay những kỳ tích của Cụ và nghĩa quân lúc tiến công, khi đàm phán...

    Xin giới thiệu với đông đảo bạn đọc một tài liệu - tư liệu lịch sử có giá trị, "Đề Thám - Con hùm Yên Thế" của tác giả Nguyễn Duy Ninh.

    [​IMG]

    “Đề Thám - Con hùm Yên Thế” là tài liệu sao chụp dày 100 trang, khổ 21x30cm, bao gồm 9 chương đã đưa chúng ta ngược dòng lịch sử trở về một thời kỳ sôi nổi của phong trào khởi nghĩa với những người anh hùng áo vải đã gắn bó với mảnh đất quê hương Yên Thế, Họ đã gian khổ, kiên trì chống thực dân Pháp đến gần 30 năm (1884-1913). Những con người như thế không những dũng cảm mà còn rất tài trí trong chiến đấu. Họ biết tạo ra súng kíp, vũ khí thô sơ và sử dụng thành thạo vũ khí cướp được của giặc...

    Đến với cuốn sách, bạn đọc sẽ được tìm hiểu: từ chiến tranh xâm lược đến cách mạng dân tộc; từ phong trào Cần Vương của nhóm sĩ tử đến chiến tranh du kích của Hoàng Hoa Thám; từ những mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Pháp cũng như thái độ bất khuất của cụ Hoàng và con đường tàn ác của nghĩa quân.

    Đặc biệt thông qua cuốn sách, bạn đọc được tìm hiểu sâu thêm về một thủ lĩnh nông dân áo vải có khí phách anh hùng và chiến khu Yên Thế "một phương vùng cứ đã 10 năm hơn "(vè).

    Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, cha là Trương Văn Vinh ở làng Trũng - Yên Thế. Năm mười tám tuổi, Hoàng Hoa Thám lấy vợ và sinh được người con trai đặt tên là Cả Trọng. Năm hai mươi tuổi, Hoàng Hoa Thám tình nguyện gia nhập vào đoàn nghĩa binh, do viên lãnh binh tỉnh Bắc Ninh là Trần Quang Soạn chống Pháp. Lúc này, ông hăng hái chiến đấu bên những nhà chỉ huy nổi tiếng, như ông Nguyễn Thiện Thuật và Đề Kiều. Năm hai ba tuổi, ông theo cha nuôi là Bá Phức đi sang Vân Nam (Trung Quốc) để vận động nghĩa binh rồi về giúp cho Cai Kinh ở Lạng Sơn. Cai Kinh nhận thấy Thám còn trẻ tuổi mà có thiên tài về quân sự nên phong cho Thám làm đốc binh, vì vậy mà người ta gọi là Đề Thám. Vào ngày mồng 6 và mồng 7 năm 1888, Cai Kinh bị giết ở Lạng Sơn, Đề Thám quy tụ một số nghĩa quân để đánh phá các vùng Hiệp Hòa, Quế Dương, Võ Giàng - Việt Yên… Bấy giờ, quân Pháp mới kinh hãi trước sức tấn công như vũ bão của quân Thám. Đồng thời quân Pháp cũng cho họa hình Đề Thám dán khắp nơi để truyền treo giải: hễ ai lấy được đầu Đề Thám thì sẽ được thưởng to.

    Tuy vốn là một nông dân áo vải, nhưng Thám có trí hơn người. Sinh ra giữa lúc quân Pháp giẫm gót giầy xâm lăng lên quê hương đất Việt và khi lớn khôn đã nhìn thấy cảnh đầu rơi máu đổ, non sông gấm vóc điêu tàn, thì người con trai Việt ấy không đành lòng ngồi làm ngơ. Vì vậy, Thám không ngại gian nan, nguy hiểm, không màng hạnh phúc vợ con đã sẵn an bài và cũng không nản chí trước sự uy hiếp của bè lũ thực dân. Thám nhất quyết lao mình vào công cuộc trường kỳ kháng chiến và cùng hòa nhịp với các đồng chí khác đang đấu kháng thực gian nan ở khắp ba kỳ. Càng ngày, Thám càng bành trướng thế lực. Đến tháng tư năm 1889, Thám đã quy tụ được hơn 500 tay súng can đảm và một số quân bạch binh đầy thiện chí. Thám liền tập trung hai nhóm này lại ở Nhã Nam để làm lễ tế cờ, khao binh và uống máu ăn thề. Xong, Thám chia quân ra lập đồn ở khắp vùng Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và chọn Yên Thế làm tổng hành dinh để kháng chiến lâu dài. Ngoài ra, Thám còn liên lạc và quy nạp được thêm một số người giang hồ tứ xứ, hay các anh hùng địa phương để gây thành một thế lực vừa mạnh mẽ bao quát, vừa lâu dài. Trong số người này, quan trọng hơn cả có Lương Tam Kì, Đào Văn Trí, Lục A Sung, Bộ Giáp, Cai Mão. Ngoài ra, Thám còn một người nữa rất tận tình tận lực giúp Thám. Người này vừa là đồng chí, vừa là người bạn trăm năm của Thám, tên là Đặng Thị Nho (người ở làng Vạn Vân) mà người ta thường gọi là cô Ba. Đặng Thị Nho là người vợ thứ ba của Thám và là em gái nuôi của Thân Văn Luận (tức Thống Luận). Thêm nữa, Thám còn nhiều bộ tướng vừa tài giỏi, vừa mưu trí thường sát cánh giúp đỡ, như Thống Luận, Tổng Trực, Bá Phức (cha nuôi)… cùng hai người con của Thám là Cả Trọng, Cả Dinh… những người sau này cùng đồng tâm huyết với Thám, cùng chia sẻ với Thám bao nỗi gian nguy… Bấy giờ, Thám vừa chống Pháp một cách tích cực, vừa chiêu mộ thêm một số thanh niên có chí đứng vào hàng ngũ nghĩa quân cách mạng.

    Năm Tự Đức thứ 36 (tức năm dương lịch là 1882), Cai Kinh đã phái Bá Phức là cha nuôi của Thám đến Yên Thế, tổ chức khu này thành một chiến khu thứ ba, sau Lũng Lạt (đồn Cai Kinh) và Kẻ Thượng (Ba Kỳ). Bá Phức vào Yên Thế có Thám theo giúp đỡ rất đắc lực, nên chẳng bao lâu đất Yên Thế trở thành một hiểm địa quan trọng bậc nhất, đã chôn thây của hàng vạn quân binh trong đoàn quân viễn chinh của thực dân lúc bấy giờ. Khu vực Yên Thế cách Hà Nội chừng 50 km về phía tây bắc, nằm trọn vẹn giữa dãy núi đá Cai Kinh (Bắc Giang và Lạng Sơn). Yên Thế có hai vùng: vùng Thượng Yên và vùng Hạ Yên. Vùng Thượng Yên là những rừng và rừng…rừng ở đây rất rậm, cao từ 100 đến 150 thước. Tất cả các nơi trong rừng đều ngột ngạt, đầy trướng khí độc địa, những ai rủi lỡ bước lạc vào đều có thể bị vướng những chứng bệnh khó chữa trị, có thể chết bất ngờ. Rừng Thượng Yên quả là một địa ngục trần gian, là vùng đất chết của quân xâm lược; Vùng Hạ Yên là vùng đồng bằng có ruộng xanh bát ngát, làng mạc ở đây cũng nhiều, thôn xóm đông đúc, cây cối một màu xanh tươi. Phía tây Yên Thế giáp với Thái Nguyên; phía Đông giáp Lạng Sơn; phía Nam giáp Bắc Giang và Đáp Cầu (Bắc Ninh); phía Bắc thì giáp Thất Khê và Cao Bằng. Nơi đây là một vùng núi non hiểm trở cheo leo, ghềnh thác quanh co và có những đường mòn ngoằn nghèo như mạng nhện. Cai Kinh đã chọn nơi này làm đất dụng võ khởi binh kháng chiến, thực quả là người tinh tế. Đã vậy, người nối chí theo con đường Cai Kinh là Đề Thám lại càng tinh tế, tài tình hơn. Vì Đề Thám đã biết sử dụng khéo léo được tất cả các ưu điểm về địa hình, địa vật ở đây ở đây trong thời gian gần 30 năm kháng chiến (1884 - 1913). Đề Thám đã biến Yên Thế thành một chiến khu lợi hại về quân sự, vừa hiểm trở và vừa thông suốt. Nhờ đó, nghĩa quân có thể giữ thế công hay thế thủ được dễ dàng. Tại nơi này, nghĩa quân có thể tiến thoái bất cứ vào lúc nào và có thể làm cho quân địch không thể xoay trở được.Vì vậy, chiến khu Yên Thế đã làm cho Chính phủ và quân đội Pháp thất điên bát đảo trong nhiều năm liền.

    Phong trào khởi nghĩa Yên Thế thuộc vào giai đoạn Cận đại, cho đến nay đã cách chúng ta hơn 1 thế kỷ, nhưng khí phách của cụ Hoàng và tinh thần của nghĩa quân Yên Thế thì sống mãi trong lòng nhân dân ta. Cụ vừa là anh hùng áo vải, vừa là anh hùng dân tộc, tinh thần đó thể hiện cho khí phách của những người anh hùng suốt đời hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

    "Đề Thám - con hùm Yên Thế" thực sự là một tài liệu quý, có nhiều tình tiết sự kiện cụ thể sống động và đáng tin cậy. Nó thực sự có ích cho bạn đọc muốn tìm hiểu về lịch sử, cũng như giúp cho các nhà nghiên cứu có nhu cầu muốn biết rõ hơn về thân thế cũng như sự nghiệp của cụ Hoàng Hoa Thám.

    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/16
    Wanderman, puzzo, tvxid192 and 29 others like this.
  2. Ban Tang Du Tử

    Ban Tang Du Tử Moderator Thành viên BQT

    Topic này sẽ cập nhật tất cả các nhân vật lịch sử luôn hả bạn? Hóng!cute_smiley20
     
  3. Lười Đọc Sách

    Lười Đọc Sách Thích Nhuận Trí Thành viên BQT

    Dẫn link đến trang web khác là vi phạm nội quy rồi nha :D
    Hay chủ thớt upload lên Google Drive rồi chia sẻ cho thành viên hóng cute_smiley26cute_smiley26

    ----

    Like mạnh cho chủ thớt vì đã đổi link mới hấp dẫn hơn cute_smiley26cute_smiley26
     
    Văn.Cường and alonekiller like this.
  4. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    MÌnh sẽ upload các sách về nhân vật lịch sử.
     
  5. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Giáo sư Nguyễn Lân là người đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam chính thức ra đời năm 1954 với các công trình: Lịch sử giáo dục học thế giới (NXB Giáo dục 1958), Giáo trình giáo dục học (NXB Giáo dục 1961, viết chung), Giảng dạy trên lớp (NXB Giáo dục 1961, Công tác chủ nhiệm lớp (NXB Giáo dục 1962). Nhà giáo dục học Nguyễn Lân đã làm khoa học giáo dục dựa trên sự thấm nhuần sâu sắc truyền thống giáo dục của dân tộc, của phương Đông. Bởi thế mà giữa lúc người đời nghĩ theo hướng khác, Giáo sư chủ trương với nhà trường, hãy “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Giáo sư đã bị phê phán không kém phần gay gắt. Nhưng hôm nay, hầu như đến thăm nhà trường nào ở nước ta, cũng thấy đập vào mắt cái biểu ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
    [​IMG]
    Ở vào tuổi 19, 20 với bút danh Từ Ngọc, giáo sư Nguyễn Lân đã khai sinh văn nghiệp bằng tiểu thuyết Cậu bé nhà quê (1925). Tác phầm thể hiện khá rõ khát vọng nhân đạo của tác giả trước cuộc sống đầy tai ách của người dân quê, của tuổi thơ. Dẫu chưa phải là một tác phẩm nghệ thuật xuât sắc, nhưng Cậu bé nhà quê vẫn đáng xem là mở đầu cho đề tài nông thôn và phần nào cũng là khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa trong quá trình hình thành về tiểu thuyêt Việt Nam hiện đại. Cậu bé nhà quê đã được Anphơrét Butsê dịch ra tiếng Pháp vào năm 1934, được đưa vào nhà trường làm sách giáo khoa. Nhà văn Từ Ngọc còn tiếp tục viết tiểu thuyết: Khói hương ( 1935), Ngược dòng(1936), Hai ngả (1938) và truyện ngắn Từ Ngọc gồm các truyện tiêu biểu như: Ai khốn nạn, Tiếng Vàng, Ngoài khơi … Nhìn chung, trước sau ngòi bút viết truyện của Từ Ngọc vẫn hướng vào sự bênh vực số phận hẩm hiu, bất hạnh bởi cái ác trong cuộc đời, trong quan hệ sống, phong tục sống đương thời gây nên. Từ Ngọc cũng ít nhiều tham gia vào cuộc đấu tranh tư tưởng cũ mới đang đặt ra trên văn đàn đương thời. Giáo sư Nguyễn Lân không chỉ viết truyện, mà còn viết sách nghiên cứu, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ (1943), Khảo thích truyện Trê Cóc (1959) … Trong công cuộc đổi mới của đất nước hôm nay, Nguyễn Trường Tộ được xem là người tiên phong có tư tưởng đổi mới trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Biết như vậy, càng thấy quý vô cùng cuốn sách Nguyễn Trường Tộ của giáo sư Nguyễn Lân ra đời cách đây hơn nửa thế kỉ. Cuốn sách còn đơn giản nhưng vẫn là cuốn sách đầu tiên vào sứ mệnh phục hưng một giá trị tư tưởng lớn. Giáo sư Nguyễn Lân còn làm thơ với lời tuyên ngôn: “ Tôi vẫn hay làm thơ. Nhưng không là thi sĩ … dù chẳng là thi sĩ, cứ vẫn thích làm thơ, ca ngợi chân thiện mĩ, từ muôn thuở đến giờ”.

    Về nhân vật lịch sử Nguyễn Trường Tộ:
    [​IMG]
    Cả đời của Nguyễn Trường Tộ dành tâm huyết trong 58 bản triều trần dâng lên vua Tự Đức qua Đại thần Trần Tiễn Thành. Những bản điều trần khi nào cũng được vua phê chói lọi nhưng lại nhanh chóng rơi vào quên lãng. Có người từng ví những bản điều trần đó như là tiếng kêu trong hoang mạc của Gioan Tẩy Giả hay là tiếng gà gáy sớm của một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam. Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ khá toàn diện, các nhà canh tân cùng thời đa phần đều lặp lại những vấn đề ông từng đề cập, hầu như đề cập đến mọi vấn đề, ta có thể tựu chung lại ở những vấn đề sau đây:

    Thứ nhất, ông rất quan tâm đến tình trạng phát triển kinh tế bởi vì kinh tế có phát triển thì đất nước mới vững mạnh (dân giàu nước mạnh). Nói như lý thuyết Xã hội chủ nghĩa thường nói thì Phương Tây hơn hẳn Việt Nam về một phương thức sản xuất, cần làm giảm bớt khoảng cách phân chia này bằng việc quan tâm mở mang công – thương, đẩy mạnh giao thương với nước ngoài, phát triển ngành nghề nông nghiệp truyền thống.

    Thứ hai về mặt xã hội, ông đề xuất cải cách phong tục, đề xuất một lối sống mới, chủ trương coi trọng nhân dân, thiết lập các trại tế bần làm nơi cưu mang những số phận bất hạnh. Ông cũng kêu gọi mở mang việc học tập trong toàn quốc kết hợp với việc thay đổi nội dung giáo dục, thay thế chữ Hán bằng chữ quốc âm…

    Thứ ba là về việc bang giao với nước ngoài, ông chủ trương liên kết với nhiều quốc gia hùng mạnh để tạo nên mối quan hệ bạn bè với mình. Ông phân tích để triều đình biết lợi dụng những mâu thuẫn trong khối thực dân đế quốc để giành cho mình những lợi ích nhất định. Kết thân với nhiều nước trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ cũng tương tự như chính sách “gió chiều nào theo chiều ấy” của Chulalongkon, nhà vua Thái. Một hệ quả tích cực là hầu hết các nước châu Á đều nằm dưới ách thực dân thì chỉ có Nhật Bản và Thái Lan không bị ai đô hộ cả.

    Tôi tin rằng, nếu như được giao phó binh quyền thì Nguyễn Trường Tộ chắc chắn sẽ trở thành nhà quân sự đại tài. Một nguyên tắc chủ đạo trong nghệ thuật quân sự của ông là "chủ hoà" nhưng không có tư tưởng "chủ hàng". Ông khuyên triều đình cải tu võ bị, trọng võ trọng văn, ưu ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước... Đồng thời, ông cũng đưa ra những quyết sách hợp lý để thúc đẩy nền quân sự nước nhà tiến lên. Tiếc thay, khát vọng mang lại sự hùng cường cho dân tộc của một tín đồ Công giáo nhiệt thành nơi quê hương xứ Nghệ lại không trở thành hiện thực vì những lý do khách quan và chủ quan.
    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/5/16
  6. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Cuộc đời Phan Trần Chúc, các sách nghiên cứu văn học Việt chép rất ít, cho nên chỉ biết ông sinh ở tỉnh Thái Bình, nhưng sống ở Hà Nội.

    Khi trưởng thành, ông gia nhập làng báo, viết cho tờ: Ngọ báo, Việt báo, Đông Tây,... và làm Chủ bút tờ Việt cường, Chủ nhiệm tờ Tân Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn là cây bút chuyên nghiệp, chuyên viết sách thuộc loại lịch sử kí sự, lịch sử tiểu thuyết.

    Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 tháng 3 năm 1945), ông tham gia tổ chức Đại Việt quốc gia liên minh.

    Năm Bính Tuất (1946), Phan Trần Chúc mất tại phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc ngoại thành Hà Nội, hưởng dương 39 tuổi.
    [​IMG]

    Mặc dù chết trẻ, Phan Trần Chúc vẫn để lại khá nhiều tác phẩm. Và đa phần những sáng tác này đều lấy đề tài và cảm hứng từ các nhân vật lịch sử. Tuy nhiên, đọc các sách của ông, Vũ Ngọc Phan cho rằng: Trong các sách của Phan Trần Chúc chỉ được có cái đặc sắc là lối nghị luận. Lời nghị luận của ông bao giờ cũng sáng suốt. Nếu muốn tìm giá trị, may ra đó là giá trị những văn phẩm của ông. Còn những tài liệu ông dùng phần nhiều không được chắc chắn, nên ông không tránh được những sự mâu thuẫn là những điều không nên có trong một quyển sử.

    Ở thể ký sự, Phan Trần Chúc có một số thành tựu, nổi bật nhất ở mảng này là cuốn Vua Hàm Nghi. Ở sách này, tác giả đã dựng lại được khá sinh động và trung thực hình ảnh những nhân vật gắn bó với lịch sử Việt Nam, những năm bi hùng của thế kỷ 19. Ngoài giá trị lịch sử, cuốn sách còn góp phần khơi gợi tinh thần yêu nước của dân tộc Việt.

    Về vua Hàm Nghi:
    [​IMG]

    Hoàng đế Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, cùng Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc. Là em trai của vua Kiến Phúc, năm 1884 Hàm Nghi được các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp.
    Nhân danh ông, Tôn Thất Thuyết đã phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi văn thân, nghĩa sĩ giúp vua, giúp nước. Phong trào này kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày. Vua Hàm Nghi tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺), còn có tên là Nguyễn Phúc Minh (阮福明). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872). Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.
    Sau khi vua Tự Đức qua đời vào tháng 7 năm 1883, mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong Hoàng gia có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Trước thời Hàm Nghi, cả ba vua Dục Đức, Hiệp Hoà và Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren[2]. Vua Kiến Phúc đột ngột qua đời trong lúc tình hình đang có lợi cho phái chủ chiến trong triều đình Huế.[3] Sau khi nhà vua mất, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hau ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một vị vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đã chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng.
    Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai người anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi. Người ta nói rằng Hàm Nghi được lên nối ngôi theo di chúc của vua Kiến Phúc trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế, Hàm Nghi được phái chủ chiến lập lên ngôi. Nhân vật cầm đầu phái chủ chiến là Tôn Thất Thuyết - Phụ chính đại thần đồng thời là Thương thư bộ Binh.

    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/5/16
  7. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Trần Thủ Độ là nhân vật trụ cột của triều Trần. Ông là công thần sáng lập triều Trần và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng 40 năm.

    Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần mà lại có tội với nhà Lý. Trần Thủ Độ là người bản lĩnh và cá tính khác thường. Ông xử lý việc gì cũng thẳng thắn, thường quyết đoán theo ý chí của mình. Năm 70 tuổi, trước lúc chết 5 tháng, sử cón chép việc ông đi tuần ở vùng biên giới Lạng Sơn. Ông đề cao tư tưởng pháp trị, định ra luật lệ, quy chế hành chính và gương mẫu thực hiện.

    Trần Thủ Độ xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.
    [​IMG]

    Về tác giả:

    Trúc Khê
    sinh ngày 22 tháng 5 năm 1901 trong một gia đình gốc nông dân và tiểu thủ công ở thôn Thị Cấm, xã Phương Canh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

    Năm lên 6 tuổi, ông học chữ Hán với một ông đồ ở trong làng. Năm 11 tuổi, ông học Quốc ngữ ở trường Pháp-Việt, tự học thêm tiếng Pháp, đồng thời vẫn tiếp tục học chữ Hán, dù sau này triều đình Huế đã bỏ thi khoa cử. Vừa học, vừa đi chăn trâu, đến năm 16-17 tuổi, ông đi làm thợ đan đăng ten rồi sang làm thợ đóng sách ở nhà in Thực Nghiệp, Hà Nội [1].

    Năm 19 tuổi, bài viết đầu tay của ông: Cải lương hương tục, được đăng trên tờ Trung Bắc tân văn năm 1920.

    Năm 1926, ông vào làm trong ban biên tập của Thực nghiệp dân báo. Khoảng năm 1927, ông dự định tìm người đồng chí hướng thành lập đảng Tân Dân, chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng khi gặp Phạm Tuấn Tài, ông theo nhóm Nam Đồng thư xã; rồi sau nữa, khi Việt Nam Quốc dân Đảng được thành lập, ông theo đảng phái này.

    [​IMG]

    Năm 1928, Trúc Khê mở Trúc Khê thư cục ở trên gác nhà số 196 phố Hàng Bông (Hà Nội) để tự xuất bản sách của minh [2] Ông hoạt động chính trị cho đến năm 1929, thì bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), nhận án 2 năm tù treo và 5 năm quản thúc.

    Ra tù, ông theo hẳn nghề báo. Năm 1933, ông làm Chủ bút báo Bắc Hà. Năm 1934, ông làm Chủ bút báo Thương mại. Từ 1935, ông chuyên viết cho các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn...Từ năm 1941, ông còn viết cho các báo Tri tân, Nước Nam, Đông Tây, Ích hữu, Dân báo, Khuyến học, Tri Tân, Quốc gia, Truyền bá, Đông phương nhật báo, v.v...

    Mặt khác, từ năm 1937 đến 1945, ông còn trước tác, dịch thuật và biên khảo khoảng 60 cuốn sách.

    Năm 1941 đến 1945, ông tham gia phong trào truyền bá Quốc ngữ tại Hà Nội.

    Năm 1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình lên ở Trại Ro, xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ở đây, ông giao liên đưa lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng chưa kịp đi thì lâm bệnh nặng rồi mất (26 tháng 8 năm 1947) tại nơi đó, hưởng dương 46 tuổi.

    Năm 2005, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đặt tên phố Trúc Khê cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, nối đường Nguyễn Chí Thanh với phố Vũ Ngọc Phan.

    Trúc Khê không lấy văn chương làm mục đích. Mục đích của ông là làm sao cho "ích nước lợi dân". Ông khảo cứu, dịch thuật, biên soạn... đều nhằm mục đích ấy... Lòng yêu nước của ông là việc nâng cao dân trí. Nói sao cho dân hiểu, gợi sao cho dân tự nghĩ... để tự đứng dậy giải phóng mình. Vì lẽ đó, mặc dù ông tạ thế ở tuổi 46, nhưng cũng đã làm được nhiều việc. Những nhận xét của ông về văn chương, về thời thế, về lịch sử... đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa...

    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  8. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]

    Con người này ít học. Nhưng lạ lùng thay là có được cái nhìn cởi mở hơn nhiều những đại thần và cả nhà vua học rộng, làu kinh sử của Khổng giáo. Ngài sống thanh liêm, muốn mở mang đất Gia Định này trù phú hơn mọi quốc gia khác ở trong vùng biển Đông... (Crawfurd).

    I. Thân thế & sự nghiệp
    Lê Văn Duyệt (LVD) sinh năm Giáp Thân (1764) tại Cù Lao Hổ, cạnh vàm Trà Lọt, nay thuộc làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Nội tổ là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi đi vào Nam sinh sống. Sau khi ông Hiếu qua đời , cha LVD là Lê Văn Toại và thân mẫu là Phúc Thị Hào... rời Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, thuộc làng Long Hưng tỉnh Tiền Giang ngày nay.

    Ông sinh ra đã mang tật kín bẩm sinh (ái nam ái nữ). Thuở nhỏ ít chịu học hành mà chỉ thích bắt chim, đánh cá, nhất là việc nuôi gà, đá gà và tụ tập các trẻ trong làng, chia phe tập trận đánh giặc. (Sau này, ông còn là người rất mê xem đấu hổ, đấu voi. Ngoài ra ông cũng là người sành thưởng thức hát bội và thường tự tay cầm chầu)

    Tương truyền ông khỏe mạnh, thông minh, giỏi võ thuật, tuy không học nhiều, nhưng biết nhiều tuồng tích Tàu . Vì thế, ông luôn ước ao trở thành hào kiệt như trong truyện xưa miêu tả; mới 15 tuổi, LVD đã nói "sinh ở đời loạn, không dựng cờ đánh trống đại tướng, chép công danh vào sử sách không phải là trượng phu".

    Năm LVD lên 17 tuổi, một cơ may đến với ông là, đêm hôm đó chúa Nguyễn Phúc Ánh (NPA) bị quân nhà Tây Sơn đuổi gấp. Nhờ mưa to gió lớn thuyền của đối phương không đuổi kịp.

    Tưởng vậy đã yên, nào ngờ khi vừa đến vàm Trà Lọt thì thuyền chở chúa bị sóng lớn làm cho suýt chìm. LVD xuất hiện đúng lúc, cứu NPA thoát nạn. Biết là gặp dòng dõi chúa Nguyễn, cụ Lê Văn Toại hết sức cung kính, cho tất cả tạm trú ở đây, nhân đó ông được NPA tuyển dụng làm thái giám .

    Ít lâu sau, LVD được phong làm cai cơ trông coi nội binh. Từ năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của chúa Nguyễn. Năm 1793, LVD cùng với NPA đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương.

    Tháng 1 năm 1801 ông cùng chúa và các tướng lãnh khác như Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại), khiến quân Tây Sơn thua to.

    Tháng 4 NPA đem thủy quân ra Đà Nẵng. Đến tháng 5 vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc.

    Ngày 3 tháng 5, NPA đem binh vào thành Phú Xuân. Tháng 5 năm 1802 chúa Nguyễn lên ngôi, chọn đế hiệu: Gia Long. Vua phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân thâu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn thì xong việc.


    Nhiều công lao lớn nên LVD được liệt vào hàng Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần, với đặc ân được vào chầu vua không phải lạy (nhập triều bất bái) và được đặc quyền chém trước tâu sau (tiền trảm hậu tấu) nơi biên thùy, nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng (MM) và đã giết Huỳnh Công Lý, cha một quí phi của ông vua này, vì tội tham nhũng.

    Và, ông còn là người được vua Gia Long triệu vào cung hỏi ý kiến về việc chọn ngôi Thái tử. ). Tuy vua không nghe lời ông chọn con của Đông Cung Cảnh nối ngôi, thay vì hoàng tử Đảm (là vua Minh Mạng sau này), nhưng ông vẫn phò tá cho đến hết đời, mặc dù lòng không kính phục ông vua trẻ. Ngược lại, MM cũng không ưa gì ông nhưng vẫn phải dùng đến.

    Năm 1823 ông được MM ân thưởng ngọc đái với lời dụ: "Từ xưa hoàng tử, chư công chưa ai được ân tứ ngọc đái này , nay khanh đã nhiều công lao nên đặc biệt ân tứ vậy. "

    Tả Quân LVD làm Tổng Trấn thành Gia Định hai thời kỳ:

    Từ 1813 đến 1816 :Ông lãnh chức tổng trấn thành Gia Định, kiêm trông coi luôn cả Bình Thuận và Hà Tiên. Đến năm 1816 ông được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái Tử. Lần thứ nhì từ năm 1820 cho đến khi mất (1832).

    Tả quân lúc bấy giờ rất uy quyền, lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là Ông Lớn Thượng, làThượng Công. Đương thời, các nước lân cận đều sợ oai phong của ông nên ông còn có biệt danh khác là Cọp Gấm Đồng Nai, một trong ngũ hổ tướng (bốn người còn lại là Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức và Trương Tấn Bửu).

    LVD đã thành lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương, nghề nghiệp.

    Thành Phiên An (tức thành Gia Định) do ông cho xây đắp thêm, đến năm 1830 thì xong. Thành được xây bằng đá ong, thành cao, rộng nên khi Lê Văn Khôi, con nuôi của ông, khởi loạn chiếm thành, quân triều đình vây đánh 3 năm mới hạ được.

    Tả quân lâm trọng bệnh và mất ngày 30 tháng 7 năm Mậu Thìn (nhằm ngày 15 tháng 8 năm 1832) hưởng thọ 69 tuổi.

    Miếu mộ của ông được xây cất tại Bình Hòa Xã (Gia Định), nơi người dân Đồng Nai kính cẩn gọi là "Lăng Ông" hay đền thờ Đức Thượng Công, còn các tộc người Hoa tôn xưng đền là "Phò Mã Da Da Miếu. "


    [​IMG]
    II. Tài trị an & cầm binh của Tả Quân
    Ông là người có khả năng về quân sự lẫn chính trị, ngoại giao; là một vị quan cai trị nghiêm khắc, thanh liêm. Dù quyền hành lớn, ông không hề hiếp đáp kẻ dưới, hoặc tìm mọi cách để tư túi riêng. Nhiều lúc LVD còn bỏ tiền của mình để làm việc hữu ích chung. Quân lính của ông rất có kỷ luật, không hề phá phách, cướp bóc ...

    Một khi được triều đình cử đi dẹp loạn ở nơi nào, LVD cho điều tra kỹ để biết rõ nguyên nhân tại sao dân nỗi loạn. Nếu biết chắc do đám quan lại sở tại tham nhũng, bức hiếp làm cho dân chúng quá khổ sở, thì ngài thẳng tay trừng trị bọn tham quan trước, rồi mới kêu gọi những kẻ làm loạn trở về đầu thú. Nhờ chính sách sáng suốt, khoan dung đó nên LVD đã vỗ yên ở nhiều nơi nhanh chóng, mà không tốn kém nhiều tiền bạc và nhân mạng.

    Dẫn chứng như việc chiêu dụ Mọi Vách Đá vào những năm 1807 và 1808. Trong chiến dịch này ông đã cho xử trảm chưởng cơ Lê Quốc Huy, một tên đại tham nhũng. Năm 1819 Ngài được cử đi kinh lược hai trấn Thanh, Nghệ. Ở đây LVD cũng thẳng tay trừng trị nhiều quan lại tham ô. Đặc biệt, ông cho lập ra ba đội lính "Hồi Lương" (An Thuận, Thanh Thuận, và Bắc Thuận) gồm những thành phần nổi loạn chịu qui phục ...

    Và ta cũng không thể nào quên một việc làm nổi tiếng nhất của ông. Đó chính là việc xử tử Huỳnh Công Lý (HCL), phó tổng trấn Gia Định, người thuộc cấp và cùng nhiệm sở với mình.

    Nên biết HCL là cha của một bà thứ phi rất được vua Minh Mạng sủng ái. Ỷ thế cha vợ vua, viên quan lớn này vơ vét tài sản của dân nghèo, hà hiếp kẻ yếu, hối lộ thật trắng trợn... . Tiếng kêu ca thấu đến tai LVD, ông liền ngầm sai người điều tra tận gốc. Và sau khi thu thập đủ bằng chứng; một mặt, ông dâng sớ lên triều đình hài rõ tội trạng, mặt khác, LVD dùng quyền "tiền trảm hậu tấu" được Gia Long ban cho từ trước để ra lệnh chém đầu ngay, vì ông biết rõ nếu chấp hành lệnh giải tội phạm về kinh thì sớm muộn gì nhà vua cũng chỉ "giơ cao đánh khẽ" hoặc chỉ "xử lý nội bộ"!

    Ngoài đức tính thanh liêm ra, ông còn có cái dũng của bậc trượng phu.

    Nghĩa là ông không hề e ngại hay né tránh bất kỳ vụ việc gì, miễn là nó làm lợi cho dân cho nước. Trường hợp vừa kể trên là một thí dụ.

    Và đã hai lần nhà vua cử người vào Nam giữ chức vụ quan trọng, đều bị ông từ chối tiếp nhận. Vì LVD biết những người này chỉ là những kẻ tham lam, chẳng thi thố được gì ngoài cái tài bòn rút. Một trong những người đó là Bạch Xuân Nguyên, mà sau này sẽ là đầu mối cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, con nuôi ông.

    Riêng chánh sách "cấm đạo" của nhà Nguyễn, Tả quân làm cho lấy có. Bởi ông sớm nhận thức rằng việc cấm đạo, bắt bớ giết chốc các nhà truyền giáo, các giáo dân, bế môn tỏa cảng không cho người Tây phương vào mua bán, là một chính sách hết sức sai lầm.

    Vậy cho nên, Minh Mạng không thể nào ưa Tả quân cho được. Nhưng vì uy thế, vì quyền hạn cùng binh mã của ông còn lớn quá, nhiều quá nên nhà vua chưa thể ra tay.

    Mãi đến khi ông mất, Minh Mạng mới lệnh cho triều thần tra xét lại những chuyện làm cũ của ông, hài ra 7 tội đáng trảm, 2 tội đáng giảo ... để rồi vua cho tịch thu tài sản, ruộng đất, bắt giam tất cả người nhà của ông.

    Đâu hết, kể từ đó mộ Tả quân bị nhà vua lệnh cho người xiềng xích và còn dựng lên trên một tấm bia ghi : "Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ (đây là nơi tên yêm hoạn LVD chịu phép nước). Mấy chục năm sau, dưới đời Tự Đức, mới xóa tội, phục hồi lại danh dự cho ông.

    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    puzzo, hermerry, CanTay and 16 others like this.
  9. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Có những người mà sự nghiệp của họ sống mãi với thời gian. Nhà Vua Lê Thánh Tông là một trong những người hiếm hoi đó. Ông là bậc vĩ nhân của đất nước, ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1442 (Nhâm Tuất), được tôn lên ngôi vua ngày 06 tháng 6 năm 1460 (Canh Thìn), ông thừa kế ngai vàng lúc vương quốc đang lâm vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
    Vậy mà dưới thời trị vì cùa mình, nhà Vua dã từng bước đưa vương quốc thoát khỏi mọi hiểm nguy. Thù trong, giặc ngoài được dẹp yên. Đại Việt, dưới thời Lê thánh Tông, là vương quốc có những phát triển rực rỡ nhất so với các ưiều đại phong kiến Việt Nam trước đó và sau đó.
    Người đời ca tụng công đức của Lê Thánh Tông. Không ít người tin rằng Lê Thánh Tông là một vị tiên đồng giáng thế."'Trong khoảng thời gian 38 năm trị vì, ông đã biến đổi tình thế của vuơng quốc từ đại hung thành đại cát, biến cực suy thành cực thịnh. Trước Ông hàng mấy nghìn năm, sau ông nhiều thế kỷ, có mấy ai đã làm được những điều thần kỳ như Lê Thánh Tông?
    Vào thời hiện đại, ít người tin vào chuyện thánh thần. Nhưng câu hỏi nhờ đâu mà Lê Thánh Tông làm được những điều kỳ vĩ như đã xảy ra, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp cặn kẽ.
    [​IMG]
    Lê Thánh Tông được biết đến nhiều là vị vua giỏi thơ. Thơ ông mang khẩu khí của bậc đế vương, ông là Nguyên suý của nhị thập bát tú trong hội Tao Đàn. Vào đầu thế kỷ XX, một số nhà sử học, luật học nước ngoài ca tụng Bộ luật Hồng Đức được ban hành dưới thời trị vì của ông. Tuy vậy, đó vẫn là những công trình nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt. Nhìn chung, ở nước ta hiện còn thiếu những công trình nghiên cứu mang tính tổng quát về toàn bộ sự nghiệp của Lê Thánh Tông.
    Vào năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 500 nãm ngày mất của Lê Thánh Tông. Luật sư Lê Đức Tiết có cho ra mắt bạn đọc quyển sách: Lê Thánh Tông - vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại. Đây là công trình có nội dung nghiên cứu những cách tân về hành chính, pháp lý, kinh tế, quân sự của nhà Vua huyền thoại Lê Thánh Tông.

    Về tác giả:
    [​IMG]
    Luật sư Lê Đức Tiết- nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ pháp luật của UBTƯ MTTQ Việt Nam là người có tiếng nói phản biện sắc sảo, nhưng ít ai biết ông từng là một Đại tá Quân đội, một Luật sư với nhiều cống hiến trong ngành tư pháp.

    Sinh trưởng trong một gia đình có 6 anh chị em ở xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) từ nhỏ cậu bé Lê Đức Tiết đã được cha mẹ hướng theo con đường học tập, trau dồi tri thức. Mẹ thường nói với ông: "Nhân bất học bất tri lí, ngọc bất trác bất thành khí”. Bà cũng thường hát ru các con bằng những câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du…

    Năm 1946, khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, chàng thanh niên Lê Đức Tiết chỉ mới 16 tuổi đã vào làm liên lạc, chiến đấu ở tiểu đoàn quân địa phương bộ đội Quảng Trị. Từ đó đến năm 1954, Lê Đức Tiết từ một chiến sĩ đã lên đến Chính trị phó tiểu đoàn. Hết kháng chiến, ông là 1 trong 100 sĩ quan chọn lọc toàn quân được cử đi học ở Liên Xô, với mục đích về làm khung để xây dựng quân đội chính quy. Trong khi hầu hết các sĩ quan Việt Nam sang Liên Xô được đào tạo về lĩnh vực quân sự thì Lê Đức Tiết cùng một người nữa được chọn để học Luật. Với thành tích học tập xuất sắc, sau 6 năm, ông tốt nghiệp hạng ưu của trường Học viện chính trị Quân sự Lenin. Về nước, ông làm việc trong quân đội, công tác tại Viện kiểm sát quân sự Trung ương. Sau đó, ông được điều lên Văn phòng Quân ủy Trung ương làm Trưởng phòng Pháp chế và cố vấn pháp luật cho Quân ủy Trung ương. Trong thời gian này, ông tham gia vào xây dựng quân đội chính quy hiện đại; xây dựng các luật điều lệnh tác chiến xây dựng quân đội chính quy, giúp cho Quân ủy Trung ương tham gia xây dựng Luật Quốc phòng cũng như các luật khác về kinh tế, xã hội, vì bất kỳ luật nào trước khi được ban hành đều đưa vào lấy ý kiến của Quân ủy Trung ương về mặt Quốc phòng.

    Vụ án đầu tiên mà LS. Lê Đức Tiết tham gia là vụ gián điệp biệt kích mang mật danh C47. Đây là một vụ án lớn và có tầm vóc quan trọng đặc biệt trong thời điểm những năm 1960. Những tên gián điệp biệt kích được Mỹ tin dùng vốn là những tên có nợ máu với cách mạng, lại được huấn luyện hết sức chu đáo nên đấu tranh với chúng là điều hoàn toàn không dễ. LS. Lê Đức Tiết đã khéo léo, kiên trì vận động thuyết phục để những tên gián điệp biệt kích khai ra toàn bộ kế hoạch thâm độc của bọn Mỹ Ngụy. Gần 30 toán gián điệp biệt kích Mỹ tung vào miền Bắc đều bị phía ta bắt sống… Mỗi khi nhắc đến chuyên án này, LS. Lê Đức Tiết vẫn nhớ mãi lời khai của một ngư dân khi được hỏi tại sao biết sáng hôm đó có gián điệp biệt kích xâm nhập vào bờ biển: "Ở quê tôi ai cũng biết dấu chân của nhau. Nếu có một người nào khác để lại dấu chân mình trên bãi biển thì chúng tôi biết ngay. Sáng hôm đó, tôi ra bãi biển thì chưa có ai và thấy những dấu chân không phải của người địa phương. Lại nghe tin có những gián điệp của Mỹ nên tôi đi theo dấu chân và phát hiện ra họ. Nhờ một phần lớn ở những người dân luôn đề cao cảnh giác nên kế hoạch gián điệp biệt kích của Mỹ ở nước nào cũng thành công, nhưng lại thất bại hoàn toàn ở Việt Nam. Lòng dân thì mênh mông. Biết dựa vào sức dân thì mặt trận nào cũng thắng lợi, đúng như Bác Hồ đã căn dặn”, LS. Lê Đức Tiết tâm sự.

    Nhắc đến công việc của mình, LS. Lê Đức Tiết bảo thực ra nghề chọn ông chứ không phải ông chọn nghề. Chính vì thế, trong năm học Luật đầu tiên ở Liên Xô, ông chưa tìm được cho mình niềm hứng thú. Đến khi tốt nghiệp, ông vẫn chưa hình dung ra được khi về nước mình sẽ làm gì. Chỉ khi bắt đầu trực tiếp làm vụ gián điệp biệt kích C47, thì mới dần dần thấy rõ tác dụng của việc học luật. Từ đó, ông luôn tâm niệm và định hướng hoạt động của mình là làm sao cho đất nước và nhân dân thấy rõ được vai trò của pháp luật và nghệ thuật sử dụng pháp luật. Cuộc đời ông viết rất nhiều bài báo, tiểu luận, nghiên cứu chuyên sâu… về vai trò, tác dụng của pháp luật cũng như những nhà lãnh đạo có tài, có nghệ thuật trong vấn đề sử dụng pháp luật như vua Lê Thánh Tông, một vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại…

    link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    CanTay, gameaccBook, 123phat and 15 others like this.
  10. duckhai2691

    duckhai2691 Lớp 3

    Cuốn này thiếu 4 trang : 48-49-76-77 . Rất mong được bác scan bổ sung cho sách có giá trị trọn vẹn với ạ. Xin chân thành cám ơn Bác rất nhiều ạ

    Thân ái
     
  11. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    @duckhai2691: Cáo lỗi cùng bạn, vì bản gốc cuốn này mình cũng không có :( Có cơ hội chắc chắn mình sẽ bổ sung để trọn vẹn với đời.
     
  12. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Lương Ngọc Quyến (1885 - 1917), tên hiệu Lương Lập Nham, là một chí sĩ Việt Nam thời cận đại. Sinh thời, ông sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng canh tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu (Trung Quốc) rồi theo đuổi áp dụng ở Việt Nam. Quê gốc của ông là người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội ngày nay. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình khoa cử khá giả, là con thứ của chí sĩ Lương Văn Can.
    Tháng 10 năm 1905, ông cùng em ruột là Lương Nhị Khanh hưởng ứng Phong trào Đông du, sang Nhật Bản du học. Ông được Phan Bội Châu gửi học ở Trường Chấn Vũ, tốt nghiệp loại ưu vào cuối 1908. Thời gian này ông tham gia vào Công hiến hội. Sau đó ông bị trục xuất, phải bỏ sang Trung Quốc theo học các trường quân sự, rồi nhận chức thiếu tá trong quân đội Trung Hoa. Tháng 3- 1912, ông được bầu làm Ủy viên quân sự Bộ chấp hành Việt Nam quang phục hội.

    Năm 1914 Lương Ngọc Quyến về nước gây cơ sở cách mạng tại Nam Kỳ, rồi sang Thái Lan, Hồng Kông. Lương Ngọc Quyến bị mật thám Anh bắt trao cho thực dân Pháp, đưa về Việt Nam giam ở các nhà lao ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại đây, ông đã cùng Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Vì bị cùm lâu ngày ông không đi đứng được nữa nên khi quân Pháp phản công đánh kịp, ông không chịu lên cáng rút lui mà đòi Trịnh Văn Cấn bắn vào ngực ông để quyên sinh ngày 5 tháng 9 năm 1917.

    Về tác giả:
    [​IMG]
    Đào Trinh Nhất (1900-1951), tự Quán Chi, là nhà nhà văn, nhà báo Việt Nam giữa thế kỷ 20. Khi viết văn, viết báo, ông ký nhiều bút hiệu: Nam Chúc, Viên Nạp, Hậu Đình, Tinh Vệ, Bất Nghị, Vô Nhị, Hồng Phong, Anh Đào, XYZ.... Ông được người trong giới cầm bút đánh giá là người có cách làm việc nghiêm túc, thận trọng và là người đã biết dùng ngòi bút nghệ thuật làm sống lại nhiều tư liệu đã mai một trong lịch sử cận đại Việt Nam.

    Nhà văn Vũ Bằng từng nhận xét về ông: "Anh em đều ngán vì ông nói khoan thai, chậm chạp, yếu ớt; đã thế có khi đến mươi, mười lăm phút mới nói một câu; xong, ngồi xì ra đấy. Trong suốt thời kỳ tôi ở Nam, nằm hút ở đường Lefèbvre, Nhất vẫn cứ xì ra như thế; mặt ông lúc nào cũng bệch bạc, lạnh lẽo...làm cho người đối thoại với ông lần đầu không thể có cảm tình ngay; nhưng biết Nhất lâu ngày, anh em thân đều nhận ông là một người chung thủy, trước sau như một và đối xử rất tận tình với bạn. Đối với làng báo, những bài sưu tầm, nghiên cứu của ông được người ta tìm đọc, một phần vì tài liệu súc tích, mà một phần cũng vì ông đã khéo làm những cái tít khiến cho độc giả giựt gân, muốn đọc xem trong bài ông nói gì. Độc giả Trung Bắc Chủ Nhật mê Đào Trinh Nhất là vào hồi ông viết tiểu thuyết dài như "Cô Tư Hồng", "Con Quỷ Phong Lưu"... khả dĩ đối địch được lại với những truyện dài của Lê Văn Trương lúc ấy đang làm mưa làm gió trong làng tiểu thuyết...Ông bị Tây trục xuất vì bị ngờ là chống lại họ và thân Nhật".

    link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  13. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]


    MẤY LỜI TRẦN TÌNH

    Chí-sĩ là những bậc ưu ái giang-san, thương nòi xót giống, gặp cơn nước bĩ thì chẳng quản thân, hết sức mình mà mưu cuộc vinh-quang cho dân nước. Đến khi nhận rõ thời cơ, chí-sĩ không bao giờ ngần ngại đạp phăng trở lực, sáng suốt đứng ra lãnh đạo quần-chúng, khởi xướng phong trào, phất cờ gióng trống chiêu hồn dân-tộc, gọi đàn để cùng dân nước cùng lo: đường bảo-chủng, nghĩa hợp-quần.

    Kể từ sau trận Nhật-Nga (1905-1908) nước ta đã có phong trào duy-tân tự cường hơn suốt bốn mươi năm cho tới ngày nay, do các bậc chí sĩ tiên giác đi tiên-phong, khai lối mở đường, khiến cho dân tộc ta ngày nay hăm-lâm triệu dân đều đã biết nung nấu nơi lòng một lý-tưởng, hăng-hái, dũng tiến trên đường duy-tân cải –cách.

    Vận hội mới đã đến rồi, Quốc-gia hưng-thịnh do ở toàn dân định-quyết trong buổi này. Lựa thiêng bừng cháy trong tâm-can dòng giống Việt. Khí thiêng bàn-bạc khắp nước non nhà.

    Người đi sau phải nhờ ơn người đi trước dọn đường, mà sa nước mắt, niệm công-lao, hính hương sùng-bái.

    Ta không nên đem thành bại mà luận anh hùng . Chỉ nên cầu rút lấy những bài học hay của những bậc người đã dốc chí hy sinh, tận-tụy vì đại-chúng.

    Nhóm lò hương thiêng trong lòng đất Việt, khơi ngọn lửa thiêng trong lòng dân Việt, tỏ tấm tình cùng với non-nước đồng-bào, chúng tôi xin cố hết sức sưu tầm biên khảo toàn pho “Việt-nam chí sĩ”, trong tủ sách “NHỮNG MẢNH GƯƠNG” của nhà TÂN VIỆT.

    Mỗi một chí sĩ sẽ biên thành một tập, thành kính ghi chép hết nhưng công-nghiệp bình-sinh, từ khi chào đời cho đến khi tử hậu.

    Soát lại dĩ-vãng để tìm những tấm gương sáng cho buổi đời hiên tại, tưởng cũng là một điều cần để nhận-định rõ cuộc diễn-triển của lịch sử mà hướng về tương lai.

    Ấy là chí nguyện của người hậu học.

    Về nhân vật lịch sử Phan Bội Châu:
    - Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

    - Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.
    [​IMG]

    - Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tí (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên.

    - Trong 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Đặng Thái Thân... để cùng chống Pháp. Ông chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.

    - Năm 1904, ông cùng 20 người họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.

    - Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật Bản và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước. Các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.

    - Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kì Ngoại Hầu Cường Để và một số học sinh người Việt khác sang Nhật. Cũng trong năm đó ông mời được Phan Chu Trinh đến thăm ông tại thủ đô Tokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ.

    - Năm 1907, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kì, Nam Kì hay Trung Kì mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau.

    - Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập để huấn luyện các nhà cách mạng chống thực dân Pháp. Các tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi rằng Phan Bội Châu có liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong vòng gần một năm. Họ cũng cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như tại Huế vào đầu năm 1908. Ngoài ra, họ còn cho rằng ông có dính líu đến một cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6 năm 1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người khác tại Côn Đảo (trong đó có Phan Chu Trinh).

    - Tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu bị Nhật trục xuất theo đề nghị của Pháp. Sau đó, ông đến Hồng Kông, Bangkok và Quảng Châu. Trong những năm này, các tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp ngay tại Việt Nam. Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam, và thành lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc". Trong thời điểm này, Phan Bội Châu đã thay đổi chính kiến của ông về thể chế quân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kì Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Quang Phục Hội.

    - Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Chính quyền Pháp đã nhờ chính quyền Trung Quốc bắt giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí.

    - Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt tám năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Trong thời gian từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... đã có ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Ông tìm hiểu về cuộc Cách mạng Tháng Mười, và viết báo tôn vinh Vladimir Ilyich Lenin. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng.

    - Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai, về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia do phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.

    - Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự. Trong thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu đã ôn hòa hơn. Vào tháng 3 năm 1927, trong dịp kỉ niệm ngày giỗ một năm của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đã viết:

    "Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông [từ Nhật Bản] về nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: ‘Từ thế kỉ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay Bác lại còn dựng cờ quân chủ lên hay sao?’ Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20 năm rồi, lời ôn càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. Than ôi! Ngày nay những kẻ cúng vái ông, kính mến ông, có phải là chỉ ngắm tượng ông, đọc văn ông góp nhặt năm ba câu làm bộ ái quốc, ái quần đầu miệng mà thôi ư? Phải biết rằng ông Hi Mã mà được danh tiếng lưu truyền với sử xanh là vì ông có chủ trương thiệt, tinh thần thiệt."

    - Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  14. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Nhượng Tống là bút danh của Hoàng Phạm Trân (1904 – 1949), ông là nhà văn, nhà báo nhưng được biết đến nhiều hơn với vai trò một trong những yếu nhân của Việt Nam Quốc dân Đảng thời kỳ đầu. Nhượng Tống trước nhất là bạn đồng chí, sau là người đã chứng kiến cuộc đời tráng liệt của Nguyễn Thái Học – vị anh hùng hiếm có đã vượt trên được những tranh cãi ý thức hệ. Cuốn sách Nguyễn Thái Học (1902 – 1930) được viết dưới dạng tiểu sử, bao gồm 43 chương, xuất bản năm 1945 tại Hà Nội và trước 1975 có ba lần tái bản tại Sài Gòn. Ấn bản đầu tiên của cuốn sách hiện nay được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliothèque nationale de France). Thông qua nội dung cuốn sách, độc giả hẳn sẽ thấy một Nguyễn Thái Học thực gần gũi với mình – ông không phải thiên thần và cũng không giống như thần trụ trời có thể dời núi ngăn sông chớp nhoáng, một thanh niên đang tuổi ăn tuổi lớn và cũng đắm say trong mối tình thơ như bao học trò khác ; nhưng cũng qua cuốn sách, chúng ta có thể tìm ra lời đáp cho một câu hỏi : Vì đâu mà Nguyễn Thái Học dám từ bỏ lối sống vô lo thường nhật để dấn thân vào cuộc đời sóng gió ?…

    [​IMG]
    Nguyễn Thái Học​

    Nguyễn Thái Học (1903 - 1930)
    Ông là người làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay là xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường.

    Thuở nhỏ, theo học chữ Hán, đã đỗ Tú tài trong làng. Năm 1913, vào học trường Tiểu học Pháp Việt phủ Vĩnh Tường, sau chuyển lên trường Việt Trì. Năm 192, học trường Nam Sư phạm Hà Nội ở phố Cửa Bắc - Hà Nội. Nhưng đến năm thứ 3, vì chịu không nổi thái độ hống hách miệt thị "người An Nam" của viên giám thị và của mụ đầm, Nguyễn Thái Học đã bỏ về. Sau đó xin vào học trường Cao đẳng Thương mại Đông Dương ở Hà Nội.

    Cũng như nhiều thanh niên học thức khác cùng thế hệ, Nguyễn Thái Học đã sớm có tinh thần yêu nước, nhạy cảm với thời cuộc, nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường (năm 1925), Nguyễn Thái Học đã gửi thư cho toàn quyền Vareune đề nghi cải cách công thương nghiệp Việt Nam, thiết lập trường Cao đẳng công nghệ tại Hà Nội, và cho người Việt Nam được mở trường học. Năm 1926, ông lại viết một bức thư khác yêu cầu nhà cầm quyền Pháp cải tổ hành chính, tạo điều kiện cho dân nghèo sống cuộc đời dễ chịu hơn, ban hành quyền tự do ngôn luận. .. Nhưng cả hai bức thư đều không được chính giới Pháp trả lời. Rồi ông xin ra tạp chí Nam Thành cũng bị lừ chối.

    Năm 1927, ông bắt tay với nhóm Nam Đồng thư xã do Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, Nhượng Tống thành lập, tổ chức biên soạn, phiên dịch, xuất bản những ấn phẩm có tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản thế giới như Tôn Dật Tiên với chủ nghĩa Tam dân, Thánh Cam Địa, Gương thành bại, Con thuyền khứ quốc... Những cuốn sách này và hoạt động của Nam Đồng thư xã ngày càng thu hút đông hơn các giới sinh viên, trí thức yêu nước cộng tác và nó đã là cái nôi sinh thành của Việt Nam Quốc dân Đảng, mà một trong những thành viên sáng lập là Nguyễn Thái Học.

    Việt Nam Quốc dân Đảng chính thức thành lập ngày 25 tháng 12 năm 1927. Tại Đại hội thành lập Đảng, Nguyễn Thái Học được bầu làm Chủ tịch Đảng Tổng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng tại Bắc kì cùng với một cơ quan Tổng bộ ngoại giao, giám sát binh vụ. Đại hội Đảng thông qua Cương lĩnh và Điều lệ, nêu rõ mục đích và tôn chỉ của Đảng là: làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng vũ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến để lập nên một nước Việt Nam độc lập, cộng hòa; đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của họ, đặc biệt là các lân quốc Ai Lao, Cao Miên. Đảng cũng đã tập hợp được các nhóm yêu nước ở Bắc Ninh (Nguyễn Thế Nghiệp), ở Bắc Giang (Nguyễn Khắc Nhu). Công việc phát triển Đảng viên cũng được tiến hành rộng khắp ở nhiều tỉnh đồng bằng Bắc kì, lan rộng đến cả miền Trung và 6 tỉnh ở Nam kì. Năm 1928, trên toàn quốc Việt Nam Quốc dân đảng đã thành lập được 120 chi bộ, kết nạp được khoảng 1500 đảng viên, trong số đó có 120 người thuộc giới quân sự.

    Sau vụ ám sát tên Bazin - một tên trùm mộ phu người Pháp khét tiếng tàn ác, tối ngày 9 tháng 2 năm 1929 ở số nhà 110 phố Huế (Hà Nội), cũng là ngày Tết Kỉ Tị, thực dân Pháp mở cuộc đàn áp. Số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng bí bật lên tới 227 người. Hội đồng Đề hình xét xử công khai vụ ám sát Bazin trong 2 ngày mồng 2 và mồng 3 tháng 7 năm 1929, tuyên án 78 người, trong đó có 26 người bi tù từ 2 đến 5 năm, 47 người cầm cố từ 2 đến 15 năm. Trong số này có 23 người bị đày ra Côn Đảo. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Nguyễn Văn Viễn (ủy viên Thành ủy Hà Nội - những người đã chủ trương và thực hiện vụ ám sát tên Bazin) bị kết án vắng mặt và cũng là đối tượng bị truy nã gắt gao.

    Tình thế nhiều cơ sở Đảng bị phá vỡ, lực lượng hậu cần, quân nhu, quân khí . . . mà Đảng chuẩn bị bấy lâu nay bị Phát hiện, đã thúc đấy những yếu nhân của Quốc Dân Đảng đang còn hoạt động phải có sách lược mới tiến tới khởi nghĩa. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính triệu tập Đại hội Đảng ngay tại Võng La ngày 26 tháng 1 năm 1930, gồm khoảng 20 đại biểu các tỉnh miền trung du Bắc kì.

    Cũng tại Đại hội, giờ Tổng khởi nghĩa được chọn vào đêm mồng 9 rạng mồng 10 tháng 2 năm 1930, đúng vào ngày mồng 1Tết năm Canh Ngọ. Thế nhưng kế hoạch nổ súng không thống nhất ở các địa phương, nên cuộc khởi nghĩa bị dập tắt một cách nhanh chóng. Cuộn khởi nghĩa Yên Bái hoàn toàn thất bại.

    Ngày 20 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Thái Học bị bắt ở ấp Cổ Vịt, nay gọi là xóm Tiên Sơn thuộc địa bàn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông bị giam ở nhà ngục Hỏa Lò (Hà Nội), rồi được áp giải lên Yên Bái để Hội đồng Đề binh xét xử.

    Ngày 30 tháng 3 năm 1930, thực dân Pháp mở phiên toà, xét xử 87 bị cáo, trong đó có nhiều lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng, tuyên 29 án tử hình, sau giảm còn 13 án là: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Bùi Tư Toàn, Nguyễn Văn An (Nguyễn An), Đào Văn Nhít, Bùi Văn Chuẩn (Chuẩn), Ngô Văn Du, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyên Văn Tiềm, Đỗ Văn Tư (Tứ), Nguyễn Văn Cứu, Hà Văn Lao (Lạo), Nguyễn Như Liên. Ngày 17 tháng 6 năm 1930 (tức ngày 21tháng 5 năm Canh Ngọ), bản án được thi hành .

    Lí tưởng và sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Thái Học đã không thành công, nhưng như ông từng tuyên bố: "Chúng ta không thành công thì thành nhân". Cái "nhân" ấy chính là tấm gương sống phấn đấu cho lí tưởng cao cả, sẽ mãi mãi được lịch sử trân trọng.

    Về tác giả:
    [​IMG]
    Là một nhà ái quốc của Việt Nam, được xem là kỳ tài về văn chương, dịch thuật, Nhượng Tống lại bị một số độc giả hiện nay nhầm là tác giả... Trung Quốc.

    Nhượng Tống (1904-1949), tên thật là Hoàng Phạm Trân, là nhà Nho học quê ở Nam Định. Ông tự học thêm chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Tài hoa của ông được thể hiện trong các lĩnh vực viết văn, soạn kịch, viết báo, làm thơ, dịch thuật. Trong đó, dịch thuật được đánh giá cao nhất.

    Sinh thời, Nhượng Tống là nhà cách mạng, vừa là bạn vừa là người đồng chí đã chứng kiến cuộc đời người anh hùng Nguyễn Thái Học. Cuộc đời ông nhiều thăng trầm, kết cục bi thảm.

    Nhượng Tống có khoảng 30 tác phẩm, trong đó tác phẩm dịch văn học chiếm hai phần ba. Những tác phẩm quan trọng của ông là Nguyễn Thái Học1902 - 1930 (1945), tiểu thuyết Lan Hữu (tiểu thuyết duy nhất của ông), các dịch phẩm Mái Tây tức Tây Sương Ký, Sử ký Tư Mã Thiên, Ly tao… Nhượng Tống toàn chọn dịch những tác phẩm đỉnh cao của văn học tiếng Hán.

    Nguyễn Thái Học là cuốn tiểu sử về người đồng chí mà Nhượng Tống nhận viết như nhận một nghĩa vụ lớn lao. Ông viết: “Nghĩa vụ đối với Quốc Gia, vì thân thế Anh chính là tấm gương phấn đấu, hy sinh, cần phải được nêu ra để khích lệ tất cả mọi người trong nước. Nghĩa vụ đối với văn hóa, vì thân thế Anh chính là một kết tinh phẩm của hai giáo lý Phật và Khổng, nó đã cho phương Đông ta nảy ra một ánh sáng riêng”.

    “Sau hết, nghĩa vụ đối với khoa lịch sử học, vì tôi với Anh chẳng những là người đồng thời, còn là bạn đồng chí. Có lẽ trong các cây bút ở đây khó có ai hiểu biết về Anh hơn tôi nữa”.

    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  15. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Phan Thanh Giản sinh năm 1796 mất năm 1867, quê quán tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri. Ông là một danh nhân của đất Bến Tre. Cuộc đời ông là những ngày tháng trắc trở, gian truân từ lúc sinh ra cho dến cuối đời. Ông là vị tiến sĩ đầu tiên của đất Nam kỳ, thi đỗ vào năm 1826, rồi làm quan dưới 3 triều nhà Nguyễn: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông là một người tài giỏi, một nhà văn, nhà thơ, và là một vị quan thanh liêm, ngay thẳng nên con đường hoạn lộ của ông cũng lắm nỗi thăng trầm. Bi kịch cuối đời của ông gắn liền với giai đoạn các tỉnh Nam kỳ bị thực dân Pháp xâm chiếm, mà đỉnh điểm là sự kiện ba tỉnh miền Tây Nam kỳ gồm An Giang, Hà Tiên, và Vĩnh Long lọt vào tay quân xâm lược Pháp lúc ông đang được giao trọng trách Kinh lược sứ trấn giữ các tỉnh này. Thành mất, ông đã chọn cho mình cái chết như một vị tướng trung liệt, thành mất thì mất theo thành.

    Về nỗi oan khuất của cụ, lịch sử ghi chép lại như sau:

    Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ và tấn công tại cửa biển Đà Nẵng rồi lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Ông Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.

    Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, ba tỉnh Biên Hòa Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (Khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng-Khoản 8 hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (Khoản 11 hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình bỏ dân chúng). Theo nhà sử học Phan Huy Lê, nguồn gốc và xuất xứ của câu này chưa được làm rõ, theo ông câu này không thấy ghi chép lại trong những tác phẩm viết về Trương Định của những tác giả đương thời, như Nguyễn Thông.

    Tuy việc thương nghị với phía Pháp, vua Tự Đức có cho ông tùy nghi tình thế mà định đoạt nhưng về việc cắt đất, nhà vua có căn dặn Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ráng sức chuộc lại ba tỉnh với giá 1.300 vạn lạng, còn nếu phía Pháp đòi cắt đất luôn thì kiên quyết không nghe, nhưng Phan Thanh Giản đã phải cắt đất lại còn bồi thường chiến phí. Do đó mà hai ông khi trở về đã bị quở trách nặng nề [3].

    Việc chuộc ba tỉnh không thành, Phan Thanh Giản bị cách lưu làm Tổng đốc Vĩnh Long, nhưng rồi lại được cử làm Chánh sứ (Phó sứ là Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản) sang nước Pháp để điều đình một lần nữa về việc chuộc lại ba tỉnh miền Đông (1863), nhưng cũng không đạt được kết quả. Năm 1865, ông được phục chức Hiệp biện đại học sĩ, Hộ bộ thượng thư, sung Kinh lược sứ ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và được tha tội cách lưu.

    Ngày 20 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863), yêu cầu ông gửi mật thư cho thủ thành An Giang và Hà Tiên buông súng đầu hàng. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thế là chỉ trong 5 ngày (20-24 tháng 6 năm 1867), Pháp chiếm gọn ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.

    Đền thờ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre. Và từ rất lâu, nhân dân ở vùng núi Ba Thê, thuộc huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang vẫn coi ông là một vị thần Thành Hoàng. Ngoài ra ông còn được thờ tại Văn Thánh Miếu Vĩnh Long.


    [​IMG]
    Cụ Phan Thanh Giản​


    Hơn 140 năm qua, sau khi mất, ông vẫn còn mang theo nỗi đau vì bị kết tội là “bán nước”. Tuy nhiên, mới đây, một tin vui đã làm nhẹ lòng những ai từng ngậm ngùi thương tiếc khi nhắc đến cuộc đời cụ Phan Thanh Giản. Ngày 24-1-2008, Cục Di sản văn hóa đã có công văn cho phép tôn vinh nhân vật Phan Thanh Giản dựa trên những kết luận đánh giá của Viện Sử học. Cụ thể như sau: Kiểm kê các di tích liên quan đếnnhân vật, trên cơ sở đó lập kế họach tu bổ, tôn tạo. Tập hợp những công trình nghiên cứu chuyên sâu, tham luận về cuộc đời nhân vật Phan Thanh Giản. Cho phép tạc tượng đồng nhân vật Phan Thanh Giản và đặt ở vị trí xứng đáng ở khu vực trung tâm thị xã Bến Tre.

    Việc tôn vinh cụ Phan Thanh Giản làm xúc động lòng người dân Bến Tre. Lịch sử đã công bằng khi đánh giá những cống hiến của cụ Phan Thanh Giản, trân trọng nhân cách, lối sống của cụ – một nhân cách dù ở bất cứ giai đọan lịch sử nào cũng là tấm gương cho hậu thế noi theo.

    Xin gửi đến các thành viên 1 cuốn sách khảo cứu của tác giả Nam Xuân Thọ, với cách phân tích, nhận định khách quan về nỗi oan khuất của cụ Phan Thanh Giản:
    link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    link (pdf đánh máy): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đồng thời xin gửi đến mọi người một khảo cứu của các nhà sử học, công nhận cống hiến và tôn vinh cụ (link đính kèm).

    Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản
    là chủ đề của một cuộc tọa đàm khoa học tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8 – 2003. Cuộc tọa đàm này là sự nối tiếp một cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức tại Vĩnh Long từ tháng 11 – 1994. Và cuộc hội thảo ở Vĩnh Long cũng là sự phản biện những kết luận của cuộc thảo luận trong giới sử học miền Bắc diễn ra vào những năm 1962-1963 trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử xuất bản tại Hà Nội. Như thế, Phan Thanh Giản là một nhân vật không đơn giản trong sự đánh giá của hậu thế?!

    Ngược thời gian lịch sử, chúng ta thấy rằng ngay việc đánh giá của người đưong thời về nhân vật Phan Thanh Giản đã sớm chứa đựng những nghịch lý. Trong khi Tự Đức, ông vua của thời mất nước, người chịu trách nhiệm cao nhất đối với thảm trạng này của dân tộc từng lớn tiếng lên án và kết tội Phan Thanh Giản xét phải tội chết, chưa đủ che được tội… truy đoạt chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi cái án trảm giam hậu thì, Đồ Chiểu, biểu tượng cho chí ái quốc cương cường của nhân dân Nam bộ đương thời lại đánh giá rằng Phan học sĩ hết lòng cứu nước trong bản Văn tế Lục tỉnh sĩ dân trận vong.

    Suốt 140 năm sau khi Phan Thanh Giản tự xử bằng chính mạng sống của mình (1867), sự đánh giá về nhân vật lịch sử này vẫn còn nhiều khác biệt. Sự đánh giá ấy phần nào phản ánh tâm trạng và hoàn cảnh của dân tộc ở mỗi thời kỳ lịch sử. Vì thế, hoàn toàn không khó hiểu khi cái câu Phan Lâm mãi quốc triều đình khí dân chỉ có trong truyền miệng cũng đủ sức thuyết phục như ý chí chính thống trong suốt một thời kỳ lịch sử khá dài gắn với cuộc cách mạng “phản đế – phản phong”. Và chỉ vì những hành trạng của vài năm cuối đời, kết thúc bằng cái chết tự chọn, hậu thế đã không còn được cái nhìn thông cảm và công bằng như những người cùng thời với Phan Thanh Giản mà Nguyễn Đình Chiểu là một tấm lòng tiêu biểu.

    Kết luận của giới sử học miền Bắc từ những năm 60 của thế kỷ trước đối với Phan Thanh Giản đơn giản chỉ là một sự lên án đối với trách nhiệm được định danh là “bán nước” vào thời điểm đất nước còn đang bị chia cắt và cuộc chiến tranh giải phóng đang là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng… Ba thập kỷ sau, trong không khí của công cuộc đổi mới, khi nước nhà đã thống nhất, nhu cầu khơi dậy nguồn lực của toàn dân trong công cuộc xây dựng đất nước đã tạo ra không khí cởi mở và khoan dung không chỉ cho những vấn đề của cuộc sống đưong đại mà cả đối với quá khứ. Độ lùi của thời gian cũng góp phần cho cuộc hội thảo ở Vĩnh Long, với sự tham dự của giới sử học và các ngành có liên quan từ cả nước, tổ chức ngay tại quê hương của nhân vật Phan Thanh Giản.

    Những kết luận ít nhiều mang tính chất phản biện đối với quan niệm của mấy thập kỷ trước đã mang lại một cách nhìn nhận và đánh giá mới bớt khắt khe và gần với sự công bằng hơn. Và phải gần một thập kỷ sau, cuộc Tọa đàm khoa học tại Thành phố Hồ Chí Minh mới tái xác nhận những đánh giá của cuộc hội thảo trước. Trong thời gian đó, nhiều tuyển tập những tác phẩm của Phan Thanh Giản và một số công trình chuyên luận có liên quan đã được xuất bản hay tái bản. Phần mộ của Phan Thanh Giản cũng được chăm chút hơn… Và cuốn sách này là tập hợp những tham luận của 2 cuộc thảo luận gần đây nhất (1994 và 2003) để ghi nhận một chặng đường nhận thức dài cùng với những biến thiên của lịch sử đất nước, chân dung “Phan học sĩ” đang dần trở lại với cái nhìn đầy lòng vị tha truyền thống của người Việt Nam như nhà ái quốc Nguyễn Đình Chiểu đã từng công bằng bình phẩm.
     

    Các file đính kèm:

  16. alonekiller

    alonekiller Lớp 7

    [​IMG]
    Ông sinh ngày 6-10-1837 tại tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long. Gia đình ông theo đạo Gia Tô, ông vốn tên Jean Baptiste Trương Chánh Ký, sau mới đổi là Trương Vĩnh Ký, thường gọi là Pétrus Ký, hiệu là Sĩ Tải. Ông là con thứ ba của quan lãnh binh Trương Chánh Thi. Người anh thứ hai là Trương Văn Sử cũng thông minh, sau ra làm quan được thăng lên chức đốc phủ sứ.
    - Khoảng năm 1839-1940 lãnh binh Trương Chánh Thi được lệnh lên trấn nhậm một vùng ở Nam Vang và mấy năm sau thì bị mất ở đó khi ông còn nhỏ tuổi. Gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, nhưng với lòng thương con, mẹ ông ngày đêm lam lũ, tần tảo quyết chí nuôi hai con ăn học.
    - Lên 5 tuổi, ôngbắt đầu học chữ Nho với cụ Đồ Học, đồng thời được linh mục Tám, một linh mục người Việt thường lui tới thăm viếng gia đình truyền dạy quốc ngữ.
    - Lên 8 tuổi, ông được Cổ Long, một linh mục người Pháp, đưa vào học trường Dòng ở Cái Nhum. Ba năm theo học ở đây, Ký đã khiến thầy và bạn bè ngạc nhiên, nể phục vì trí thông minh và tính cần cù của hiếu học của mình. Nhưng hoạn nạn lại đến, triều đình Huế tăng cường việc triệt hạ đạo, lùng sục những người theo đạo, nhất là các nhà truyền giáo Cổ Long phải lẩn trốn dắt theo ba tùy tùng, trong đó có học trò yêu là Trương Vĩnh Ký. Ròng rã mấy tháng trời băng rừng lội suối, thiếu ăn thiếu mặc, thầy trò Ký trốn sang được đất Campuchia.
    - Năm 1849, Cổ Long xin ông vào học trường Pinhalu, một trường có nhiều học sinh từ các nước Châu Á như Thái Lan, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật Bản, Lào... đang theo học. Chính nơi đây, trí thông minh xuất chúng của Ký càng được nẩy nở. Ông mê say các môn học và môn học nào cũng đạt xuất sắc, đặc biệt ông tỏ ra có năng khiếu về khoa ngôn ngữ học. Cũng ở đây, ông học thêm được nhiều thứ tiếng như Khơmer, Lào, Thái, Miến Điện...
    - Năm 1851, ông nhận được một trong ba học bổng nhà trường cấp cho học sinh ưu tú tiếp tục sang học ở trường đạo Pinang (Mã Lai). Cổ Long một lần nữa lại dẫn dắt học trò băng rừng lội suối, khi bằng voi, khi lội bộ về Sài Gòn, rồi tiếp tục bằng đường biển, lênh đênh gần 3 tháng nữa mới đến nơi. Năm 1852, ông vào trường thầy dòng của hội truyền giáo Viễn Đông, tức là trường Pinang (ở đảo Pinang Malaixia).
    - Ở trường Pinang 6 năm (từ 15 đến 21 tuổi), Ký học các môn văn chương, khoa học, triết học, học chuyên ngữ Latinh và Hy Lạp. Ông đã đạt được giải thưởng xuất sắc về môn luận văn Latinh của vị Thống đốc nước Anh ở đảo này. Ngoài ra, ông còn học thêm được các thứ tiếng Anh, Pháp, Ấn Độ và Nhật. Ông nổi tiếng là người có trí nhớ phi thường. Ngoài việc học thần học, triết học... ông bắt đầu học thêm ngôn ngữ Hy Lạp, Anh, Nhật, Hinđu. Trong một kỳ thi luận văn viết bằng chữ Latinh, đầu đề là "Đức Datô có phải là Chúa không?", bài của ông đã được chấm giải nhất. Một nhà nhiếp ảnh người Anh là J. Thomson đã từng đi du lịch nhiều nơi và viết quyển "Mười năm du lịch Trung Quốc và Đông Dương" trong đó có đoạn đề cập đến Pétrus Ký: "Là một ngoại lệ đáng kể trong những người bản xứ mà tôi vừa giới thiệu nét đặc trưng với bạn đọc. Ông đã học ở trường trung học Penang và không bao giờ tôi quên được sự ngạc nhiên của tôi, khi tôi được người ta giới thiệu với ông. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh rất hay, hơi có giọng Pháp, còn tiếng Pháp thì ông nói cũng không kém thuần thục và thanh lịch. Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý cùg với nhiều thứ tiếng phương Đông đều là những thứ tiếng mà ông thông thạo. Nhờ có vốn kiến thức phi thường đó, ông có được địa vị cao. Một hôm tôi đến thăm ông, tôi thấy ông đang làm sách Phân tích so sánh các ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới, tácphẩm này đã khiến ông bỏ ra nhiều năm làm việc cần cù. Chung quanh ông đầy đủ những quyển sách quý và hiếm mà ông đã tìm kiếm được một phần ở châu Âu, một phần ở châu Á. Buổi tối hôm ấy, có một giáo sĩ ở Chợ Lớn đến gặp ông và khi chúng tôi sắp từ biệt, thì tôi nghe họ thảo luận với nhau bằng tiếng La tinh về vài đặc điểm thuộc về thần học. La tinh là một ngôn ngữ rất khó học, nhưng ông được giải thưởng về luận văn triết học viết bằng tiếng La tinh. Do đó, Trương Vĩnh Ký nổi tiếng về môn triết học ở chủng viện Penang".

    - Năm 1858, Trương Vĩnh Ký ra trường. Còn đang phân vân giữa đường tu hành và đường đời thì nhận được tin thân mẫu qua đời, ông quyết định lên đường về quê cũ thọ tang mẹ và chấm dứt một quãng đời học sinh miệt mài sách vỡ và kết quả lại hết sức rực rỡ.
    - Hơn hai mươi năm dính vào “hoạn lộ”, làm việc với chính quyền thực dân Pháp, làm việc với triều đình Huế, Trương Vĩnh Ký chưa bao giờ là một “ông quan cai trị” chính cống, cũng chưa bao giờ là một nhà chính trị chuyên nghiệp. Ông cũng gặp nhiều trắc trở trên con đường chính trị bất đắc dĩ này.
    - Tháng 12-1860, ông nhận lời của một giám mục Lefêbvre làm thông ngôn cho viên Thủy sư đô đốc Rigault de Genouilly đang chiếm đóng ở Sài Gòn.
    - Sau khi quyết định sống cuộc sống đời thường, Trương Vĩnh Ký cưới vợ là bà Vương Thị Thọ năm 1861.
    - Năm 1862, với tư cách là thông ngôn, ông tham gia trong phái đoàn Simon ra Huế bàn việc cắt nhượng 3 tỉnh Miền Đông cho Pháp.
    - Năm 1863 cũng với tư cách thông ngôn, ông theo sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp, để thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông, nhưng thất bại. Trong dịp này ông đã tiếp xúc và kết bạn với Văn hào Victor Huygo, với các ông viện sĩ Hàn lâm Littré, Durny, Renan; ông cũng đã đi thăm được các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
    - Năm 1866, Trương Vĩnh Ký được Pháp bổ nhiệm làm giám đốc trường thông ngôn (Collège de Interprètes) và dạy tiếng Đông phương tại trường này.
    - Năm 1867, ông cho in Abrégé de grammaire Annamite (Ngữ pháp Việt Nam yếu lược), chứng tỏ ông là người Việt đầu tiên viết sách ngữ pháp tiếng Việt bằng tiếng Pháp.
    - Tháng 9-1869, Thủy sư đô đốc Ohier ra nghị định bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký toàn quyền trông coi tờ “Gia định báo” mà trước đó do người Pháp (Ernest Poteau) quản nhiệm. Như vậy, ông là người Việt đầu tiên làm chủ bút một tờ báo Việt ngữ.
    - Tháng 1-1872, Trương Vĩnh Ký được chuyển qua làm giám đốc trường sư phạm (Ecole Normale). Ông cũng có chân trong Hội đồng Châu thành Chợ Lớn, Hội đồng thành phố Sài Gòn.
    - Năm 1875, ông cho in tác phẩm Cours d' Histoire Annamite - 2 tập (Giáo trình lịch sử Annam). Học giả Pháp là Ernest Renan từ năm 1880 đã đánh giá: "Trương Vĩnh Ký trình bày cho chúng ta biết một cách tường tận những ý tưởng của người Việt nam và lịch sử của họ. Người ta phải ngạc nhiên khi thấy trong cuốn sách Giáo trình lịch sử Annam của ông một tinh thần sáng suốt và một sự vô tư khách quan ít thấy ở những công trình có tính cách Á Đông. Nhiều nước ở Châu Âu không có được cho trường học của họ một cuốn sách lược khảo có giá trị như cuốn sách của Trương Vĩnh Ký". Với tác phẩm này, ông là người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp.
    - Khi Paul Bert – một nhà văn hóa Pháp mà ông kết bạn từ năm 1863 – được cử sang làm quan toàn quyền, sau nhiều lần được mời mọc, tháng 04-1886, ông nhận lời ra giúp việc cho Paul Bert với một ý nguyện “giúp hai bên Pháp – Việt cảm thông hòa hiểu nhau”. Ông cũng được vua Đồng Khánh vừa lên ngôi tin cậy sắc phong làm Hàn Lâm Tự Độc Học Sĩ, sung cơ mật viện (8/1885).
    - Năm 1886, ông cho in tác phẩm Chuyện đời xưa lựa nhón lấy những chuyện hay và có ích. Sau này khi tái bản, người ta rút gọn lại là Chuyện đời xưa, theo ông: "Người ta dùng sách này mà học tiếng thì lấy làm có ích. Vì trong ấy cách nói chính là cách nói Annam ròng". Với việc làm ấy, ông là người Việt đầu tiên cho in sách bằng chữ Quốc ngữ.
    - Sau khi Paul Bert mất (1886), ông chán việc chính trị, chán nản sự đố kỵ của hai phía chính phủ, ông xin trở lại Sài Gòn làm giáo sư giảng dạy thổ ngữ Đông phương ở trường Hậu Bổ (Collège des Administrateur Stagiaires) và trường thông ngôn (Collège des Interpretes). Từ giai đoạn này cho đến cuối đời, ông để hết tâm trí vào công việc nghiên cứu và trước tác.
    - Năm 1888, ông chủ trương tập san Thông loại khóa trình (Miscellanées), tất cả ra được 18 số, đình bản vào tháng 6-1989 vì thiếu vốn. Như vậy, Trương Vĩnh Ký là người Việt Nam đầu tiên chủ trì tập san tư nhân để phổ biến văn hóa nước nhà.
    - Ông mất đi trong bệnh hoạn vào ngày 1-9-1898, lúc còn 62 tuổi và giữ những công trình đang biên soạn dở dang. Trên mộ ông có ghi những dòng chữ La tinh như muốn phân bua, nhắn nhủ với hậu thế: "Xin hãy thương tôi, ít ra những bạn hữu của tôi", "Kiến thức của người có nó là nguồn sống", "Những ai sống và tin tôi sẽ không phải chết đời đời".

    [​IMG]
    Quan điểm viết bài

    Từ khi còn ở trường Dòng Cái Nhum, Trương Vĩnh Ký đã là một học trò thông minh xuất chúng. Qua học ở Pinhalu, học ở Pinang, ôngtrở thành một học sinh lỗi lạc tài ba nhất về khoa ngôn ngữ.

    Thông thạo hơn 25 thứ tiếng phương Đông và phương Tây, tâm trí lại say mê chuyên chú vào việc nghiên cứu học thuật, Trương Vĩnh Ký đã để lại một gia tài trước tác đồ sộ. Ông Khổng Xuân Thu trong cuốn “Trương Vĩnh Ký, 1837 – 1898” do Tân Việt xuất bản đã liệt kê được 118 tác phẩm đã in ấn và 14 tác phẩm chưa in và đang soạn. Vũ Ngọc Phan trong bộ “Nhà văn hiện đại” (1942) đã viết “Sự nghiệp văn chương của ông thật lớn lao”. Trần Văn Giáp trong “Lược truyện tác giả Việt Nam” (1972) cũng thừa nhận tác phẩm của Trương Vĩnh Ký “còn lại rất nhiều”. Khi biên soạn “Tự điển văn học” (1984), giáo sư Nguyễn Huệ Chi đã hệ thống hóa trước tác của Trương Vĩnh Ký thành 6 loại như sau:

    1 – Nghiên cứu về lịch sử, địa lý như sử ký An Nam, sử ký Trung Quốc, Tập giáo trình về địa lý Nam Kỳ...

    2 – Nghiên cứu về các bộ môn khác trong khoa học xã hội như: nghiên cứu so sánh tiếng nói, chữ viết, tín ngưỡng và tôn giáo của các dân tộc Đông dương; Tổng luận về các lối chữ tượng ý, tượng hình theo ngữ âm và theo vần a, b, c; nghiên cứu so sánh tiếng nói và chữ viết của ba ngành ngữ: phép lịch sự An Nam, Hát lý hò An Nam...

    3 – Biên soạn từ điển như Từ điển Pháp – Việt; Từ điển Pháp – Hán – Việt; Từ điển địa lý An Nam; Từ điển danh nhân An Nam.

    4 - Dịch sách chữ hán như: Tứ thư; Sơ học vấn tâm; Tam tự kinh; Tam thiên tự; Minh tâm bảo giám...

    5 – Sưu tầm, phiên âm truyện Nôm và tác phẩm cổ Việt Nam như: Truyện Kiều, Phan Trần, Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc...

    6 – Sáng tác thơ như: Bút ký ghi về Vương quốc Khơmer, chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi, thơ Tuyệt mệnh...

    Với tài năng lỗi lạc, kiến thức uyên bác, Trương Vĩnh Ký sớm nổi danh không những trong nước mà còn ở nước ngoài. Năm 1963, trong dịp theo sứ bộ Phan Thanh Giản qua Pháp, ông đã tiếp xúc và kết tình thân hữu với nhiều nhà văn lớn của Pháp như: Victor Hugo, Paul Bert, Littré, Renan...Dịp này ông được nhận làm thông tín viên Hội nhân chủng học. Năm 1876, ông trở thành Hội viên Hội Á Châu (Socíeté Asiatique). Ông được tặng nhiều huy chương về văn hóa của nước ngoài, trong đó Hàn lâm Pháp tặng huy chương đệ nhị đẳng (1883) và đệ nhất đẳng (1887).

    Với những hoạt động văn hóa kể trên, năm 1874, giới nghiên cứu Pháp đã liệt Trương Vĩnh Ký vào hàng một trong 18 nhà bác học danh tiếng nhất thế giới đương thời.

    Trương Vĩnh Ký là người tiên phong trong việc sáng lập nền báo chí Việt Nam. Tờ “Gia Định báo” khi còn Ernest Poteau quản nhiệm chỉ là một bản tin, một bản dịch Việt văn của tờ Coarrier de Sài Gòn nhưng khi đến tay ông quản nhiệm (Ngày 16/9/1869) thì tờ báo khác hẳn. Về hình thức tờ báo không thay đổi nhiều, nhưng về nội dung ông đã tập trung vào 3 chủ đích: cổ động tân học, truyền bá quốc ngữ và giáo dục quốc âm. Tờ báo đã một mình tung hoành trên 30 năm cuối thế kỷ 19 và nơi tập hợp nhiều nhà báo nổi tiếng sau này như Trương Minh Ký, Huỳnh Tịnh Của...

    Trương Vĩnh Ký là một học giả tiên phong, có nhiều canh tân trong một số chuyên ngành văn hóa. Trên lĩnh vực này, ở nhiều điểm ông còn đi xa hơn Nguyễn Trường Tộ, nhà cách tân đồng thời. Ví dụ như Nguyễn Trường Tộ nhận thức rằng: “chữ Hán là thứ chữ chỉ có ai học mới biết, không học thì nghe như vịt nghe sấm”. Nhưng Trương Vĩnh Ký thì chủ trương: “Cứ lấy chữ Hán chuyển đọc ra quốc âm. Không cần học nghĩa” và ông đã cụ thể hoá” gộp hết tiếng ta lại chia thành môn loại, làm tự điển, trước tiên ban hành trong các cơ quan chính quyền và trường học cho người học dễ dàng sử dụng”. Hoặc đối với chữ quốc ngữ, Nguyễn Trường Tộ chưa dám dùng nhưng Trương Vĩnh Ký lại trước tác bằng chữ quốc ngữ, chữ Pháp... Ông còn dịch nhiều sách Hán Nôm ra quốc ngữ, soạn tự điển hai, ba ngôn ngữ. Ông có công rất lớn đối với văn tự, chữ viết của nước ta, thứ chữ được phát triển càng ngày càng rực rỡ.

    Trương Vĩnh Ký đã đóng một vai trò hết sức quan trọng: vai trò khai sáng đối với văn học nước nhà.

    Trương Vĩnh Ký – một trong 18 nhà thông thái nhất thế giới đương thời, người đạt kỷ lục về làu thông ngoại ngữ (26 ngoại ngữ), một nhà cách tân văn hóa, một học giả mà số lượng trước tác đạt đến 3 con số (118 tác phẩm). Hầu như ở lĩnh vực học thuật nào, ông cũng có những đóng góp rất đáng kể. Có thể gọi ông là nhà chính trị, nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà ngôn ngữ học... Nhưng ông lại rất khiêm tốn và sống cảnh thanh bạch, thậm chí nợ nần và mất đi trong bệnh hoạn vào ngày 01 tháng 09 năm 1898, lúc còn 62 tuổi và giữa lúc những công trình đang biên soạn dở dang. Ông được an táng tại Chợ Quán, Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh).

    Link (pdf scan): Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  17. minhmgsu

    minhmgsu Mầm non

    Hay quá Admin ơi, cám ơn các bạn nhiều lắm, thông tin hữu ích cho mọi người
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này