Lịch sử - Dã sử Bọn Chiếm Đóng - Kobo Abe

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi picicrazy, 3/10/13.

  1. picicrazy

    picicrazy Sinh viên năm I

    Tên truyện : Bọn Chiếm Đóng
    Nguyên tác : Shinnyusha, 1951
    Tác giả : Abe Kôbô
    Dịch giả : Nguyễn Nam Trân
    Thể loại : Văn học nước ngoài
    Nguồn : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Giới thiệu tác giả:
    Abe Kôbô là một trong những nhà văn hậu chiến Nhật Bản thế hệ Shôwa 30 (từ năm 1955 trở đi) có khuynh hướng đi tìm một thủ pháp mới với mục đích bắt gặp con người toàn thể như một sinh vật có tính xã hội và chính trị. Nhà văn thế hệ nầy đều muốn tìm hiểu đâu là lối sống thích hợp của con người trong điều kiện của xã hội hiện tại.
    Abe Kôbô trên giấy tờ được gọi là Kimifusa theo cách đọc âm Nhật của hai chữ Hán Kôbô. Song thân gốc miền bắc (đảo Hokkaidô) nhưng ông sinh ra ở Tôkyô ngày 7 tháng 3 năm 1924. Cha ông, một bác sĩ y khoa tùng sự tại Mãn Châu. Do đó, ông lớn lên ở Phụng Thiên (nay là Thẩm Dương thuộc Trung Quốc) nhưng đã trở về nước để học thuốc và tốt nghiệp y khoa Đại học Đế Quốc Đông Kinh năm 1948. Sau khi Nhật bại trận và cha chết, ông sống cuộc đời nghèo túng nhưng vẫn cố gắng bỏ tiền túi in thơ (1947) và tiểu thuyết (1948). Không hành nghề y như cha, ông theo nghiệp văn như mẹ, một nhà giáo có đầu óc khuynh tả. Đầu tiên, ông sử dụng một bút pháp trừu tượng, xa rời hiện thực, nhưng sau chuyển qua văn phong tiền vệ với khuynh hướng đi tìm những ý tưởng và phương pháp biểu hiện mới mà trung tâm là những câu chuyện ngụ ngôn có tính khoa học giả tưởng.
    Đặc điểm của văn chương ông trước tiên là bản chất con người khoa học của ông. Thứ đến là tình cảm thiếu quê hương vì nơi ông gắn bó sâu đậm nhất là Mãn Châu, một nơi về sau đã trở thành một tỉnh của Trung Quốc. Ở Tôkyô, ông có cảm tưởng như mình sống trong một miền đất lạ. Quê hương ông là Mãn Châu có sa mạc ngút ngàn và những cơn bão cát chứ không phải là thành phố Tôkyô xô bồ, lạ mặt. Đặc điểm thứ ba là kinh nghiệm đau thương của cuộc sống khốn cùng sau những ngày Nhật Bản bại trận, lúc người di dân lập nghiệp ở thuộc địa trong số đó có gia đình ông đã phải vượt qua bao khó khăn để có thể về đến mẫu quốc.
    Người có ảnh hưởng đến lối suy nghĩ của ông là Abe Rokurô, ông giáo dạy tiếng Đức và là nhà nghiên cứu về triết học của Nietsche [1] và Shestov [2]. Qua Abe Rokurô, ông làm quen được Haniya Yutaka [3].
    Trước khi ra trường (1947), ông kết hôn với Yamada Machiko, một nữ sinh viên ngành hội họa. Họ sống đạm bạc trong một căn nhà lợp tạm và đeo đuổi hoạt động nghệ thuật. Bà Machiko đã giúp đỡ ông rất nhiều trong việc trang trí hình bìa những tác phẩm và trong việc dựng phông cảnh khi Abe chuyển qua kịch nghệ.
    Tài năng của Abe đa dạng. Ông không những làm thơ, viết văn, dựng kịch, vẽ tranh mà còn chen vào các lãnh vực truyền thanh, truyền hình. Ở đâu, ông cũng chứng tỏ một tài năng phi thường và thí nghiệm không mệt mỏi những thủ pháp diễn đạt mới. Vì lúc nào cũng đi trước thời đại nên không phải ai cũng yêu chuộng ông.
    Mumyô shishuu "Tập thơ không tên" (1947) là tác phẩm đầu tay. Akai Mayu "Cái kén đỏ" (1950) giúp ông đoạt giải thưởng văn học hậu chiến, Kabe - S. Karuma nohanzai "Bức tường. tội của S. Karma" (1951) đem giải Akutagawa về tay ông lúc mới có 27 tuổi. Sau đó là một loạt tác phẩm như Daishikan Hyôki "Thời kỳ băng hà thứ tư" (1959), Suna no Onna "Người đàn bà trong động cát" (1962), Ta.nin no kao "Gương mặt kẻ khác" (1964), tất cả đều gây nên tranh cãi. Ngoài các vở kịch như Doreigari "Săn nô lệ" (1955), Yuurei wa koko ni iru "Đây có ma" (1958), sau nầy ông còn viết Hako-otoko "Người hộp"(1973) Hakobune sakuramaru "Chiếc thuyền lợp mái tránh lụt tên gọi anh đào" (1984).
    Với lối viết tiền vệ, nhà văn Abe Kôbô được sắp vào số tác giả khoa học giả tưởng qua "Bức Tường - Tội của ông Karuma","Thời băng hà thứ tư"nói trên, cũng như Moetsukitachizu "Bức địa đồ cháy rụi" (1967) mà ông viết theo phong cách nhà văn Pháp Alain Robbe-Grillet. Ông đặc biệt chú trọng tới chủ đề tha hóa (alienation).
    Abe Kôbô còn nhảy vào sân khấu như lạc bước vào một mê cung lúc nào không hay. Năm 1955, trong một cuốn tiểu thuyết nhan đề Seifuku "Đồng Phục" ngẫu nhiên có một số đoạn, ông trình bày như đối thoại của kịch. Thế rồi, Yuurei wa koko ni iru "Đây có ma" (1958) của ông đã ra đời 3 năm sau như ta đã biết. Ông đưa lên sân khấu những ảo tưởng (phantasm) của thời mới như ảo tưởng tinh thần, tâm lý hay thương mãi và muốn bắt nọn khán giả. Ông xem sân khấu phải là một loại chất dẻo để khán giả có thể nắn theo ý mình và để lại những dấu tích sự tham dự của họ vào quá trình xây dựng chung giữa nhà viết kịch bản, diễn viên và khán giả đó. Khán giả không thể là vô can. Họ được xem như có khả năng phạm tội. Ông muốn nói như thế về vai trò của người xem kịch khi viết vở Omae ni mo tsumi ga aru "Mầy cũng có tội nữa đấy" (1965). Một ví dụ khác với vở Enomoto Takeaki (1967), trong đó ông mô tả cuộc nổi loạn để thành lập một chế độ Cộng Hòa ở Hokkaidô năm 1870 của Enomoto Takeaki nhưng không phải là không muốn chất vấn khán giả về thái độ họ phải chọn lựa trước sự kiện ấy.
    Từ năm 1969, Kôbô chuyển qua dàn cảnh và thành lập trung tâm nghiên cứu và thí nghiệm kịch nghệ Abe Kôbô Studio (từ 1973), thử sửa đổi và dựng lại nhiều vở cũ, chuyển một số tiểu thuyết, kịch phóng thanh, kịch bản phim đã viết thành kịch nói.
    Danh tiếng ông vang dội trong lẫn ngoài nước. Hầu như cứ một lần viết một tác phẩm mới, ông lại như nới rộng thêm chân trời văn học. Ông được quốc tế đánh giá cao, tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng như Anh, Ý, Đức. Tháng 9 năm 1992, ông được Hàn Lâm Viện Khoa Học Nghệ Thuật Hoa Kỳ trao tặng danh hiệu hội viên danh dự. Chẳng bao lâu, một ngày cuối năm, đang ngồi viết trong thư phòng, ông bị tai biến mạch máu não, mê man và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Đầu năm sau, lại nhập viện vì vấn đề tim mạch và mất vào ngày 22 tháng giêng năm 1993, khép lại cánh cửa một cuộc đời hoạt động văn học nghệ thuật không ngừng nghĩ.


    [1] - Frederic Wilhelm Nietsche (1844-1900) đả phá quan điểm Thiên chúa giáo, tìm về đạo đức chủ ý chí của kẻ mạnh (siêu nhân) và cho rằng thần thánh đã cáo chung. Tác phẩm có Bên kia bờ thiện ác, Khai sinh của bi kịch, Zarathustra (một cái tên khác của nhà tiên tri Ba Tư Zoroaster) đã nói thế. Niestsche còn ảnh hưởng tới chủ nghĩa hiện sinh và hậu cấu trúc.
    [2] - Triết gia Nga lưu vong ở Pháp. Lev Shestov (1866-1938) cho rằng chân lý là cái vượt lên trên lý trí và muốn đi tìm cái nguồn cội phi hợp lý của sự tồn tại. Được biết đến sau thế chiến thứ nhất như một triết thuyết nói về sự lo âu của con người. Có viết các tác phẩm như Dostoievski và Niestsche, triết học của bi kịch, Chân lý là gì? [3] - Haniya Yutaka (Thực Cốc, Hùng Cao, 1909-1997), nhà văn và tư tưởng Nhật gốc Đài Loan, nghiên cứu chủ đề bản chất con người.


    Người post: santseiya
    Nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

    pdkhoa, Bọ Cạp, sadec2 and 15 others like this.
  2. Sophia

    Sophia Sinh viên năm IV

    Mình gửi thêm định dạng epub
     

    Các file đính kèm:

    victra, thanhphonge, quan286 and 14 others like this.
: Kobo Abe

Chia sẻ trang này