Bài học KD Boomerang – Bong bóng kinh tế và làn sóng vỡ nợ quốc gia - Michael Lewis

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi Heoconmtv, 16/9/15.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    [​IMG]
    Boomerang – Bong bóng kinh tế và làn sóng vỡ nợ quốc gia
    Tác giả: Michael Lewis
    Dịch giả: Khánh Trang
    Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
    Năm xuất bản: 2014
    Số trang: 332
    Định dạng file: epub; mobi; prc; azw3


    Có nhiều người nghĩ rằng “nước Mỹ mạnh đến nỗi Tổng thống Mỹ đôi khi cũng quan trọng như Tổng thống họ”, điều đó liệu có đúng không? Và tại sao họ lại có những sự so sánh như vậy? “Boomerang - Bong bóng kinh tế và làn sóng vỡ nợ quốc gia” - cuốn sách này sẽ cho bạn câu trả lời xác đáng nhất về điều đó.

    Cuốn Boomerang – Bong bóng kinh tế và làn sóng vỡ nợ quốc gia của Michael Lewis bắt đầu với một bản điều tra về những bong bóng vượt ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Nó tuyệt vời và bi hài đến mức các độc giả người Mỹ khi đọc sẽ thốt lên một cách thoải mái và tự mãn rằng: ồ, những người ngoại quốc này thật ngu ngốc. Nhưng ngay sau đó, khi Lewis chuyển ánh nhìn không khoan nhượng về California và Washington, họ sẽ biết rằng sự hài hước chỉ là một miếng mồi dẫn họ đến một cái bẫy để họ hiểu được rằng những khoản nợ của quốc gia là con nợ lớn nhất và tham lam nhất thế giới này sắp đến hạn thanh toán.

    Với giọng văn hài hước, lối hành văn súc tích, mạch lạc, dẫn chứng rõ ràng của Michael Lewis đây sẽ là cuốn sách gối đầu giường tuyệt vời cho những ai yêu thích thể loại sách kinh tế.

    Khi mà cơn sóng thần tín dụng giá rẻ quét qua thế giới từ năm 2002 đến năm 2008 không phải là một hiện tượng tài chính đơn giản mà đó là một sự cám dỗ, một cơ hội cho mọi xã hội phô bày những khía cạnh trong tính cách mà ở điều kiện bình thường chúng không bao giờ dám để lộ ra.

    Người Iceland muốn ngừng câu cá và trở thành nhân viên ngân hàng đầu tư, người Đức muốn trở nên Đức hơn, còn người Ai-len không muốn làm người Ai-len nữa. Điều đó đã tạo cơ hội cho nhiều người Mỹ trở nên lầm tưởng.

    Không chỉ được coi là nhà văn phi tiểu thuyết T Michael Lewis còn là nhà báo tài chính người Mỹ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất như: The Big Short: Inside the Doomsday Machine, Liar’s Poker, The New New Thing, Moneyball: The Art of Winning an Unfair Game, The Blind Side: Evolution of a Game, Panic, Home Game: An Accidental Guide to Fatherhood và Boomerang. Vì thế những phân tích cũng như những nhận định của ông hoàn toàn có cơ sở và đúng đắn. Hy vong rằng sau khi đọc xong cuốn này bạn không chỉ hiểu thêm về kinh tế nước Mỹ mà còn rút ra cho bản thân những bài học quý giá.
     

    Các file đính kèm:

  2. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8

    Tks cụ
     
  3. machao

    machao Mầm non

    thank bạn.
     
  4. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8

    Tóm tắt là có 5 chương: Boomerang tức là xuất phát từ Mỹ, và kết thúc quay trở lại cũng là Mỹ.

    Chương 1: Iceland

    Đầu tiên, tác giả sẽ đưa người đọc đến Iceland, nơi mà cả quốc gia hầu như không có chút kiến thức hay kinh nghiệm nào về tài chính cao cấp đã nhìn vào Phố Wall và nghĩ rằng có thể bắt chước nó, nơi mà những ngư dân có thể trở thành nhà ngân hàng đầu tư còn các triết gia, bác sỹ thú y hay nhà thơ thì gia nhập nhóm cố vấn kinh tế của chính phủ.


    Chương 2: Hy lạp

    Tiếp theo là Hy Lạp, với những vị cha xứ hiền lành quản lý các tu viện hàng nghìn năm tuổi đã bằng cách nào đó trở thành biểu tượng quốc gia về lòng tham và sự thối nát. Ở đây, độc giả sẽ học được rằng gian lận thuế là một đặc điểm văn hóa của Hy Lạp và làm giả dữ liệu kinh tế là cách để họ gia nhập Liên minh Châu Âu.

    Chương 3: Ireland

    Ireland, một đất nước nổi tiếng hiền lành và thân thiện, đến mức mà dù cho là quốc gia châu Âu đầu tiên chứng kiến sự lung lay của hệ thống ngân hàng, vẫn chẳng có mấy ai thể hiện sự phản đối. Lewis cho rằng nguyên nhân của điều này là do người dân Ireland đã quá quen với sự khốn khổ, nên dù bong bóng có khiến họ từ nghèo thành giàu, rồi sau đó từ giàu lại quay trở về với sự nghèo đói thì họ vẫn cảm thấy quen thuộc, dù có đau đớn.

    Chương 4: Đức

    Đức, quốc gia kỳ lạ nhất. Đất nước này vốn được ca ngợi vì sự kỷ luật đến mức cứng nhắc thì nay chính điều đó đã làm hại họ. Họ tuân theo quy luật rằng cứ trái phiếu xếp hạng AAA là phi rủi ro nên đã mua rất nhiều những thứ trái phiếu thế chấp dưới chuẩn rác rưởi do Phố Wall tạo ra và phải chịu hậu quả. Điểm thú vị ở đây, như tác giả đã chỉ ra, là Đức chỉ suýt bị khủng hoảng chứ không sa lầy vào nó, họ không chi tiêu quá khả năng hay bị thâm hụt ngân sách nặng nề.


    Chương 5: Mỹ
     
  5. tungtuhu

    tungtuhu Lớp 1

    Cám ơn bạn!
     
  6. anhld33

    anhld33 Mầm non

    Thanks.
     
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này