Giả tưởng Bột mì vĩnh cửu - Alexander Romanovich Belyaev

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi Heoconmtv, 4/1/16.

  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bot mi vinh cuu - Alexander Romanovich Belyaev 1.jpg
    BỘT MÌ VĨNH CỬU
    Tác giả: Alexander Romanovich Belyaev
    Dịch giả: Lê Khánh Trương & Phạm Đăng Quế
    Nhà xuất bản: NXB Trẻ
    Công ty phát hành: NXB Trẻ
    Ngày xuất bản: 11-2013
    Số trang: 124
    Giá bìa: 38.000đ
    Thể loại: Kinh điển
    Đánh máy: Casau
    Soát lỗi và làm ebook: Heoconmtv
    Ngày hoàn thành: 04-01-2016
    Định dạng file: azw3; epub; mobi; prc

    Nếu có điều kiện hãy mua sách để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản nhé!


    Thời kì Xô Viết chứng kiến những tài năng văn học đỉnh cao như Maxim Gorki, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky, Boris Leonidovich Pasternak,… Trong đó, Alexander Romanovich Belyaev cũng là tên tuổi đáng chú ý bởi những ý tưởng, những câu chuyện của ông rất đặc biệt.

    Alexander là nhà văn theo đuổi và được xem là người đặt nền móng cho dòng tiểu thuyết viễn tưởng với các tác phẩm chủ yếu viết trong những năm 1920 và 1930.

    Tác phẩm của ông là sự kết hợp tài tình giữa những vấn đề xã hội, lồng ghép những phát minh khoa học, sinh học, vật lý, y học… cùng với những yếu tố kỳ ảo khác. Ông vừa nghiêm túc phê phán những thói hư tật xấu vừa khắc họa một cách hài hước và vô cùng tài tình. Tiếp xúc với văn học của ông, người đọc dường như cảm giác được những phát minh đó sẽ xảy đến trong một tương lai không xa, khi con người bước những bước dài trên con đường khám phá tri thức.

    Tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến là Bột mì vĩnh cửu, Người cá, Đầu giáo sư Dowell, Ngôi sao KEZ, Người bán không khí, Chúa tể thế giới…

    Trong đó, Bột mì vĩnh cửu là cuốn tiểu thuyết rất đáng đọc, thích hợp với cả trẻ em và người lớn. Câu chuyện kể về một nhà khoa học tài năng và có tâm đã phát minh ra loại bột có khả năng… ăn mãi không hết. Chỉ cần mỗi ngày ăn một nửa số bột, hôm sau số bột sẽ lại nở đầy như cũ. Dù là “bột ăn nhanh” nhưng vẫn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

    Nhà bác học đã tặng phát minh của mình cho một người đánh cá nghèo và yêu cầu ông hứa giữ bí mật. Nhưng bản tính tò mò của con người, tính hiếu kỳ, lòng tham và mong muốn có ăn mà không cần phải làm đã khiến bí mật đó bị bại lộ. Ai cũng muốn không cần lao động mà được ăn uống và hưởng thụ, ai cũng muốn trục lợi một cách nhanh nhất, ai cũng muốn làm lợi cho mình đầu tiên. Cuối cùng thứ bột kỳ diệu kia, thay vì có ích cho con người lại trở thành một thảm họa mà có “cho tiền cũng không ai dám nhận”.

    Chỉ trong một cuốn sách mỏng, Alexander phê phán đủ mọi tính xấu của con người. Từ việc lười biếng nhưng luôn thích hưởng thụ, từ việc tham lợi mà hãm hại người bạn của mình, từ việc coi thường chữ tín và lời hứa, từ những mưu mô và toan tính… đã đưa con người đến vực thẳm, phá hủy hoàn toàn cuộc sống của họ.

    Alexander còn vạch rõ bản chất hay thay đổi của con người. Khi thiếu thốn thì xem nhau như bạn nhưng mặt khác cũng sẵn sàng trở mặt, khi sung túc thừa mứa thì còn cầu cứu ai được nữa?

    Câu chuyện còn là sự xót thương, cảm thông với những nhà khoa học. Họ là những con người luôn khao khát tìm tòi, phát minh những thứ giúp con người cải thiện cuộc sống, tất cả vì mục đích tốt đẹp. Nhưng họ nào biết đâu, thành quả của mình bị người ta sử dụng sai cách, bị bọn đầu cơ trục lợi… cuối cùng chính họ lại trở thành thủ phạm gián tiếp đe dọa cuộc sống và sự tồn vong của nhân loại. Hậu quả đó có lẽ họ chưa hoặc không bao giờ nghĩ tới.

    Vỏn vẹn 124 trang nhưng Bột mì vĩnh cửu của Alexander là một câu chuyện đáng đọc và suy ngẫm. Như một món ăn với những gia vị đặc biệt mà không gây “chán” hay khó hiểu, Alexander đặt ra những vấn đề mà khoa học và xã hội ngày nay đã, đang và tiếp tục đương đầu với chúng. Những câu hỏi hóc búa giữa khoa học và đạo đức con người liệu có tìm được tiếng nói chung, có tìm ra giải pháp hay câu trả lời? Điều đó có lẽ còn phụ thuộc vào tương lai và các thế hệ sau này.

    Tiểu Chung (TT&VH)
     

    Các file đính kèm:

  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Truyện này vui...:D
    Đọc hồi 12-13t gì đó, xem ké tủ sách ông hàng xóm. Nhà ổng mấy ngàn cuốn văn học đủ thể loại.
     
  3. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Quyển này là quyển đầu tiên mình đọc trong năm 2015, lúc trước tải ở đâu đó không nhớ, chẳng có được cái bìa đẹp như thế này. Giờ down lưu trữ thôi. :)
     
    Heoconmtv thích bài này.
  4. Que83

    Que83 Lớp 5

    Nguyên tác: Вечный Хлеб (Eternal Bread), 1928 (Alexander Romanovich Belyaev)
     
    Hover and Heoconmtv like this.
  5. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Từng đọc cuốn này từ hồi sách còn do nhà xuất bản cầu vồng in từ năm 1984 thì phải, bìa đơn giản dễ thương. Truyện đọc cũng khá ám ảnh. :)
     
    utanvn, minhnghia2008 and Heoconmtv like this.
  6. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Ý chị là cuốn này:
    Bot mi vinh cuu.png
    BỘT MÌ VĨNH CỬU

    Tác giả: A-léch-san-đrơ Bê-li-a-ép
    Dịch giả: Lê Khánh Trường Phạm Đăng Quế
    Nhà xuất bản: NXB Cầu Vồng
    Năm xuất bản: 1984
    Số trang: 118
     
  7. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Ebook mình đọc có hình bìa y như này, nhưng mình không nghĩ đây là bìa của cuốn do NXB Cầu Vồng xuất bản đâu (tại nhìn giấy cũ cũ thế nào ấy) :)
     
    Heoconmtv thích bài này.
  8. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Chính cuốn này, sách của nhà xuất bản cầu vồng 100% đấy @hungbc1010 .:)
     
    Heoconmtv thích bài này.
  9. hungbc1010

    hungbc1010 Lớp 6

    Vậy là @teacher.anh cũng lớn tuổi rồi nhỉ? Không biết lúc nhỏ bạn có đọc "Đi tìm bà ngoại" chưa? Cuốn này mình tìm mòn mỏi trên net mà chẳng có.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Cuốn này ngày trước bạn @ICT đã làm ebook trên TVE, không hiểu sao trên TVE-4U không có nhỉ, tôi có mua lại khá nhiều sách Liên Xô in của bạn đó trong đó có cuốn này.
    Chính là bìa sách này.

    [​IMG]
     
    Heoconmtv and teacher.anh like this.
  11. teacher.anh

    teacher.anh Rùa lười Thành viên BQT

    Đã đọc "Đi tìm bà ngoại" và giờ thì mình tìm lại cuốn này như đi tìm thời gian đã mất cute_smiley23cute_smiley23cute_smiley23. Không liên quan nhưng sao bạn nỡ lòng nào nhắc chi tới tuổi thế, mình mãi mãi tuổi mười tám mà cute_smiley18.
     
  12. vqsvietnam

    vqsvietnam Leader 1000QSV1TVB Thành viên BQT

    Làm cô giáo rồi thì phải tuổi "băm" thôi, nhất quyết không hơn @teacher.anh nhỉ!! cute_smiley26
     
    Heoconmtv and teacher.anh like this.
  13. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Bột mì vĩnh cửu là thứ bột dinh dưỡng giúp con người ăn no và khỏe mạnh, thứ bột không bao giờ cạn kiểu “nồi Thạch Sanh” trong truyện cổ tích của nước ta. Nó ra đời với mục đích cao đẹp là giúp cho mọi người trên thế giới này được no đủ như nhau, không quá khổ sở để lao động tìm kiếm, hay phải giành giật miếng ăn. Giáo sư Boire nghĩ rằng mọi người sẽ đỡ khổ hơn và hạnh phúc hơn với thành tựu của ông nhưng không ngờ được tác hại rộng lớn của nó đối với con người và xã hội.

    Truyện đặt ra vấn đề: Nếu con người không phải lo nghĩ hay lao động vất vả để kiếm cái ăn nữa thì họ sẽ ra sao? Họ có thực sự sống hạnh phúc hơn hoàn cảnh hiện tại hay không? Họ có xóa đi được sự tranh giành quyền lợi, tư hữu, bóc lột, ức hiếp, gây chiến tranh, tàn sát lẫn nhau hay không? Nếu thứ thức ăn bổ dưỡng, nhiều sức khỏe, không bao giờ vơi cạn đó được chia đồng đều cho tất cả mọi người, (cũng giống như ước mơ về xã hội cộng sản), tất cả được no đủ như nhau thì họ còn muốn gì nữa? Đâu là giới hạn của lòng tham con người?...

    Từ một hũ bột ban đầu, bột nở ra nuôi sống người nhưng cũng làm nở ra lòng tham, sự tư hữu và tha hóa. Từ một lão già sống cô độc ngoài cây đèn biển thành một lão đại gia sống trong nhung lụa, có hầu gái, mỗi ngày đều sung sướng nhàn hạ… nhưng đã mất đi sự chân thật, chất phác. Từ những người dân làng chài quen lao động thành những kẻ lười lao động, đầu cơ buôn lậu, giết người, trộm cướp, rượu chè, cờ bạc, dâm đãng… Và hũ bột cũng trở thành “kho vàng” để trục lợi cho những tay nhà báo: “Có thế viết thành bao nhiêu dòng, bao nhiêu bài báo, kiếm được bao nhiêu tiền nhuận bút…”, những tay tư bản nương theo thời thế để kiếm lời từ khủng hoảng, từ chiến tranh: “Khủng hoảng, cách mạng, chiến tranh… tất cả những chuyện ấy có vẻ khủng khiếp thật đấy, nhưng cái khủng khiếp với số đông có thể chẳng đáng sợ chút nào đối với những con người riêng lẻ. Người khôn ngoan phải biết rút ra cái lợi cho mình trong tất cả mọi chuyện, kể cả chiến tranh…”. Bột mì là công cụ để công nhân chống lại bộ máy bóc lột. Và đối với chính phủ, Nhà nước thì giành lấy độc quyền kinh doanh bột để kiếm soát thị trường và khi xảy ra sự cố lớn trong dân chúng thì: “Để biện bạch, cần đổ lỗi cho một người nào đó nhằm đánh lạc hướng dư luận”. Và vì: “Chính phủ không thể nào kết tội chính mình được!”.

    Kết thúc truyện, hậu quả và sai lầm được khắc phục và giải quyết khá êm, mọi người dân ở làng chài có được bài học như một giấc mơ về giá trị của lao động để có cái ăn, giá trị của việc giàu sang trong phút chốc mà tha hóa nhân cách. Kết thúc nhẹ nhõm làm cho truyện nhuốm màu cổ tích hay ngụ ngôn. Có lẽ không thâm thúy sâu cay như Chuyện ở nông trại của George Orwell nhưng cách đặt ra tình huống thử thách làm bật ra bản chất vấn đề cũng rất lôi cuốn, đáng để suy ngẫm.

    Nhu cầu cơ bản của con người nếu được đáp ứng một cách đầy đủ, công bằng như nhau, mà không phải lao động, tranh giành, thì con người sẽ làm gì? Sẽ trở thành như thế nào?

    Có lẽ sẽ không bao giờ khả thi vì cuộc đời luôn có sự lười nhác, ham hư vinh, sẵn sàng đổ vấy cho người khác mà không nhìn thấy hậu quả gây ra do lòng tham của chính mình.
     
    teacher.anh and xuan_an_221 like this.
  14. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Nói chung cái gì dư quá cũng không có lợi, kể cả ebook, thậm chí kể cả đọc sách. Mâu thuẫn nhỉ! cute_smiley15cute_smiley18:Rotmat1:
     
    Ca Dao and Heoconmtv like this.
  15. takeshima

    takeshima Lớp 1

    không hiểu vì sao sách này lại xếp vào loại "Kinh điển", có ai làm ơn giải thích tôi với....
     
  16. vancuong7975

    vancuong7975 Banned

    Kinh Điển ở đây là Cổ Điển đấy bạn. Vì trên diễn đàn chỉ có tiêu đề Kinh Điển nên loại sách xưa đều được xếp vào tiêu đề trên, chứ không phải "kinh điển" như bạn nghĩ đâu.
     
  17. takeshima

    takeshima Lớp 1

    vẫn chưa hiểu sao cuốn này lại được coi là "cổ điển"
     
    mr.black and 4DHN like this.
  18. mr.black

    mr.black Lớp 4

    Chính xác thì nên xếp vào thể loại giả tưởng. Truyện này có thể coi là sách xưa nhưng cổ điển thì chưa đủ tuổi ^_^, sách kinh điển được xem là những tác phẩm kiệt xuất thì truyện này có lẽ chưa đủ tầm.
     
    vancuong7975 and 4DHN like this.

Chia sẻ trang này