Phật Giáo Buddhist Psychology of Awakening - Steven Goodman

Thảo luận trong 'Sách tiếng nước ngoài' bắt đầu bởi kinhnhieuloc, 6/4/23.

  1. kinhnhieuloc

    kinhnhieuloc Lớp 8

    A complete course in abhidharma—the traditional Buddhist explanation of how the mind causes us to suffer, and how to turn the mind into a vehicle for eradicating that suffering.

    A Tỳ Đàm - (Chú thích - nguồn Thư Viện Hoa Sen)
    "Người ta thường nói môn Abhidhamma rất khó học, và lại không thực tế. Rất khó học vì nó phân tích rất chi li, vi tế những vận hành, diễn tiến của tâm. Không thực tế vì nó bàn đến những vấn đề ở ngoài sự hiểu biết bình thường của con người; ở ngoài chuyện áo cơm, tiền bạc, thế sự và thế tình...

    Nhận xét ấy không phải là sai. Tuy nhiên, nếu chịu khó nghiên cứu, học hỏi, làm quen một số thuật ngữ để vượt qua những giới hạn ban đầu thì chúng ta sẽ nhìn bộ môn này với đôi mắt khác thế.

    Abhidhamma rất lợi ích cho người học Phật, tu Phật. Nhờ sự phân tích chi li ấy mà ta có thể thấy rõ những dấy khởi vi tế của tâm niệm; đồng thời thấy rõ những yếu tố tâm lý cùng sự phát sanh tương quan của chúng. Ở đây, ta sẽ có được cái nhìn nội quán, chiếu soi để thấy rõ mình một cách tận tường hơn. Còn vấn đề thực tế hay không thực tế thường tùy thuộc quan niệm, sự hành trì hoặc sự lập cước của kiến tri. Môn Abhidhamma, theo tôi, nó thực tế, thiết thực nhất trên đời này; vì tâm niệm, tư tưởng là cái đang là, đang vận hành, đang diễn tiến. Nó chính là sự sống, là dòng sống; và nó tạo nên thế gian, thế giới. Ngoài ra, đi sâu vào Abhidhamma, ta sẽ thấy ở đây trình bày, giảng nói về một sự thật khác xa với những sự thật ước lệ của thế gian. Nó là sự thật bất di dịch, không thay đổi dẫu trải qua sự biến thiên của thời gian, không gian, lịch sử, thời đại, và quốc độ. Nó là sự thật, nhưng mà là sự thật ở ngoài quan niệm thế tình, ở ngoài sự hiểu biết thường tục, vượt khỏi giới hạn của ý thức và trí năng quen thuộc của chúng ta.

    Abhidhamma - Là môn tâm lý học của Phật giáo?


    Abhidhamma thường được giới nghiên cứu, các nhà học giả xưa nay, đông cũng như tây xem như là môn tâm lý học của Phật giáo. Điều ấy có đúng chăng?

    Môn tâm lý học tây phương là một bộ môn khoa học với nỗ lực khảo sát phần tinh thần của con người và giải mã nó bằng ức đoán, suy luận hoặc phương pháp kiểm chứng. Những hoạt động của lý trí, tình cảm, ký ức, vô thức, tiềm thức... đều được các nhà tâm lý đem ra phân tích, tổng hợp, trắc đạc, mổ xẻ, đào xới... rất chi li, thấu đáo.

    Abhidhamma - Nói về Tâm nhưng không luận giảng một cách mơ hồ, trừu tượng. Vì do trí tuệ thấy như thực, biết như thực nên đức Phật đã nói về những sát-na tâm rất cụ thể và cặn kẽ. Chính những sát-na tâm ấy sinh diệt quá nhanh để cho chúng ta mang ảo giác về ngã, linh hồn, tự ngã. Sát-na tâm này máy móc, khách quan; sát-na tâm kia do Tư (cetanā) điều động nên tạo nghiệp... Học Abhidhamma, chúng ta sẽ thấy rõ chúng ta không có tâm mà chỉ có sát-na tâm. Nhưng sát-na tâm ấy cũng không thực tính, không có ngã tính vì nó vừa sinh lại vừa diệt trong thời gian 1/17 triệu giây! Rồi, 1/17 triệu giây ấy kết nối miên tục mà tạo nên các yếu tố tâm lý. Nếu các yếu tố tâm lý này được kết hợp bởi các tâm sở tốt lành thì ta sẽ trở nên con người tốt lành; được kết hợp bởi các tâm sở xấu ác thì ta sẽ trở nên con người xấu ác... Các tầng trời Sắc giới, Vô sắc giới, các tầng Thánh quả đều y như thế. Nó chính xác và hợp lý như sự phân tích của khoa học.

    Người tu thiền định và thiền quán mà không học Abhidhamma, quả thật, như đi đêm mà không có đèn, ngoại trừ có thiền sư đích thực chỉ lối soi đường. "
     

    Các file đính kèm:

    bibong and 1953snake like this.

Chia sẻ trang này